Đề tài Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, tầm quan trọng của tài sản trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng đối với sựphát triển của mọi mặt đời sống xã hội ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Với nhiều doanh nghiệp thì tài sản trí tuệ đã được coi là một nguồn lực không kém phần quan trọng so với các nguồn lực truyền thống khác. Cùng với sựpháp triển của cơchếthịtrường, nhu cầu vềviệc định giá tài sản trí tuệcũng ngày càng cấp thiết. Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đã có nhiều quy định về định giá tài sản trí tuệ được ban hành: Tiêu chuẩn tài sản vô hình, hệthống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (BộTài chính ban hành) Tuy nhiên, những quy định này chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng, cách hiểu, cách vận dụng còn thiếu thống nhất làm nảy sinh không ít khó khăn khi thực hiện. Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện vềvấn đề định giá tài sản trí tuệ, trong đó sáng chếvà nhãn hiệu được coi là hai loại tài sản trí tuệ điển hình. Đó là lý do và mục đích thực hiện của Đềtài “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam” Trong phạm vi nghiên cứu của đềtài này, nhóm tác giảtập trung giải quyết các nội dung: Cơsởlý luận về định giá nhãn hiệu; kinh nghiệm định giá nhãn hiệu tại một sốnước và tại Việt Nam, từ đó đềxuất phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

pdf91 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 1355 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ViÖn KHCN Së H÷u TrÝ TuÖ B¸o c¸o tæng kÕt ®Ò tµi: Nghiªn cøu lý luËn vµ thùc tiÔn nh»m x©y dùng ph−¬ng ph¸p ®Þnh gi¸ nh∙n hiÖu ¸p dông trong giai ®o¹n c«ng nghiÖp ho¸, hiÖn ®¹i ho¸ t¹i ViÖt Nam Cn®t: TrÇn Nam Long 8036 Hµ néi - 2010 1 MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, tầm quan trọng của tài sản trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng đối với sự phát triển của mọi mặt đời sống xã hội ngày càng được thừa nhận rộng rãi. Với nhiều doanh nghiệp thì tài sản trí tuệ đã được coi là một nguồn lực không kém phần quan trọng so với các nguồn lực truyền thống khác. Cùng với sự pháp triển của cơ chế thị trường, nhu cầu về việc định giá tài sản trí tuệ cũng ngày càng cấp thiết. Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đã có nhiều quy định về định giá tài sản trí tuệ được ban hành: Tiêu chuẩn tài sản vô hình, hệ thống các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam (Bộ Tài chính ban hành) Tuy nhiên, những quy định này chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng, cách hiểu, cách vận dụng còn thiếu thống nhất làm nảy sinh không ít khó khăn khi thực hiện. Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về vấn đề định giá tài sản trí tuệ, trong đó sáng chế và nhãn hiệu được coi là hai loại tài sản trí tuệ điển hình. Đó là lý do và mục đích thực hiện của Đề tài “Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam” Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, nhóm tác giả tập trung giải quyết các nội dung: Cơ sở lý luận về định giá nhãn hiệu; kinh nghiệm định giá nhãn hiệu tại một số nước và tại Việt Nam, từ đó đề xuất phương pháp định giá nhãn hiệu áp dụng cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Phương pháp và quy trình định giá được đề xuất được tác giả áp dụng để định giá nhãn hiệu TISCO của Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên như là một ví dụ thực hành và kiểm nghiệm. 2 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU I. TỔNG QUAN VỀ NHÃN HIỆU 1.1 Khái niệm nhãn hiệu Tại Khoản 1 Điều 15 Hiệp định Các khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS), nhãn hiệu được định nghĩa như sau: Nhãn hiệu là “bất kỳ một dấu hiệu, hoặc sự kết hợp của dấu hiệu có khả năng giúp phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của những doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu gồm các từ, kể cả tên riêng, chữ cái, chữ số, yếu tố hình và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các nước Thành viên của Hiệp định có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng”. Theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam, nhãn hiệu được quy định như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” (Điều 4.16). Như vậy, nhãn hiệu là một loại đối tượng sở hữu trí tuệ, thỏa mãn hai tiêu chí: - Phải là dấu hiệu dưới dạng chữ viết, con số, hình ảnh, màu sắc, hình khối (nhãn hiệu ba chiều), âm thanh, hình ảnh ba chiều, đoạn phim ngắn, thậm chí là mùi, vị; - Dấu hiệu đó phải có khả năng thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ. 1.2. Phân loại nhãn hiệu Căn cứ vào tiêu chí khác nhau mà có nhiều cách phân loại nhãn hiệu. Xét từ góc độ đặc tính của dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu, có thể chia nhãn hiệu thành 02 loại: + Nhãn hiệu truyền thống: Nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu về chữ, số, màu sắc, hình ảnh hoặc là sự kết hợp của các yếu tố nói trên. + Nhãn hiệu phi truyền thống: Nhãn hiệu gồm các dấu hiệu về âm thanh, hình ảnh động, đoạn phim ngắn, ảnh ảo ba chiều, mùi, vị, một vật (device) có khả năng phân biệt hoặc là sự kết hợp của các yếu tố trên. Xét từ góc độ chức năng của nhãn hiệu, người ta chia nhãn hiệu thành các loại: + Nhãn hiệu thông thường; 3 + Nhãn hiệu tập thể: Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. + Nhãn hiệu chứng nhận: Nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. + Nhãn hiệu liên kết: Nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. 1.3. Thương hiệu Trong thực tiễn Việt Nam, hiện nay thịnh hành thuật ngữ “thương hiệu”. Trong nhiều tình huống có sự lẫn lộn thuật ngữ đó với “nhãn hiệu”. Khái niệm “thương hiệu” được sử dụng với hàm nghĩa không thống nhất. Có thể điểm qua một vài cách quan niệm về “thương hiệu” như sau: - Thương hiệu là toàn bộ doanh nghiệp hoặc một phần của doanh nghiệp: ví dụ như “Thương hiệu Hummer sắp về tay người Trung Quốc” hay “mua bán thương hiệu ô tô, thành công và thất bại”1. Với cách quan niệm này, nói đến thương hiệu là nói đến tổng thể tất cả các yếu tố tạo nên một sản phẩm, dịch vụ, ví dụ nói đến thương hiệu KFC hàm ý cả nhãn hiệu KFC, ưu thế về vị trí cửa hàng, cách bài trí, phương pháp bán hàng, bí quyết chế biến thực phẩm vì những yếu tố này không thể tách rời. Thiếu một yếu tố không làm nên KFC. - Thương hiệu là sự kết hợp giữa nhãn hiệu và tên thương mại: Nhãn hiệu và tên thương mại trong một số trường hợp song hành, có thể sử dụng lẫn, thậm chí là trùng nhau ví dụ nói đến Công ty Thép Thái Nguyên là nói đến nhãn hiệu TISCO, đôi khi người ta vẫn sử dụng khái niệm “Thép Thái Nguyên” - tức là sử dụng tên thương mại - để chỉ sản phẩm mang nhãn hiệu TISCO. Cách hiểu này được thấy rõ nhất tại Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính, như sau: “Giá trị thương hiệu (bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại) được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế ...” (Điểm 4.7.a, phần A, mục III) Trong hoạt động định giá nhằm cổ phần hóa doanh nghiệp tại Việt Nam thì khái niệm “thương hiệu” thường được hiểu theo cách này. 1 Vneconmy.vn, ngày 3/6/2009 4 - Thương hiệu là tên viết tắt (tên giao dịch) của doanh nghiệp. Có thể dễ dàng bắt gặp trên các phương tiện truyền thông những cụm từ như “thương hiệu Coca- Cola”, “thương hiệu Vinamilk” hay “thương hiệu Biti’s” với hàm ý chỉ doanh nghiệp là chủ sở hữu sản phẩm. - Thương hiệu là nhãn hiệu nhìn từ góc độ marketing: Theo Gordon Smith, “xét từ góc độ ngữ nghĩa thì thương hiệu (brand) là một từ chỉ nhãn hiệu trong lĩnh vực marketing hoặc là một khái niệm mà các chuyên gia marketing phát triển nhằm chỉ một loại nhãn hiệu mang nghĩa rộng hơn là khái niệm cứng nhắc về nhãn hiệu theo luật định” (Trang 42, Trademark valuation - New York: John Wiley & Son, 1997) - Thương hiệu là nhãn hiệu có uy tín trên thị trường: Với cách tiếp cận này, người ta quan niệm nhãn hiệu là vỏ bọc bên ngoài của uy tín doanh nghiệp, mang hàm ý sự cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Không phải nhãn hiệu nào cũng mang lại cho khách hàng những thông điệp như vậy ví dụ những nhãn hiệu mới được tung ra thị trường, chưa có được sự nhận biết rộng rãi của khách hàng Chỉ những nhãn hiệu đã có uy tín trên thị trường, có được sự nhận biết đến một mức độ nhất định thì mới được gọi là thương hiệu. Cách hiểu khác nhau về một khái niệm dẫn đến nhiều khó khăn không những về lý luận mà cả trong thực tiễn định giá tài sản trí tuệ nói chung, chẳng hạn với cách hiểu theo Thông tư 146/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính (thương hiệu gồm nhãn hiệu và tên thương mại của doanh nghiệp) làm nảy sinh các vấn đề sau: Thứ nhất, theo cách hiểu như vậy thì có hai thành phần cấu thành “thương hiệu”, mỗi thành phần chịu sự điều chỉnh khác nhau của luật pháp nên hoàn toàn có thể coi là những tài sản độc lập và có thể định giá riêng biệt, vậy thì tại sao lại phải gộp lại trong khái niệm thương hiệu? Thứ hai, không phải trường hợp nào nhãn hiệu và tên thương mại cũng đi liền nhau, ví dụ ta biết nhiều đến nhãn hiệu “trà thảo dược Dr Thanh” hay “Tam Thái tử”, “gạch Prime”, “trà xanh không độ” nhưng hầu như không biết đến tên thương mại của loại sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nói trên, rõ ràng việc gắn nhãn hiệu và tên thương mại là không cần thiết và làm phức tạp hóa quá trình định giá. Thứ ba, định giá nhằm nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích phổ biến là để thương mại hóa nhãn hiệu đó một cách hiệu quả nhất. Nếu như việc thương mại hóa nhãn hiệu không có trở ngại gì về mặt pháp lý (đã có hành lang pháp lý cho hoạt động li-xăng, chuyển nhượng, góp vốn, liên doanh bằng giá trị nhãn hiệu) thì đối với tên thương mại, vấn đề phức tạp hơn rất nhiều. Điều 139, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: “Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó”. Như vậy, nếu li-xăng 5 (cho thuê quyền sử dụng), góp vốn liên doanh bằng tên thương mại với tư cách là một loại tài sản độc lập là không hợp pháp, ít ra là tính đến thời điểm hiện nay. Để tránh hiểu sai, cần khẳng định rằng đối tượng của hoạt động định giá được nghiên cứu trong đề tài này là nhãn hiệu, không phải là thương hiệu. II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA, NGUYÊN TẮC ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU 2.1. Mục đích, ý nghĩa Việc định giá nhãn hiệu nhằm xác định giá trị của nhãn hiệu mà doanh nghiệp đang tạo dựng, đang sở hữu. Từ đó hiểu rõ hơn vị thế của mình trên thị trường, uy tín đối với khách hàng và các nhà đầu tư; đánh giá đúng hơn nỗ lực của lãnh đạo & nhân viên công ty trong việc tạo dựng nhãn hiệu, qua đó xây dựng chiến lược đầu tư, phát triển nhãn hiệu. Một cách tổng quát, việc định giá nhãn hiệu có thể nhằm thực hiện các hoạt động chính sau đây2: (i) Chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng nhãn hiệu: xác định giá trị của hợp đồng chuyển giao; (ii) Sáp nhập và mua lại: xác định giá trị doanh nghiệp dựa vào tỷ trọng (mức độ đóng góp) của các nhãn hiệu vào tổng giá thị trường của doanh nghiệp; (iii) Tiết kiệm chi phí: việc duy trì các tài sản trí tuệ mang lại lợi ích và cũng đòi hỏi phải chi phí, đặc biệt là chi phí duy trì và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Việc định giá chính xác nhằm xác định nhãn hiệu có giá trị kinh tế tiềm năng để tiếp tục phát triển, loại bỏ những nhãn hiệu không còn giá trị hoặc không mang lại lợi ích lớn hơn chi phí trong hoạt động kinh doanh; (iv) Góp vốn đầu tư, liên doanh hay liên minh chiến lược: xác định chính xác giá trị phần sở hữu (vốn góp) tương ứng của doanh nghiệp trong dự án đầu tư hoặc liên doanh, liên kết kinh doanh; (v) Cổ phần hoá, phát hành cổ phiếu: xác định giá trị của doanh nghiệp và nhãn hiệu của doanh nghiệp khi tham gia cổ phẩn hoá hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng; (vi) Hỗ trợ giải quyết tranh chấp: xác định mức độ, giá trị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; xác định giá trị hàng xâm phạm; hỗ trợ giải quyết tranh chấp trong trường hợp phá sản, vi phạm hợp đồng, thừa kế...; (vii) Hưởng thuế ưu đãi từ việc biếu tặng: Việc định giá tài sản trí tuệ được biếu tặng (thường là cho các tổ chức phi lợi nhuận) làm cơ sở để các cơ quan thuế tính toán mức ưu đãi thuế cho doanh nghiệp biếu tặng. 2 Valuation of Intellectual Property: What, Why and How, WIPO Magazine 9-10/2003 6 2.2. Nguyên tắc kinh tế chi phối hoạt động định giá nhãn hiệu Việc định giá nhãn hiệu phải tuân theo các nguyên tắc sau đây3 - Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất: Việc sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của nhãn hiệu là đạt được mức hữu dụng tối đa trong những hoàn cảnh kinh tế - xã hội thực tế phù hợp, có thể cho phép về mặt kỹ thuật, về pháp lý, về tài chính và đem lại giá trị lớn nhất. Tuy nhiên, một nhãn hiệu đang sử dụng thực tế không nhất thiết đã thể hiện khả năng sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất. - Nguyên tắc cung - cầu: Giá trị của một nhãn hiệu được xác định bởi mối quan hệ cung và cầu trên thị trường. - Nguyên tắc thay đổi: Giá trị của nhãn hiệu thay đổi theo sự thay đổi của những yếu tố hình thành và có liên quan đến giá trị của nó. Giá trị của nhãn hiệu cũng được hình thành trong quá trình thay đổi liên tục phản ánh hàng loạt các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị. Bản thân các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị luôn luôn thay đổi. Do đó, trong định giá nhãn hiệu phải nắm được mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố ở trạng thái động, phải phân tích quá trình thay đổi nhằm xác định mức sử dụng nhãn hiệu tốt nhất và có hiệu quả nhất. - Nguyên tắc thay thế: Trong trường hợp hai hay nhiều nhãn hiệu có thể thay thế lẫn nhau trong quá trình sử dụng, thì giá trị của những nhãn hiệu đó được xác định bởi sự tác động lẫn nhau của nhãn hiệu này đến nhãn hiệu khác. Hình thành giá trị của nhãn hiệu được định giá thường có liên quan đến giá trị của các nhãn hiệu khác có thể thay thế . Khi hai nhãn hiệu có tính hữu ích như nhau, nhãn hiệu nào chào bán ở mức giá thấp nhất thì nhãn hiệu đó sẽ bán được trước. Giới hạn trên của giá trị nhãn hiệu có xu hướng được thiết lập bởi chi phí mua một nhãn hiệu thay thế cần thiết tương đương, miễn là không có sự chậm trễ quá mức làm ảnh hưởng đến sự thay thế. Một người thận trọng sẽ không trả giá cao hơn chi phí mua một nhãn hiệu thay thế trong cùng một thị trường và một thời điểm. - Nguyên tắc cân bằng: Các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu cần phải cân bằng để nhãn hiệu đạt được khả năng sinh lời tối đa hay mức hữu dụng cao nhất. Do đó, để ước tính mức sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của nhãn hiệu, cần phải phân tích xem liệu đã đạt tới sự cân bằng như vậy hay không. - Nguyên tắc thu nhập tăng hoặc giảm: Tổng thu nhập trên khoản đầu tư tăng lên sẽ tăng liên tục tới một điểm nhất định, sau đó mặc dù đầu tư tiếp tục tăng nhưng độ lớn của thu nhập tăng thêm sẽ giảm dần. 3 Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam 7 - Nguyên tắc phân phối thu nhập: Tổng thu nhập sinh ra từ sự kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, quản lý) và có thể được phân phối cho từng yếu tố này. - Nguyên tắc đóng góp: Giá trị của nhãn hiệu phụ thuộc vào sự vắng mặt của nó làm giảm đi bao nhiêu giá trị của toàn bộ doanh nghiệp, có nghĩa là lượng giá trị mà nó đóng góp vào giá trị toàn bộ là bao nhiêu. - Nguyên tắc tuân thủ: Nhãn hiệu cần phải phù hợp với môi trường của nó nhằm đạt được mức sinh lời tối đa hoặc mức hữu dụng cao nhất. Do đó, phải phân tích xem liệu nhãn hiệu đó có phù hợp với môi trường hay không khi thẩm định viên xác định mức sử dụng nhãn hiệu tốt nhất và có hiệu quả nhất. - Nguyên tắc cạnh tranh: Lợi nhuận cao vượt trội sẽ thúc đẩy cạnh tranh, ngược lại, cạnh tranh quá mức có thể làm giảm lợi nhuận và cuối cùng có thể không còn lợi nhuận. Đối với nhãn hiệu, mối quan hệ cạnh tranh cũng được quan sát giữa các nhãn hiệu với nhau và giữa nhãn hiệu này với nhãn hiệu khác. Do đó, giá trị của nhãn hiệu được hình thành là kết quả của sự cạnh tranh trên thị trường. - Nguyên tắc dự tính lợi ích tương lai: Giá trị của nhãn hiệu có thể được xác định bằng việc dự tính khả năng sinh lợi trong tương lai. Giá trị của nhãn hiệu cũng chịu ảnh hưởng bởi việc dự kiến thị phần của những người tham gia thị trường và những thay đổi có thể dự tính trước trong yếu tố này cũng ảnh hưởng đến giá trị. Việc ước tính giá trị của nhãn hiệu luôn luôn dựa trên các triển vọng tương lai, lợi ích dự kiến nhận được từ quyền sử dụng nhãn hiệu của người mua. 2.3. Khái niệm giá trị trong định giá nhãn hiệu Nhằm mục đích định giá nhãn hiệu, các khái niệm sau cần được xem xét và phân biệt: - Giá trị: là biểu hiện bằng tiền về lợi ích mà nhãn hiệu có thể mang lại cho chủ sở hữu nhãn hiệu tại một thời điểm nhất định. Giá trị là một thuật ngữ mang tính giả thiết, thể hiện mức giá cả (price) dự tính sẽ được chấp nhận trong một giao dịch bình đẳng trên thị trường. Như vậy, giá trị không nhất thiết được hình thành và sử dụng trong quan hệ trao đổi mua bán và trong nhiều trường hợp nó thể hiện số tiền ước tính khi xảy ra một giao dịch giả định của nhãn hiệu. Giá trị ước tính này có thể bằng hoặc khác xa giá trị trao đổi (tức là giá trị được giao dịch trên thực tế, còn gọi là giá cả) Trong một số trường hợp, người ta sử dụng thuật ngữ “giá trị thị trường” hoặc “fair market value” để chỉ khái niệm này. 8 - Giá cả (price): là số tiền được yêu cầu, được đưa ra hoặc được trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định, phản ánh mối quan hệ trao đổi, mua bán nhãn hiệu. - Giá thành hoặc chi phí (cost): là mức giá phải trả cho một tài sản hoặc là số tiền cần có để tạo ra tài sản đó. Kết quả mà hoạt động định giá mong muốn đạt được là giá trị thị trường của nhãn hiệu (fair market value). Theo định nghĩa của Tiêu chuẩn thẩm định giáViệt Nam, Giá trị thị trường của nhãn hiệu là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường. III. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ NHÃN HIỆU 3.1. Đặc thù của nhãn hiệu và ảnh hưởng đối với việc định giá Nhãn hiệu là một loại tài sản vô hình, vì vậy nó có đầy đủ các đặc tính của tài sản vô hình, đó là (i) tính phi vật chất; (ii) tính có thể kiểm soát và (iii) tính sinh lợi. Tuy nhiên, nhãn hiệu có những đặc tính riêng biệt, cụ thể là: - Nhãn hiệu mang bản chất marketing: Nếu như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có bản chất công nghệ, kỹ thuật thì nhãn hiệu mang bản chất marketing. Nói cách khác, tự thân nhãn hiệu không có hoặc không có nhiều giá trị, giá trị của nó do nó mang trong mình hàm ý về chất lượng, uy tín, ưu thế công nghệ, thậm chí là sự sang trọng, đẳng cấp. Nhãn hiệu nếu thiếu đi hàm ý bên trong này sẽ không còn ý nghĩa nữa, không thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và vì vậy không có giá trị. Chính vì đặc tính này của nhãn hiệu mà có ý kiến cho rằng chỉ nên định giá đối với những nhãn hiệu đã có uy tín trên thị trường, các nhãn hiệu nhái, nhãn hiệu mới xây dựng ... về cơ bản không nên định giá và không cần định giá. - Có tính đơn nhất: Độc quyền, đơn nhất là đặc tính của mọi loại tài sản trí tuệ, trong đó có nhãn hiệu. Chính vì tính đơn nhất này nên phương pháp thị trường (so sánh các giao dịch đối với tài sản tương đương, sẽ được trình bày ở phần sau) hầu như không áp dụng được trong định giá nhãn hiệu. - Thời gian tồn tại không xác định: Về nguyên tắc, nhãn hiệu có thời gian tồn tại không xác định, có thể gia hạn hiệu lực vô số lần. Trên thực tế có thể dễ dàng tìm ra nhiều nhãn hiệu có thời gian tồn tại hàng trăm năm và cũng không thiếu nhãn hiệu tồn tại rất ngắn. Tuy nhiên, đối với hoạt động định giá nhãn hiệu thì trong một số trường hợp vẫn cần phải xác định thời gian tồn tại hữu ích. Để thực hiện việc này, một số kỹ thuật đã được chấp nhận rộng rãi được áp dụng, cụ thể sẽ được trình bày tại phần sau 9 - Không chịu hao mòn chức năng, không lạc hậu về thời gian: Tương tự với các tài sản trí tuệ khác, nhãn hiệu có bản chất thông tin nên có thể sử dụng, vật chất hóa dưới dạng bản sao vô số lần mà không bị hao mòn, giảm giá trị nhưng điểm khác biệt của nhãn hiệu là đặc tính không chịu hao mòn chức năng. Ngược lại, càng tồn tại lâu, sử dụng càng nhiều thì giá trị nhãn hiệu càng cao và vì vậy, đối với định giá nhãn hiệu thì các tham số về hao mòn chức năng (functional obsoletescence) hoặc hao mòn vật lý (physical Depreciation) sẽ không được tính đến. 3.2. Nhóm phương pháp định giá sử dụng cách tiếp cận chi phí Định
Tài liệu liên quan