Đề tài Nguyên tắc giúp đỡ giữa các quốc gia trong thời kỳ hội nhập hiện nay

Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. Nhân loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế giựa vào tri thức, sử dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất đời sống. Đó là điều mà Các-Mác đã tiên đoán cách đây 150 năm về khả năng đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bước sang thế kỷ XXI, đây cũng là thời kỳ đang diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Những thành tựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất tinh thần-cơ sở vật chất của xã hội tương lai. Và xu hướng quốc tế hoá ra đời như một nhu cầu tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Những quan hệ kinh tế thế giới vốn có những sức mạnh không thể cưỡng lại. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, sự đối đầu giữa hai hệ thống kinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới đến những quy cơ to lớn chưa thể lường hết được, trái với xu thế khách quan quốc tế đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông - Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ. Trong các điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết. Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán với các nước khác. Chính xu hướng hội nhập hiện nay đã buộc tất cả các quốc gia trên thế giới muốn phát triển thì phải tham gia vào sân chơi toàn cầu, nó cũng đặt ra nguyên tắc: các quốc gia phải có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Và Việt Nam cũng là một quốc gia không nằm ngoài quy luật đó. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng khi Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thế giới, điều đó đồng nghĩa với việc phải tuân thủ các nguyên tắc và luật chơi chung. Vì vậy tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.

doc28 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên tắc giúp đỡ giữa các quốc gia trong thời kỳ hội nhập hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đang đứng trước thời cơ mới. Nhân loại đang từng bước đi vào sử dụng tri thức cho phát triển và đang hình thành nền kinh tế giựa vào tri thức, sử dụng nhanh và gần như trực tiếp các thành tựu khoa học công nghệ vào phục vụ sản xuất đời sống. Đó là điều mà Các-Mác đã tiên đoán cách đây 150 năm về khả năng đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bước sang thế kỷ XXI, đây cũng là thời kỳ đang diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Những thành tựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sang nền sản xuất tinh thần-cơ sở vật chất của xã hội tương lai. Và xu hướng quốc tế hoá ra đời như một nhu cầu tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Những quan hệ kinh tế thế giới vốn có những sức mạnh không thể cưỡng lại. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, sự đối đầu giữa hai hệ thống kinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới đến những quy cơ to lớn chưa thể lường hết được, trái với xu thế khách quan quốc tế đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông - Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ. Trong các điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết. Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán với các nước khác. Chính xu hướng hội nhập hiện nay đã buộc tất cả các quốc gia trên thế giới muốn phát triển thì phải tham gia vào sân chơi toàn cầu, nó cũng đặt ra nguyên tắc: các quốc gia phải có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Và Việt Nam cũng là một quốc gia không nằm ngoài quy luật đó. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng khi Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thế giới, điều đó đồng nghĩa với việc phải tuân thủ các nguyên tắc và luật chơi chung. Vì vậy tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. 2) Mục đích nghiên cứu. Tôi chọn vấn đề "nguyên tắc giúp đỡ giữa các quốc gia trong thời kỳ hội nhập" làm đề tài nghiên cứu của mình với mục đích đáp ứng các nhu cầu hiểu biết của bản thân và đông đảo công chúng trong xã hội về nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia trong thời kỳ hội nhập, cũng như mong muốn đóng góp ý kiến mang tích chất xây dựng đối với công cuộc hoạch định chính sách và đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế( WTO). 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài này lấy nguyên tắc trong quan hệ quốc tế hiện nay, cụ thể là nguyên tắc giúp đỡ giữa các quốc gia trong thời kỳ hội nhập làm đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu giới hạn trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong thời kỳ hội nhập. Và giới hạn trong các nguyên tắc của luật quốc tế. 4) Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp nghiên cứu xuyên suốt. Đồng thời tôi cũng sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh, các phương pháp điều tra, đánh giá, phương pháp lịch sử....để cố gắng thực hiện tốt nhất, lý giải đúng đắn vấn đề cần nghiên cứu. 5) Bố cục. Niên luận gồm 3 phần: a) Phần mở đầu. 1) Lý do chọn đề tài. 2) Mục đích nghiên cứu. 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4) phương pháp nghiên cứu. 5) Bố cục. b) Phần nội dung. Gồm 2 chương: Chương 1: cở sở lý luận và nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong quan hệ quốc tế. Chương 2: Xu thế hội nhập kinh tế và ý nghĩa của nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau trong bối cảnh hiện nay. Chương 3: Việc áp dụng nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau vào đường lối đối ngoại của Việt Nam và giải pháp nâng cao chất lượng quan hệ quốc tế, tăng cường sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau đối với các quốc gia trên thế giới. c) Phần kết luận. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NGUYÊN TẮC CÁC QUỐC GIA CÓ NGHĨA VỤ HỢP TÁC TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ. Trước khi tìm hiểu nguyên tắc hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của các quốc gia trong thời kỳ hội nhập, ta cần hiểu rõ về nguyên tắc quốc tế và thời kỳ hội nhập. Khi nói đến nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì chúng ta có thể hiểu đó là là những tư tưởng pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, và có giá trị bắt buộc chung đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế. Và một trong những đặc trưng của các nguyên tắc quốc tế là tính phổ cập. Tuân thủ các nguyên tắc quốc tế là nghĩa vụ bắt buộc chung đối với luật quốc tế. Bất kỳ sự vi phạm nào đến các nguyên tắc quốc tế đều tất yếu đụng chạm đến quyền lợi của chủ thể khác trong quan hệ quốc tế. Không một chủ thể hay nhóm chủ thể của quan hệ quốc tế có quyền huỷ bỏ nguyên tắc của luật quốc tế. Một hành vi bất kỳ nhằm đơn phương bóp méo hay không tuân thủ triệt để nguyên tắc của luật quốc tế đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế. Các văn kiện và tập quán quốc tế có nội dung trái với nguyên tắc của luật quốc tế đều không có giá trị pháp lý. Vì vậy, nguyên tắc của luật quốc tế là cơ sở để duy trì trật tự pháp lý quốc tế. Nội dung của các nguyên tắc luôn luôn được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển theo chiều hướng tiến bộ của luật quốc tế. Chúng đồng thời thực hiện hai chức năng: ổn định quan hệ quốc tế bằng khuôn khổ quy phạm nhất định và ổn định những quy tắc xử sự mới trong thực tiễn quan hệ quốc tế, thúc đẩy sự phát triển của các quy phạm pháp lý quốc tế. Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia là những thực thể có chủ quyền, bình đẳng với nhau về chủ quyền hành động với tư cách chủ thể độc lập, không chịu sự can thiệp của chủ thể khác. Nhưng xu thế tất yếu của tiến trình quan hệ quốc tế về sự phát triển và tiến bộ là sự hội nhập, sự hợp tác trên cơ sở các bên cùng có lợi lại đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các quốc gia. Nghĩa vụ hợp tác với nhau giữa các quốc gia từ khi được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc, mở ra tràn sử mới cho việc kiến tạo một thế giới hpwoj tác thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Như vậy tư tưởng hợp tác giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực không phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế và xã hội nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế đã được pháp luật hoá. Theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các quốc gia có nghĩa vụ tiến hành hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân đạo trên phạm vi quốc tế cũng như duy trì hoà bi9nhf và an ninh thế giới bằng các biện pháp tập thể có hiệu quả. Nói chung, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau được quy định rõ trong hai điều Điều 55 và Điều 56 của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Đặc biệt, Điều 55 quy định hai loại nghĩa vụ của các quốc gia, thành viên Liên Hợp Quốc: Nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Hiến chương và nghĩa vụ hợp tác với tổ chức Liên Hợp Quốc để đạt được các mục đích trên. Đương nhiên mức độ hợp tác phụ thuộc vào chính bản thân các quốc gia, tuỳ thuộc vào nhu cầu, điều kiện vật chất và khả năng sẵn sàng thích ứng của pháp luật trong nước thực thi các nghĩa vụ quốc tế mà quốc gia phải ghánh vác. Nghĩa vụ giúp đỡ, hợp tác còn thể hiện ở việc các quốc gia phải hành động phù hợp với các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc. Vì chính điều này tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc gia thể hiện sự nỗ lực giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua sự hợp tác với nhau. Ngay cả các quốc gia không phải là thành viên của Liên Hợp Quốc cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương vì điều này là cần thiết cho việc duy trì nền hoà bình và an ninh quốc tế. Ngoài Hiến chương Liên Hợp Quốc, nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau còn được ghi nhận trong điều lệ của nhiều tổ chức quốc tế, trong nhiều điều ước quốc tế và nghị quyết của tổ chức và hội nghị quốc tế. Nếu phân tích kỹ nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia trong Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế năm 1970 và Định ước cuối cùng của hội nghi an ninh và hợp tác châu Âu 975 thì có thể thấy nguyên tắc này ngày càng phổ cập. Vấn đề hợp tác, giúp đỡ giưa các quốc gia là vấn đề của riêng luật quốc tế hiện đại. Trong quá trình phát triển của luật quốc tế qua các thời kỳ lịch sử, các quốc gia luôn luôn ở tình trạng có vấn đề phải đấu tranh với nhau, có vấn đề hợp tác với nhau và cũng có những vấn đề mà trong đó các quốc gia vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau. Tuy nhiên chỉ từ khi tỏ chức Liên Hợp Quốc ra đời cùng với Hiến chương của nó thì vấn đề hợp tác, giúp đỡ giữa các quốc gia mới được nâng lên thành nguyên tắc pháp lý quốc tế. Một trong những nguyên tắc tắc cuuar tổ chức Liên Hợp Quốc là hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo, trong việc khuyến khích và phát triển tôn trọng các quyền và tự do cơ bản của con người. Trong điều kiện qua trình quốc tế hoá các mặt của đời sống xã hội và sự tuỳ thuộc giữa các quốc gia, kể cả các quốc gia có chế độ kinh tế, chính trị, văn hoá khác nhau ngày càng phát triển, đặt thành vấn đề cơ bản có tính chất nguyên tắc cơ bản về nghĩa vụ của quốc gia hợp tác với nhau là điều cần thiết khách quan. Không hợp tác với nhau thì không thể giải quyết được những vấn đề có tính chất toàn cầu như vấn đề bảo vệ môi trường, chống tội phạm quốc tế, dân số toàn cầu...và cũng không thể bảo đảm được hoà bình an ninh, thúc đẩy phát trieent nền kinh tế - xã hội. Tóm lại, trách nhiệm của các quốc gia hợp tác với nhau ngày nay trở thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại, của thời đại toàn cầu hoá, hội nhập và phát triển nền kinh tế tri thức. CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ Ý NGHĨA NGUYÊN TẮC CÁC QUỐC GIA CÓ NGHĨA VỤ HỢP TÁC, GIÚP ĐỠ LẪN NHAU TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP. 1.2 Xu hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay, nền kinh tế thế giới dâng phát triển thành một thể thống nhất, những quan hệ kinh tế toàn thế giới vốn có những sức mạnh to lớn, và thực tế từ nhiều thập kỷ qua đã chứng minh rằng những quan hệ kinh tế tồn tại cả trong các cuộc chiến tranh và xung độ mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới. Và trong điều kiện quốc tế hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết. Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán với các nước khác. Xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải quyết các vấn đề đó. Những vấn đề cấp bách đang đặt ra hiện nay là: Vấn đề chiến tranh và hoà bình. Chính sách đối đầu buộc các quốc gia phải tăng cường chi phí quốc phòng rất lớn và tác động xấu đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển gặp không ít khó khăn do chính việc sản xuất và buôn bán vũ khí. Do đó, cuộc đấu tranh cho hoà bình chống chiến tranh, cắt giảm vũ khí hạt nhân là nhiệm cấp bách của toàn nhân loại, ccuar mọi quốc gia và các phong trào tiến bộ. Đó cũng là một vấn đề có tính chất kinh tế toàn cầu. Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái. Đây là vấn đề đang đặt ra như một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng. Sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá cùng với sự gia tăng dân số quá nhanh ở nhiều quốc gia làm cho chất thải độc hại ngày càng lớn. Trái đất đang và sẽ bị ô nhiễm nặng...các quốc gia cần phải có sự giúp đỡ lẫn nhau, cùng hành động để ngăn chặn nguy cơ này. Về hệ thống tín dụng quốc tế. Hệ thống tín dụng quốc tế có liên quan đến mọi quốc gia, được tất cả các nước quan tâm. Nền kinh tế thế giới đang bị đe doạ đẩy tới bờ vực thẳm của những cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, trên thế giói có quá nhiều con nợ, nhất là các nước đang phát triển không có khả năng trả nợ... nếu các nước này đang phá sản thì mọi quốc gia khác cũng phải chịu hậu quả nặng nề không thể lường trước được. Vấn đề thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế cũng ngày càng trỏ nên gay gắt vì các quốc gia, kể cả các nước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới... và tổ chức thương mại quốc tế WTO đã ra đời vào ngày 1.1. 1995 để giải quyết các xu hướng tự do hoá thương mại, và điều đó sẽ có lợi cho các quốc gia thành viên. Bên cạnh đó cũng còn nhiều vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác. Vấn đề dân số, lương thực, khai thác đại dương...ngày càng được đặt ra và thừa nhận là cấp bách, song về cơ bản chúng vẫn chưa được giải quyết và biểu hiện ngày càng nghiệm trọng. Đây không phải là nhiệm vụ của một quố gia nào, mà không giải quyết trong phạm vi hạn hẹp mà là nhiệm vụ của tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Tính thống nhất của nền kinh tế hay xu hưỡng quốc tế hoá nền kinh tế phát triển trên cơ sở mở rộng các qua hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Trước đây những quan hệ cùng có lợi dường như chỉ tồn tại trong quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa với các nước đang phát triển chỉ là quan hệ bóc lột, áp bức dân tộc và thôn tính, xâm lược. Trong quan hệ Đông - Tây chỉ thấy sự đối đầu, chống phá nhau. Từ thực tế đấu tranh của các nước đang phát triển đã buộc các nước phát triển phải xây dựng và mở rộng các quan hệ cùng có lợi với mọi quốc gia. Trong tình hình mới hiện nay các nước có nền kinh tế phát triển muốn mở rộng thị trường, nguồn vốn đầu tư, địa bàn chuyển nhượng những kỹ thuật truyền thống và hình thành phân công lao động quốc tế thì phải mở rộng những quan hệ quốc tế cùng có lợi. Đây chính là một phương hướng mới của các quan hệ kinh tế quốc tế, tạo ra cơ hội để các quốc gia có điều kiện có thể mở rộng các quan hệ phụ thuộc vào nhau. Không thể phát triển kinh tế bằng cách xây dựng một nền kinh tế khép kín,tự cô lập trong một nước, thậm chí một nhóm nước. Nền kinh tế khủng hoảng, sản xuất giảm sút, thất nghiệp cao và thiếu vốn đầu tư ở các nước Đông Âu, sự tan rã và suy sụp nhanh chóng của nền kinh tế Liên Xô cũ đã cho thấy rằng mô hình kinh tế tập trung,, quan liêu bao cấp, đóng cửa không cong phù hợp với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay. Nó khẳng định con đường phát triển của nền kinh tế thị trường. Ví dụ như Angieri từ ngày 1/1/1992 nhà nước đã bỏ chính sách bao cấp giá, giá hàng Angieri chính thức thả nổi, các nước kinh tế đang phát triển cũng đang tích cưc tiến hành nền kinh tế cho phù hợp với xu hướng mới này của thế giới. Xu hướng liên kết toannf thế giới thành một thị trường thống nhất đang được đẩy mạnh hơn. Nó phản ánh quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Từ trước đến nay, nền kinh tế thế giới vẫn đang hoạt động chủ yếu dựa vào những cơ sở vật chất truyền thống. Trước yêu cầu phát triển của giai đoạn mới cở sở này ngày càng tỏ ra không đáp ứng được. Tại các nước công nghiệp phát triển, kỹ thuật cơ giới hoá đã đạt trình độ cao và phổ biến các nguồn năng lượng dựa trên cở sở sử dụng nguyên liệu rắn và lỏng, các vật liệu kim khí... đều đã được tận dụng cao độ và nguồn cung cấp chúng ngày càng hạn chế. Các các quá trình công nghệ không liên tục ngày càng không đáp ứng được các yêu cầu phát triển, không gian lục địa đã tỏ ra không đủ cho một nền kinh tế thế giới trong tương lai... Thế kỷ XXI nền kinh tế trí tuệ đang được hình thành và phát triển. Đó là những người máy công nghiệp sẽ thay thế cho những người lao động. Các quá trình lao động trí óc cũng được người máy thay thế. Các nguồn năng lượng mặt trời và nhiệt hạch... sẽ phổ biến và thay thế cho các nguồn năng lượng hiện có. Các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch, siêu bền sẽ thay thế cho các vật liệu truyền thống., công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ phát triển, các công nghệ liên tục sẽ được sử dụng rộng rãi. Không gian của nền kinh tế thế giới sẽ được mở rộng đến đáy đại dương và không gian vũ trụ. Khi đó nền sản xuất thế giới sẽ đảm bảo cung cấp hàng hoá dồi dào với chi phí thấp, các khu vực sản xuất vật chất sẽ thu hẹp lại nhỏ bé so với những khu vực kinh tế trí tuệ. Để có thể thực hiện được bước chuyển quá độ sang một nền kinh tế mới, các nước trên thế giới dù có thuộc chế độ chính trị nào đi chăng nữa thì cũng phải có sự giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ và hợp tác cùng thay đổi về cở sở vật chất , kỹ thuật và kiến trúc thượng tầng, nhưng mỗi nước phải theo cách riêng của mình. Bất cứ quốc gia nào muốn đạt được sự phát triển và tiến nhanh trên con đường hiện đại hoá đều phải giải quyết hai vấn đề cở bản. Một là, tạo ra những phát minh mới trên các lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao.(vi điện tử, năng lượng, vật liệu, công nghệ) hoặc du nhập chúng và áp dụng ngay vào sản xuất. Hai là chuyển nhượng sang nơi khác các kỹ thuật trung gian và truyền thống. Hai vấn đề này có mối liên quan và đòi hỏi có sự phối hợp toàn cầu nếu không chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian truyền thống sang các quốc gia kém phát triển hơn thì các tiến bộ kỹ thuật dù có đạt được thì cũng không có nơi sử dụng hoặc việc áp dụng có nhiều hạn chế. Các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trình độ công nghiệp hoá cao coi khoa học , công nghệ là cốt lõi của biến đổi kinh tế. Các nước này áp dụng nhiều biện pháp để dành được trong sáng tạo khoa học công nghệ như: tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý khoa học công nghệ, thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học công nghệ và tăng cường đầu tư nghiên cứu khoa học, cải cách và chấn hưng giáo dục, bồi dưỡng và thu hút nhân tài, thành lập các thành phố khoa học kỹ thuật cao. Các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản đã đạt được những thành tựu kinh tế nổi bật còn nhờ việc nhập phát minh từ nước ngoài và đưa các bằng phát minh này vào ứng dụng trong sản xuất. Nhật Bản trong 20 năm( 1950-1970) đã nhập 11.606 bằng phát minh, những năm gần đây số bằng phát Nhật nhập vào còn nhiều hơn trước. Việc chuyển nhượng các kỹ thuật trung gian và truyền thống ở các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn. Nhờ đó mà các nước nghèo rút ngắn được chu kỳ đổi mới kỹ thuật và thời gian hoàn vốn cho những kỹ thuật nhập khẩu. Cách thứ hai là áp dụng kết cấu hai tầng trong công nghiệp. Tầng thứ nhất gồm các xí nghiệp lớn, hiện đại. Tầng thứ hai gồm các xí nghiệp nhỏ và vừa kém hiện đại hơn. Các kỹ thuật được xem là cũ luôn luôn được chuyển nhượng từ tầng thứ nhất sang tầng thứ hai. Nhật Bản đã thành công trong việc chuyển nhượng kỹ thuật trung gian và truyền thống theo cả hai cách này. Các nước NIC hiện cũng đang tìm một tầng công nghiệp thứ hai ở các nước kém phát triển hơn. Bước quá độ chuyển sang một nền kinh tế mới ở các nước kém phát triển. Đẻ xây dựng những nghành công nghiệp hiện đại cho nền kinh tế của mình đa số các quốc gia đi theo nhai hướng. Một là, du nhập các kỹ thuật trung gian và truyền thống của các nước phát triển trên cơ sở đó nhanh chóng bắt nhịp với trình độ hiện đại của nền sản xuất thế giới. Nam Triều Tiên là nước đi theo con đường này. Hia là, nhập các bằng phát minh, sáng chế, nghiên cứu, ứng dụng chúng vào sản xuất để tạo cho mình một tầng công nghiệp hiện đại. Tầng công nghiệp truyền thống được coi là tiền đề để thực hiện hướng thứ hai. Hướng thứ nhất càng mở rộng, càng mạnh tì khả năng nghiên cứu ứng dụng và phát minh sáng chế càng lớn. Các nước đang phát triển hiện đứng trước một thách thức mới. Đó là lợi thế của các quốc gia này về tài nguyên, nguyên liệu thiên nhiên, nhưng tỷ trọng giao dịch sản phẩm khoáng sản trên thị trường thế giới ngày càng giảm do cách mạng khoa học công nghệ đang ngày càng phổ biến. Vì vậy các nước đang phát triển phải áp dụng chính sách kinh tế mới, thực hiện chính sách mở cửa với bên ngoài, tham gia cạnh tranh quốc tế, sử dụng những thành tựu mới của kgoa học kỹ thuật và dịch vụ quốc tế. Những thay đổi về cơ cấu kinh tế thế giới dẫn tới những thay đổi về thị trường: thị trường của hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật cao và thị trường dịch vụ sẽ ngày càng mở rộng, còn thị trường hàng hoá truyền thống sẽ ngày càng thu hẹp và cạnh tranh để tiêu thụ sẽ ngày càng gay gắt. Hiện nay, khu vực dịch vụ ở các nước phát triển chiếm khoảng 5