Đề tài Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

Một xã hội văn minh không thể thiếu Luật, Luật len lỏi vào cuộc sống của chúng ta trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Khi một ngành nghề, một lĩnh vực mới xuất hiện luôn luôn kéo theo sự xuất hiện của Luật điều chỉnh nó, và ngành Ngân hàng không phải là một ngoại lệ. Sự trao đổi tiền tệ ra đời từ rất sớm, những hoạt động tiền tệ sơ khai ra đời từ thời chiếm hữu nô lệ, tuy nhiên, Luật điều chỉnh nó không thể xuất hiện ngay lập tức, vì lúc này con người chưa nhận thức được khái niệm Luật và sự quan trọng của Luật. Cùng với sự phát triển tất yếu của xã hội loài người, nền văn minh xuất hiện, lúc này nhu cầu cần Luật trở nên bức bách đối với ngành Ngân hàng, đặc biệt là khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng mở rộng. Sự ra đời của pháp luật Ngân hàng là vô cùng rộng lớn, ở đây, chúng tôi chỉ bàn về sự ra đời của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và sự phát triển của nó qua từng thời kì. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về Pháp luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, ta hãy bám sát theo lịch sử ra đời của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Cùng với và là nhân tố cấu thành không thể thiếu của những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, ngành Ngân hàng Việt Nam từ khi được thành lập 6/5/1951 trên thực tế đã trải qua “4 đoạn đường” đầy thử thách, rất gập ghềnh nhưng liên tục phát triển – Đó là những đoạn đường: 9 năm đánh thực dân Pháp (1945 – 1954, trong đó từ 1945 đến trước ngày 6/5/1951 hoạt động ngân hàng nằm trong Bộ Tài Chính); hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975); 10 năm hàn gắn các vết thương chiến tranh, bảo vệ vẹn toàn biên giới lãnh thổ và khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh (1975 – 1985); Và hơn 20 năm đổi mới cơ chế kinh tế từ 1986 đến nay. Ta cùng sơ lược qua quá trình hình thành và phát triển của ngành Ngân hàng và Pháp luật Ngân hàng của Việt Nam qua các giai đoạn sau: 1. Giai đoạn 1945-1954: Thống trị hệ thống ngân hàng Đông Dương suốt thời kỳ Pháp thuộc là Ngân hàng Đông Dương do Pháp thành lập vào đầu nửa sau thế kỷ 19. Giai đoạn 1945 -1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt, đan xen bởi những vùng tự do thuộc chính quyền cách mạng kiểm soát và những vùng bị Pháp chiếm đóng. Theo đó, hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng ở trong tình trạng chia cắt. Bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, vào lúc này, không chỉ riêng ngân hàng nhà nước Việt Nam mà mọi cơ quan, tổ chức và các hoạt động khác của đất nước đều nhằm mục đích phục vụ kháng chiến, chính vì vậy, luật ngân hàng nhà nước lúc này vẫn chưa được xem là vấn đề cần thiết, mà ưu tiên hàng đầu là tìm cách thống nhất đất nước. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta trong giai đoạn này là nền kinh tế bao cấp, nên ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng hoạt động theo nguyên lý hành chính, mệnh lệnh, tập trung, một cấp và nhà nước là độc quyền sở hữu.

docx6 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những điểm mới của Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam Một xã hội văn minh không thể thiếu Luật, Luật len lỏi vào cuộc sống của chúng ta trong mọi ngành nghề, lĩnh vực. Khi một ngành nghề, một lĩnh vực mới xuất hiện luôn luôn kéo theo sự xuất hiện của Luật điều chỉnh nó, và ngành Ngân hàng không phải là một ngoại lệ. Sự trao đổi tiền tệ ra đời từ rất sớm, những hoạt động tiền tệ sơ khai ra đời từ thời chiếm hữu nô lệ, tuy nhiên, Luật điều chỉnh nó không thể xuất hiện ngay lập tức, vì lúc này con người chưa nhận thức được khái niệm Luật và sự quan trọng của Luật. Cùng với sự phát triển tất yếu của xã hội loài người, nền văn minh xuất hiện, lúc này nhu cầu cần Luật trở nên bức bách đối với ngành Ngân hàng, đặc biệt là khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng mở rộng. Sự ra đời của pháp luật Ngân hàng là vô cùng rộng lớn, ở đây, chúng tôi chỉ bàn về sự ra đời của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam và sự phát triển của nó qua từng thời kì. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về Pháp luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, ta hãy bám sát theo lịch sử ra đời của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Cùng với và là nhân tố cấu thành không thể thiếu của những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, ngành Ngân hàng Việt Nam từ khi được thành lập 6/5/1951 trên thực tế đã trải qua “4 đoạn đường” đầy thử thách, rất gập ghềnh nhưng liên tục phát triển – Đó là những đoạn đường: 9 năm đánh thực dân Pháp (1945 – 1954, trong đó từ 1945 đến trước ngày 6/5/1951 hoạt động ngân hàng nằm trong Bộ Tài Chính); hơn 20 năm chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954 – 1975); 10 năm hàn gắn các vết thương chiến tranh, bảo vệ vẹn toàn biên giới lãnh thổ và khôi phục kinh tế đất nước sau chiến tranh (1975 – 1985); Và hơn 20 năm đổi mới cơ chế kinh tế từ 1986 đến nay. Ta cùng sơ lược qua quá trình hình thành và phát triển của ngành Ngân hàng và Pháp luật Ngân hàng của Việt Nam qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1945-1954: Thống trị hệ thống ngân hàng Đông Dương suốt thời kỳ Pháp thuộc là Ngân hàng Đông Dương do Pháp thành lập vào đầu nửa sau thế kỷ 19. Giai đoạn 1945 -1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt, đan xen bởi những vùng tự do thuộc chính quyền cách mạng kiểm soát và những vùng bị Pháp chiếm đóng. Theo đó, hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng ở trong tình trạng chia cắt. Bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng vùng giải phóng. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, vào lúc này, không chỉ riêng ngân hàng nhà nước Việt Nam mà mọi cơ quan, tổ chức và các hoạt động khác của đất nước đều nhằm mục đích phục vụ kháng chiến, chính vì vậy, luật ngân hàng nhà nước lúc này vẫn chưa được xem là vấn đề cần thiết, mà ưu tiên hàng đầu là tìm cách thống nhất đất nước. Hơn nữa, nền kinh tế nước ta trong giai đoạn này là nền kinh tế bao cấp, nên ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng hoạt động theo nguyên lý hành chính, mệnh lệnh, tập trung, một cấp và nhà nước là độc quyền sở hữu. Giai đoạn 1954-1975: Hoà bình được khôi phục năm 1954 đã dẫn tới sự cấu trúc lại hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống ngân hàng ở miền Bắc đã trở thành cỗ máy phục vụ chủ yếu cho khu vực kinh tế nhà nước - cấp tín dụng cho các xí nghiệp quốc doanh, và một phần cho khu vực kinh tế tập thể - các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tại Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960 của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tuy vào giai đoạn này bên cạnh ngân hàng nhà nước Việt Nam đã xuất hiện thêm một số ngân hàng khác như: Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Ngoại thương, Quỹ tiết kiệm XHCN nhưng tính chất của hệ thống ngân hàng VN vẫn không hề thay đổi, nền kinh tế lúc này vẫn là tập trung bao cấp và theo đó, hoạt động của ngân hàng vẫn tiến hành theo kế hoạch hóa tập trung và nhu cầu về luật điều chỉnh riêng cho ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn chưa hề xuất hiện. Giai đoạn 1975-1985: Những năm sau khi Miền Nam giải phóng 1975, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hoà và các Ngân hàng tư bản tư nhân dưới chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn đã mở đầu cho quá trình nhất thể hoá hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà nước, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở miền Nam được hợp nhất vào NHNN Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước duy nhất của cả nước. Đến cuối những năm 80, hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80. Chính sự chuyển đổi từ nền kinh tế đóng sang kinh tế mở đã làm xuất hiện nhu cầu về pháp luật của ngành ngân hàng, tuy nhiên lúc này, do sự chuyển đổi chỉ mang tính manh nha, chưa dứt khoác, chưa có các chính sách, quy định pháp luật cụ thể cho nền kinh tế mới, hơn thế nữa do đất nước ta đã trải qua nền kinh tế bao cấp trong thời gian dài khiến người dân chưa thể ngay lập tức thích nghi với cơ chế thị trường mới nên lúc này chúng ta vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh hoạt động của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Giai đoạn từ 1986 đến nay: Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn bản của pháp luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam thể hiện qua một số "cột mốc" có tính đột phá sau đây: Thứ nhất, sự chuyển đổi hệ thống ngân hàng Việt Nam khởi đầu từ năm 1987 thông qua các văn bản sau: - Nghị quyết thứ VI của BCH Trung ương Đảng khóa VI về thay đổi từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp sang cơ chế kinh doanh XHCN. - Hội đồng bộ trưởng ban hành chỉ thị số 218/CT ngày 13/7/1987 cho phép ngân hàng thí điểm chuyển sang hệ thống ngân hàng 2 cấp. - Hội đồng bộ trưởng ban hành Nghị định 53/NĐ/HĐBT ngày 26/3/1988 tổ chức lại hệ thống ngân hàng, bao gồm: Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng chuyên doanh. Chính sự ra đời của các văn bản này đòi hỏi phải có sự thay đổi trong hệ thống ngân hàng, từ cách tổ chức đến chức năng hoạt động của từng ngân hàng, trong đó rõ nhất là sự phân định về đối tượng, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của các cấp ngân hàng. Đó là tinh thần chuyển dần chức năng “cấp phát” sang chức năng hạch toán kinh doanh; tách dần cấp quản lý Nhà nước về Ngân hàng ra khỏi hoạt động kinh doanh trực tiếp với các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế; thành lập lại các Ngân hàng chuyên doanh, Phó Tổng giám đốc NHNN thôi không kiêm chức Tổng Giám đốc Ngân hàng chuyên nghiệp như mô hình tổ chức cũ ghi tại Nghị Định 65-HĐBT ngày 28/5/1986 nữa v.v. Nhờ đó, những đường nét ban đầu của cơ chế mới về hoạt động Ngân hàng theo 2 cấp đã dần dần hình thành và được thể chế hoá bằng hai Pháp lệnh về Ngân hàng năm 1990. Thứ hai, cơ sở pháp lý đầu tiên cho quá trình cải tổ hệ thống Ngân hàng Việt Nam – sự ra đời của 2 Pháp lệnh. Năm 1989, sau những chủ trương đổi mới có tính bước ngoặt, xoá bỏ chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, trao quyền tự chủ kinh doanh cho xí nghiệp quốc doanh, tự do hoá phân phối tư liệu sản xuất và tự do hoá giá cả, kinh tế thị trường được chính thức xác lập, việc đổi mới tất yếu tiếp theo là xây dựng khuôn khổ thể chế cho việc hình thành hệ thống ngân hàng mới hai cấp, tách biệt chức năng điều tiết chính sách tiền tệ của cấp ngân hàng Trung ương với chức năng kinh doanh phân phối nguồn lực tài chính cho thị trường của cấp các ngân hàng thương mại. Giữa năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) giao cho ông Cao Sỹ Kiêm, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước, cùng phối hợp với một nhóm chuyên gia độc lập do Hội đồng Bộ trưởng chỉ định cùng soạn thảo hai pháp lệnh ngân hàng. Việc soạn thảo đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt. Trong số những chuyên gia độc lập, có giáo sư Phan Văn Tiệm (lúc đó đang là Chủ nhiệm Uỷ ban Vật giá Nhà nước), các ông Lâm Võ Hoàng, Huỳnh Bửu Sơn cựu viên chức ngân hàng của chính quyền Sài Gòn cũ, ông Nguyễn Thiệu cán bộ giúp việc Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt. Việc sử dụng một nhóm chuyên gia ngoài biên chế ngân hàng với chuyên gia Ngân hàng Nhà nước, và sau này giúp Ngân hàng Nhà nước triển khai thực hiện là cách làm mới mẻ của người chỉ đạo trực tiếp, nhằm lắng nghe ý kiến độc lập và tranh luận nhất trí giữa hai nhóm chuyên gia đồng soạn thảo pháp lệnh đổi mới ngân hàng. Sau hơn bốn tháng làm việc khẩn trương, vượt qua nhiều cuộc tranh luận thẳng thắn, mấy lần trình xin ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt, hai dự thảo pháp lệnh hoàn thành. Sau đó, hai dự thảo được mang sang Paris nhờ Ngân hàng Trung ương Pháp đánh giá; nhờ Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thẩm định và cử chuyên gia sang Hà Nội tổ chức một lớp tập huấn cho cán bộ Ngân hàng Nhà nước. Tháng 5 năm 1990, hai pháp lệnh bắt đầu có hiệu lực thi hành sau khi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công phê chuẩn. Hai pháp lệnh Ngân hàng đem lại nhận thức mới và cơ hội pháp lý tổ chức lại Ngân hàng Nhà nước theo mô hình Ngân hàng Trung ương. Đó là: - Pháp lệnh số 37 về Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 23/5/1990, có hiệu lực ngày 1/10/1990. - Pháp lệnh số 38 về Ngân hàng thương mại, HTX tín dụng và công ty tài chính ngày 23/5/1990, có hiệu lực ngày 1/10/1990. Hai pháp lệnh này là nền tảng pháp lý chính thức cho sự phân định rạch ròi về đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ của từng cấp ngân hàng trong mô hình ngân hàng 2 cấp, phục vụ cho quá trình chuyển đổi của hệ thống ngân hàng từ cơ chế kinh tế tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nó cũng là tiền đề cho các văn bản Luật ngân hàng nhà nước sau này. Thứ ba, sự ra đời của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997 thay thế cho pháp lệnh số 37. Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1997 tạo nên bậc thang hoàn thiện môi trường pháp lý, tiếp tục mở đường cho sự phát triển của ngành Ngân hàng Việt Nam trong tiến trình đổi mới. Tại Luật này, lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Việt nam, Ngân hàng Nhà nước Việt nam được diễn đạt định nghĩa bằng đồng thời 2 khái niệm song song: Là “cơ quan của Chính phủ” và là “Ngân hàng trung ương” của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Và đến ngày 17/06/2003 thì Quốc Hội đã thông qua Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 1997, trong đó đưa vào 2 khái niệm mới gồm có “Giấy tờ có giá dài hạn’ và “mua bán ngắn hạn”, bỏ đi “cơ quan thuộc Chính phủ” trong những quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với hoạt động ngân hàng đồng thời thay đổi cơ quan “Bộ Nội vụ” thành “Bộ Công An”. Cuối cùng là việc thay đổi thẩm quyền quyết định các trường hợp đặc biệt trong quy định về ‘tạm ứng cho ngân sách nhà nước’ từ Thủ tướng Chính phủ sang cho Ủy ban thường vụ Quốc hội. Bên cạnh đó là 1 hệ thống văn bản hướng dẫn được cập nhật và điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới trong suốt giai đoạn từ 2003 đến khi khi Luật Ngân hàng nhà nước 2010 được ban hành vời nhiều cải cách.