Đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm phát triển và kiến nghị

Chính thức đi vào hoạt động ngày 28/7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu với chỉ 2 cổ phiếu giao dịch với quy mô vốn hóa thị trường vô cùng nhỏ bé. Thông tin về hoạt động thị trường chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng rất ít ỏi. Có thể nói sự hiểu biết của mọi người về thị trường chứng khoán là hạn chế. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động của thị trường ko thu hút nhiều sự quan tâm từ công chúng. Đến nay sau hơn mười năm hoạt động, các sàn chứng khoán Việt Nam có khoảng 622 công ty niêm yết cổ phiếu với tỷ lệ vốn hóa thị trường chiếm trên 40% GDP. Cụm từ thị trường chứng khoán cũng trở nên quen thuộc với công chúng Việt Nam. Trên các phương tiện truyền thông, hiếm có ngày nào mà chúng ta không đọc hay nghe thấy các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán. Đã có sự thay đổi rất lớn không chỉ trong hoạt động của thị trường mà cả trong nhận thức xã hội về thị trường chứng khoán. Mười năm đánh dấu sự phát triển của một thị trường phức tạp, một thể chế tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trường, và cũng là quãng thời gian phù hợp nhất để nhìn nhận, đánh giá lại sự vận hành của thị trường nhằm, như người xưa đã dạy “ôn cũ học mới”, đưa ra những giải pháp khả thi giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững, thực hiện đúng vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát trển vững mạnh. Đây là động lực để nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “Thị trường chứng khoán Việt Nam: mười năm phát triển & kiến nghị”. Trong đề tài này, qua việc xem xét lại toàn bộ chặng đường hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, rút ra những thành tựu và hạn chế về hoạt động của thị trường, kết hợp cùng với những bài học kinh nghiệm học hỏi từ cách vận hành thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp khả thi nhằm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định và bền vững.

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán Việt Nam 10 năm phát triển và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HOC -----(((((-----  Đề tài: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 10 NĂM PHÁT TRIỂN & KIẾN NGHỊ GVHD : GS.TS DƯƠNG THỊ BÌNH MINH THỰC HIỆN : NHÓM 4_CHKT K20 D13 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 3 năm 2011 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4 STT  HỌ VÀ TÊN  KÝ TÊN     NGÀY 1  NGÀY 2  NGÀY 3    Mai Thị Ánh Linh       Phạm Thị Xuân Nhật       Mai Yến Nhi       Nguyễn Thị Lan Nhi       Nguyễn Thị Như Nhiên       Nguyễn Thị Phát       Hà Lê Anh Phi       Nguyễn Thị Ngọc Trân       Nguyễn Hà Lan Phương       Phạm Thế Trung       Phan Kim Phượng       Nguyễn Thị Hồng Phượng       Võ Trọng Quốc       Thái Kỳ Tài       Võ Thị Thanh Tâm       Trần Thị Hải Yến       Nguyễn Kỳ Thúy Anh      MỤC LỤC Lời mở đầu CHƯƠNG 1.Tổng quan về thị trường chứng khoán ( TTCK ) 1.1 Các khái niệm Chứng khoán: Trang 01 1.1.2 Thị trường chứng khoán Trang 01 1.2 Phân loại thị trường chứng khoán 1.2.1 Căn cứ tính chất pháp lý Trang 01 1.2.2 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn Trang 02 1.2.3 Căn cứ vào phương thức giao dịch Trang 02 1.2.4 Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá Trang 02 1.3 Vai trò của thị trường chứng khoán 1.3.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Trang 02 1.3.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng Trang 02 1.3.3 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách KT vĩ mô Trang 02 1.3.4 Tạo tính thanh khoản cho các CK Trang 03 1.3.5. Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp Trang 03 1.4 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Nhà phát hành Trang 03 1.4.2 Nhà đầu tư Trang 03 1.4.3 Các tổ chức kinh doanh trên TTCK Trang 03 1.4.4 Các tổ chức có liên quan trên TTCK Trang 03 1.5 Nguyên tắc về hoạt động của TTCK Nguyên tắc trung gian Trang 04 1.5.2 Nguyên tắc định giá Trang 04 1.5.3 Nguyên tắc công khai Trang 04 CHƯƠNG 2. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1 Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam Trang 05 2.2 Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam Trang 05 2.2.1 Giai đoạn 2000-2005 Trang 05 2.2.2. Giai đoạn 2005-2010 Trang 06 2.3 Những bài học rút ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam Trang 11 2.4 Tổng kết quá trình 10 năm phát triển của TTCK VN Trang 13 CHƯƠNG 3. Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định và bền vững 3.1 Kinh nghiệm quản lý thị trường chứng khoán của các nước Trang 15 3.1.1 TTCK Singapore - hệ thống quản lý chuẩn mực chặt chẽ Trang 15 3.1.2 Hệ thống thông tin của thị trường chứng khoán Mỹ Trang 15 3.2 Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định và bền vững Trang 16 3.2.1 Định hướng phát triển TTCKVN Trang 16 3.2.2 Giải pháp phát triển TTCKVN Trang 16 3.2.2.1 Phương diện vĩ mô Trang 16 3.2.2.2 Đối với thị trường chứng khoán Trang 17 Kết Luận Danh mục tham khảo Phụ lục LỜI MỞ ĐẦU Chính thức đi vào hoạt động ngày 28/7/2000, thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu với chỉ 2 cổ phiếu giao dịch với quy mô vốn hóa thị trường vô cùng nhỏ bé. Thông tin về hoạt động thị trường chứng khoán trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng rất ít ỏi. Có thể nói sự hiểu biết của mọi người về thị trường chứng khoán là hạn chế. Trong bối cảnh như vậy, hoạt động của thị trường ko thu hút nhiều sự quan tâm từ công chúng. Đến nay sau hơn mười năm hoạt động, các sàn chứng khoán Việt Nam có khoảng 622 công ty niêm yết cổ phiếu với tỷ lệ vốn hóa thị trường chiếm trên 40% GDP. Cụm từ thị trường chứng khoán cũng trở nên quen thuộc với công chúng Việt Nam. Trên các phương tiện truyền thông, hiếm có ngày nào mà chúng ta không đọc hay nghe thấy các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán trên các sàn giao dịch chứng khoán. Đã có sự thay đổi rất lớn không chỉ trong hoạt động của thị trường mà cả trong nhận thức xã hội về thị trường chứng khoán. Mười năm đánh dấu sự phát triển của một thị trường phức tạp, một thể chế tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trường, và cũng là quãng thời gian phù hợp nhất để nhìn nhận, đánh giá lại sự vận hành của thị trường nhằm, như người xưa đã dạy “ôn cũ học mới”, đưa ra những giải pháp khả thi giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững, thực hiện đúng vai trò là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam phát trển vững mạnh. Đây là động lực để nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “Thị trường chứng khoán Việt Nam: mười năm phát triển & kiến nghị”. Trong đề tài này, qua việc xem xét lại toàn bộ chặng đường hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, rút ra những thành tựu và hạn chế về hoạt động của thị trường, kết hợp cùng với những bài học kinh nghiệm học hỏi từ cách vận hành thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị về các giải pháp khả thi nhằm đưa thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ổn định và bền vững. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Các khái niệm Chứng khoán: Chứng khoán: là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán là hàng hóa trên thị trường chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và một số loại khác, như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn. Cổ phiếu: là chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông của công ty cổ phần đó. Trái phiếu: là một loại chứng khoán xác định nghĩa vụ trả nợ (cả vốn gốc và lãi) của tổ chức phát hành trái phiếu với người sở hữu trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu sẽ trở thành trái chủ, tức là chủ nợ của tổ chức phát hành. Chứng chỉ quỹ: là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Chúng chỉ quỹ là phương tiện để thành lập quỹ của một quỹ đầu tư chứng khoán mà ngành nghề hoạt động chính là “chơi chứng khoán”. Chứng khoán phái sinh: là những công cụ được phát hành trên sơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp đồng tương lai (Futures), Quyền chọn mua hoặc bán (Options) và Hợp đồng hoán đổi (Swaps). Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại CK, qua đó thay đổi chủ thể sở hữu CK. Là một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Là thị trường vốn (dài hạn) tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển kinh tế, tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung. Là thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau, các giao dịch các sản phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. 1.2 Phân loại thị trường chứng khoán 1.2.1 Căn cứ tính chất pháp lý Thị trường chứng khoán chính thức hay còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên phiên giao dịch. Chỉ có các loại chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết mới được giao dịch tại Sở GDCK. TTCK phi chính thức ( hay còn gọi là TT OTC): là một thị trường có tổ chức dành cho những chứng khoán không niêm yết trên Sở GDCK, không có địa điểm giao dịch chính thức và giá cả được hình thành theo phương thức thỏa thuận. 1.2.2 Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn TT sơ cấp: là thị trường mua bán các CK mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển trực tiếp sang tổ chức phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. TT thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu chứng khoán, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. 1.2.3 Căn cứ vào phương thức giao dịch Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận. Thị trường tương lai : Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai. 1.2.4 Căn cứ vào đặc điểm hàng hoá Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn... 1.3. Vai trò của TTCK 1.3.1 Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Thông qua việc mua CK, số tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Qua đó có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Chính phủ và Chính quyền địa phương huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ cho nhu cầu chung của xã hội. Có thể thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua kênh chứng khoán (FPI) bằng cách phát hành CK ra thị trường vốn quốc tế. Cách làm này là an toàn và hiệu quả vì các chủ thể phát hành được toàn quyền sử dụng vốn huy động cho mục đích riêng mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện nào của các nhà đầu tư nước ngoài. 1.3.2 Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng TTCK cung cấp một môi trường đầu tư lành mạnh cho công chúng với nhiều cơ hội lựa chọn. Các loại CK trên thị trường đa dạng, khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình, góp phần làm tăng mức tiết kiệm quốc gia. 1.3.3 Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế 1.3.4 Tạo tính thanh khoản cho các CK Khả năng thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt. Nhờ có TTCK, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các CK họ sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại CK khác khi họ muốn. Đây là một trong những đặc tính hấp dẫn của CK đối với người đầu tư, cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiêu quả thì tính thanh khoản của các CK giao dịch trên thị trường càng cao. 1.3.5. Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp Hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnh một cách tổng hợp và chính xác thông qua giá CK, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm. Những công ty niêm yết có nghĩa vụ công khai thông tin trên TTCK giúp nhà đầu tư, nhà quản lý thị trường có thể đánh giá sự tăng trưởng ổn định hay suy thoái của các công ty. TTCK hỗ trợ chương trình cổ phần hóa cũng như việc thành lập và phát triển của công ty cổ phần. Các chủ thể tham gia TTCK Nhà phát hành Là các tổ chức thực hiện huy động vốn trên thị trường sơ cấp. Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ. 1.4.2 Nhà đầu tư Nhà đầu tư: là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, bao gồm: Các nhà đầu tư cá nhân Các nhà đầu tư có tổ chức 1.4.3 Các tổ chức kinh doanh trên TTCK Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán Công ty quản lý quỹ 1.4.4 Các tổ chức có liên quan trên TTCK Cơ quan quản lý Nhà nước. Trung tâm/Sở giao dịch chứng khoán. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán. Các tổ chức tài trợ chứng khoán. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm... Nguyên tắc về hoạt động của TTCK Nguyên tắc trung gian Trên thị trường chứng khoán, các giao dịch thường được thực hiện thông qua tổ chức trung gian và môi giới là các công ty chứng khoán. Nguyên tắc này nhằm đảm bảo các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và giúp thị trường hoạt động lành mạnh, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. 1.5.2 Nguyên tắc định giá Việc định giá chứng khoán trên thị trường phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà trung gian môi giới. Mỗi nhà trung gian môi giới định giá mỗi loại chứng khoán tại mỗi thời điểm tùy theo sự xét đoán, kinh nghiệm, kỹ thuật và tùy vào số cung cầu chứng khoán có trên thị trường. 1.5.3 Nguyên tắc công khai Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khai hóa. Thông tin về các loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty phát hành, số lượng chứng khoán và giá cả của từng loại chứng khoán đều được thông báo công khai trên thị trường. Khi kết thúc một cuộc giao dịch, số lượng mua bán và giá cả thống nhất lập tức được thông báo ngay. Nguyên tắc công khai của thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo quyền lợi cho người mua bán chứng khoán không bị hớ trong mua bán chứng khoán và người mua chứng khoán dễ dàng chọn loại chứng khoán theo sở thích của mình. Tất cả các nguyên tắc trên đều được thể hiện bằng văn bản pháp quy từ luật đến quy chế, điều lệ của thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của người mua chứng khoán và của các thành viên trên thị trường chứng khoán. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1 Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó là nhu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường khi phát triển đến một giai đoạn nhất định mà vấn đề tài trợ vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp và cho Chính phủ đang trở nên hết sức cần thiết để duy trì sự phát triển. Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế – chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập thị trường chứng khoán đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ. Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xâydựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn. Ngày 28/11/1996, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngày 11/07/1998, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Điểm lại quá trình chuẩn bị cho sự ra đời của TTCK VN, có thể thấy đây là kết quả của một quá trình chuẩn bị lâu dài. 2.2 Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam TTCK Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay đã trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm sóng gió cùng với sự biến động của nền kinh tế trong nước lúc tăng lúc giảm. Có thể điểm qua những chặng đường TTCK Việt Nam đã đi qua như sau: 2.2.1 Giai đoạn 2000-2005: Giai đoạn chập chững biết đi của TTCK Việt Nam TTCK Việt Nam ra đời bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000 với 2 loại cổ phiếu (REE va SAM) của hai công ty với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Từ lúc thành lập cho đến 2005, TTCK luôn ở trong trạng thái gà gật, loại trừ cơn sốt vào năm 2001 (khi chỉ số Vn-Index cao nhất đạt 571.04 điểm vào 6 tháng đầu năm còn 6 tháng cuối năm thì các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số Vn-Index sụt từ 571,04 điểm vào ngay 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Lượng vốn đầu tư vào TTCK cũng giảm theo, do yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư. Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) chính thức đi vào hoạt động, TTCK dần tỉnh ngủ khi xuất hiện tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Trong giai đọan này quy mô của thị trường còn nhỏ với giá trị vốn hóa nhỏ hơn 5% GDP. Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của thị trường chưa hoàn chỉnh, năng lực quản lý thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển lâu dài của thị trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu đã làm ảnh hưởng đến hệ thống giao dịch, khả năng cập nhật thông tin, xử lý và dự báo của thị trường.  2000  2001  2002  2003  2004  2005   Số công ty niêm yết  5  10  20  22  26  41   % vốn hóa/GDP  0,24  0,21  0,49  0,48  0,55  1,21    (Nguồn: UBCK Nhà nước) 2.2.2. Giai đoạn 2005-2009: Giai đoạn tăng tốc của thị trường với sự tăng trưởng đột phá Tỷ lệ vốn hóa/GDP vượt xa so với chiến lược phát triển của thị trường đến năm 2010 (ở mức 10-15% GDP). Năm 2006 : Năm 2006 được coi là cột mốc đánh dấu một diện mạo hoàn toàn mới của TTCKVN, hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn: HOSE, HASTC và thị trường OTC với mức tăng trưởng đạt tới 60%; từ đầu đến giữa năm 2006 TTCK Việt Nam trở th
Tài liệu liên quan