Đề tài Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cà phê Trung Nguyên

Ngày nay thương hiệu không còn là một khái niệm xa lạ đối với người dân Việt Nam, nó đã trở thành một đề tài được dư luận thường xuyên nhắc tới. Một thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá trị của sản phẩm và dịch vụ gia tăng, điều này đã được chính những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp khẳng định. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam – khái niệm về thương hiệu còn rất mơ hồ.

doc27 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cà phê Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay thương hiệu không còn là một khái niệm xa lạ đối với người dân Việt Nam, nó đã trở thành một đề tài được dư luận thường xuyên nhắc tới. Một thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá trị của sản phẩm và dịch vụ gia tăng, điều này đã được chính những nhà lãnh đạo của doanh nghiệp khẳng định. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển thương hiệu không phải là vấn đề đơn giản, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam – khái niệm về thương hiệu còn rất mơ hồ. Trung Nguyên là một trong những doanh nghiệp điển hình của Việt Nam về xây dựng và phát triển thương hiệu, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mình Trung Nguyên đã gặp không ít những khó khăn và thách thức. Để thương hiệu Trung Nguyên có thể lớn mạnh như ngày nay thì Trung Nguyên đã sử dụng một số chiến lược rất sáng tạo, trong quá trình áp dụng các chiến lược này Trung Nguyên đã gặt hái được rất nhiều thành công nhưng cũng không ít thất bại. Chính vì vậy mà em đã chọn “Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cà phê Trung Nguyên” là đề tài cho bài tiểu luận của mình. Trong nội dung bài viết này, em muốn đi sâu phân tích và đánh giá những chiến lược mà Trung Nguyên đã và đang sử dụng để xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Qua đó em muốn đưa ra một số suy nghĩ về các giải pháp cho chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của cà phê Trung Nguyên. Nội dung chính của bài viết bao gồm 3 phần: Chương I : Cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Chương II : Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị trong chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Trung nguyên. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Lê Thùy Hương đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể thực hiện bài viết này. Do kiến thức và kinh nghiệm viết tiểu luận còn hạn chế, vì vậy em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP. 1.1. Thực chất xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp 1.1.1. Một số quan điểm phổ biến về thương hiệu *. Theo định nghĩa của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: Thương hiệu là một các tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh. Có thể nói thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể hiện các bên trong (cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp). thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp (DN) cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. *. Theo JAM R. GREGORY Một thương hiệu công ty không phải là một sản phẩm. Nó không phải là một chiến dịch quảng cáo, một biểu trưng (logo), một phát ngôn viên, hay một khẩu hiệu. Thay vì thế, thương hiệu công ty là sản phẩm của hàng triệu kinh nghiệm mà một công ty tạo ra với các nhân viên, các nhà đầu cơ, các nhà đầu tư, các phóng viên, các cộng đồng, và các khách hàng – và các cảm giác xúc cảm mà các nhóm này phát triển như một kết quả. *. Định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (W/PO). Thương hiệu: là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với DN, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của DN gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ. Thương hiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các DN lớn, giá trị thương hiệu của DN chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của DN. Một số ý kiến khác thì cho rằng : “Thương hiệu là uy tín của nhãn hiệu được sinh ra bởi thị trường”. Từ các định nghĩa trên ta thấy thương hiệu nó không chỉ là một cái tên, một hình vẽ, một biểu tượng nhằm giúp khách hàng phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, mà nó còn là kết tinh của hàng triệu kinh nghiệm mà công ty tạo ra và được người tiêu dùng công nhận. Và đối với doanh nghiệp thì thương hiệu là một tài sản vô hình vô giá. Tuy nhiên, ngày nay một số người đã đồng nhất thuật ngữ thương hiệu với nhãn hiệu hàng hoá. Đây là hai thuật ngữ riêng biệt và nhãn hiệu hàng hoá là sự biểu hiên cụ thể của thương hiệu. Theo điều 785 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “nhãn hiệu hàng hoá là nhũng dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc”. Như vậy, nhãn hiệu hàng hoá chỉ là một bộ phận của thương hiệu, là hình thức thể hiện bên ngoài của sản phẩm, là cơ sở để một thương hiệu có thể tạo ra nhận thức và niềm tin trong lòng người tiêu dùng với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Một doanh nghiệp chỉ có thể có một thương hiệu nhưng có thể có nhiều nhãn hiệu.Thương hiệu gắn liền với công ty và trường tồn cùng với công ty, còn nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm và trường tồn cùng sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp một nhãn hiệu có thể mất nhưng thương hiệu thì không thể bởi vì thương hiệu bị mất thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị phá sản. Tóm lại: Thương hiệu là hình ảnh của sản phẩm trong tâm trí người tiêu dùng. Đó là cả một quá trình phấn đấu từ xưa đến nay của doanh nghiệp, đó là cái hồn của sản phẩm mà người công nhận nó chính là khách hàng. 1.1.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu: 1.1.2.1. Chính sách về sản phẩm: *Các quyết định về nhãn hiệu sản phẩm: Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, dược dùng để xác nhận sản phẩm của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu gồm các bộ phận cơ bản là: - Tên nhãn hiệu:là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được. - Dấu hiệu của nhãn hiệu:(bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữ đặc thù…).Đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, nhưng không thể đọc được. *Các quyết định về bao gói dịch vụ sản phẩm: -Quyết định về bao gói: Bao gói gồm bốn yếu tố cấu thành điển hình: lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, lớp bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả sản phẩm trên bao gói. Vì vậy để tạo ra bao gói có hiệu quả cần phải đưa ra các quyết định kế tiếp nhau như: +Xây dựng quan niệm về bao gói: Nó phải cung cấp thông tin gì về sản phẩm. + Quyết định về các khía cạnh: kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày có gắn nhãn hiệu hay không?... +Quyết định thử nghiệm bao gói + Quyết định về các thông tin trên bao gói: thông tin về chất lượng sản phẩm, về ngày giờ nơi sản xuất và các đặc tính của sản phẩm. + Quyết định về dịch vụ khách hàng. Ngoài ra còn có các quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm và các quyết định liên quan đến thiết kế và marketing sản phẩm mới và các quyết định liên quan đến chu kỳ sống của sản phẩm. 1.1.2.2. Chính sách về giá Cần nắm bất các nhân tố ảnh hưởng đến giá, cách xác định mức giá cơ bản và đưa ra các chiến lược xác định giá cho sản phẩm mới như : + Chiến lược giá “ Hớt phần ngon” + Chiến lược giá “ Bám chắc thị trường” Chiến lược giá áp dụng cho danh mục sản phẩm: Cần được phân biệt theo những tình huống cụ thể : + Định giá cho chủng loại sản phẩm. + Xác định giá cho những sản phẩm phụ thêm. + Xác định giá cho những sản phẩm kèm theo bắt buộc. + Định giá cho sản phẩm phụ. Ngoài ra để thu hút khách hàng qua giá, tăng lợi nhuận và đạt được mục tiêu marketing doanh nghiệp cần có những quyết định giá một cách linh hoạt. Khi cần phải điều chỉnh giá( Giá hai phần, giá phân biệt, giá trọn gói, giá khuyến mại…). Điều chỉnh giá là chính sách giá mang tính linh hoạt, nhắn hạn và trung hạn, khi ddieuf kiện kinh doanh thay đổi về cơ bản, doanh nghiệp phải thay đổi chính sách giá và các mức giá được áp dụng, họ có thể tăng hoặc giảm giá. 1.1.2.3. Chính sách về phân phối Doanh nghiệp phải tổ chức và quản lý được hệ thống kênh phân phối để đưa sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng trên thị trường. Những quyết định về kênh phân phối thường khó khăn và phức tạp đối với doanh nghiệp. Tham gia vào kênh phân phối có các thành phân của kênh phân phối bao gồm: Nhà sản xuất, các nhà trung gian thương mại(bán buôn và bán lẻ), người tiêu dùng cuối cùng. Mỗi hệ thống kênh phân phối đều có cấu trúc riêng của nó qua chiều dài và bề rộng của kênh, vì vậy hình thành nên các kiểu kênh phân phối khác nhau. Các kênh phân phối bao gồm từ kênh trực tiếp tới các kênh gián tiếp qua nhiều cấp độ trung gian. Số trung gian thương mại ở mỗi cấp độ trong kênh cũng có thể thay đổi. Các kênh phân phối hoạt động rất phức tạp bao gồm trong đó nhiều mối quan hệ giữa các thành viên như cạnh tranh, hợp tác, xung đột Doanh nghiệp phải lựa chọn kênh phân phối tối ưu cho sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có thể sử dụng đồng thời nhiều kênh phân phối để khai thác thị trường mục tiêu. Người quản lý kênh phân phối cần sử dụng các công cụ Marketing hỗn hợp khác để quản lý kênh và đánh giá hoạt động của hệ thống kênh. 1.1.2.4. Chính sách về xúc tiến hỗn hợp Các quyết định về xúc tiến hỗn hợp là nhóm công cụ marketing mang tính bề nổi của marketing hỗn hợp có chức năng truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng mục tiêu, tạo lòng tin và thuyết phục thúc đẩy họ mua. Người làm marketinh phải biết cách sử dụng 5 nhóm công cụ chủ yếu của xúc tiến hỗn hợp là: Quảng cáo, tuyên truyền, bán hàng cá nhân và marketing trực tiếp. Doang nghiệp cần phải biết xác lập hỗn hợp truyền thông marketing có đặc điểm riêng và có khả năng thuyết phục khách hàng khác nhau. Quảng cáo là việc người bán sử dụng các phương tiện truyền thông có trả tiền để truyền đi thông tin thuyết phục về sản phẩm, dịch vụ hay doanh nghiệp tới khách hàng và thúc đẩy họ mua. Quảng cáo gồm 5 bước: Xác định mục tiêu, quyết định ngân sách, quyết định thông điệp, quyết định phương tiện truyền thông và đánh giá hiệu quả của quảng cáo. Khuyến mại là công cụ nhằm khuyến khích dùng thử và tăng lượng bán hàng ngay lập tức nhờ cung cấp cho khách hàng những lợi ích bổ sung. Các công cụ khuyến mại chủ yếu bao gồm: hàng mẫu, quà tặng, phiếu thưởng… Tuyên truyền là một công cụ truyền thông quan trọng có tác dụng rất lớn để tạo nên mức độ nhận biết và sự ưa thích trên thị trường, định vị sản phẩm và bảo vệ vị trí đã có. Những công cụ tuyên truyền chủ yếu là: các ấn phẩm, sự kiện, bài nói chuyện, hoạt động công ích… Bán hàng cá nhân là công cụ quan trọng để tác động trực tiếp đến khách hàng tạo nên hành động mua và thu nhận thông tin phản hồi ngay lập tức. Việc quản lý hoạt động bán hàng bao gồm tuyển chọn nhân viên, đào tạo, hướng dẫn, động viên và đánh giá họ. Marketing trực tiếp là một hệ thống tương tác của marketing sử dụng một hay nhiều phương tiện truyền thông quản cáo( gửi thư trực tiếp, catalog, marketing qua điện thoại…) để tạo ra hành động mua của khách hàng ở bất kỳ thời điểm nào. Ưu điểm là đảm bảo tính chọn lọc, phù hợp với từng các nhân, tính liên tục,có thể thử nghiệm và đảm bảo bí mật cho doanh nghiệp. 1.2. Giá trị và tác dụng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp Một thương hiệu mạnh sẽ bổ sung cho công ty những giá trị hết sức to lớn: Công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua những chương trình tiếp thị. Tài sản thương hiệu giúp cho công ty thiết lập chính sách giá cao và ít bị lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mại. Tài sản thương hiệu còn giúp mở rộng và tận đụng tối đa kênh phân phối. Tài sản thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là tạo rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ mới. Ngoài ra nó sẽ giúp cho công ty dễ dàng tuyển dụng và giữ lại nhân tài, nếu có khủng hoảng thì đó là một cơ sở để cho công ty dễ dàng vượt qua các cuộc khủng hoảng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN Được coi là một hiện tượng trong giới doanh nghiệp Việt Nam, thương hiệu Trung Nguyên dường như đã vận dụng rât thành công lí thuyết về thương hiệu một cách rất sâu sắc và hiệu quả. Thương hiệu Trung Nguyên đang dần vươn mình ra thế giới với chiến lược định vị khá hiệu quả. Tuy nhiên điều kì lạ ở chỗ Tổng Giám Đốc của Trung Nguyên là Đặng Lê Nguyên Vũ lại là một sinh viên đang theo học ngành y. Vậy thương hiệu Trung Nguyên được ra đời và phát triển như thế nào? Đây có thể coi là một case study điển hình trong bài học về quản lí thương hiệu. 2.1. Khái quát về công ty Trung Nguyên 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Đầu những năm 1990, khi đang là sinh viên ngành y tại Buôn Ma Thuật, Đắc lắc, Đặng Lê Nguyên Vũ đã khám phá ra khả năng kinh doanh của mình hơn là những ca phẫu thuật. Năm 1996 Vũ cùng với bốn người bạn của mình đã quyết định đầu tư và mở một xưởng chế biến cà phê nhỏ tại thành phố trên cao nguyên. Chưa thể vay được vốn từ ngân hàng trong những ngày đầu khởi nghiệp, Vũ cùng những người bạn của mình đã dùng số tiền nhỏ mà họ tiết kiệm được và vay mượn để thuyết phục người nông dân bán cà phê chưa qua chế biến cho họ. Sau đó họ tiến hành sơ chế và nhờ bạn bè phân phối cà phê hạt, từng bước tích luỹ tiền để nhập khẩu 1 dây chuyền rang xay cà phê từ Mỹ và Đài Loan. Tháng 8 năm 1996, cửa hàng cà phê Trung Nguyên được ra đời. Sáu tháng sau đó, cái tên cà phê Trung Nguyên đã phát triển hơn cả một doanh nghiệp có thâm niên 20 năm tại thành phố Buôn Mê Thuật. Sự đón nhận nhiệt tình và nhanh chóng của người tiêu dùng đã tạo nên một hiện tượng Trung nguyên trên mảnh đất năng động và đầy cạnh tranh. 2.1.2. Tình hình hoạt động của công ty Lúc đầu Trung Nguyên được coi là một nhà chế biến và xuất khẩu cà phê. Nhưng một vấn đề marketing nảy sinh đã tình cờ tạo ra cơ hội được coi là nền tảng của sự phát triển mạnh mẽ của Trung Nguyên ngày nay. Khi thử nghiệm việc bán cà phê đã qua chế biến tại thành phố Hồ Chí Minh( TP HCM ), một thành phố lớn và nhiều tiềm năng nhất Việt Nam, công ty nhận ra rằng việc kinh doanh đó sẽ rất khó thành công do gặp phải quá nhiều sự cạnh tranh. Vì vậy, năm 1998, Trung nguyên quyết định mở quán cà phê và bắt đầu quảng cáo nhãn hiệu của mình. Điều đặc biệt tạo ra sự khác biệt cho nhãn hiệu cà phê này chính là người tiên phong tạo lập ra nó, đó là Đặng Lê Nguyên Vũ. Chính nền văn hoá quê hương ẩn chứa trong dòng máu anh đã giúp cho anh sáng tạo nên nét văn hoá cho thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Sự khác biệt của thương hiệu Trung Nguyên so với các thương hiệu của Việt Nam là, Vũ đã khai thác chất văn hoá của Tây Nguyên vào trong thương hiệu. Đầu tiên phải kể đến đó là hình ảnh của logo của thương hiệu: Hình 1: Logo của công ty cà phê Trung Nguyên Có thể nói Logo của Trung Nguyên thể hiện một hoài bão to lớn của TGĐ Đặng Lê Nguyên Vũ. Biểu tượng của Trung Nguyên ấy ấn tượng mạnh mẽ với người tiêu dùng bở hình ảnh “mũi tên” là hình ảnh cách điệu của nhà Rông Tây Nguyên – nơi khơi nguồn của cà phê Trung Nguyên. Mũi tên là khát vọng vươn lên thể hiện ý chí chinh phục đỉnh cao của công ty. Ba vạch trắng là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn thể hiện văn hoá của công ty luôn muốn duy trì bản sắc văn hoá Tây Nguyên. Màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, cho an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu tố thiên, địa, nhân. Cả ba hoà quyện trong một tổng thể hài hoà thể hiện tiềm năng, sức mạnh và sự phát triển mang tính kế thừa của Trung Nguyên. Logo của Trung Nguyên chứa đựng ba yếu tố, đó là màu của đất Tây Nguyên, màu của cà phê, và màu của cội nguồn dân tộc. Tất cả tạo nên một Trung Nguyên với ý chí thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Và cũng chính biểu tượng này đã góp phần tạo nên một thương hiệu mang đậm bản sắc dân tộc, niềm tự hào của người Việt. . Hình 2: Biển hiệu cà phê Trung Nguyên Về biển hiệu của Trung Nguyên: Logo của sản phẩm cà phê diễn đạt phong cách hiện đại. Khối không gian ba chiều được “khắc nổ” trên nền của biển hiệu cùng tông màu nhưng khác sắc độ. Cấu trúc hình tháp thể hiện những khát khao vươn lên, đặt trên nền màu nâu biểu lộ một nền tảng vững chắccho sự phát triển. . Bảng hiệu Trung Nguyên sử dụng gam màu nóng với các màu chủ đạo là đỏ, vàng, nâu. Những màu sắc đầy sức sống thể hiện sự trẻ trung và nhiệt huyết mãnh liệt của tuổi trẻ. Slowgan “Khơi nguồn sáng tạo” thể hiện rằng bên tách cà phê Trung Nguyên người tiêu dùng luôn có nhiều ý tưởng mới lạ, những ý tưởng sáng tạo nhằm tạo nên thành công cho họ. Tất cả những yếu tố trên như một nền tảng vững chắc để thương hiệu Trung Nguyên bay xa và bay cao. Để quảng bá rộng rãi thương hiệu của mình, Trung Nguyên đã áp dụng một hính thức kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt Nam là nhượng quyền kinh doanh, từ đó mà hệ thống các cửa hàng của Trung Nguyên đã ra đời nhằm củng cổ và nâng cao vị trí của thương hiệu này. Cụ thể là: Tháng 3 / 2000 được đánh dấu bằng việc Trung Nguyên xuất hiện ở tất cả các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đến tháng 6 / 2000 thì chi nhánh Cần Thơ được thành lập và củng cố vị thế của Trung Nguyên tại vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu đất Việt Nam. Tháng 8 / 2000, Trung Nguyên hiện diện tại Hà Nội , thủ đô của cả nước và đây cũng chính là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển toàn diện như vũ bão của thương hiệu cà phê Trung Nguyên tại Việt Nam. Tổng kết năm 2000 thương hiệu Trung Nguyên đã có mặt ở hơn 100 quán trên cả nước và bước đầu trở thành hệ thống kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hiệu quả nhất Việt Nam. Đến năm 2001, Trung Nguyên quyết định thay đổi slowgan thành “Khơi nguồn sáng tạo” và mạng lưới các quán Trung Nguyên có mặt ở hầu khắp các tỉnh và thành phố trở thành một điển hình kinh doanh của Việt Nam. Năm 2002, lần đầu tiên một thương hiệu Việt Nam đã nhượng quyền thương hiệu thành công tại Nhật Bản với giá trị hàng chục ngàn đôla và tiếp theo sau đó là Singapore vào tháng 9 / 2002 và Thái Lan vào tháng 12 / 2002. Hiện nay Trung Nguyên đã có 7 quán nhượng quyền tại Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ…và cũng là công ty Việt Nam duy nhất có số lượng cửa hàng nhượng quyền nhiều nhất trên thế giới. Không dừng lại ở sự thành công của hệ thống quán cà phê Trung Nguyên, năm 2003 thương hiệ trung nguyên tiếp tục cả tiến sản phẩm của mình và chính thức tung ra thị trường sản phẩm cà phê hoà tan G7 và trở thành 3 thương hiềuc phê hoà tan hàng đầu clủa Việt Nam. Đến năm 2003 Trung Nguyên đã có 4 chi nhánh tại 4 thành phố lớn, một nhà máy sản xuất tại Buôn Ma Thụât, một nhà máy sản xuẩt trà tại Lâm Đồng và 1 nhà máy sản xuất cà phê hoà tan tại Bình Dương. Năm 2005, Trung Nguyên chính thức khánh thành nhà máy chế biến rang xay cà phê tại Buôn Ma Thuật và nhà máy cà phê hoà tan với công suất lớn nhất Việt Nam. Trung Nguyên cũng là công ty cà phê duy nhất của Việt Nam nhận được chứng chỉ quốc tế UERPGAP ( Cà phê sạch và chất lượng và chất lượng cà phê ngon ) Năm 2006, chiến lược phát triển của Trung Nguyên là duy trì sự phát triển của 1.000 quán tại Việt Nam cũng như các quán cà phê tại Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc… Trung Nguyên đang tiến hành chuẩn hoá hệ thống quán nhượng quyền chuẩn với tiêu chí tập trung vào chiều sâu nhằm xây dựng những quán cà phê Trung Nguyên là một nơi đế sáng tạo và thưởng thức ly cà phê ngon nhất do chuyên gia cà phê số 1 của Việt Nam pha chế và phục vụ nhăm khắc sâu thương hiệu Trung Nguyên trong tâm trí mọi người. Bên cạnh đó Trung Nguyên còn phát triển thương hiệu của mình bằng việc thành lập hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại G7 Mart với trị giá đầu tư gần 400 triệu USD. 2.2. Thực trạng việc xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê Trung Nguyên 2.2.1. Chiến lựơc sản phẩm. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đời sống của người dân Việt Nam được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao. Có thể nói, việc th
Tài liệu liên quan