Đồ án Thiết kế mạng lưới cấp nước khu vực 2 thị xã rạch giá – tỉnh Kiên Giang công suất: 5000 m3/ngày

Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ. Nguồn gốc của sự hình thành và tích lũy chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác dụng của năng lượng mặt trời với sự góp phần của nước và không khí. Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm. Những phản ứng lý, hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Một ngôi nhà hiện đại, quy mô lớn nhưng không có nước khác nào cơ thể không có máu. Nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho hàng loạt nhành công nghiệp khác nhau. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó là những nhân tố quan trong trọng cho sự phát triển của thực vật. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người càng được nâng cao. Song song đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, nguồn nước bị ô nhiễm. Nhiều vùng trong cả nước thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân ở thành thị lẫn nông thôn hiện nay là một vấn đề hết sức cấp thiết.

doc104 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế mạng lưới cấp nước khu vực 2 thị xã rạch giá – tỉnh Kiên Giang công suất: 5000 m3/ngày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cùng quý thầy cô khoa môi trường và công nghệ sinh học. Em tên: Lê Thị Lệ Thủy, là sinh viên lớp: 09HMT2, MSSV: 09B1080069 Được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Và đây là luận văn em tự thực hiện và không sao chép bất kỳ luận văn nào, dưới bất kỳ hình thức nào, các số liệu trích dẫn trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Em xin cam đoan những lời trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu có điều gì sai trái em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Ban giám hiệu nhà trường và quý thầy cô. Tp. HCM, ngày 06 tháng 09 năm 2011 Người viết Lê Thị Lệ Thủy LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho em tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy, các cô của Trường Đại học Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã dạy dỗ, chỉ bảo em trong suốt thời gian em theo học tại trường. Đặc biệt là các thầy, các cô Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học. Em xin cảm ơn thầy Lâm Vĩnh Sơn là người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện tập Luận văn Tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn các thành viên trong gia đình và các anh chị, bạn bè đã giúp đỡ trong lúc học tập và khi thực hiện quyển Luận văn này. Tuy có những nổ lực và cố gắng nhất định nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót, khuyết điểm trong khi thực hiện tập Luận văn Tốt nghiệp. Mong nhận được sự đóng góp của các thầy, các cô và các bạn bè gần xa. Cuối cùng, xin kính chúc tất cả sức khoẻ và thành đạt. Tp.HCM, tháng 09 năm 2011 Lê Thị Lệ Thủy MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 – Hệ số kể đến dân số bmax , bmin Bảng 3.2 – Bảng thống kế lưu lượng dùng nước theo giờ Bảng 3.3 – Bảng thống kê lưu lượng điều hòa của đài Bảng 3.4 – Bảng xác định lưu lượng và số đám cháy cho công trình Bảng 3.5 – Bảng thông kê lưu lượng điều hòa của bể chứa Bảng 3.6 – Bảng thống kê chiều dài tính toán của đoạn ống Bảng 3.7 – Bảng thống kê lưu lượng dọc đường Bảng 3.8 – Bảng thống kê lưu lượng nút Bảng 3.9 – Bảng tham khảo các trị số vận tốc kinh tế của đường ống Bảng 3.10 – Bảng hệ số pattern Bảng 3.11 – Kết quả tính toán thủy lực cho giờ dùng nước lớn nhất (lúc 7h) Bảng 3.12 – Bảng thống kê lưu lượng và áp lực tự do tại các nút trong giờ dùng nước lớn nhất (lúc 7h) Bảng 3.13 – Bảng thống kê áp lực tự do tại nút bất lợi nhất (nút 13) Bảng 3.14 – Kết quả tính toán thủy lực cho giờ dùng nước lớn nhất có cháy (lúc 7h) Bảng 3.15 – Bảng thống kê lưu lượng và áp lực tự do tại các nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy (lúc 7h) Bảng 3.16 – Bảng thống kê áp lực tự do tại nút bất lợi nhất khi có cháy (nút 13) Bảng 6.1 – Khối lượng đào đắp, vận chuyển Bảng 6.2 – Chi phí đường ống Bảng 6.3 – Tổng hợp kinh phí xây dựng mạng lưới cấp nước DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ dùng nước các giờ trong ngày Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện lưu lượng và cột áp máy bơm cấp II Hình 3.3: Biểu đồ hệ số pattern cho bơm 1 Hình 3.4: Biểu đồ hệ số pattern cho bơm 2 và 3 Hình 3.5: Biểu đồ hệ số pattern cho sinh hoạt Hình 3.6: Biểu đồ hệ số pattern cho trường học Hình 3.7: Biểu đồ hệ số pattern cho nhà trẻ Hình 3.8: Biểu đồ hệ số pattern cho bệnh viện Hình 3.9: Biểu đồ hệ số pattern cho dịch vụ công cộng Hình 3.10: Sơ đồ mạng lưới thể hiện vận tốc trong các đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất Hình 3.11: Sơ đồ mạng lưới thể hiện áp lực tự do trong các đoạn ống trong giờ dùng nước lớn nhất Hình 6.1: Mặt cắt phui đào CHƯƠNG MỞ ĐẦU « Tính cấp thiết của đề tài: Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ. Nguồn gốc của sự hình thành và tích lũy chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác dụng của năng lượng mặt trời với sự góp phần của nước và không khí. Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm. Những phản ứng lý, hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Một ngôi nhà hiện đại, quy mô lớn nhưng không có nước khác nào cơ thể không có máu. Nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho hàng loạt nhành công nghiệp khác nhau. Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó là những nhân tố quan trong trọng cho sự phát triển của thực vật. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người càng được nâng cao. Song song đó là vấn nạn ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, nguồn nước bị ô nhiễm. Nhiều vùng trong cả nước thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Chính vì vậy việc xây dựng hệ thống cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân ở thành thị lẫn nông thôn hiện nay là một vấn đề hết sức cấp thiết. « Tình hình nghiên cứu: Theo lịch sử ghi nhận được, hệ thống cấp nước đô thị xuất hiện sớm nhất tại La Mã vào năm 800 trước Công nguyên. Điển hình là công trình dẫn nước vào thành phố bằng kênh tự chảy, trong thành phố nước được đưa đến các bể tập trung, từ đó theo đường ống đến các lâu đài của các nhà quyền quý và đến bể chứa công cộng cho người dân sử dụng. Vào thời kỳ năm 300 trước Công nguyên, người Ai cập đã biết khai thác nguồn nước ngầm bằng cách đào giếng và đã biết làm các công cụ đơn giản để đưa nước từ giếng lên. Người Babilon có phương pháp nâng nước lên độ cao khá lớn bằng các phương tiện khác nhau như ròng rọc, guồng nước. Cùng với quá trình đô thị hóa, kỹ thuật cấp nước cũng ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị. Cách đây hàng chục thế kỷ, các thành phố ở châu Âu đã có những hệ thống cấp nước. Thời đó chưa có các loại hóa chất phục vụ cho việc keo tụ để xử lý nước mặt, người ta phải xây dựng các bể lắng có kích thước rất lớn (gần như lắng tĩnh) mới có thể lắng được các hạt cặn nhỏ bé trong nước. Vì vậy công trình xử lý rất cồng kềnh, chiếm diện tích và kinh phí xây dựng rất lớn. Năm 1600, việc dùng phèn nhôm để keo tụ, tạo bông kết tủa, tạo thành các bông cặn có kích thước lớn, dễ lắng hơn vafkisch thước các bể lắng giảm xuống rất nhiều, giảm được kinh phí xây dựng công trình đã được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha phổ biến tại Trung Quốc. Vào những năm 1800, các thành phố ở châu Âu, châu Mỹ đã có những hệ thống cấp nước khá đầy đủ các thành phần như công trình thu, trạm xử lý, mạng lưới… Năm 1810, hệ thống lọc nước cho toàn thành phố được xây dựng tại Paisey-Scotland. Sau khi phát hiện và biết dùng hóa chất để xử lý nước, công nghệ cấp nước đã có những bước tiến mới, hệ thống cấp nước đô thị ngày càng được hoàn thiện, đặc biệt là các công trình xử lý nước. Từ đầu thế kỷ XX, kỹ thuật cấp nước đã có những bước nhảy vọt lớn. Năm 1908 việc khử trùng nước uống với quy mô lớn được thực hiện tại trạm lọc nước sạch Niagara Falls, phía Tây New York. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và đề xuất nhiều dây chuyền công nghệ và nhiều loại công trình phục vụ cho quá trình xử lý nước. Từng hạng mục công trình trong các dây chuyền công nghệ xử lý cũng rất đa dạng và phong phú. Từ một loại bể lắng ngang thông thường được sử dụng rộng rãi trước đây, hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng các loại bể lắng ngang thu nước bề mặt; bể lắng ngang có các tấm lắng lamen đặt xuôi và ngược hướng dòng chảy với các kiểu thu và xả cặn khác nhau. Ngoài ra còn một số bể lắng khác như bể lắng đứng, lắng ly tâm, lắng trong các tầng cặn lơ lửng kiểu hành lang có các ngăn lắng và ngăn ép cặn riêng (của Liên Xô). Gần đây mới sử dụng loại bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng kiểu đáy phẳng có các côn thu cặn đặt ngay trong lòng các ngăn lắng. Các loại bể lọc ngày càng phong phú. Ngoài các loại bể lọc chậm, lọc nhanh kiểu trọng lực với nhiều kiểu của các hãng khác nhau, lọc áp lực, lọc một lớp và hai lớp vật liệu lọc, ngày nay còn có các loại lọc qua màng, siêu lọc, lọc vật liệu nổi… Có thể nói kỹ thuật cấp nước ngày nay đã đạt tới trình độ cao và còn tiếp tục phát triển. Các loại thiết bị cấp nước cũng ngày càng đa dạng, phong phú và hoàn thiện. Chẳng hạn sự ra đời của máy bơm chìm có hiệu suất cao và tiết kiệm điện năng rất nhiều so với máy bơm trục đứng trước đây và tính ưu việt của nó đã làm thay đổi công nghệ cấp nước. Hiện nay hầu hết các máy bơm trục đứng đã được thay thế bằng máy bơm chìm. Các thiết bị dùng nước trong nhà cũng luôn được cải tiến để phù hợp và thuận tiện cho người sử dụng. Kỹ thuật điện tử và tự động hóa cũng được áp dụng rộng rãi trong ngành cấp thoát nước từ những thiết bị nhỏ nhất như một vòi nước đến các hệ thống tự động điều khiển cả một nhà máy nước. Việc quản lý một nhà máy nước hiện đại chỉ cần một vài công nhân. Có thể nói kỹ thuật cấp nước đã đạt đến trình độ rất cao về công nghệ xử lý, máy móc, trang thiết bị và hệ thống cơ giới hóa, tự động hóa trong vận hành quản lý. Ở Việt Nam, hệ thống cấp nước đô thị được bắt đầu từ việc khoan giếng mạch nông tại Hà Nội năm 1894 và tại thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn cũ) cũng vào khoảng thời gian đó. Nhiều đô thị khác như Hải Phòng, Đà Nẵng… hệ thống cấp nước cũng đã xuất hiện, khai thác không những nước ngầm mà cả nước mặt. Lịch sử cấp nước của Hà Nội bắt đầu bằng việc các nhà địa chất thủy văn người Pháp phát hiện dưới lòng đất có một nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn và chất lượng đảm bảo có thể cung cấp cho sinh hoạt. Nhà máy nước Yên Phụ, tiền thân của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội ngày nay được xây dựng bằng việc khoan một giếng đầu tiên 1894 trên khu đất thuộc làng Yên Định nằm ở phía Bắc thành Hà Nội. Kể từ đó Hà Nội bắt đầu dùng nước máy bơm trực tiếp từ giếng khoan cung cấp ra mạng lưới. Năm 1896 hệ thống xử lý nước đầu tiên ở Hà Nội được chính thức đưa vào vận hành. Trong suốt 60 năm dưới thời tạm chiếm, hệ thống cấp nước của Hà Nội chỉ có năm nhà máy nước: Yên Phụ (xây dựng năm 1896), Đồn Thủy (1931), Bạch Mai (1936), Ngọc Hà (1939) và Ngô Sỹ Liên (1944) với tổng công suất năm 1954 là 31,500 m3/ngày chủ yếu phục vụ cho bộ máy cai trị, quân đội viễn chinh Pháp và một số ít vòi nước công cộng tại các khu phố buôn bán. Ngay sau hòa bình lập lại (tháng 10 năm 1954) Đảng và Nhà nước cùng chính quyền thành phố đã bắt tay ngay vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và bắt đầu xây dựng lại thủ đô Hà Nội. Chỉ từ năm 1955 đến năm 1965 hàng loạt các nhà máy nước cũ được cải tạo và xây dựng mới một loạt nhà máy nước: Lương Yên (1956), Ngọc Hà (1957), Ngô Sỹ Liên (1958), Tương Mai (1962), Hạ Đình (1964), nâng công suất cấp nước lên 128,000 m3/ngày. Từ năm 1975 đến nay (sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước), hệ thống cấp nước của nước ta có một bước phát triển đáng kể. Với sự giúp đỡ kỹ thuật và nguồn vốn của nước ngoài, nhiều hệ thống cấp nước đô thị đã được cải tạo, mở rộng nâng công suất lên rất nhiều. Hệ thống cấp nước của thành phố Hà Nội đã được cải tạo và xây dựng mới với trang thiết bị hiện đại, nâng công suất tổng cộng lên 390,000 m3/ngày. Mạng lưới đường ống truyền dẫn và phân phối có tổng chiều dài hơn 600km và hàng ngàn km đường ống dịch vụ. Đối với các thành phố khác ở miền Bắc, nhiều hệ thống cấp nước cũng đã được cải tạo và phát triển. Trong lúc đó ở miền Nam, các hệ thống cấp nước cho các đô thị lớn cũng đã được cải tạo, nâng cấp. Nhiều nhà máy nước xây dựng từ thời Pháp thuộc đã được cải tạo, thay đổi công nghệ xử lý. Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2010, ở nước ta nhiều hệ thống cấp nước cho các thành phố và các thị xã đã được cải tạo và mở rộng, phát triển, một số hệ thống cấp nước đã được xây dựng mới. Nhiều trạm cấp nước đã áp dụng các công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như Pháp, Phần Lan, Australia…Các loại công trình xử lý như bể lắng ngang có các tấm lắng lamen, bể lắng kiểu pulsator đã được áp dụng tại một số địa phương nhă Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Nam Định, Huế… Những trạm cấp nước cho các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ tiến và tự động hóa cao. Những trạm có công suất vừa và nhỏ cho các thị xã áp dụng công nghệ có mức độ thấp hơn để phù hợp với điều kiện kinh tế và điều kiện quản lý ở các địa phương. Trong tương lai các hệ thống cấp nước sẽ được nâng cấp để theo kịp với các nước trong khu vực. « Mục đích nghiên cứu: Vận dụng những kiến thức đã học để áp dụng vào thiết kế thực tế, nhằm giải quyết được nhu cầu dùng nước của người dân trong khu vực 02, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, đảm bảo cung cấp đủ nước đến từng hộ từng người dân trong khu vực Từ đề tài được lựa chọn sẽ góp phần củng cố những kiến thức đã học, phục vụ cho việc học tập và công tác sau này. « Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thu thập số liệu cần thiết phục vụ cho việc thiết kế. - Phân tích số liệu để tính toán thiết kế. - Xác định nhu cầu dùng nước. - Tính toán lưu lượng tổng hợp và lưu lượng nước tiêu thụ theo giờ. - Tính toán đài nước và bể chứa. - Vạch tuyến mạng lưới - Tính toán thuỷ lực đường ống. - Tính toán khối lượng đào đắp. - Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống cấp nước. - Thể hiện kết quả tính toán trên bản vẽ. « Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập số liệu: Tiến hành thu thập số liệu có liên quan (từ các đề tài đã được nghiên cứu, các sách có liên quan), khảo sát thực tế công trình. Phương pháp xử lý số liệu: Phần mềm sử dụng để xử lý số liệu: Phần mềm Excel, Epanet. « Phạm vi và giới hạn của đề tài: Đề tài nghiên cứu tính toán và thiết kế hệ thống cấp nước cho khu vực 02 ở thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Thời gian thực hiện: 12 tuần. « Ý nghĩa đề tài: - Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế hệ thống cấp nước, mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ cấp nước đô thị. - Giúp cho việc quản lý mạng lưới cấp nước hiệu quả và dễ dàng hơn, hạn chế tối đa thất thoát nước. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ RẠCH GIÁ TỈNH KIÊN GIANG Giới thiệu chung: Rạch Giá là thành phố biển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa và đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Kiên Giang. Rạch Giá có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á. Chính vì lợi thế so sánh về đặc điểm tự nhiên nên cũng có một số ý kiến cho rằng ở đồng bằng sông Cửu Long, ngoài thành phố Cần Thơ thì thành phố Rạch Giá được đề nghị là đô thị Trung ương nhằm tạo thế cân bằng phát triển kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng khu vực vùng ven biển và biển đảo Tây Nam. Thành phố Rạch Giá được công nhận là đô thị loại 3 vào tháng 10/2004 và được nâng cấp từ thị xã Rạch Giá theo nghị định số 97/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ. Thành phố gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc: phường Vĩnh Thanh Vân, phường Vĩnh Thanh, phường Vĩnh Lạc, phường Vĩnh Bảo, phường Vĩnh Lợi, phường Vĩnh Quang, phường An Hòa, phường An Bình, phường Rạch Sỏi, phường Vĩnh Thông, phường Vĩnh Hiệp, xã Phi Thông. Thành phố Rạch Giá là một trong 4 đô thị trọng điểm tại đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm thành phố Cần Thơ, thành phố Cà Mau và thành phố Long Xuyên). Rạch Giá từ lâu nổi tiếng là khu vực phát triển năng động "trên bến dưới thuyền". Hiện tại thành phố là nơi có dân cư đông đúc và kinh tế phát triển so với các thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long. Với hơn 23 vạn dân, qui mô dân số đô thị của toàn thành phố Rạch Giá đứng thứ 3 trong các thành phố tại Miền Tây (sau thành phố Cần Thơ và thành phố Long Xuyên - An Giang) và với mật độ dân số nội thành hơn 10.000 người/km2, Rạch Giá liệt vào danh sách các đô thị bận rộn của cả nước. 93% dân số Rạch Giá (hơn 200.000 dân - năm 2009) là dân đô thị, một tỷ lệ khá cao so với các đô thị khác. Thành phố biển miền Tây Nam này ngày càng có nhiều người biết đến hơn là bởi Rạch Giá đang sở hữu khu đô thị lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Khu lấn biển hướng ra Vịnh Thái Lan mở rộng thành phố thành một trong những khu đô thị mới lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, tăng thêm 2 phường mới cho Rạch Giá và mở rộng diện tích nội thành lên đến 420 ha. Ngoài ra các dự án bất động sản, công trình giao thông ngoạn mục, và công trình dự án đã và đang triển khai khu đô thị cao cấp thành phố mới Phú Cường, khu đô thị mới Vĩnh Hiệp, con đường hành lang biển Tây Nam... sẽ tạo thế cân bằng phát triển đô thị theo chiều Đông - Tây của thành phố biển Tây Nam văn minh hiện đại. Tháng 5 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã cho khởi công tuyến tránh thành phố Rạch Giá dài 20 km, dự kiến 2014 sẽ hoàn thành. Đây là dự án thành phần của tuyến hành lang ven biển Tây nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan. Khi hoàn thành sẽ giúp Rạch Giá mở rộng mạng lưới giao thông và không gian đô thị đáng kể. Chắc chắn trong thời kỳ mới, các dự án được hoàn thành, Rạch Giá sẽ thực hiện sứ mệnh là thành phố đa chức năng, vai trò trung tâm của thành phố sẽ rõ hơn, chắc chắn hơn không chỉ khu vực tỉnh Kiên Giang mà còn vùng ven biển Tây Nam và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý: Vị trí đô thị nằm trong khoảng 10°1′0″ vĩ Bắc, 105°4′60″ kinh Đông. Phía Đông thành phố giáp các huyện Tân Hiệp và Châu Thành; Phía Tây giáp vịnh Thái Lan; Phía Nam giáp các huyện Châu Thành và An Biên; Phía Bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp. Thành phố Rạch Giá cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về hướng Tây Nam, cách thành phố Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam. Khí hậu: Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm; Nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C; Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Khí hậu ở đây rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi Địa hình: Kiên Giang vừa có vùng đồng bằng lại vừa có vùng đồi núi và biển. Ở phần đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng hải đảo Phú Quốc và Kiên Hải có nhiều núi đá, địa hình khá phức tạp. Vùng đồng bằng có độ cao từ 0,2 – 1,2 m cùng với chế độ thuỷ triều biển tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời lại bị ảnh hưởng lớn của nước mặn, nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sốngĐịa chất công trình: Điều kiện kinh tế - xã hội: Nền kinh tế của thành phố Rạch Giá được xếp vào loại lớn nhất so với các huyện thị trong tỉnh Kiên Giang và có vị thế ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ khi thị xã Rạch Giá trở thành thành phố, kinh tế-xã hội địa phương đã có bước đổi thay nhanh chóng. Năm 2007, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt kế hoạch và tăng hơn năm trước theo hướng tích cực Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố trong những thập niên 90 tăng liên tục, tuy tốc độ tăng trưởng có sự tăng trưởng ít nhiều giữa các năm. Nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã Rạch Giá trong 5 năm (2001-2005) chỉ đạt 11,75%, thì bước sang năm 2006 tăng trưởng kinh tế của thành phố Rạch Giá vươn lên mức 13,02%. Nếu tính theo giá so sánh năm 1994 thì GDP của thành phố đã tăng từ 5.466,56 tỷ đồng đến 10.540,01 tỷ đồng năm 2007. Như vậy trong vòng hơn 10 năm, GDP của thành phố Rạch Giá tăng gần 2 lần. Trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp hải sản tăng từ 1.193,72 tỷ đồng lên 1.945,65 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp tăng 2.221,27 đến 3.574,22 tỷ đồng; giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng nhanh nhất và chiếm tỷ trọng cao, nếu năm 1994 chỉ đạt 2.015,57 tỷ đồng thì đến năm 2007 tăng lên 5.020,14 tỷ đồng. Trong cơ cấu GDP của thành phố Rạch Giá, ngành nông – ngư ngiệp chiếm tỷ trọng nhỏ nhất 21%, ngành dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất 55% với sự có mặt của hàng trăm doanh nghiệp bán lẻ và trung tâm thương mại rải rác khắp thành phố, còn lại là công nghiệp – xây dựng 24%. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyet minh.doc
  • docBM Trang bia DATN.doc
  • docBM05-QT04-DT Phieu giao de tai.doc
  • dwgChi tiet.dwg
  • dwgMat bang.dwg
  • dwgTrac doc.dwg
Tài liệu liên quan