Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2019 so với chỉ tiêu kế hoạch giao đến năm 2020, định hướng kế hoạch đến năm 2025

Trong giai đoạn 2011-2015 tỉnh Bạc Liêu có 50 xã triển khai thực hiện Chương trình (đến năm 2014 còn 49 xã). - Kết quả các xã phân theo nhóm tiêu chí đến cuối năm 2015, cụ thể như sau: + Nhóm xã đạt 19/19 tiêu chí: 10 xã (08 xã các có Quyết định công nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh), tăng 10 xã so với năm 2011. + Nhóm xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí: 09 xã, tăng 09 xã so với năm 2011. + Nhóm xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí: 20 xã, tăng 18 xã so với năm 2011. + Nhóm xã đạt từ 05 - 09 tiêu chí: 10 xã, giảm 21 xã so với năm 2011. + Nhóm xã dưới 05 tiêu chí: 0 xã, giảm 19 xã so với năm 2011. - Trung bình toàn tỉnh đạt 13,80 tiêu chí/xã, tăng 7,61 tiêu chí so với năm 2011. - Huyện Phước Long có 6/7 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (huyện điểm của Trung ương giai đoạn 2011 – 2015). Với kết quả này, trong giai đoạn 2011 – 2015 không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (13 xã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Phước Long được công nhận huyện nông thôn mới)

pdf16 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2019 so với chỉ tiêu kế hoạch giao đến năm 2020, định hướng kế hoạch đến năm 2025, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
155 UBND TỈNH BẠC LIÊU KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2019 SO VỚI CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH GIAO ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƢỚNG KẾ HOẠCH ĐẾN NĂM 2025 I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI SO VỚI CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH GIAO ĐẾN NĂM 2020 1. Kết quả thực hiện Chƣơng trình giai đoạn 2011 – 2015 1.1 Kết quả thực hiện Bộ tiêu chí xã nông thôn mới: Trong giai đoạn 2011-2015 tỉnh Bạc Liêu có 50 xã triển khai thực hiện Chương trình (đến năm 2014 còn 49 xã). - Kết quả các xã phân theo nhóm tiêu chí đến cuối năm 2015, cụ thể như sau: + Nhóm xã đạt 19/19 tiêu chí: 10 xã (08 xã các có Quyết định công nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh), tăng 10 xã so với năm 2011. + Nhóm xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí: 09 xã, tăng 09 xã so với năm 2011. + Nhóm xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí: 20 xã, tăng 18 xã so với năm 2011. + Nhóm xã đạt từ 05 - 09 tiêu chí: 10 xã, giảm 21 xã so với năm 2011. + Nhóm xã dưới 05 tiêu chí: 0 xã, giảm 19 xã so với năm 2011. - Trung bình toàn tỉnh đạt 13,80 tiêu chí/xã, tăng 7,61 tiêu chí so với năm 2011. - Huyện Phước Long có 6/7 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (huyện điểm của Trung ương giai đoạn 2011 – 2015). Với kết quả này, trong giai đoạn 2011 – 2015 không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (13 xã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Phước Long được công nhận huyện nông thôn mới) 1.2 Kết quả huy động nguồn lực: Tổng nguồn vốn được huy động triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 là 6.048.810 triệu đồng, trong đó: - Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 137.722 triệu đồng (trong đó vốn trái phiếu Chính phủ 78.000 triệu đồng), chiếm tỷ lệ 2,28%. - Lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án khác: 908.472 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,02%. - Vốn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã): 545.345 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,02%. - Vốn Doanh nghiệp: 962.292 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 15,91%. - Vốn tín dụng: 2.775.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 45,88%. 156 - Vốn dân đóng góp: 585.683 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 9,68%. - Vốn huy động khác: 134.296 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 2,22%. 1.3 N uyên nhân kh n đạt mục tiêu kế hoạch iai đoạn 2011 – 2015: Công tác vận động, tuyên truyền chỉ mới dừng lại ở diện rộng, thiếu chiều sâu, có một số thành viên cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, và nhân dân ở cơ sở chưa thực sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới, xem Chương trình đơn thuần chỉ là dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng đến những mặt phát triển kinh tế, xã hội khác có liên quan, từ đó nảy sinh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy được vai trò người dân, là nền tảng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tuy đã tạo được mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp, nhưng mối quan hệ này từng lúc, từng nơi còn chưa chặt chẽ và thường xuyên, chưa duy trì được phong trào trên diện rộng (chỉ tập trung nhiều ở các địa phương là điểm chỉ đạo), việc thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án chuyên ngành phục vụ xây dựng nông thôn mới còn lúng túng, dàn trãi. Xây dựng nông thôn mới cần nhu cầu vốn rất lớn, nhưng thực tế Bạc Liêu vẫn là tỉnh nghèo, quy mô xã lớn, dân cư thưa thớt, sông ngòi chằng chịt, nền đất yếu, doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn không nhiều, vốn ngân sách ít nên sự hỗ trợ của Nhà nước có giới hạn, dẫn đến một số tiêu chí cần nhiều vốn đầu tư từ sự hỗ trợ của ngân sách đạt thấp như: Tiêu chí số 02 giao thông (chỉ có 12/49 xã đạt chuẩn), tiêu chí số 05 cơ sở vật chất trường học (có 17/49 xã đạt chuẩn), tiêu chí số 06 cơ sở vật chất văn hóa (chỉ có 12/49 xã đạt chuẩn), tiêu chí số 07 chợ nông thôn (có 30/49 xã đạt chuẩn), tiêu chí 17 môi trường (chỉ có 15/49 xã đạt chuẩn), Kinh phí hàng năm phân bổ cho Chương trình (ngân sách Trung ương và tỉnh) chưa đáp ứng yêu cầu, còn chậm, do đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Chương trình. Do Bạc Liêu là tỉnh khó khăn nên các xã mặc dù đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng một số tiêu chí quan trọng chỉ đạt ở mức thấp. Phước Long được trung ương chọn là 01 trong 05 huyện điểm chỉ đạo đạt chuẩn nông thôn mới đến cuối năm 2015, nhưng không có cơ chế hỗ trợ riêng (trong khi xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, nguồn lực từ ngân sách hỗ trợ ít). Vì vậy, Ban chấp hành huyện ủy huyện Phước Long đã nóng vội, chạy theo thành tích, thiếu dân chủ nên đã xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản (gần 400 tỷ đồng). 2. Kết quả thực hiện Chƣơng trình giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 8/2019 2.1 Chỉ tiêu kế hoạch iao đến năm 2020 * Các văn bản xác định mục tiêu và giao chỉ tiêu kế hoạch: - Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; - Công văn số 01/BCĐTW-VPĐP ngày 03 tháng 01 năm 2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 về việc phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 ngay trong năm 2019; 157 - Nghị quyết Đại Hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XV; - Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 30/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 – 2020; - Chỉ thị 15-CT/TU ngày 03 tháng 7 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2018 – 2020 và những năm tiếp theo; - Quyết định 1776/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; - Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 12/2/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2019; * Mục tiêu xác định từ đầu nhiệm kỳ đến năm 2020: - Toàn tỉnh có 25/49 xã (51%) số xã đạt chuẩn nông thôn mới; - Huyện Phước Long được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, Thành phố Bạc Liêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Lợi cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới; - Số tiêu chí bình quân/xã: 15 tiêu chí. * Bổ sung mục tiêu phấn đấu: Căn cứ kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới đến đầu năm 2018, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xác định bổ sung mục tiêu như sau: - Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh lũy kế có 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Huyện Hồng Dân: 08/08 xã; Huyện Vĩnh Lợi: 07/07 xã; Huyện Hòa Bình: 02/07 xã; Huyện Đông Hải: 04/08 xã; Thị xã Giá Rai: 04/07 xã; Huyện Phước Long: 07/07 xã; Thành phố Bạc Liêu: 03/03 xã); huyện Phước Long đạt chuẩn nông thôn mới (2017), huyện Vĩnh Lợi cơ bản đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Đạt và vượt mục tiêu giai đoạn 2016 – 2020 trong năm 2019; - Phấn đấu cuối năm 2020: + Toàn tỉnh lũy kế có 39 xã đạt chuẩn nông thôn mới; + Lũy kế có 03/07 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Phước Long, Vĩnh Lợi, Tp. Bạc Liêu); + Có 01 đến 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. + Bình quân tiêu chí/xã: 18 tiêu chí. 2.2. Kết quả thực hiện từ năm 2016 đến nay (tháng 8/2019): 2.2.1 Về xây dựng nông thôn mới cấp xã: * Kết quả thực hiện Bộ tiêu nông thôn mới: Trong giai đoạn sau năm 2015, tỉnh Bạc Liêu có 49 xã thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (xã Phong Thạnh Đông A – nâng lên thành Phương Láng Tròn) - Toàn tỉnh lũy kế có: 158 + Nhóm xã đạt 19 tiêu chí: có 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tăng 13 xã so với năm 2015); + Nhóm xã đạt 15 – 18 tiêu chí: 7 xã; + Nhóm xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí: 20 xã; + nhóm xã đạt từ dưới 9 tiêu chí: 01 xã (Vĩnh Thịnh đạt 9/19 tiêu chí). (giảm 9 xã so với năm 2015). - Hiện nay có 07 xã (04 xã của huyện Hồng Dân, 03 xã của huyện Vĩnh Lợi) đang thực hiện quy trình công nhận xã nông thôn mới cấp tỉnh; - Và có 04 xã (02 xã của Giá Rai, 01 xã của huyện Hòa Bình; 01 xã của huyện Vĩnh Lợi) đang thực hiện quy trình cấp huyện. - Trung bình toàn tỉnh đạt 16,51 tiêu chí/xã. * Kết quả huy động nguồn lực: Tổng vốn huy động: 4.830.305 triệu đồng, trong đó: - Vốn trực tiếp từ ngân sách: 1.151.276 triệu đồng, chiếm 23,83%, (trong đó: vốn trung ương là 299.910 triệu đồng, vốn NS tỉnh: 435.190 triệu đồng, NS huyện, xã là 416.176 triệu đồng) - Vốn lồng ghép: 1.546.524 triệu đồng, chiếm 32,02%; - Vốn tín dụng: 954.819 triệu đồng, chiếm 19,77%; - Vốn doanh nghiệp: 424.445 triệu đồng, chiếm 8,85%; - Vốn dân góp: 732.241 triệu đồng, chiếm, chiếm 15,16 %; - Vốn khác: 18.000 triệu đồng, chiếm 0,37%. * Kết quả thực hiện từng tiêu chí: Giai đoạn 2011 – 2015, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới thực hiện theo Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Giai đoạn 2016 – 2020, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới thực hiện theo Quyết định 1980/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bộ tiêu chí này, nội dung và chỉ tiêu cao hơn so với Bộ tiêu chí của Quyết định 491/QĐ-TTg quy định của giai đoạn 2011 - 2015. Nên sự so sánh kết quả thực hiện chỉ mang tính tương đối. Kết quả đạt được của các tiêu chí được lũy kế từ năm 2016- tháng 8/2019 (1) Về rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới (tiêu chí số 01): Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhằm nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và mối liên kết với các vùng phụ cận; bảo đảm chất lượng, phù hợp; tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, môi trường nông thôn, hài hòa với phát triển đô thị và quá trình đô thị hóa; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã. Trong quá trình thực hiện quy hoạch đã phát sinh những vấn đề về chính sách, chủ trương và điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể làm ảnh hưởng đến một số tuyến đường giao thông. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư lập quy hoạch vùng thuộc huyện Vĩnh Lợi và lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm 159 huyện lỵ huyện Vĩnh Lợi; thực hiện thủ tục lập quy hoạch chi tiết đô thị Vĩnh Hưng, tỷ lệ 1/500; thẩm định quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã Châu Thới và xã Hưng Thành. Triển khai điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xã nông thôn mới nâng cao, quy hoạch chi tiết trung tâm xã đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiến hành xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Nhìn chung, công tác rà soát, bổ sung các quy hoạch đang gặp nhiều khó khăn về kinh phí (về quy hoạch vùng huyện). Công tác cấm mốc quy hoạch các xã đang tiến hành thực hiện tuy nhiên chỉ đáp ứng ở trung tâm xã, ở điểm dân cư. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 100% xã đạt tiêu chí quy hoạch và đến nay 49/49 xã đã và đang thực hiện quy hoạch chi tiết trung tâm xã theo tỷ lệ 1/500. (2) Về phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội (tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9): a) Về iao th n (tiêu chí số 2): Trong giai đoạn qua đã đầu tư nâng cấp một số tuyến đường ô tô đến trung tâm xã, nhìn chung 100% xã trên địa bàn tỉnh có đường ô tô (4 – 7 chỗ ngồi) đến trung tâm (tuy nhiên, hiện nay còn 4 xã chưa thực hiện xây dựng tuyến đường đến trung tâm xã theo quy hoạch và ô tô đến xã phải đi đường đấu nối khác). Qua số liệu đến cuối năm 2018, toàn tỉnh đã xây mới, nâng cấp, sửa chữa gần 500 tuyến đường giao thông nông thôn (ấp liên ấp, ngõ xóm) với chiều dài gần 700 km, tổng kinh phí từ các nguồn ước đạt gần 2.122 triệu đồng; xây mới và nâng cấp cầu giao thông nông thôn 342 cây; phát quang 195 tuyến giao thông nông thôn với chiều dài 550 km;vận động nhân dân mắc bóng đèn chiếu sáng ở các tuyến giao thông nông thôn được 25km, làm mới 10 tuyến lộ đất đen, dài 6,75 km nhằm phục vụ đi lại của người dân. Đến nay có 27/49 xã đạt tiêu chí giao thông (tăng 16 xã so với năm 2016), đạt 69,23% so với kế hoạch đến 2020 (có 39 xã đạt). b) Về thủy lợi (tiêu chí số 3): Số liệu báo cáo đến cuối năm 2018, Các địa phương thi công nạo vét công trình thủy lợi, thủy nông nội đồng được 949 công trình với chiều dài 983,68 km, khối lượng 6.577.866 m3; nâng cấp, sữa chữa 104 đập thủy lợi ngăn mặn, giữ ngọt; nạo vét hoàn thành 02 ô thủy lợi khép kín. Nhìn chung, hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất, riêng một số xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, Đông Hải hệ thống thủy lợi nhanh bồi lắng nên một số xã gặp khó khăn về nguồn nước để phát triển sản xuất. Đến nay có 49/49 xã đạt tiêu chí thủy lợi (tăng 01 xã so với năm 2016), đạt 100% so với kế hoạch đến năm 2020. c) Về điện (tiêu chí số 4): Trong giai đoạn 2016 – 2018, đã đầu tư kéo mới lưới điện được 47 tuyến với chiều dài trên 63 km. Các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục vận động nhân dân đổ trụ điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện; đồng thời mắc mới điện kế an toàn cho nhân dân sử dụng góp phần nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện an toàn từ các nguồn trên địa bàn tỉnh đạt 98,6%. Đến nay có 46/49 xã đạt (tăng 9 xã so với năm 2016), đạt 93,88 % so với Kế hoạch đến năm 2020 (có 49/49 xã đạt). d) Về trường học (tiêu chí số 5): Xây dựng mới 6 trường học, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng công trình phụ được 54 trường; Nâng tổng số lên 137/205 trường toàn tỉnh trên địa bàn nông thôn đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất (chiếm tỷ lệ 66,82%). 160 Đến nay có 33/49 xã đạt (tăng 14 xã so với năm 2016), đạt 84,61% so với kế hoạch đến năm 2020 (có 39 xã đạt). e) Về cơ s vật chất văn hóa (tiêu chí số 6) 14: Xây dựng mới được 01 nhà văn hóa xã, sang lấp mặt bằng chuẩn bị đầu tư 04 nhà văn hóa xã, nâng tổng số nhà văn hóa xã hiện có trên địa bàn tỉnh là 27 nhà văn hóa xã; xây dựng mới sửa chữa, nâng cấp 49 nhà văn hóa ấp, nâng tổng số 421/452 nhà văn hóa ấp đạt đạt chuẩn, sữa chữa, nâng cấp 01 trụ sở xã; xây dựng 01 cổng chào ấp, với tổng kinh phí trên 21.660 triệu đồng đáp ứng yêu cầu sinh hoạt văn hóa của người dân. Đến nay có 35/49 xã đạt (tăng 23 xã so với năm 2016), đạt 89,74% so với kế hoạch đến năm 2020 (có 39 xã đạt). f) Về cơ s hạ tần thươn mại nông thôn (tiêu chí số 7): Sửa chữa, nâng cấp 04 chợ nông thôn, đã bàn giao đưa vào sử dụng được 01 chợ nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa ở địa phương. Ngoài ra các địa phương sắp xếp lại các chợ trên địa bàn tránh lấn chiếm lòng lề đường góp phần trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa ở nông thôn. Đến nay có 46/49 xã đạt (tăng 16 xã so với năm 2016), đạt 93,88% so với kế hoạch đến năm 2020 (có 49/49 xã đạt). g) Về thông tin và truyền thông (tiêu chí số 8): Đến nay Tất cả các xã trên địa bàn tỉnh được đầu tư, nâng cấp bưu điện văn hóa xã phục vụ bưu chính viễn thông, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Các xã đều có Trạm truyền thanh, hệ thống loa không dây được trang bị đến các nhà văn hóa ấp, hệ thống thông tin liên lạc di động và mạng internet đã phát triển và phủ sóng đến các ấp, phục vụ tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các hoạt động của địa phương. Đồng thời, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động. Một số trạm truyền thanh xã được nâng cấp trang thiết bị thu phát sóng, thay mới đầu thu không dây, hệ thống loa, Đến nay có 46/49 xã đạt (tăng 01 xã so với năm 2016), đạt 93,88% so với kế hoạch đến năm 2020 (có 49/49 xã đạt). h) Về nhà dân cư (tiêu chí số 9): Số liệu đến cuối năm 2018, lũy kế từ 2016 đã hỗ trợ xây dựng 2.197 căn nhà tình nghĩa, tình thương, nhà đại đoàn kết, kinh phí 65.910 triệu đồng (Nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 và Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ); vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, làm hàng rào (bê tông, cây xanh) với tổng chiều dài 45,4 km, phát quang tuyến đường giao thông trước nhà và mắc bóng đèn chiếu sáng ở các tuyến giao thông nông thôn được 25km. Đến nay có 44/49 xã đạt (tăng 13 xã so với năm 2016), đạt 112,82 % so với kế hoạch đến năm 2020 (có 39/49 xã đạt). (3) Về chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập (tiêu chí số 10, 12): a) Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân (tiêu chí số 10) 14 Đã có 27/49 xã có Trung tâm Văn hoá - Thể thao xã (trong đó có 21 trung tâm đạt theo quy định đã được công nhận nông thôn mới); 421/452 số ấp có nhà văn hoá/nhà sinh hoạt cộng đồng (trong đó có 156 nhà văn hóa đạt theo quy định thuộc 21 xã đã được công nhận Nông thôn mới), có 08 sân vận động và sân bóng đá với diện tích 19.000 m2 , 01 nhà thi đấu và nhà tập luyện, 550 câu lạc bộ TDTT cơ sở được thành lập. 161 Trong gần 04 năm qua đã triển khai thực hiện mô hình sản xuất và mô hình trình diễn nhằm nhân rộng cho nông dân được hơn 70 mô hình15. Ngoài ra, xây dựng được 23 cánh đồng lớn với diện tích canh tác là 11.643 ha; Các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa năm 2019 được trên 50.000 ha, sản lượng bao tiêu ước đạt 312.000 tấn lúa. Có 40 công ty, doanh nghiệp, HTX, đại lý tham gia bao tiêu 16. Phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: toàn tỉnh có 07 Công ty ứng dụng công nghệ cao (áp dụng công nghệ nhà màng của Israel; công nghệ cho ăn tự động của Úc; công nghệ sinh học xác định tình trạng sức khỏe của tôm,...), với tổng diện tích 800 ha, năng suất bình quân 29,97 tấn/ha mặt nước nuôi. Đồng thời thực hiện trên 115 chuyên mục khuyến nông và 16 chuyên mục “Đồng hành cùng nhà nông” trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bạc Liêu; tập huấn khuyến nông 189 lớp, với 5.496 người tham dự; in ấn 8.000 cuốn tài liệu và 1.000 tờ rơi về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Công tác khuyến nông, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp17. Một số mô hình hiệu quả khá cao: Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh 18; mô hình liên kết sản xuất trên 23 cánh đồng lớn 19; mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao20; mô hình liên kết chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm21 Từ đó góp phần nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn đến cuối năm 2018 đạt 31,14 triệu đồng/người/năm so với 25,74 triệu đồng/người năm năm 2016. Đến nay, có 43/49 xã đạt tiêu chí về thu nhập (tăng 6 xã so với năm 2016), đạt 110,26% so với kế hoạch đến năm 2020 (có 39/49 xã đạt). b) Nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm nông thôn (tiêu chí số 12)22 15 Mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh 02 giai đoạn; mô hình trồng màu (bí đỏ) trên ruộng; Mô hình thí điểm trồng lúa kết hợp NTTS; mô hình nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh ở vùng có độ mặn thấp; mô hình trình diễn nuôi cá dứa; mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần; mô hình nuôi gà Ri lai; mô hình trình diễn giống lúa chịu phèn ĐTM; mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới, kết hợp hệ thống tưới phun; Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen lúa bẻ càng một giai đoạn; mô hình canh tác lúa thông minh trên nền đất tôm – lúa;... 16 Hợp tác xã Vĩnh Cường, Công ty Cổ phần Quốc tế Gia, Công ty Hiếu Nhân, Công ty Thuận Minh, HTX Hữu Nghị,... 17 Các chương trình, dự án năm 2017 - 2018 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đầu tư 18 Lợi nhuận bình quân 600 triệu đồng/ha/vụ, mô hình nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh - lợi nhuận bình quân 332 triệu đồng/ha, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh - lợi nhuận bình quân 400 triệu đồng/ha, mô hình nuôi cá kèo thâm canh - lợi nhuận bình quân 300 triệu đồng/ha, Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh chuyển giao mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong dân 40 ha, tỷ lệ thành công trên 90%; 5 Hiệu quả 23 cánh đồng lớn, với diện tích canh tác bình quân 100 ha/cánh đồng . Thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ các vụ lúa đạt 35% diện tích gieo trồng và trên 27% sản lượng lúa 20 Với 04 mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh trong nhà lưới, diện tích 397,6 ha ch