Thuế thương mại điện tử: Những vấn đề đặt ra

Thương mại điện tử (E-Commerce hay E-Business) - quy trình mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là trực tuyến qua máy tính và mạng Internet cũng không là một ngoại lệ. Hiện nay, Việt Nam chưa có một chính sách thuế riêng và chưa có quy trình quản lý thuế riêng cho thương mại điện tử (TMĐT). Điều này một phần là do nền kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế hàng hóa nên tác động của TMĐT chưa sâu, phần khác do bản thân TMĐT chưa phát triển mạnh trong giai đoạn vừa qua nên yêu cầu về một cơ chế riêng cho TMĐT chưa thực sự cấp thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, khi kinh tế Việt Nam hội nhập đầy đủ và chuyển từ kinh tế hàng hoá sang kinh tế dịch vụ, hoạt động TMĐT ở Việt Nam sẽ có những chuyển biến mới thì chính sách thuế TMĐT sẽ phải được hệ thống hóa và pháp điển hóa hợp lý để đáp ứng đầy đủ việc quản lý loại hình thuế này. TMĐT có những đặc thù riêng là giao dịch thông qua các phương tiện điện tử, sử dụng chữ ký điện tử, tốc độ giao dịch nhanh chóng, không bị giới hạn bởi không gian địa lý, khả năng tiếp cận và tương tác thông tin tức thời nhưng về mặt pháp lý, hoạt động TMĐT vẫn tuân theo các hoạt động về thương mại nói chung và chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về thương mại. Pháp luật về TMĐT cũng đã có Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn về TMĐT. Do vậy, theo quy định hiện hành của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, chính sách thuế áp dụng đối với TMĐT cũng không khác nhiều với thương mại truyền thống.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuế thương mại điện tử: Những vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuế thương mại điện tử: Những vấn đề đặt ra TCTC Online - Mọi hiện tượng kinh tế truyền thống hay hiện tượng kinh tế mới phát sinh đều phải được điều chỉnh một cách công bằng về thuế thì mới bảo đảm môi trường phát triển chung bình đẳng và bền vững. Thực trạng quản lý thuế đối với thương mại điện tử Thương mại điện tử (E-Commerce hay E-Business) - quy trình mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là trực tuyến qua máy tính và mạng Internet cũng không là một ngoại lệ. Hiện nay, Việt Nam chưa có một chính sách thuế riêng và chưa có quy trình quản lý thuế riêng cho thương mại điện tử (TMĐT). Điều này một phần là do nền kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế hàng hóa nên tác động của TMĐT chưa sâu, phần khác do bản thân TMĐT chưa phát triển mạnh trong giai đoạn vừa qua nên yêu cầu về một cơ chế riêng cho TMĐT chưa thực sự cấp thiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới, khi kinh tế Việt Nam hội nhập đầy đủ và chuyển từ kinh tế hàng hoá sang kinh tế dịch vụ, hoạt động TMĐT ở Việt Nam sẽ có những chuyển biến mới thì chính sách thuế TMĐT sẽ phải được hệ thống hóa và pháp điển hóa hợp lý để đáp ứng đầy đủ việc quản lý loại hình thuế này. TMĐT có những đặc thù riêng là giao dịch thông qua các phương tiện điện tử, sử dụng chữ ký điện tử, tốc độ giao dịch nhanh chóng, không bị giới hạn bởi không gian địa lý, khả năng tiếp cận và tương tác thông tin tức thời… nhưng về mặt pháp lý, hoạt động TMĐT vẫn tuân theo các hoạt động về thương mại nói chung và chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật về thương mại. Pháp luật về TMĐT cũng đã có Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 57/2006/NĐ-CP hướng dẫn về TMĐT. Do vậy, theo quy định hiện hành của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, chính sách thuế áp dụng đối với TMĐT cũng không khác nhiều với thương mại truyền thống. Về cơ bản, các sắc thuế hiện nay như thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã bao quát tương đối đầy đủ hoạt động thương mại, kể cả cho TMĐT. Trong đó, có một số quy định được đưa ra với mục tiêu khuyến khích, tạo điều kiện cho sự phát triển của TMĐT như tại Điều 5, Luật Thuế GTGT năm 2008 có quy định phần mềm máy tính là đối tượng không chịu thuế và chịu thuế suất 0% khi xuất khẩu; hay tại Luật thuế TNDN năm 2008 và các văn bản hướng dẫn có quy định các DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm được hưởng ưu đãi về thuế suất và về thời gian miễn thuế, giảm thuế. Có thể dẫn chiếu chính sách thuế đang được áp dụng với một số hoạt động TMĐT hiện nay như sau: - Đối với các giao dịch TMĐT qua biên giới, cung cấp dịch vụ có hiện diện thương mại và cung cấp dịch vụ có hiện diện của thể nhân do các tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành tại Việt Nam đã được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 (Thông tư 134) hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, cụ thể: Tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận, hoặc cam kết giữa họ với tổ chức, cá nhân Việt Nam. Trong đó có quy định, đối tượng hoạt động tại một nước ký kết này thay mặt cho một DN của nước ký kết kia thì DN đó sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại nước thứ nhất đối với các hoạt động mà đối tượng trên thực hiện cho DN. Nghĩa là, hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới (chiều vào) cho tổ chức, cá nhân kinh doanh và hoạt động cung cấp dịch vụ qua hiện diện thương mại (cơ sở thường trú) đã được điều chỉnh cụ thể. - Hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới (chiều vào) cho người tiêu dùng không được quy định trong Thông tư 134 mà được điều chỉnh theo hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với những quốc gia và vùng lãnh thổ có ký hiệp định với Việt Nam hoặc sẽ chịu thuế theo quy định tại nội luật đối với các DN ở những quốc gia và vùng lãnh thổ chưa ký kết hiệp định với Việt Nam. Vấn đề tồn tại trong thương vụ này là xác định dịch vụ được cung cấp tại Việt Nam hay ngoài Việt Nam. Nếu cung cấp tại Việt Nam thì phải chịu thuế GTGT và thuế TNDN theo luật Việt Nam. Nếu cung cấp ngoài Việt Nam thì chỉ chịu thuế TNDN theo nội luật với đối tượng không áp dụng hiệp định hoặc theo hiệp định đối với những đối tượng được áp dụng hiệp định. - Hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới (chiều đi) được quy định trong phần dịch vụ xuất khẩu tại các văn bản hướng dẫn luật thuế GTGT và thuế TNDN. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại vẫn là thương vụ này là dịch vụ được cung cấp tại Việt Nam hay ngoài Việt Nam. Nếu cung cấp tại Việt Nam thì đó là dịch vụ xuất khẩu và được áp dụng thuế suất GTGT 0% hoặc không chịu thuế phụ thuộc vào ưu đãi của nội luật. Nếu cung cấp ngoài Việt Nam thì không chịu điều chỉnh bởi Luật Thuế GTGT, mà chỉ chịu thuế TNDN đối với một khoản thu nhập phát sinh do kinh doanh ở nước ngoài theo quy định hiện hành. - Một số hoạt động cung cấp dịch vụ qua biên giới sẽ phát sinh trong tương lai thuộc diện chịu thuế TTĐB như casino online hoặc xổ số online cũng chưa được xác định để điều chỉnh trong nội luật. - Hoạt động mua dịch vụ tiêu thụ ở nước ngoài hiện nay chưa được quy định rõ về bản chất. Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam mua dịch vụ qua biên giới nhưng tiêu thụ ở nước ngoài vẫn chưa được quy định rõ ràng. Ngoài tồn tại do xác định nơi cung cấp dịch vụ như hình thức cung cấp dịch vụ qua biên giới thì việc tiêu thụ dịch vụ ở nước ngoài còn phụ thuộc vào địa điểm sử dụng dịch vụ để áp dụng pháp luật. Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ ở nước ngoài chỉ mới được quy định cho hai hình thức là vận tải quốc tế và tour du lịch trọn gói ra nước ngoài. Các hoạt động khác như giáo dục, y tế và các dịch vụ khác chưa được quy định cụ thể. - Ngoài ra, TMĐT cũng đưa ra một số hình thức kinh doanh mới mà pháp luật thuế hiện hành chưa điều chỉnh, đó là việc cung ứng dịch vụ giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C) hoặc việc cung ứng dịch vụ giữa người tiêu dùng đến DN (C2B). Các hoạt động này trong thương mại truyền thống có quy mô nhỏ và phân tán nên xét về hiệu quả chưa điều chỉnh và chưa quản lý thu. Đối với TMĐT, trong giai đoạn đầu có thể chưa điều chỉnh về thuế để tạo điều kiện phát triển lên quy mô lớn hơn nhưng sẽ có cơ chế điều chỉnh trong tương lai. Có thể thấy, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam đã điều chỉnh tương đối đủ các hình thức thương mại được áp dụng không phân biệt là thương mại truyền thống hay TMĐT. Tuy nhiên, chính sách vẫn còn khoảng trống với một số hình thức thương mại mới phát sinh trong TMĐT. Bước đầu tác động của “lỗ hổng” này chưa lớn nhưng trong tương lai nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra bất bình đẳng trong thu thuế và hạn chế quyền đánh thuế của Việt Nam trong một thị trường thương mại hội nhập toàn cầu. - Về đăng ký thuế Theo quy định của Luật Quản lý Thuế, các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ vào Việt Nam cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước là người mua sẽ phải khai thuế theo từng hợp đồng và khấu trừ nộp thay thuế cho DN nước ngoài. Tuy nhiên, việc đăng ký thuế khi DN nước ngoài cung cấp dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay chưa được quy định cụ thể do điều này chỉ xảy ra trong TMĐT theo nghĩa hẹp. Về nguyên tắc, người mua không phải là người nộp thuế đối với thuế GTGT, TTĐB hoặc TNDN nhưng do người bán ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nên việc yêu cầu đăng ký còn bị hạn chế. Nên chăng cần có một quy định là trước khi cung cấp dịch vụ qua biên giới cho người tiêu dùng, DN nước ngoài cung cấp dịch vụ cần đăng ký thuế (điện tử) với cơ quan thuế Việt Nam và trích tiền thuế khấu trừ khi người mua trả tiền mua dịch vụ theo chính sách thuế mà Việt Nam ban hành. Các hoạt động mua bán hàng hoá truyền thống giữa những người tiêu dùng hiện nay không phải là đối tượng điều chỉnh của các loại thuế nên không phải đăng ký thuế. Tuy nhiên, trong tương lai việc cung cấp dịch vụ trong TMĐT qua hình thức C2C hoặc C2B phát triển, nếu không quản lý và điều chỉnh sẽ gây thiệt thòi cho những DN kinh doanh TMĐT và không tạo công bằng trong môi trường kinh doanh. - Về khai thuế Hoạt động thương mại của các DN được khai thuế GTGT theo tháng. Trong nỗ lực nhất định để thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, Tổng cục Thuế đã dự kiến xác định ngưỡng để một số DN nhỏ và vừa thực hiện khai thuế theo quý. Thuế TNDN của các DN thương mại được tạm khai theo quý và quyết toán theo năm. Riêng với các DN nước ngoài bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ qua biên giới cho DN Việt Nam thì bên Việt Nam mua hàng hoá, dịch vụ phải kê khai và nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo từng lần phát sinh thu nhập (là lúc người mua thanh toán cho người bán). Để thực hiện định hướng chiến lược cải cách quản lý thuế đến năm 2020, cơ quan thuế đã triển khai việc khai thuế điện tử đến người nộp thuế. Tính đến tháng 3/2012, số người nộp thuế khai thuế điện tử là 93.000 trên tổng số 112.000 người đăng ký khai thuế điện tử. Với tiến độ mở rộng khai thuế điện tử nêu trên, việc đáp ứng khai thuế cho hoạt động TMĐT mang tính khả thi cao... - Về nộp thuế Ngành Thuế đã triển khai việc nộp thuế qua ngân hàng một cách rộng rãi. Tổng cục Thuế đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại (NHTM) thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN tại các điểm giao dịch của NHTM. Người nộp thuế giao dịch với ngân hàng trực tiếp tại quầy hoặc thông qua các dịch vụ điện tử như Internet, ATM hoặc eBanking. Hiện nay, Tổng cục Thuế và Kho bạc Nhà nước đã ký thoả thuận với 9 NHTM để người nộp thuế có thể nộp thuế thuận lợi tại các chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng trên phạm vi cả nước. Để tiếp cận với các dịch vụ này, DN chỉ việc đăng nhập vào website của cục thuế nơi DN đăng ký thuế. Bên cạnh đó, để đáp ứng cho xu thế hội nhập, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 51/2010/NĐCP quy định về hóa đơn bán hàng hóa dịch vụ, trong đó đáng chú ý có hình thức hóa đơn điện tử và việc ủy quyền lập hóa đơn tạo điều kiện cho việc mở rộng TMĐT. Định hướng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Với các đặc trưng của TMĐT, để điều chỉnh và quản lý có hiệu quả cần chú ý đến các mối quan hệ sau: Một là, khi áp dụng thuế đối với TMĐT phải chú ý đến mối quan hệ với hoạt động thương mại truyền thống. Một hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ trong thương mại truyền thống chịu loại thuế nào thì hoạt động đó trong TMĐT cũng phải chịu cùng loại thuế với thuế suất tương tự để đảm bảo cạnh tranh công bằng, trừ một số hoạt động ưu đãi hoặc khuyến khích mà Nhà nước quy định trong từng thời kỳ; Hai là, khi áp dụng thuế đối với TMĐT phải lưu ý bình đẳng về nghĩa vụ giữa nhà cung cấp ở trong nước và nhà cung cấp ở ngoài nước, tránh ưu đãi trong nước để tạo nên phân biệt đối xử nhưng cũng không từ bỏ quyền đánh thuế với nhà cung cấp nước ngoài để dẫn đến bỏ sót nguồn thu và cạnh tranh không bình đẳng; Ba là, TMĐT có yếu tố nước ngoài phải được áp dụng thuế trên cơ sở các hiệp định song phương và các cam kết quốc tế về thuế mà Việt Nam tham gia; Bốn là, việc thu thuế TMĐT phải được vận dụng đầy đủ theo luật thuế hiện hành và có bổ khuyết những phát sinh khi có các hoạt động kinh doanh mới do triển khai TMĐT tạo ra; Năm là, việc quản lý thuế TMĐT phải được đồng bộ hoá bằng phương tiện điện tử và phương thức quản lý hiện đại để tránh kìm hãm tốc độ phát triển TMĐT. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với thương mại điện tử Thời gian tới, để tăng cường kiểm soát các giao dịch, nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT đang ngày càng phát triển, gia tăng cả về số lượng và phương thức hoạt động, cần tập trung triển khai một số nội dung sau: Một là, Bộ Tài chính ban hành bổ sung một số quy định về thuế còn chưa điều chỉnh để tránh thất thu, tiến đến xây dựng và ban hành một thông tư hướng dẫn đầy đủ về thuế đối với hoạt động TMĐT để DN dễ dàng tham chiếu; Hai là, cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan quản lý như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước; phối hợp với các công ty viễn thông, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng… để trao đổi, thu thập thông tin của các đơn vị có hoạt động TMĐT; thông tin về việc đăng ký website sàn TMĐT, đăng ký tên miền, thuê máy chủ, thuê đường truyền dẫn, thanh toán qua ngân hàng. Ba là, xây dựng cơ sở dữ liệu và triển khai rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế điện tử, hoá đơn điện tử, nộp thuế online… đảm bảo 100% người nộp thuế đều có điều kiện tiếp cận các phương tiện này, để bắt nhịp cùng với TMĐT, đồng thời giảm thời gian tuân thủ về thuế của các hoạt động kinh doanh truyền thống; Bốn là, tiến hành rà soát các đối tượng mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh qua mạng không có cơ sở thường trú tại Việt Nam để xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế, chống thất thu thuế; Năm là, xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm trang bị cho công chức thuế các kiến thức về TMĐT và công nghệ thông tin, đào tạo về kỹ năng khai thác dữ liệu điện tử để phục vụ thanh tra, làm giảm thời gian thanh tra tại các cơ sở kinh doanh. TS. Nguyễn Xuân Sơn (Bài đăng Tạp chí Tài chính số 6/2012)
Tài liệu liên quan