Tư tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc được hình thành như thế nào từ khi gặp chủ nghĩa Mác Lênin

Thế kỷ XX đã đi qua, với dân tộc ta đây là thế kỷ của những biến đổi to lớn và sâu sắc, thế kỷ đấu tranh gian nan, oanh liệt giành lại độc lập dân tộc, tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội với những chiến công mang ý nghĩa lịch sử và thời đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân ta bước vào thế kỷ XXI với quyết tâm xây dựng đất nước định hướng theo con đường chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

doc17 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư tưởng cách mạng Nguyễn Ái Quốc được hình thành như thế nào từ khi gặp chủ nghĩa Mác Lênin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ XX đã đi qua, với dân tộc ta đây là thế kỷ của những biến đổi to lớn và sâu sắc, thế kỷ đấu tranh gian nan, oanh liệt giành lại độc lập dân tộc, tự do, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội với những chiến công mang ý nghĩa lịch sử và thời đại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân ta bước vào thế kỷ XXI với quyết tâm xây dựng đất nước định hướng theo con đường chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.   Sự thắng lợi to lớn trong hai mươi năm đổi mới của Đất nước ta một lần nữa khẳng định con đường cách mạnh của dân tộc ta là đúng đắn. Trong đó một trong những vấn đề căn bản đưa đến sự thành công đó là Đảng ta luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động.  Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh đúng đắn mà không ai có thể phủ nhận rằng: Tư tưởng Hồ Chí Minh đã vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin một cách sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6/1991) Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi vào Cương lĩnh và điều lệ của mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) một lần nữa khẳng định lại điều này. Đây là một sự tổng kết sâu sắc, bước phát triển mới trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng ta và là một quyết định quan trọng có ý nghĩa lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp cách mạng nước ta, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.  Trong điều kiện mới, chúng ta càng khẳng định và kiên trì đi theo con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Khát khao cháy bỏng của Hồ Chí Minh là độc lập cho dân tộc, nhưng Người cũng cho rằng, độc lập phải gắn với tự do, phải làm cho nhân dân sống một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh trước khi qua đời thể hiện trong bản di chúc là: “Tòan Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.” Kiên định con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn, hiện nay chúng ta tiếp tục thực hiện sáu đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đã được Đại hội Đảng lần thứ VII đã khái quát. Kiên định đi theo con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn là tiêu chí đánh giá sự vững vàng về chính trị, tư tưởng, lập trường, lý tưởng xã hội chủ nghĩa của mỗi một công dân Việt Nam yêu nước. Chúng ta tin tưởng rằng con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra là con đường phù hợp với qui luật, là con đường phát triển tất yếu của dân tộc Việt Nam.  Lịch sử dân tộc Việt Nam hơn bảy thập kỷ qua luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm cơ sở lý luận, dưới sự lãnh đạo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.  Vì vậy, trong sự nghiệp đổi mới hiện nay vấn đề đặt ra là phải không ngừng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, vận dụng một cách sáng tạo và thiết thực lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.  Tư tưởng Hồ Chí Minh đã và đang soi đường cho sự nghiệp cách mạng ở nước ta và cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc. Nhân dân ta nguyện quyết tâm xây dựng đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.  I. Tình trong nước và thế giới đầu thế kĩ 20 ,tính tất yếu khách quan về sự ra đời của Đảng   1. Tình hình thế giới      - CNTB chuyển sang giai đoạn chủ  nghĩa đế quốc và xâm lược các nước nhỏ  yếu, biến các nước thành thuộc  địa.     Đã làm nảy sinh 2 mâu thuẫn mới:       + Các nước thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân       Vì  vậy các nước thuộc địa đứng lên đấu tranh là tất yếu để giành độc lập. Nhưng đấu tranh bằng con đường nào do yếu tố thời đại quy định, trong đó có VN.       + Chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế quốc: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đế quốc chia nhau thị trường thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc cách mạng này là bằng chứng sinh động, hiện thực và đầy sức thuyết phục về tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Cách mạng tháng 10 có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước Nga và Thế giới. * Với nước Nga: - Cách mạng tháng 10 mở ra một kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga. + Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng. Thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. * Với Thế giới: - Cách mạng tháng 10 có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tiến trình lịch sử và cục diện Thế giới: + Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 và sự ra đời của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đầu tiên trên Thế giới đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống hoàn chỉnh bao trùm Thế giới. + Thế giới đã phân chia thành 2 hệ thống xã hội đối lập: * Hệ thống xã hội Tư bản chủ nghĩa. * Hệ thống xã hội Xã hội chủ nghĩa. “Như ánh mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng 10 chiếu rọi khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người, chưa có cuộc Cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” (Hồ Chí Minh). Do ảnh hưởng to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 ,tháng 1-1919, dưới sự lãnh đạo của Lênin, Hội nghị đại biểu của 8 Đảng Cộng sản và nhóm cộng sản đã kêu gọi tất cả các Đảng Cộng sản, các tổ chức xã hội chủ nghĩa phái tả tham gia Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba). Quốc tế Cộng sản đã có công lao trong việc tổ chức và lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân thế giới. Quốc tế Cộng sản đã rất chú trọng tới vấn đề giải phóng dân tộc. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được Đại hội II Quốc tế Cộng sản (1920) thông qua đã đặt nền tảng chính trị và tư tưởng cho việc giải quyết đúng đắn những vấn đề phức tạp của phong trào giải phóng dân tộc. Trên con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đọc Luận cương, hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba. 2. Tình hình trong nước 2.1 Những mâu thuẫn trong xã hội cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, đặt ách đô hộ và thi hành các chính sách phản động phản diện.  - Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp mọi quyền hành đều nằm trong tay bọn tư bản Pháp, vua quan phong kiến nhà Nguyễn chỉ là bù nhìn tay sai. Chúng dùng chính sách: chia để trị, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ; thẳng tay đàn áp và khủng bố khốc liệt các tư tưởng, hoạt động yêu nước làm cho dân tộc Việt Nam lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị. - Về kinh tế, chúng tiến hành tiến hành chương trình khai thác thuộc địa đại quy mô nhằm khai thác tài nguyên, bóc lột nhân công, cướp ruộng đất của nhân dân, biến Việt Nam và Đông Dương thành thị trường độc quyền của Pháp. - Về văn hóa, xã hội, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân lập nhiều nhà tù hơn trường học. Đầu độc thanh niên bằng rượu, thuốc phiện; mị dân, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam . Tuyên truyền văn hóa thực dân vong bản nhằm thủ tiêu tinh thần yêu nước và nền văn hóa của dân tộc ta. Việt Nam từ xã hội phong kiến độc lập đã trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Dân tộc Việt Nam bị mất tự do, kinh tế không phát triển, đời sống vô cùng cực khổ. Dưới ách thống trị của thực dân Pháp tình hình giai cấp – xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. - Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành: + Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta + Trung địa chủ + Tiểu địa chủ - Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng - Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. - Giai cấp nông dân + Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông + Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng. + Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp. - Giai cấp công nhân + Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. + Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp. + Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới. Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam - Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến). - Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp. - Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh. - Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc. - Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga. - Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng. - Giai cấp tư sản + Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp. + Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng. + Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. - Giai cấp tiểu tư sản + Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp. + Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng. Với những biến đổi xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX thì ngay trong lòng xã hội đã xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản phải giải quyết đó là: - Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc, tay sai - Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (nông dân) với địa chủ phong kiến. Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật thiết và quy định lẫn nhau. Hai mâu thuẫn cơ bản này xuất hiện trong lòng xã hội Việt Nam , nếu giải quyết đúng đắn hai mâu thuẫn này sẽ tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam phát triển. Do đó ta nói việc giải quyết những mâu thuẫn trong lòng xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nằm ngay trong lòng xã hội ấy. 2.2 Sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản - Xu hướng phong kiến: Phong trào Cần Vương (1885-1896) - Xu hướng nông dân: Khởi nghĩa Yên Thế - Xu hướng tư sản: tiêu biểu Phong trào Đông Du ( 1906-1908) ( Phan Bội Châu) và Phong trào Duy Tân ( Phan Chu Trinh) - Giai đoạn 1919-1925: Phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức đình công, bãi công, tiêu biểu như các cuộc bãi công của công nhân Ba Son (1925-Sài gòn) do Tôn Đức Thắng tổ chức, cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định ngày 30-4-1925, đòi chủ tư bản phải tăng lương, bỏ đánh đập,.. giai đoạn này hình thức bãi công trở thành phổ biến, diễn ra trên quy mô lớn và thời gian dài hơn. - Giai đoạn 1926-1929, phong trào bãi công đã có sự lãnh đạo của các tổ chức như: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ năm 1929 (năm 1928-1929 có khoảng 40 cuộc bãi công diễn ra trên cả nước). + Phong trào đấu tranh giai đoạn này đã mang tính chất chính trị rõ rệt, đã có sự liên kết giữa các nhà máy, các ngành và các địa phương. Phong trào công nhân đã có sức lôi cuốn phong trào dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. +Cũng vào thời gian này phong trào yêu nước phát triển một cách mạnh mẽ, đặc biệt là phong trào ông dân diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước, như: nông dân Hà Nam, Nam Định Ninh Bình, nghệ An, Hà Tĩnh…đấu tranh chống bọn địa chủ cướp đất, đòi chia ruộng công… Phong trào công nhân và nông dân đã hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống thực dân phong kiến Tuy nhiên xét đến cùng các phong trào có tác động chưa thật sự lớn đối với đối với cách mạng Việt Nam. Nguyên nhân:             + Thiếu một đường lối  đúng đắn             + Thiếu phương pháp cách mạng phù hợp             + Thiếu một tổ chức chính trị lãnh đạo chặt chẽ.       -> Đất nước đang khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo. Nhu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là có một chính Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân. 3. Tính tất yếu khách quan sự ra đời của Đảng Một trong những phát hiện vĩ đại của Mác, Ăng - ghen là đã sớm biết tách riêng giai cấp vô sản ra đời từ khối quần chúng bị áp bức, phát hiện ra vị trí đặc biệt và những xu hướng lịch sử của nó. Từ đó, khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và chỉ ra những hình thức và phương pháp thực hiện sứ mệnh đó.  Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những vấn đề chủ yếu nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nó đã được Mác, Ăng-ghen luận chứng một cách khoa học xuyên suốt trong nhiều tác phẩm và được Lênin tiếp tục phát triển trong những điều kiện lịch sử mới. Ngay từ cuối năm 1844, trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học Pháp quyền của Hê-ghen”, lần đầu tiên Mác đã nêu lên vấn đề sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và những điều kiện mà qua đó nó xóa bỏ quan hệ bóc lột, TBCN, thiếp lập quan hệ xã hội mới. Trong điều kiện mới Lênin đã phát triển lý luận Mác-xít về giai cấp công nhân như là “điều chủ yếu của học thuyết Mác”. “Trong tất cả mọi giai đọan đấu tranh vì một thế giới mới, vì chủ nghĩa cộng sản, giai cấp công nhân là lãnh tụ của phong trào cách mạng, là người lãnh đạo của nhân dân lao động”. Lê-nin đã cụ thể hóa sự lãnh đạo của giai cấp công nhân trong điều kiện của cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.  Lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được thể hiện ở một số luận điểm cơ bản sau:  * Giai cấp công nhân là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và người sáng tạo ra xã hội mới.  * Giai cấp công nhân là người lãnh đạo trong phong trào cách mạng giải phóng của quần chúng bị áp bức trong xã hội hiện tại.  * Giai cấp vô sản phải hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của mình. Chủ nghĩa Mác Lê-nin là điều kiện ắt có, cơ bản để giai cấp vô sản từ giai cấp “tự nó” chuyển thành giai cấp “vì nó”.  * Sự ra đời của Đảng Cộng Sản là tất yếu khách quan. Đảng Cộng Sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào công nhân và là nhân tố quyết định thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. “Vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản” luôn là vấn đề trung tâm trong suốt một cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng lâu dài và quyết liệt từ khi chủ nghĩa Mác Lê-nin ra đời và các giai đoạn phát triển sau đó.  Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là kết quả của quá trình vận động hợp quy luật, của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố : chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.  - Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Sự kiện đó chứng tỏ giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành “đủ sức lãnh đạo cách mạng”. - Từ đây, giai cấp công nhân Việt Nam đã có một bộ tham mưu của giai cấp và dân tộc lãnh đạo, đánh dấu sự chiến thắng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với các trào lưu tư tưởng phi vô sản.  - Đảng ra đời mở ra một bước ngoặt lớn cho cách mạng Việt Nam. Với cương lĩnh đúng đắn, Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho mọi thắng lợi của cách mạng nước ta, là nhân tố quyết định phương hướng phát triển và đưa đến thắng lợi trong sự nghiệp giành độc lập, tiến lên chủ nghĩa xã hội.  - Đảng ra đời, cách mạng Việt Nam thật sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam nhận được sự ủng hộ của cách mạng thế giới, đồng thời cũng đóng góp to lớn cho cách mạng thế giới.  II Vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam: 1. Quá trình chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Vào đầu thế kỷ 20, phong trào dân tộc ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện, hoạt động theo khuynh hướng dân chủ tư sản mang màu sắc và mức độ khác nhau như các phong trào Đông Du do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạo, hay như phong trào Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy tân do cụ Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo, đồng thời nhiều tổ chức chính trị của giai cấp tiểu tư sản trí thức cũng được thành lập. Tất cả đều hoạt động theo một mục đích thống nhất đem lại độc lập cho dân tộc tuy theo các đường lối chủ trương khác nhau. Tuy các phong trào đều thất bại, nhưng sự xuất hiện của các tổ chức này là sự thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc ta đã có từ ngàn đời nay. Song song với sự phát triển của các phong trào yêu nước và dân chủ theo khuynh hướng tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự bóc lột của bọn chủ thực dân lần lượt diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt là những hình thức đấu tranh đặc thù của giai cấp mình là biểu tình,bãi công. Từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lực lượng giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh, các phong trào đấu tranh chống lại sự bóc lột của bọn thống trị nổ ra ở khắp nơi từ Sài Gòn Chợ Lớn cho đến Hà Nội, Nam Định. Trong các cuộc đấu tranh của mình, giai cấp công nhân đã nêu lên các yêu sách đòi tăng lương, giảm giờ làm. Các cuộc đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức hơn. Song nhìn chung, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vẫn còn mang tính tự phát, chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập trong phong trào dân tộc, trong khi đó phong trào dân tộc Việt Nam vẫn còn đang bị bế tắc, chưa tìm được con đường đi đến thắng lợi. Những nhà yêu nước chưa tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn. Nguyên nhân sâu xa là chưa có sự đoàn kết thống nhất. Giữa lúc đó, Hồ Chí Minh với tên gọi là Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc vào ngày 5/6/1911 để ra đi tìm đường cứu nước. Người đã chuẩn bị một cách chu đáo trên cả ba mặt chính trị, tổ chức và tư tưởng ch
Tài liệu liên quan