Viêm phổi sơ sinh là bệnh hay gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Đối với trẻ sơ sinh chưa có khả năng ho chủ
động và thường dẫn đến một số biến chứng nặng hơn cho đường hô hấp. Kháng sinh đã cải thiện nhiều
tình trạng viêm phổi của trẻ sơ sinh tuy nhiên thời gian điều trị viêm phổi còn dài. Hiện nay có nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả của vỗ rung liệu pháp kết hợp với kháng sinh. Nhưng chưa có
nhiều nghiên cứu này ở đối tượng sơ sinh.
Mục tiêu: “Nhận xét sự cải thiện tình trạng hô hấp trước và sau vỗ rung liệu pháp ở bệnh nhân sơ sinh
đang điều trị viêm phổi”.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân sơ sinh được chẩn đoán là viêm phổi điều trị tại
khoa sơ sinh bệnh viện nhi Trung Ương từ ngày 10/12/2011 đến 10/12/2012.
Kết quả: Cho thấy có sự thay đổi của chỉ số SpO2 cũng như các chỉ số về nhịp thở, co rút lồng ngực và khi
thực hiện thủ thuật không có bệnh nhân nào sảy ra tai biến.
Kết luận: Để đạt được hiệu quả của việc vỗ rung liệu pháp kết hợp với điều trị kháng sinh cần tuân thủ các
bước tiến hành kỹ thuật. Có một số lưu ý khi tiến hành vỗ rung liệu pháp nên xa bữa ăn của trẻ để tránh trẻ bị
nôn trớ trong quá trình thực hiện. Quan sát sắc mặt bệnh nhân trong suót quá trình thực hiện. Hút cho trẻ nếu
cần. Việc áp dụng vỗ rung liệu pháp kết hợp với điều trị kháng sinh cho bệnh nhân viêm phổi sơ sinh của chúng
tôi chưa có trưòng hợp nào sảy ra tai biến. Trong quá trình vỗ rung liệu pháp cho trẻ, điều dưỡng hướng dẫn cho
bà mẹ hoặc người nhà cách vỗ rung để kết hợp điều trị có hiệu quả tốt cho trẻ.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 729 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 15 Nhận xét kết quả của vỗ rung liệu pháp trong điều trị viêm phổi sơ sinh không thở máy tại Bệnh viện Nhi Trung ương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 93
15 NHẬN XÉT KẾT QUẢ CỦA VỖ RUNG LIỆU PHÁP
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI SƠ SINH KHÔNG THỞ MÁY
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Đỗ Thị Bích Vân*, Khu Thị Khánh Dung*, Đỗ Mạnh Hùng*
TÓM TẮT
Viêm phổi sơ sinh là bệnh hay gặp và có tỷ lệ tử vong cao. Đối với trẻ sơ sinh chưa có khả năng ho chủ
động và thường dẫn đến một số biến chứng nặng hơn cho đường hô hấp. Kháng sinh đã cải thiện nhiều
tình trạng viêm phổi của trẻ sơ sinh tuy nhiên thời gian điều trị viêm phổi còn dài. Hiện nay có nhiều
nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả của vỗ rung liệu pháp kết hợp với kháng sinh. Nhưng chưa có
nhiều nghiên cứu này ở đối tượng sơ sinh.
Mục tiêu: “Nhận xét sự cải thiện tình trạng hô hấp trước và sau vỗ rung liệu pháp ở bệnh nhân sơ sinh
đang điều trị viêm phổi”.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân sơ sinh được chẩn đoán là viêm phổi điều trị tại
khoa sơ sinh bệnh viện nhi Trung Ương từ ngày 10/12/2011 đến 10/12/2012.
Kết quả: Cho thấy có sự thay đổi của chỉ số SpO2 cũng như các chỉ số về nhịp thở, co rút lồng ngực và khi
thực hiện thủ thuật không có bệnh nhân nào sảy ra tai biến.
Kết luận: Để đạt được hiệu quả của việc vỗ rung liệu pháp kết hợp với điều trị kháng sinh cần tuân thủ các
bước tiến hành kỹ thuật. Có một số lưu ý khi tiến hành vỗ rung liệu pháp nên xa bữa ăn của trẻ để tránh trẻ bị
nôn trớ trong quá trình thực hiện. Quan sát sắc mặt bệnh nhân trong suót quá trình thực hiện. Hút cho trẻ nếu
cần. Việc áp dụng vỗ rung liệu pháp kết hợp với điều trị kháng sinh cho bệnh nhân viêm phổi sơ sinh của chúng
tôi chưa có trưòng hợp nào sảy ra tai biến. Trong quá trình vỗ rung liệu pháp cho trẻ, điều dưỡng hướng dẫn cho
bà mẹ hoặc người nhà cách vỗ rung để kết hợp điều trị có hiệu quả tốt cho trẻ.
ABSTRACT
EVALUATE THE RESPIRATORY INDEX BEFORE AND AFTER DOING CHEST PHYSICAL
THERAPY IN NEONATE PNEMONIAE
Do Thi Bich Van, Khu Thi Khanh Dung, Do Manh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 93 - 97
Pneumoniae in neonate is common and high risk, because neonate is unable to do controled coughing and
lead to many complications in the respiratory system. Antibiotic only has effect but it takes long time to discharge.
Nowadays, there are many researchs about the effect of chest physical therapy combine with antibiotics therapy.
But there are not many research in neonate.
Objectives: “Evaluate the respiratory index before and after doing chest physical therapyin neonate
pnemoniae”.
Methods: Focus group are patients with neonatal pneumonia in nursery between December, 10th, 2011 and
december, 10th, 2012.
Results: Improvement of SpO2 index, respiratory rate, contraction and there ara no complication.
* Bệnh viện nhi Trung Ương
Tác giả liên lạc: ĐD Đỗ Thị Bích Vân, ĐT: 04-6273 8873, Email: bichvan7219@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 94
Conclusions: We have to comply with many steps. CPT should be done before meal to prevent from
vomitting. Observe the patient when we do CPT, suction if the baby needs. During the therapy, nurse should
instruct to parents.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi sơ sinh là bệnh hay gặp và tỷ lệ
tử vong cao(2). Theo số liệu tại khoa Sơ sinh, trẻ
mắc viêm phổi khoảng 21,34% trên tổng số bệnh
nhân nhập viện vào khoa Sơ sinh. Với những
tiến bộ về kháng sinh thì đã giải quyết vấn đề
viêm phổi sơ sinh và giảm đáng kể tỷ lệ tử
vong(4). Tuy nhiên, thời gian điều trị viêm phổi
còn kéo dài, vì ở trẻ sơ sinh đường hô hấp hẹp
nên sức cản hô hấp cao. Mao mạch lớp dưới
niêm mạc nhiều nên khi viêm dễ phù nề, nhiều
xuất tiết dẫn đến tắc hẹp, dễ ứ đọng và cản trở
thông khí. Khi trẻ viêm phổi thì dễ bị ứ đọng
đờm dãi, vì ở trẻ sơ sinh phản xạ ho kém dẫn
đến việc dẫn lưu dịch hạn chế, ảnh hưởng đến
kết quả điều trị viêm phổi. Đường hô hấp ngắn
nên khi viêm dễ lan tỏa rộng và nhanh vì thế
diễn biến nhanh.
Đối với trẻ sơ sinh chưa có khả năng ho chủ
động do vậy không có khả năng tống đờm và
thường dẫn tới một số biến chứng nặng nề hơn
cho đường hô hấp.
Hiện nay, có nhiều nghiên cứu trên thế giới
cho thấy hiệu quả của vỗ rung trong hỗ trợ điều
trị viêm phổi có kết quả rất khả quan(1). Tuy
nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu này ở đối
tượng trẻ sơ sinh.
Xuất phát từ thực tế điều trị viêm phổi cho
trẻ sơ sinh tại khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung
Ương bằng điều trị kháng sinh kết hợp với lý
liệu pháp qua việc vỗ rung, nhằm trả lời câu hỏi:
Liệu vỗ rung liệu pháp kết hợp với điều trị
kháng sinh có cải thiện được tình trạng hô hấp ở
trẻ sơ sinh bị viêm phổi hay không ?
Mục tiêu nghiên cứu
Nhận xét sự cải thiện tình trạng hô hấp
trước và sau vỗ rung liệu pháp ở bệnh nhân sơ
sinh đang điều trị viêm phổi không thở máy.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ sơ sinh đủ tháng được chẩn đoán
là viêm phổi đang được điều trị tại khoa sơ sinh.
Thời gian từ 10/12/2012 đến 10/2/2012.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
Tất cả trẻ sơ sinh đủ tháng đang được điều
trị viêm phổi tại khoa sơ sinh.
Trẻ không phải thở máy, viêm phổi.
Điều trị kháng sinh 3 - 5 ngày, có chỉ định vỗ
rung.
Tiêu chuẩn loại trừ
Viêm phổi liên quan đến thở máy.
Bệnh nhân được chuẩn đoán: Tim bẩm sinh,
các bệnh về não, chuyển hoá.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Can thiệp, mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu nghiên cứu
Chúng tôi chủ động chọn mẫu toàn bộ bệnh
nhân được chẩn đoán là viêm phổi đã điều trị
kháng sinh 3 - 5 ngày có chỉ định vỗ rung vào
viện từ 10/12/2011 đến 10/2/2012.
Kỹ thuật vỗ rung và phương pháp thu thập
số liệu
Kỹ thuật vỗ rung
Tất cả các nhân thuộc nhóm nghiên cứu
được vận động thụ động khớp vai nhằm tăng
cường độ dãn nở của lồng ngực sau đó tiến
hành vỗ + ép rung (Theo phác đồ điều trị PHCN
– Cẩm nang điều trị NHI khoa 2009 và Áp dụng
kỹ thuật “Vận động hô hấp trẻ em” mới nhất
theo chuẩn quốc tế đang được sử dụng phổ biến
tại các bệnh viện của Pháp và Australia).
* Kỹ thuật vỗ rung: Ngón tay khép chụm lại
để khi vỗ tạo được một đệm không khí giữa tay
và vị trí tiếp xúc. Vai, khuỷu tay, cổ tay ở tư thế
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 95
thoải mái, mềm mại, vỗ nhịp nhàng đều, di
chuyển từ dưới lên trên và từ ngoài vào trong.
* Kỹ thuật ép rung: Trẻ nằm ngửa. Một tay
điều dưỡng cố đinh cơ hoành trẻ. Cuối thì thở ra
ép từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Thời gian
thực hiện 2 kỹ thuật kéo dài 5 - 7 phút. (Phác đồ
PHCN Hô hấp, 2009, NXB Y học Hà Nội).
Chú ý: Vỗ rung cho trẻ xa bữa ăn, quan sát
trẻ tình trạng của trẻ trong thời gian vỗ rung,
hút dịch tiết cho trẻ (nếu cần), Sau vỗ rung tiêu
chuẩn đánh giá bệnh nhân
Cải thiện: SpO2 > 90%. Nhịp thở: 40- 60 (l/p)
êm, đều trở về giới hạn bình thường; co rút lồng
ngực: giảm bằng quan sát của điều dưỡng; bệnh
nhân đỡ hơn hoặc không còn co kéo cơ hô hấp.
Không cải thiện: Sp02 < 90%, không ổn định.
Nhịp thở: > 60 (l/p), không ổn định; Co rút lồng
ngực: Bệnh nhân vẫn còn co kéo cơ hô hấp
(Hõm ức, cơ liên sườn, hoặc có thể cả hai).
Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bảng kiểm theo dõi và chăm sóc
bệnh nhân vỗ rung cho tất cả các đối tượng
nghiên cứu đã được thiết kế sẵn. Điều dưỡng
viên tiến hành đo các chỉ số lâm sàng: SpO2,
nhịp thở, nhịp tim trước 5 phút và sau 5 phút
tiến hành vỗ rung liệu pháp.
Cán bộ thu thập số liệu
Là các điều dưỡng viên đã được tập huấn
về: Kỹ thuật vỗ rung và phương pháp thu thu
thập số liệu. Có sự giám sát và hướng dẫn của
chuyên gia vật lý trị liệu có nhiều kinh nghiệm
về vỗ rung liệu pháp.
Nhập số liệu và xử lý số liệu
Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 phân
tích số liệu bằng phần mềm Stata 10.0.
Số liệu được phân tích trên cơ sở các bảng,
biểu đồ, các thuật toán thống kê.
KẾT QUẢ
Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng đối tượng
nghiên cứu.
Đặc điểm Số lượng %
Nam 32 74,42
Giới
Nữ 11 25,58
< 14 ngày tuổi 20 46,51
Tuổi
15 - 28 ngày tuổi 23 53,49
< 10 ngày 13 30,23 Số ngày điều
trị > 10 ngày 30 69,77
Nhanh 30 69,77
Nhịp thở
Bình thường 13 30,23
Có 15 34,88 Co kéo cơ
hô hấp Không 28 65,12
Tổng số 43 100
Sự thay đổi một số chỉ số hô hấp trước và
sau vỗ rung
Bảng 2. Độ bão hòa oxy.
Trước vỗ rung Sau vỗ rung Tình trạng
SpO2 Số lượng % Số lượng %
85- 90 18 41,9 6 14,0
> 90 25 58,1 5 11,6
Tổng 43 100 11 25,6
* Nhận xét: Sau vỗ rung liệu pháp tình trạng
SpO2 cải thiện 74,4% với p < 0,05.
Bảng 3. Nhịp thở
Trước vỗ rung Sau vỗ rung Tình trạng
Nhịp thở (lần/phút) Số lượng % Số lượng %
> 60 24 55,8 6 14
40 – 60 13 30,2 0 0
< 40 0 0 0 0
* Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi
không có bệnh nhân có nhịp thở chậm (< 40 l/p)
Bảng 4. Khò khè
88.40%
18.60%
trước vỗ rung
sau vỗ rung
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 96
* Nhận xét: Sau vỗ rung liệu pháp tình
trạng khò khè của bệnh nhân đã cải thiện
được 69,8% (p < 0,05).
30.23%
4.65%
27.91%
16.28%
13.95%
6.98%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
trước vỗ rung sau vỗ rung
co rút lồng ngực
phập phồng cánh mũi
thở ôxy
Hình 1. Một số thay đổi chỉ số lâm sàng trước và sau vỗ rung
* Nhận xét: Một chỉ số lâm sàng thay đổi sau
vỗ rung. Co rút lồng ngực với p < 0,001, có ý
nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Tại thời điểm nghiên cứu số trẻ nam nhiều
hơn trẻ nữ. Trong nghiên cứu của chúng tôi
gồm có 43 bệnh nhân trong đó chủ yếu là bệnh
nhân suy hô hấp nhẹ đến vừa, bệnh nhân có
nhịp thở nhanh (> 60 l/p) chiếm 69,77%, SpO2 từ
85% trở lên, co kéo cơ hô hấp (15/43 chiếm
33,85%) không có bệnh nhân nào có nhịp thở
chậm.
Kết thúc đợt điều trị liệu pháp cho 43 bệnh
nhi trên lâm sàng chỉ còn 14% bệnh nhân có
nhịp thở nhanh, khò khè được cải thiện 69,8%,
co rút lồng ngực chỉ còn có 4,65%.
Để đạt được hiệu quả của việc vỗ rung liệu
pháp kết hợp với điều trị kháng sinh cần tuân
thủ các bước tiến hành kỹ thuật.
Có một số chú ý khi tiến hành vỗ rung liệu
pháp nên xa bữa ăn của trẻ để tránh trẻ bị nôn
trớ trong quá trình thực hiện. Quan sát sắc mặt
bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện. Hút
cho trẻ nếu cần.
Việc áp dụng vỗ rung liệu pháp kết hợp với
điều trị kháng sinh cho bệnh nhân viêm phổi sơ
sinh của chúng tôi chưa có trưòng hợp nào sảy
ra tai biến.
Trong quá trình vỗ rung liệu pháp cho trẻ,
điều dưỡng hướng dẫn cho bà mẹ hoặc người
nhà cách vỗ rung để kết hợp điều trị có hiệu quả
tốt cho trẻ.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu vỗ rung trên 43 trẻ sơ
sinh (dưới 28 ngày tuổi), 100% số trẻ được vỗ
rung từ 1- 3 lần trở lên, các trẻ được vỗ rung ít
nhất 2 ngày, kết quả sau mỗi lần vỗ rung
cho thấy:
Các chỉ số hô hấp có sự thay đổi có ý nghĩa
thống kê với kiểm định trung bình trước và sau
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 97
vỗ rung (p < 0,05) gồm một số chỉ số: SpO2 (%)
trong đó chỉ số trước vỗ rung: 91,67+1,05, sau là
95,4 + 0,52; sự thay đổi chỉ số là 3,76 (CI 95%:
2,55; 4,97); Nhịp thở (lần/phút) trước vỗ rung:
63,08+0,36; và sau là 54,25+0,49 sự thay đổi -8,83
(CI 95%: -10,52;-7,15); Nhịp tim trước vỗ rung:
149,15+2,19; sau vỗ rung: 151,15 + 2,91; sự thay
đổi là 1,2 (CI 95%: 0,1; 2,30).
Các chỉ số lâm sàng có sự thay đổi có ý
nghĩa thống kê với kiểm định tỷ lệ trước và
sau vỗ rung (p < 0,05) là các chỉ số: Co rút
lồng ngực trước vỗ rung tỷ lệ này là 30,23%,
sau vỗ rung tỷ lệ này là 4,65%. Các chỉ số
phập phồng cánh mũi và thở ô xy không có
sự thay đổi có ý nghĩa thống kê với kiểm định
tỷ lệ trước và sau vỗ rung. Không có bệnh
nhân nào sau vỗ rung liệu pháp xảy ra tai
biến phải can thiệp hỗ trợ về hô hấp.
41/43 bà mẹ được hỏi đều thấy hài lòng, yên
tâm khi con họ được thực hiện kỹ thuật vỗ rung
liệu pháp.
KHUYẾN NGHỊ
Tiếp tục triển khai nghiên cứu với: Cỡ mẫu
lớn hơn; thời gian dài hơn (Ít nhất 6 tháng).
Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng hoặc thử
nghiệm lâm sang ngẫu nhiên có đối chứng. Bổ
sung bệnh nhân sơ sinh thở máy vào đối tượng
nghiên cứu.
Mở lớp tập huấn về vỗ rung liệu pháp và
dẫn lưu tư thế trẻ sơ sinh mắc viêm phổi cho
toàn bộ điều dưỡng viên khoa sơ sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạch Thị Hoa (2011). Đánh giá hiệu quả Lý liệu pháp Hô hấp
trên bệnh nhân trẻ em xẹp phổi sau rút nội khí quản ở Viện Tim
Hà Nội, Báo cáo kết quả đề tài cấp cơ sở, Viện tim Hà Nội.
2. Bithell C (2000), Evidence-based physiotherapy, Physiotherapy,
86, 58-60.
3. Pandya YS, Shetye J, Nanavati R, Mehta A, (2011), Resolution of
lung collapse in a preterm neonate following chest
physiotherapy, Indian J Pediatr, Epub 2011 Mar 9;78(9):1148-50.
4. Perrotta C, Ortiz Z, Roque M.,(2007), Chest physiotherapy for
acute bronchiolitis in paediatric patients between 0 and 24
months old, Cochrane Database Syst Rev. 2007 Jan
24;(1):CD004873.