Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh ở trẻ em bị viêm phế quản phổi và đánh giá chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhi viêm phế quản phổi tại khoa Nhi, bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang mô tả. Kết quả: Có 66 bệnh nhi bị viêm phế quản phổi (VPQP) tại khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 có 31 bệnh nhi bị bệnh mức độ nhẹ và trung bình, nhóm 2 gồm 35 bệnh nhi nặng. Trẻ bị viêm phế quản phổi chủ yếu gặp ở nhóm 1: Trẻ nhỏ từ 13- 24 tháng tuổi 45,1%, nhóm 2: trẻ nhỏ từ 3- 12 tháng tuổi 40%. Tiền sử dùng kháng sinh trước vào viện cả 2 nhóm đều cao (64,5% và 68,6%) và kháng sinh hay được sử dụng điều trị là cephalosporin thế hệ 3 (70,9% và 85,7%). Chi phí trực tiếp cho 1 lần điều trị ở nhóm 1 trung bình là 992436 đồng và nhóm 2 là 1484163 đồng. Trong đó, chi phí chủ yếu dùng kháng sinh chiếm tới 17,4% ở nhóm 1 và 26,4% ở nhóm 2. Kết luận: Để giảm chi phí điều trị cha mẹ nên cho trẻ đi khám bệnh sớm khi trẻ có ho, sốt, khó thở và không nên tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của thày thuốc.
11 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 833 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 22 Khảo sát sử dụng kháng sinh và chi phí điều trị bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em tại khoa nhi Bệnh viện TW Quân đội 108, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 157
22 KHẢO SÁT SỬ DỤNG KHÁNG SINH VÀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI Ở TRẺ EM TẠI KHOA NHI
BỆNH VIỆN TW QUÂN ĐỘI 108
Trịnh Thị Thu Chung*, Tống Thị Hiếu Tâm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh ở trẻ em bị viêm phế quản phổi và đánh giá chi phí điều
trị trực tiếp cho bệnh nhi viêm phế quản phổi tại khoa Nhi, bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, cắt ngang mô tả.
Kết quả: Có 66 bệnh nhi bị viêm phế quản phổi (VPQP) tại khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội
108, được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 có 31 bệnh nhi bị bệnh mức độ nhẹ và trung bình, nhóm 2 gồm 35 bệnh nhi
nặng. Trẻ bị viêm phế quản phổi chủ yếu gặp ở nhóm 1: Trẻ nhỏ từ 13- 24 tháng tuổi 45,1%, nhóm 2: trẻ nhỏ từ
3- 12 tháng tuổi 40%. Tiền sử dùng kháng sinh trước vào viện cả 2 nhóm đều cao (64,5% và 68,6%) và kháng
sinh hay được sử dụng điều trị là cephalosporin thế hệ 3 (70,9% và 85,7%). Chi phí trực tiếp cho 1 lần điều trị ở
nhóm 1 trung bình là 992436 đồng và nhóm 2 là 1484163 đồng. Trong đó, chi phí chủ yếu dùng kháng sinh
chiếm tới 17,4% ở nhóm 1 và 26,4% ở nhóm 2.
Kết luận: Để giảm chi phí điều trị cha mẹ nên cho trẻ đi khám bệnh sớm khi trẻ có ho, sốt, khó thở và không
nên tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của thày thuốc.
Từ khóa: Viêm phế quản phổi.
ABSTRACT
SURVEY ANTIBIOTIC USE AND COST OF BRONCHOPULMONARY TREATMENT IN CHILDREN
AT DEPARTMENT OF PEADIATRICS,
THE MILITARY CENTRAL 108 HOSPITAL
Trinh Thi Thu Chung, Tong Thi Hieu Tam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 157 - 161
Objective: Survey the situation antibiotic use and assess cost of direct bronchopulmonary treatment in
children at department of peadiatrics, the military cental 108 hospital.
Methods: The retrospective, cross-sectional study.
Results: There were 66 patients and were divided into 2 groups: Group 1- 31 mild and moderate patients,
group 2-35 severe patients. The most frequently bronchopneumonia patients were in group 1 of age 13- 24
months 45.1 %, group 2 of 3- 12 months 40% Antibiotic usage history of both groups were high 64.5% - 68.6%,
the most common antibiotics were 3rd cephalosporins (70.9%- 85.7%). The average cost for a course of group 1
was 992436 VND, group 2 was 1484163 VND. In which, the main cost for antibiotics were 17% in group 1 and
26.4% in group 2.
Conclusion: To reduce treatment cost, parents should bring the child to the doctor early when the child had
cough, fever or shortness of breath. Do not use antibiotics without prescription.
Key word: Bronchopulmonary.
* Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108
Tác giả liên lạc: ĐD Trịnh Thị Thu Chung ĐT: 0985852214 Email: ankpeo@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 158
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm phế quản phổi (VPQP) là bệnh
thường gặp ở trẻ em, là một nguyên nhân chính
gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi,
sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng, bệnh tim bẩm sinh
và suy giảm miễn dịch. Ở Việt Nam, theo thông
kê của chương trình phòng chống nhiễm khuẩn
hô hấp cấp thì trung bình mỗi năm một trẻ mắc
nhiễm khuẩn hô hấp cấp từ 3- 5 lần, trong đó có
1- 2 lần bị viêm phổi. Trẻ em mắc VPQP thường
phải nhập viện điều trị do vậy làm tăng gánh
nặng chi phí cho gia đình và xã hội. Vì vậy, để
đem lại hiệu quả điều trị toàn diện cho bệnh
nhân, ngoài các yếu tố như chuyên môn, kỹ
thuật, chẩn đoán, khám bệnh kê đơn, tâm lý tiếp
xúc thi chi phí điều trị hợp lý cũng là một vấn
đề hết sức quan trọng. Chi phí điều trị phù hợp
với khả năng chi trả của người bệnh và BHYT
mà vẫn đáp ứng được nhu cầu điều trị là một
vấn đề đang được cả xã hội quan tâm và nó góp
phần nâng cao chất lượng quản lý bệnh nhân,
tiết kiệm kinh tế cho hộ gia đình trong thời kỳ
kinh tế khó khăn lạm phát tăng cao cũng như
hạn chế việc chi quá mức của quỹ BHYT từ đó
giúp cho việc dự trù ngân sách và lên kế hoạch
tài chính xác thực hơn. Xuất phát từ những thực
tế đó, nghiên cứu được thực hiện.
Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh ở
trẻ em bị bệnh viêm phế quản phổi tại khoa Nhi,
Bệnh viện TƯQĐ 108.
Khảo sát chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh
nhi viêm phế quản phổi tại khoa Nhi, Bệnh viện
TƯQĐ 108.
TỔNG QUAN
VPQP là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế
nang và các tổ chức xung quanh phế nang rải
rác hai phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn
đường thở dễ gây suy hô hấp và tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh: Vi rút (Chiếm tới 60-
70%), các vi khuẩn không điển hình và vi khuẩn
là nguyên nhân hay gặp ở các nước đang phát
triển. Triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, khó thở nếu
không được điều trị tích cực sẽ có nhiều biến
chứng, thậm chí tử vong. Do vậy, trẻ phải nhập
viện điều trị, chính điều này làm cho gánh nặng
kinh tế gia đình và xã hội tăng cao. Trong y tế,
chi phí là giá trị của nguồn lực được sử dụng để
tạo ra một dịch vụ y tế. Chi phí thường được thể
hiện dưới dạng tiền tệ song chi phí không có
nghĩa là giá cả mà chỉ thể hiện nguồn lực thực
được sử dụng. Chi phí gồm có chi phí kinh tế và
chi phí cơ hội. Chi phí kinh tế là giá trị của tất cả
các nguồn lực kế toán và phi kế toán. Bên cạnh
đó, khi tính toán chi phí cũng phải tính đến chi
phí cơ hội. Chi phí cơ hội của một hoạt động
chính là thu nhập mất đi do sử dụng nguồn lực
cho một hoạt động này hơn là cho hoạt động
khác. Chi phí bao gồm: Chi phí trực tiếp cho
người điều trị, mỗi giai đoạn điều trị thì chi phí
trực tiếp cho điều trị do bệnh nhân gánh chịu
bao gồm: Chi phí cho khám bệnh x giá một lần
khám bệnh. Chi phí ngày giường x số ngày nằm
viện. Chi phí cho thuốc: số tiền trả cho thuốc
của BN trong thời gian điều trị. Chi phí cho xét
nghiệm. Chi phí trực tiếp cho điều trị = chi phí
khám bệnh + chi phi nằm viện + chi phí thuốc +
chi phí xét nghiệm. Chi phí trực tiếp không cho
điều trị. Chi phí đi lại từ nhà đến bệnh viện và
ngược lại. Chi phí ăn uống và chi phí khác. Chi
phí gián tiếp: Chi phí gián tiếp được tính bằng
thu nhập mất đi do BN bị bệnh, thu nhập mất đi
do người nhà phải chăm sóc hoặc đi thăm bệnh
nhân. Chi phí gián tiếp của BN và người nhà BN
do mất thu nhập = thu nhập trung bình/ngày x
số ngày (bệnh nhân bị bệnh không lao động
được, người nhà chăm sóc BN bị ốm). Vậy: Chi
phí cho người bệnh = chi phí trực tiếp cho điều trị +
chi phí trực tiếp không do điều trị + thu nhập mất đi
do giảm khả năng lao độ (3). Theo một nghiên cứu
phân tích chi phí kinh tế cho điều trị bệnh viêm
phổi ở trẻ em miền bắc Pakistan (1995) ước tính
chi phí trung bình cho một ca viêm phổi là 22,62
USD và cho một ca viêm phổi nặng là 142,9
USD(1). Theo Tăng Chí Thượng thì chi phí thuốc
chiếm 19,1%, vật tư y tế tiêu hao: 49,4%, xét
nghiệm: 23,9%. Trong đó, chi phí trung bình cho
một ngày điều trị nhóm bệnh nhiễm khuẩn (chủ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 159
yếu là nhiễm khuẩn hô hấp) là 844312
đồng/ngày và 6864914 đồng/đợt điều trị. Phân
tích cấu trúc chi phí cho 1 ngày điều trị, tác giả
thấy: Chi phí cố định chiếm 72,8%, chi phí biến
đổi chiếm 27,2%(5).
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 66 bệnh nhi bị VPQP điều trị nội trú tại
khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011,
được chia thành 2 nhóm.
Nhóm 1 gồm: 31 BN, được chẩn đoán VPQP
mức độ nhẹ và trung bình.
Nhóm 2 gồm: 35 BN được chẩn đoán viêm
phổi nặng.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định VPQP
theo tiêu chuẩn của phác đồ điều trị nhi khoa
2009(4).
Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân bị VPQP nhưng không có
tổn thương trên Xquang.
Phương pháp nghiên cứu:
Hồi cứu, cắt ngang mô tả.
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu lâm sàng, khảo sát sử dụng
kháng sinh
Nghiên cứu chi phí: Chi phí thuốc điều trị:
Thuốc kháng sinh, Các thuốc điều trị biến
chứng, triệu chứng như: Long đờm, giãn phế
quản, hạ sốt, dịch truyền. Các xét nghiệm cận
lâm sàng, vật tư tiêu hao, giường nằm, điện
nước. Các chi phí gián tiếp như gia đình mất thu
nhập do con phải nằm viện, chi phí chăm sóc, đi
lại, trẻ phải nghỉ học không được khảo sát trong
nghiên cứu này.
Xử lý số liệu
Sử dụng T test để so sánh 2 giá trị trung bình
và χ2 để so sánh 2 tỷ lệ, sự khác biệt được coi là
có ý nghĩa thống kê khi P < 0,05.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Phân bố bệnh theo tuổi
Nhóm 1 (n=31) Nhóm 2 (n=35) Tuổi
SBN Tỷ lệ SBN Tỷ lệ
P
≤ 2 tháng 1 3,2 1 2,9 >0,05
3-12 tháng 6 19,5 14 40 <0,001
13-24 tháng 14 45,1 9 25,7 <0,001
25- 35 tháng 4 12,9 7 20 <0,001
≥ 3 tuổi 6 19,3 4 11,4 <0,001
Cả 2 nhóm bệnh tập trung chủ yếu ở trẻ từ 3
- 24 tháng tuổi. Theo Nguyễn Văn Bàng (2009)
thì số trẻ mắc bệnh viêm phổi trong độ tuổi từ 2
đến 12 tháng chiếm 56%, còn số trẻ trong độ
tuổi từ 12 tháng đến 5 tuổi là 44%.
Bảng 2: Tiền sử dùng kháng sinh trước khi vào viện
Nhóm 1 (n=31) Nhóm 2 (n=35) Kháng sinh
SBN Tỷ lệ SBN Tỷ lệ
P
Chưa dùng 11 35,5 11 31,4 >0,05
Đã dùng 20 64,5 24 68,6 >0,05
P <0,001 <0,001
Tỷ lệ trẻ được dùng kháng sinh trước vào
viện ở cả 2 nhóm đều cao (nhóm 1: 64,5%, nhóm
2 là 68,6%).
Bảng 3: Các loại kháng sinh sử dụng trong điều trị
Nhóm 1 (n=31) Nhóm 2 (n=35) Tên KS
SBN % SBN %
Clarithromycin Siro 1 3,3 3 8,6
Cefuroxim Siro 8 25,8 7 20
Cefotaxim 1 gr 22 70,9 30 85,7
Amikacin 0,5 gr 0 0 14 40
Ceftriaxon 1 gr 0 0 6 17,1
Nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất
ở cả 2 nhóm là Cephalosporin thế hệ 3
(Cefotaxim). Amikacin là thuốc hay được phối
hợp nhưng chỉ được sử dụng ở nhóm 2.
Bảng 4: Chi phí trực tiếp cho 1 lần điều trị (tính bằng
đồng Việt Nam)
Tiền
Ít nhất
( X ± SD)
Nhiều nhất
( X ± SD)
Trung bình
( X ± SD)
Nhóm 1
(n=31) 595478 ± 579 1423915 ±748 992436 ± 236
Nhóm 2
(n=35) 725317 ± 137 2008623± 243 1484163± 316
P <0,001 <0,001 <0,001
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 160
Chi phí trực tiếp cho 1 lần điều trị ở nhóm 1
trung bình là 99243600 đồng. Trong khi nhóm 2
trung bình là 148416300 đồng.
Bảng 5: Trung bình các loại chi phí cho 1 lần điều trị
(tính bằng đồng Việt Nam)
Nhóm 1 (n=31) Nhóm 2 (n=35) Loại chi
phí SBN Tỷ lệ SBN Tỷ lệ
P
Thuốc
kháng
sinh
173072± 271 17,4 392153± 325 26,4 <0,001
Thuốc
hỗ trợ 119669± 198 12,1
165476±
253147 11,1 >0,05
Các
thuốc
khác
147355± 245 14,8 237268± 132 15,8 >0,05
Vật tư
tiêu hao 64727± 121 6,5 84070± 321 5,7 >0,05
Cận lâm
sàng 196613± 121 19,8 298513± 423 20,2 >0,05
Gường 97000± 143 9,8 117000± 523 7,9 >0,05
Điện
nước 194000± 193 19,5 234000± 255 15,8 >0,05
Chi phí điều trị kháng sinh, các xét nghiệm
cân lâm sàng và sử dụng điện nước ở cả 2 nhóm
đều cao. Riêng kháng sinh ở nhóm 1 chiếm
17,4%, nhóm 2 là 26,4%.
BÀN LUẬN
Bệnh VPQP hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi,
trẻ càng nhỏ, sinh non thiếu tháng, nhẹ cân, suy
dinh dưỡng, có bệnh lý tim bẩm sinh thì nguy
cơ mắc bệnh càng cao và bệnh càng nặng.Việc
sử dụng kháng sinh hợp lý ở bệnh nhân viêm
phổi rất quan trọng, không những giúp bệnh
nhân mau chóng khỏi bệnh, giảm tỷ lệ tử vong,
giảm khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây
bệnh mà còn tiết kiệm chi phí cho gia đình
người bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi
(bảng 2) thấy tỷ lệ trẻ được dùng kháng sinh
trước vào viện ở cả 2 nhóm đều cao (nhóm 1:
64,5%, nhóm 2 là 68,6%). Điều này cho thấy cha
mẹ trẻ khi thấy con mắc bệnh thường tự ý dùng
kháng sinh trước khi có ý kiến chuyên môn dẫn
đến tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng cao và
gây khó khăn cho quá trình điều trị sau này. Tỷ
lệ sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin của
chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của
Nguyễn Văn Bàng (2009) với nhóm
Cephalosporin là 74(4). Tuy nhiên so với kết quả
nghiên cứu của Lưu Phương Anh thì tỷ lệ sử
dụng Cefotaxim của tác giả thấp hơn (17,1%)(2).
Theo Armando.A và CS (1995) thì nhu cầu chăm
sóc sức khỏe không giảm mà ngày càng gia tăng
và đa dạng hơn bao giờ hết. Ví dụ, ở Mỹ, chi phí
cho bệnh tim mạch đã tiêu tốn 1,25% GDP và chi
phí gián tiếp do tổn thất năng suất và chết sớm
chiếm 2% GPD. Đối với bệnh viêm phế quản,
tổng chi phí cho một trường hợp là 105600 USD,
trong đó: nguồn nhân lực: 44,02%, xét nghiệm
và các kỹ thuật chẩn đoán là 4,04%, thuốc và các
giải pháp khác là 1,13%, chất thải vật liệu: 4,6%,
và các chi phí khác là 46,21%. Theo nghiên cứu
của tác giả thì chi phí trung bình cho một ca
điều trị viêm phổi tại bắc Pakistan là 22,62 USD
và cho một ca viêm phổi nặng là 142,9 USD(1).
Trong nghiên cứu của chúng tôi thì chi phí trực
tiếp cho 1 lần điều trị ở nhóm 2 cao hơn nhóm 1
trong đó chi phí cho việc sử dụng kháng sinh ở
cả 2 nhóm đều cao.
KẾT LUẬN
Tỷ lệ trẻ sử dụng kháng sinh trước vào viện
ở cả 2 nhóm đều cao (nhóm 1: 64,5%; nhóm 2:
68,6%).
Kháng sinh sử dụng trong cả 2 nhóm chủ
yếu là nhóm beta lactam: nhóm 1 là 70,9%;
nhóm 2 là 85,7%.
Chí phí điều trị
Chi phí trực tiếp trung bình cho 1 lần điều
trị ở nhóm 1 là 992436 đồng, nhóm 2 là
1484163 đồng, sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý
nghĩa (P < 0,001).
Trung bình các loại chi phí cho 1 lần điều
trị thì chi phí cho điều trị thuốc ở cả 2 nhóm
đều chiếm tỷ lệ cao (nhóm 1 là 44,3%; nhóm 2
là 63,3%).
KIẾN NGHỊ
Khi cha mẹ thấy trẻ sốt, ho, khó thở nên cho
trẻ đi khám bệnh sớm để phát hiện kịp thời và
điều trị cho trẻ tránh để khi bệnh chuyển nặng
gây không những nguy hiểm cho tính mạng mà
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 161
còn làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình và
xã hội.
Khi trẻ mắc bệnh cha mẹ không nên tự ý cho
trẻ dùng kháng sinh khi chưa có sự chỉ dẫn của
bác sỹ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Armando A (1995). The cost of the disease in Brazil: breast
cancer, colon, heart valve disease and bronchopneumonia, Rev.
Saude publica, vol 29, N 5.
2. Lưu Phương Anh (2011): Khảo sát và phân tích việc sử dụng
khabfs sinh trong điều trị nhiễm khuẩn tại khoa sơ sinh Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội, luận văn thạc sỹ y học, Đại học Dược, Hà
Nội.
3. Nguyễn Thị Kim Chúc (2007). Kinh tế y tế và bảo hiểm y tế, Bộ
Y Tế.
4. Nguyễn Văn Bàng (2009). Đánh giá sử dụng kháng sinh trong
điều trị viêm phổi ở trẻ em tại Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, tạp
chí Nhi khoa, tập 2, số 2, tháng 6, 28.
5. Tăng Chí Thượng (2011).Đánh giá kết quả điều trị và chi phí
hiệu quả khoa săn sóc tăng cường sơ sinh bệnh viện nhi đồng 1
TP Hồ Chí Minh, tập 4, số 4, tạp chí Nhi khoa.
6. Trần Anh Tuấn (2009).Viêm phổi, phác đồ điều trị nhi khoa,
Nhà xuất bản Y học, 476 - 480.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 162
17 MỘT SỐ YẾU TỐ NGOẠI CẢNH Ở BỆNH PHÒNG ẢNH HƯỞNG
ĐẾN GIẤC NGỦ CỦA TRẺ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Hà Thị Huyền*
TÓM TẮT
Mục tiêu: So sánh giấc ngủ của trẻ trước và trong thời gian nằm viện, đồng thời mô tả một số yếu tố của
môi trường bệnh phòng ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, đối tượng của nghiên cứu là
những trẻ nằm điều trị nội trú tối thiểu 05 ngày.
Kết quả: Cho thấy có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê giữa thời gian ngủ/ngày của trẻ ở nhà và ở viện tại cả
hai thời điểm mùa hè (ở nhà = 11,2 giờ, ở viện = 10,9 giờ) cũng như mùa đông (ở nhà = 12,2 giờ, ở viện = 10,5
giờ). Trong số các yếu tố môi trường được nghiên cứu, cường độ tiếng ồn, cường độ ánh sáng sáng, nhiệt độ
buồng bệnh, số bệnh nhân trong phòng và tần suất đi lại của người nhà có liên quan nghịch biến đến thời gian
ngủ của trẻ. Ngược lại, có mối liên quan đồng biến giữa diện tích buồng bệnh và thời gian ngủ của trẻ.
Kết luận: Như vậy, thời gian ngủ của trẻ khi nằm viện giảm đáng kể so với trước khi vào viện. Các yếu tố
môi trường bệnh phòng liên quan cả đồng biến lẫn nghịch biến với thời gian trẻ ngủ. Do đó, điều dưỡng cần có
biện pháp can thiệp phù hợp để nâng cao giấc ngủ của trẻ trong thời gian điều trị nội trú.
Từ khóa: Trẻ em, giấc ngủ.
ABSTRACT
ENVIRONMENTAL FACTORS AFFECTING CHILDREN’S SLEEP AFTER HOSPITALIZATION IN
NATIONAL CHILDREN’S HOSPITAL
Ha Thi Huyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 162 - 167
Objectives: To compare pediatric patients’ sleep before and after hospitalization, and investigate the
relationships between environmental factors and children’s sleep.
Methods: Descriptive study.
Results: Showed a significant reduction in sleeping time of children after hospital admission in both summer
(at home = 11.2 hours, in hospital = 10.9 hours) and winter (at home = 12.2 hours, in hospital = 10.5 hours). The
intensity of noise, light, and the temperature of the room, number of roommates, and frequency of walking around
of caregivers negatively associated with children’s sleep. In contrast, size of the patients’ room was positively
related to children’s sleep.
Conclusions: The sleeping time of children significantly reduced after hospitalization. There were many
environmental factores both negatively and positively associated with children’s sleep. This study pointed to a
need for a proper nursing intervention with regard to improve pediatric patients’ sleep after hospital admission.
Key words: Children, sleep.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ và nghỉ ngơi là một trong các nhu cầu
cơ bản của con người. Giấc ngủ có vai trò như
một quá trình phục hồi và tái tạo năng lượng
của cơ thể (2,1,4,7,8). Nhu cầu ngủ khác nhau theo
tuổi, sự phát triển tâm thần, thể chất và các yếu
* Trường Đại học Thăng Long.
Tác giả liên lạc: CN. Hà Thị Huyền, ĐT: 0976084696, Email: huyenha84@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 163
tố môi trường. Nhóm người già, người ốm đau
bệnh tật và trẻ em có nhu cầu ngủ cao hơn. Đặc
biệt đối với bệnh nhi thì việc chăm sóc, điều trị
cần thể hiện tính toàn diện, vừa chữa khỏi bệnh
vừa đảm bảo trẻ phát triển bình thường về thể
chất và tâm thần (6).Tìm hiểu về ảnh hưởng của
một số yếu tố đến giấc ngủ bước đầu có thể gợi
ý người điều dưỡng đưa ra giải pháp nâng cao
chất lượng chăm sóc bệnh nhi nói chung và
chăm sóc giấc ngủ cho bệnh nhi nói riêng. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ, tuy nhiên
trong khuôn khổ đề tài này nhóm nghiên cứu
chỉ đề cập đến một số yếu tố thuộc môi trường
bệnh phòng vì đây là những yếu tố liên quan
trực tiếp đến nhiệm vụ chăm sóc người bệnh
của điều dưỡng viên.
Mục tiêu nghiên cứu
So sánh giấc ngủ của trẻ trước khi vào viện
và trong thời gian nằm viện.
Mô tả một số yếu tố của môi trường bệnh
phòng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành trên 109 bệnh nhi điều
trị nội trú tối thiểu 05 ngày tại khoa Ngoại, khoa
Tiêu hoá, khoa Tim mạch, khoa Hô hấp - Bệnh
viện Nhi Trung ương và nhóm các đối tượng
chăm sóc chính cho trẻ. Loại trừ các trẻ mắc
bệnh tâm thần, đang sử dụng thuốc an thần
hoặc đang sốt, khó thở.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích.
Nội dung và biến số nghiên cứu
Thời gian ngủ và tình trạng giấc ngủ
Mỗi trẻ sẽ được thu thập các thông tin sau:
Thời gian ngủ trung bình/ ngày trước khi
vào viện (giờ/ ngày).
Thời gian ngủ trung bình/ ngày khi nằm
viện (giờ/ ngày).
Tình trạng giấc ngủ: Có 3 mức đ ộ: Ngủ sâu,
ngủ hay giật mình và ít ngủ hay quấy khóc.
Các thông tin trên được nghiên cứu viên
theo dõi và phỏng vấn qua n