Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phân bố các týp siêu vi Dengue, tỉ lệ và mức độ nặng của các trường hợp đồng nhiễm siêu vi Dengue Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca đa trung tâm. Những bệnh nhân từ 1-15 tuổi sốt nghi ngờ nhiễm Dengue trong 72 giờ đầu được chọn vào nghiên cứu và xác định chẩn đoán bằng RT-PCR dương tính. Kết quả: 926 trường hợp có chẩn đoán xác định nhiễm Dengue bằng RT-PCR trên tổng số 2912 trường hợp có triệu chứng sốt nghi nhiễm Dengue ≤72 giờ đầu. Trong số các trường hợp nhiễm Dengue, tỉ lệ nhiễm các týp siêu vi là: 42,4% (393) DENV-1; 29,5% (273) DENV-2; 10,9% (101) DENV-3; 15,8% (146) DENV-4 và tỉ lệ đồng nhiễm 1à 1,4% (13). Kiểu đồng nhiễm thường gặp nhất là DENV-1/DENV-2 và DENV-1/DENV-4. Trong nhóm đồng nhiễm, 15,4% là SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo và 7,7% là SXH Dengue nặng. Kết kuận: Có sự hiện diện của tình trạng đồng nhiễm siêu vi Dengue ở bệnh nhân SXH. Tình trạng đồng nhiễm có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến diễn tiến của bệnh và cần được đánh giá ở những nghiên cứu lớn hơn về mối liên quan này.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 24 tình trạng đồng nhiễm các týp siêu vi dengue và mức độ nặng của bệnh sốt xuất huyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 168
24 TÌNH TRẠNG ĐỒNG NHIỄM CÁC TÝP SIÊU VI DENGUE VÀ MỨC ĐỘ
NẶNG CỦA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Nguyễn Minh Tuấn*, Nguyễn Thanh Hùng*, Lê Bích Liên*, Hà Mạnh Tuấn**, Nguyễn Văn Vĩnh Châu***,
Hoàng Thọ Mẫn****, Tạ Văn Trầm****, Nguyễn Lê Đa Hà*****, Hàn Khởi Quang******, Phan Lợi*******,
Cameron Simmons********, Jeremy Farrar********
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ phân bố các týp siêu vi Dengue, tỉ lệ và mức độ nặng của các trường hợp đồng
nhiễm siêu vi Dengue
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca đa trung tâm. Những
bệnh nhân từ 1-15 tuổi sốt nghi ngờ nhiễm Dengue trong 72 giờ đầu được chọn vào nghiên cứu và xác định
chẩn đoán bằng RT-PCR dương tính.
Kết quả: 926 trường hợp có chẩn đoán xác định nhiễm Dengue bằng RT-PCR trên tổng số 2912 trường
hợp có triệu chứng sốt nghi nhiễm Dengue ≤72 giờ đầu. Trong số các trường hợp nhiễm Dengue, tỉ lệ nhiễm các
týp siêu vi là: 42,4% (393) DENV-1; 29,5% (273) DENV-2; 10,9% (101) DENV-3; 15,8% (146) DENV-4 và tỉ
lệ đồng nhiễm 1à 1,4% (13). Kiểu đồng nhiễm thường gặp nhất là DENV-1/DENV-2 và DENV-1/DENV-4.
Trong nhóm đồng nhiễm, 15,4% là SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo và 7,7% là SXH Dengue nặng.
Kết kuận: Có sự hiện diện của tình trạng đồng nhiễm siêu vi Dengue ở bệnh nhân SXH. Tình trạng đồng
nhiễm có thể là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến diễn tiến của bệnh và cần được đánh giá ở những
nghiên cứu lớn hơn về mối liên quan này.
Từ khóa: Đồng nhiễm, sốt xuất huyết Dengue
ABSTRACT
CONCURRENT INFECTIONS BY DIFFERRENT DENGUE VIRUS SEROTYPES
AND THE SEVERITY OF DENGUE HEMORRHAGIC FEVER
Nguyen Minh Tuan, Nguyen Thanh Hung, Le Bich Lien, Ha Manh Tuan, Nguyen Van Vinh Chau,
Hoang Tho Man, Ta Van Tram, Nguyen Le Da Ha, Han Khoi Quang, Phan Loi, Cameron Simmons,
Jeremy Farrar * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 168 - 171
Objectives: To determine the frequencies of different Dengue virus serotypes, the overall prevalence of
concurrent Dengue infections and the severity of these patients.
Materials and Methods: Prospective multicenter case series. Patients presenting with high fever within 72
hours of onset and clinical suspicion of Dengue to the outpatient clinic were enrolled in the study and confirmed
Dengue infection by positive RT-PCR.
Results: 913 out of 2912 patients with ≤ 72 hours of fever were confirmed Dengue infection by positive RT-
PCR. Of these true Dengue infections, the frequencies of different serotypes were: 42.4% (393) by DENV-1;
29.5% (273) by DENV-2; 10.9% (101) by DENV-3; 15.8% (146) by DENV-4 and 1.4% (13) had concurrent
* Bệnh viện Nhi Đồng 1 ** Bệnh viện Nhi Đồng 2
*** Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới **** Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang
***** Bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai ****** Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dươn
******* Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Long An ******** Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Minh Tuấn, ĐT: 0938 007313, Email: minhtuandr@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 169
infections. The most common concurrent infections were DENV-1/DENV-2 and DENV-1/DENV-4. Of these
total concurrent infections, 15.4% were Dengue with warning signs and 7.7% were severe Dengue.
Conclusion: There is the existence of concurrent infections by different Dengue virus serotypes. Concurrent
infection with two or more serotypes may be one of the causes affecting the disease progress and this association
should be evaluated in larger study.
Keywords: Concurrent infection, Dengue hemorrhagic fever
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh nhiễm
trùng cấp tính do siêu vi Dengue gây ra gồm 4
týp huyết thanh: DENV-1, DENV-2, DENV-3,
DENV-4. Trong những vùng lưu hành dịch SXH
với nhiều týp siêu vi khác nhau, tình trạng đồng
nhiễm cùng lúc các týp siêu vi này ngẫu nhiên
có thể xảy ra và có thể ảnh hưởng đến tình trạng
của bệnh. Mặc dù trên thế giới đã có những báo
cáo về tình trạng đồng nhiễm siêu vi Dengue,
nhưng kết quả nghiên cứu chưa cho thấy rõ mối
liên hệ giữa tình trạng đồng nhiễm và mức độ
nặng của bệnh(3,5,6). Vì vậy, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả tỉ lệ phân
bố các týp siêu vi Dengue, tỉ lệ các kiểu đồng
nhiễm và mức độ nặng của các trường hợp
đồng nhiễm để từ đó có thể làm cơ sở giúp cho
các chương trình nghiên cứu phòng chống SXH
nhằm làm giảm tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca đa
trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm
bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Bệnh Nhiệt
Đới và các tỉnh bao gồm Bệnh viện Đa khoa
Trung tâm Tiền Giang, Bệnh viện Nhi Đồng
Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Dương,
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Long An từ tháng
10/2010 đến 5/2012.
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh
của các bệnh viện trên sẽ được chọn nếu hội đủ
các tiêu chuẩn sau:
a) Có sốt lúc đến khám (hoặc bệnh sử có sốt)
và sốt < 72 giờ đầu của bệnh
b) Có biểu hiện lâm sàng nghi nhiễm dengue
c) Tuổi từ 1-15
d) Người thân hoặc người giám hộ có điện
thoại di động
e) Chấp thuận tham gia nghiên cứu bằng
văn bản
Tiêu chuẩn loại trừ
Mọi bệnh nhân mà nhóm nghiên cứu nghĩ
rằng khó có thể theo dõi bệnh
Mọi bệnh nhân mà nhóm nghiên cứu tin
rằng còn có một chẩn đoán bệnh khác phù hợp
hơn
Tất cả bệnh nhân thỏa các tiêu chuẩn nghi
nhiễm Dengue trong vòng 72 giờ đầu khởi
phát sốt nói trên được chọn tham gia nghiên
cứu và làm đồng thời RT-PCR, công thức
máu, AST, ALT, CK, albumin để tiên lượng
bệnh. Bệnh nhân được theo dõi hàng ngày
qua điện thoại các dấu hiệu cảnh báo sốt xuất
huyết và nhập viện điều trị nếu bệnh diễn tiến
nặng. Chẩn đoán sốt xuất huyết theo phân
loại của Tổ chức Y tế Thế giới 2009 và dựa
trên kết quả PCR dương tính. Sử dụng phân
tích Shapiro-Wilk để kiểm tra các biến số liên
tục có phân bố bình thường hay không. Kết
quả được được trình bày dưới dạng trung
bình ± độ lệch chuẩn đối với biến số liên tục
có phân bố bình thường hoặc dưới dạng trung
vị và khoảng đối với biến số liên tục có phân
bố không bình thường. Các biến số định tính
được trình bày dưới dạng phần trăm. Kết quả
phân tích được xử lý bằng phần mềm SPSS
17.0.
KẾT QUẢ
926 trường hợp nhiễm Dengue chẩn đoán
xác định bằng PCR trên tổng số 2912 trường hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Chuyên Đề Nhi Khoa 170
có triệu chứng sốt nghi nhiễm Dengue được
chọn vào nghiên cứu. Trong số các trường hợp
nhiễm Dengue, tỉ lệ nhiễm các týp siêu vi là:
42,4% (393) DENV-1; 29,5% (273) DENV-2; 10,9%
(101) DENV-3; 15,8% (146) DENV-4 và 1,4% (13)
nhiễm đồng thời hai týp siêu vi. Sự đồng nhiễm
hai týp siêu vi Dengue này như sau:
- Đồng nhiễm DENV-1 với DENV-2: 6/13
trường hợp (46,2%)
- Đồng nhiễm DENV-1 với DENV-4: 5/13
trường hợp (38,4%)
- Đồng nhiễm DENV-2 với DENV-4: 1/13
trường hợp (7,7%)
- Đồng nhiễm DENV-3 với DENV-4: 1/13
trường hợp (7,7%)
Bảng 1: So sánh đặc điểm giữa nhóm đồng nhiễm và
đơn nhiễm siêu vi Dengue
Đặc điểm Đồng nhiễm
(n=13)
Đơn nhiễm
(n=913)
Tuổi 8,3 ±3,9 6,4 ±3,7
Giới: Nam 6 (46,2%) 515 (56,4%)
WBC (/mm
3
) 4100 (2960-8700) 7945 (5200-11600)
NEU (/mm3) 2985 (1785-5525) 4900 (2900-7820)
LYM (/mm3) 836 (475-3393) 1780 (1090-2900)
Hctenrol (%) 36,5 (35,4-39,8%) 37,3 (35,2-39,4)
PLTenrol
(x103/mm3)
211 (165,5-232,0) 231 (180-288)
AST (U/l) 52,5 (38,0-100,3) 43 (36-54)
ALT (U/l) 24,5 (16,0-57,8) 17 (14-24)
CK (U/l) 94,0 (71,3-122,5) 98 (75,8-129,0)
Alb (g/l) 42,8 (40,6-44,2) 44,3 (42,3-46,2)
Nhập viện 6 (46,2%) 400 (43,8%)
Chẩn đoán
Sốt xuất huyết
Dengue
10 (76,9%) 784 (85,9%)
Sốt xuất huyết
Dengue có dấu
hiệu cảnh báo
2 (15,4%) 85 (9,3%)
Sốt xuất huyết
Dengue nặng
1 (7,7%) 44 (4,8%)
BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy
tại Việt Nam có sự lưu hành đồng thời của 4 týp
siêu vi Dengue và chiếm tỉ lệ cao nhất là DENV-
1 với 42,4% và DENV-2 với 29,5%. Kết quả này
cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây về tỉ
lệ phân bố của các týp siêu vi Dengue trong 5
năm gần đây(7). Tình trạng đồng nhiễm cùng lúc
các týp siêu vi Dengue khác nhau có thể xảy ra
trong những vùng lưu hành nhiều týp siêu vi
của vùng dịch sốt xuất huyết. Yếu tố nguy cơ
cho tình trạng đồng nhiễm nhiều týp là độc lực
của siêu vi và mật độ của muỗi Aedes(3). Kết quả
nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ đồng nhiễm cùng
lúc hai loại týp siêu vi Dengue là 1,4%. Tình
trạng đồng nhiễm xảy ra thường giữa một týp
siêu vi phổ biến với một hoặc nhiều týp siêu vi
còn lại trong vùng lưu hành. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, tình trạng đồng nhiễm xảy ra
chiếm ưu thế giữa DENV-1 với DENV-2 (46,2%),
giữa DENV-1 với DENV-4 (38,4%). Ngoài ra còn
có sự đồng nhiễm giữa DENV-2 với DENV-4 và
DENV-3 với DENV-4. Từ báo cáo đầu tiên của
tình trạng đồng nhiễm hai týp siêu vi DENV-1
và DENV-4 ở Puerto Rico vào năm 1982, từ đó
đến nay đã có nhiều nước trên thế giới ghi nhận
tình trạng đồng nhiễm tương tự(4). Tỉ lệ đồng
nhiễm các týp siêu vi Dengue ở Indonesia 11%,
Peru 8,2%, Đài Loan 9,5%, Mexico 5,2%, Ấn Độ
19%(1,5,6,8). Nhiều nước như Thái Lan, Indonesia,
Honduras, Guatemala còn ghi nhận tình trạng
đồng nhiễm từ 3-4 týp siêu vi Dengue(2,5).
Bảng 2: Tình trạng đồng nhiễm các týp siêu vi
Dengue được báo cáo ở các nước
Quốc gia Báo cáo tình trạng đồng nhiễm
Việt Nam Hai týp DENV-1/DENV-2, DENV-1/DENV-
4, DENV-2/DENV-4, DENV-3/DENV-4
Thái Lan(2) Hai týp DENV-1/DENV2, DENV-2/DENV-
4, ba týp DENV-1/DENV-2/DENV-3
Indonesia(5) Hai týp DENV-1/DENV-2, DENV-1/DENV-
3, DENV-2/DENV-3, DENV-2/DENV-4, ba
týp DENV-1/DENV-3/DENV-4
Peru
(6)
Hai týp DENV-1/DENV-3
Mexico(5) Hai týp DENV-1/DENV-2, DENV-1/DENV-
3, DENV-1/DENV-4, DENV-3/DENV-4
Đài Loan(8) Hai týp DENV-2/DENV-3
Ấn Độ(1) Hai týp DENV-1/DENV-3, DENV-1/DENV-
4, DENV-2/DENV-3, DENV-3/DENV-4
Honduras(5) Hai týp DENV-1/ DENV-2, DENV-
1/DENV-4, ba týp DENV-1/ DENV-
2/DENV-4, bốn týp DENV-1/ DENV-
2/DENV-3/DENV-4
Guatemala
(5)
Hai týp DENV-1/ DENV-2, ba týp DENV-
1/ DENV-2/DENV-4, bốn týp DENV-1/
DENV-2/DENV-3/DENV-4
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 171
Kết quả so sánh trên cho thấy sự đồng
nhiễm có thể xày ra giữa bất kỳ týp siêu vi nào
trong vùng dịch.
Kết quả nhiên cứu của chúng tôi cho thấy
nhóm đồng nhiễm có độ tuổi trung bình lớn
hơn so với nhóm đơn nhiễm. Các trường hợp
đồng nhiễm có biểu hiện nặng hơn so với nhóm
đơn nhiễm thể hiện qua số lượng bạch cầu,
neutrophil, lymphocyte ở nhóm đồng nhiễm
thấp hơn so với nhóm đơn nhiễm. Mặc dù tỉ lệ
nhập viện ở hai nhóm là tương tự nhau (46,2 và
43,8%), tuy nhiên tỉ lệ SXH có dấu hiệu cảnh báo
và SXH Dengue nặng ở nhóm đồng nhiễm cao
hơn so với nhóm đơn nhiễm (15,4% so với 9,3%
và 7,7% so với 4,3% theo thứ tự). Tỉ lệ phân bố
về giới tính, các kết quả xét nghiệm ở thởi điểm
tham gia nghiên cứu như hematocrit, tiểu cầu,
AST, ALT, CK, albumin giữa hai nhóm đồng
nhiễm và đơn nhiễm tương tự như nhau. Tác giả
Bharaj cũng nhận thấy các trường hợp đồng
nhiễm có biểu hiện nặng hơn so với các trường
hợp đơn nhiễm(1). Tuy nhiên, các nghiên cứu của
Manami E, Figueiredo RM, Lorono-Pino MA
cho thấy những trường hợp đồng nhiễm siêu vi
Dengue không làm tăng lên tình trạng nặng của
bệnh SXH(3,5,6). Kết quả của chúng tôi cần có
đánh giá trên số lượng bệnh nhân nhóm đồng
nhiễm nhiều hơn để có thể so sánh về ý nghĩa
thống kê.
KẾT LUẬN
Trong vùng dịch với sự lưu hành của nhiều
týp siêu vi Dengue, tình trạng đồng nhiễm
nhiều týp siêu vi có thể xảy ra và có thể làm cho
biểu hiện của bệnh SXH nặng hơn. Tuy nhiên
cần một nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân
lớn hơn để có thể so sánh về mặt ý nghĩa thống
kê. Các chương trình giám sát dịch SXH cần lưu
ý sự thay đổi của các týp siêu vi để dự báo dịch
và cần nghiên cứu thử nghiệm vaccin đa giá
trong phòng bệnh SXH để làm giảm tỉ lệ mắc và
tử vong do bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bharaj P et al. Concurrent infections by all four dengue virus
serotypes during an outbreak of dengue in 2006 in Delhi, India.
Virol J 2008, 5:1
2. Chinnawirotpisan P et al. Detection of concurrent infection with
multiple dengue virus serotypes in Thai children by ELISA and
nested RT-PCR assay. Arch Virol. 2008;153(12):2225-32. Epub
2008 Nov 15.
3. Figueiredo RMP et al. Co-infection of dengue virus by serotypes
3 and 4 in patients from Amazonas, Brazil. Rev Inst Med Trop
Sao Paulo. 2011 Dec;53(6):321-3
4. Gubler DJ, Kuno G, Sather GE, Waterman SH, 1985. A case of
natural concurrent human infection with two dengue viruses.
Am J Trop Med Hyg 34: 170–173
5. Lorono-Pino MA et al. Common occurrence of concurrent
infections by multiple dengue virus serotypes. Am. J. Trop. Med.
Hyg., 61(5), 1999, pp. 725–730
6. Mamani E et al. Concurrent infections by two dengue virus
serotypes during an outbreak in northwestern Peru, 2008. Rev
Peru Med Exp Salud Publica. 2010 Mar;27(1):16-21.
7. Nguyễn Minh Tuấn và cs. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue
ở trẻ em theo các týp virus. Y học TPHCM, Phụ bản của Tập 13,
Số 5, 2009, 41-48
8. Wang WK et al. Concurrent infections by two dengue virus
serotypes among dengue patients in Taiwan. J Microbiol
Immunol Infect. 2003 Jun;36(2):89-95.