Đặt vấn đề: Tỷ lệ rối loạn đi tiểu rất cao ở cả hai giới, lần lượt ở nam và nữ là 41% và 37%. Rối loạn đi
tiểu liên quan đến rất nhiều yếu tố, và các yếu tố này không đồng nhất giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Đó là lý do chúng tôi làm đề tài này ở Cần thơ.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ IPSS>7 ở nam từ 50 tuổi trở lên, tiểu rỉ ở nữ từ 50 tuổi.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng tham gia là
tất cả nam và nữ từ 50 tuổi trở lên. Các đối tượng nam được phỏng vấn bằng bảng IPSS, các đối tượng nữ được
phỏng vấn để xác định sự hiện diện của tiểu rỉ. Các yếu tố nguy cơ được kiểm định bằng Odds Ratio để xác định
sự liên quan.
Kết quả: Tỷ lệ IPSS>7 là 4,5%. Tỷ lệ tiểu rỉ là 4%. Các yếu tố có OR lớn hơn 1 với CI 95% của nam là
tăng huyết áp, suy thận mạn, tiểu đường, sỏi niệu, bướu tiền liệt tuyến. Các yếu tố lớn hơn 1 với CI 95% của nữ
là BMI>25, tiền sử phẫu thuật vùng chậu, nhiễm trùng tiểu, tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mạn.
Kết luận: Tần suất rối loạn đi tiểu ở Việt Nam thấp hơn so với thế giới, các yếu tố nguy cơ cũng không
hoàn toàn đồng nhất với các khu vực khác
4 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 50 tần suất rối loạn đi tiểu tại Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 351
50 TẦN SUẤT RỐI LOẠN ĐI TIỂU TẠI CẦN THƠ
Trần Văn Nguyên*, Huỳnh Công Bằng*, Lê Trần Thanh Thảo*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỷ lệ rối loạn đi tiểu rất cao ở cả hai giới, lần lượt ở nam và nữ là 41% và 37%. Rối loạn đi
tiểu liên quan đến rất nhiều yếu tố, và các yếu tố này không đồng nhất giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Đó là lý do chúng tôi làm đề tài này ở Cần thơ.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ IPSS>7 ở nam từ 50 tuổi trở lên, tiểu rỉ ở nữ từ 50 tuổi.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng tham gia là
tất cả nam và nữ từ 50 tuổi trở lên. Các đối tượng nam được phỏng vấn bằng bảng IPSS, các đối tượng nữ được
phỏng vấn để xác định sự hiện diện của tiểu rỉ. Các yếu tố nguy cơ được kiểm định bằng Odds Ratio để xác định
sự liên quan.
Kết quả: Tỷ lệ IPSS>7 là 4,5%. Tỷ lệ tiểu rỉ là 4%. Các yếu tố có OR lớn hơn 1 với CI 95% của nam là
tăng huyết áp, suy thận mạn, tiểu đường, sỏi niệu, bướu tiền liệt tuyến. Các yếu tố lớn hơn 1 với CI 95% của nữ
là BMI>25, tiền sử phẫu thuật vùng chậu, nhiễm trùng tiểu, tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mạn.
Kết luận: Tần suất rối loạn đi tiểu ở Việt Nam thấp hơn so với thế giới, các yếu tố nguy cơ cũng không
hoàn toàn đồng nhất với các khu vực khác.
Từ khóa: Rối loạn đi tiểu, nam, nữ, yếu tố nguy cơ.
ABSTRACT
PREVALENCE OF LOWER URINARY TRACT SYMPTOMS IN CANTHO
Tran Van Nguyen, Huynh Cong Bang, Le Tran Thanh Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 351 ‐ 354
Introduction: Lower urinary tract symptoms (LUTS) has a high prevalence in both sex of 41% in men and
37% in women. It is caused by many factors and different in many countries. So, this research is done in Can
Tho.
Objectives: To evaluate the LUTS of men over 50 years of age with IPSS > 7, and urinary leak of women.
Patients and method: Descriptive cross section. All men and women of age of over 50 are chosen. IPSS
score and questionnaires are used. Risk factors are checked by Odds ratios.
Results: IPSS > 7 is of 4.5%, urinary leak is 4%. OR>1 with CI 95% of men is of hypertension, chronic
renal insufficiency, diabetes mellitus, urolithiasis, BPH; of women is of BMI>25, history of pelvic intervention,
urinary tract infection, DM, hypertension, chronic renal insufficiency.
Conclusion: Prevalence of LUTS in cantho is much lower of that from other countries and the risk factors
are also different.
Key words: lower urinary tract symptoms, men, women, comorbidity
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trước đây, rối loạn đi tiểu không được xem
là một vấn đề lâm sàng quan trọng cũng như là
một vấn đề đáng lưu ý của sức khỏe cộng đồng.
Các số liệu nghiên cứu về rối loạn đi tiểu rất hạn
chế ngay cả ở Hoa Kỳ, chủ yếu số liệu có được
trên các bệnh nhân tham gia khám chữa bệnh vì
một căn bệnh nào đó. Tuy nhiên, từ sau các
* Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
Tác giả liên lạc: BS. Trần Văn Nguyên ĐT: 0913816650 Email: tvnguyen@ctump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 352
nghiên cứu Olmsted County và Flint men
health’s, người ta nhận thấy rằng tần suất mắc
rối loạn đi tiểu trong cộng đồng là rất lớn: 34%
và 41%(1). Các con số này tương đương với tỉ lệ
bệnh tăng huyết áp. Tần suất người có rối loạn
đi tiểu nghiêm trọng là 3,3%. Con số này tương
đương với các bệnh nguy hiểm hay gặp trong
cộng đồng: Tai biến mạch máu não (2.2%), ung
thư (4,5%), nhồi máu cơ tim (4,5%) và bằng phân
nửa đái tháo đường (8,6%). Từ nghiên cứu
BACH, người ta dự đoán rằng đến năm 2025 tại
Hoa Kỳ sẽ có 52 triệu người có rối loạn đi tiểu(5).
Rối loạn đi tiểu sẽ có tầm quan trọng tương
đương với các bệnh lý tim mạch, và được xem
như là một dịch bệnh hiện đại. Tại Việt Nam nói
chung và tại Cần Thơ nói riêng, chưa có bất kỳ
nghiên cứu nào về tình hình.
Mục tiêu
Xác định tần suất các ông từ 50 tuổi trở lên bị
rối loạn đi tiểu với IPSS ≥7.
Xác định tần suất các bà từ 50 tuổi trở lên có
tiểu rỉ.
Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến
rối loạn đi tiểu ở nam.
Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến
tiểu rỉ ở nữ.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên cụm. Trong đó 3 trong 13 phường
của quận Ninh Kiều sẽ được đưa vào nghiên
cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nam giới và nữ giới
trên từ 50 tuổi trở lên ở quận Ninh Kiều – Thành
Phố Cần Thơ.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn mẫu là tất cả đối tượng
nam và nữ từ 50 tuổi trở lên đang cư trú tại 3
phường Xuân Khánh, Hưng Lợi, Cái Khế thuộc
quận Ninh Kiều – Thành Phố Cần Thơ.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các đối tượng không đồng ý tham gia vào
nghiên cứu, các đối tượng rối loạn tâm thần
không có khả năng cung cấp thông tin cũng như
các đối tượng không cung cấp đầy đủ thông tin.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Về thởi gian, nghiên cứu của chúng tôi chọn
thuận tiện từ tháng 5/2012 đến tháng 5/2013. Về
địa điểm, chúng tôi chọn 3 phường Xuân
Khánh, Hưng Lợi, Cái Khế một cách ngẫu nhiên
từ 13 phường của quận Ninh Kiều vào nghiên
cứu.
Quy trình nghiên cứu
Bảng câu hỏi cho nam được thiết kế bao gồm
các thông tin sau: Họ và tên người tham gia
nghiên cứu, tuổi, số điện thoại, nghề nghiệp, các
bệnh đang mắc, các bệnh niệu khoa đang mắc
và bảng điểm IPSS. Bảng điểm IPSS được chúng
tôi tự phiên dịch lại bằng tiếng Việt theo bảng
điểm IPSS tiếng Anh của WHO.
Bảng câu hỏi cho nữ được thiết kế bao gồm
các thông tin sau: họ và tên người tham gia
nghiên cứu, tuổi, số điện thoại, nghề nghiệp, chỉ
số nhân trắc, thói quen hút thuốc, các bệnh đang
mắc, tiền sử sản khoa.
Chúng tôi có danh sách những ông từ 50
tuổi trở lên từ Trung Tâm Y Tế quận Ninh
Kiều. Trung Tâm Y Tế quận Ninh Kiều cũng
liên hệ giúp chúng tôi 3 cán bộ y tế thuộc 3
trạm y tế Xuân Khánh, Hưng Lợi, Cái Khế.
Chúng tôi huấn luyện việc sử dụng bảng câu
hỏi cho các cán bộ y tế này tại Trung Tâm Y Tế
quận Ninh Kiều. Sau đó, các cán bộ này về
trạm y tế của phường mình và huấn luyện lại
việc sử dụng bảng câu hỏi cho các cộng tác
viên thuộc hội Người Cao Tuổi của từng
phường. Các cộng tác viên này sẽ đến từng hộ
gia đình có người thuộc đối tượng tham gia
nghiên cứu và lấy thông tin. Các bộ câu hỏi
sau đó sẽ được gởi về lại các trạm y tế của
từng phường và chúng tôi liên hệ lại với các
cán bộ y tế của trạm để lấy lại các bộ câu hỏi
này.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 353
Cỡ mẫu
Dân số quận Ninh Kiều là khoảng 250 000
người. Trong đó có phân nửa là nam giới,
chiếm số lượng là 125 000 người. Dân số từ 50
tuổi trở lên của quận là 18%, tính ra số nam
giới từ 50 tuổi của quận là 22 500 người. Tần
suất rối loạn đi tiểu trung bình trong các
nghiên cứu đã thực hiện là khoảng 15%.
Chúng tôi muốn ước tính tỷ lệ đàn ông bị rối
loạn đi tiểu với ước số không cao hơn hay thấp
hơn 2% dân số thật. Do đó cỡ mẫu mà chúng
tôi chọn là 1500 người, con số này xấp xỉ toàn
bộ số đàn ông từ 50 tuổi trở lên thuộc 3
phường Xuân Khánh, Hưng Lợi và Cái Khế.
Tương tự cỡ mẫu của nữ cũng là 1500.
Phân tích dữ liệu
Bảng câu hỏi cho nam được thiết kế bao gồm
họ và tên bệnh nhân, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ,
bảng đánh giá IPSS và các tiền sử bệnh lý mà
bệnh nhân đã và đang mắc phải. Điểm IPSS
được tính cho từng đối tượng dựa trên 7 câu hỏi
về triệu chứng rối loạn đi tiểu. Mỗi câu hỏi về
triệu chứng được thiết kế trả lời theo dạng Likert
scale, từ mức không có triệu chứng (0 điểm) đến
triệu chứng xuất hiện liên tục (5 điểm). Đểm
IPSS là tổng điểm của 7 triệu chứng, điểm tổng
cộng dao động từ 0 đến 35 điểm. Khi phân tích,
chúng tôi phân loại rối loạn đi tiểu theo tổng
điểm bao gồm nhẹ (0‐7), trung bình (8‐19) và
nặng (20‐35).
Bảng câu hỏi cho nữ được thiết kế bao gồm
họ và tên bệnh nhân, tuổi, địa chỉ, các bệnh lý
bệnh nhân đang mắc bao gồm tiểu rỉ.
Chúng tôi sử dụng tỷ số chênh Odds ratio
để phát hiện các yếu tố nguy cơ bằng việc so
sánh giữa nhóm rối loạn đi tiểu nhẹ và nhóm rối
loạn đi tiểu trung bình trở lên. Mức độ liên quan
được diễn tả bằng odds ratio (OR) với 95% CI.
KẾT QUẢ
Có 1390 ông cho kết quả đủ điều kiện để
phân tích. Số lượng này của các bà là 2209
người. Ở nam, số người mắc rối loạn đi tiểu mức
độ trung bình là 56 (4% dân số nghiên cứu), số
người mắc rối loạn đi tiểu mức độ nặng là 7
(0,5% dân số nghiên cứu). Như vậy, tổng cộng
có 4,5% dân số nghiên cứu có rối loạn đi tiểu từ
mức độ trung bình trở lên. Ơ nữ. số người mắc
tiểu rỉ là 88 người, tương đương với 4% dân số
nghiên cứu.
Các yếu tố được đưa vào xem xét xác định
yếu tố nguy cơ ở dân số nam bao gồm: nhóm
tuổi, tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mạn,
nhiễm trùng tiểu, chấn thương hệ niệu, bướu
tiền liệt tuyến, sỏi niệu. Trong đó, các yếu tố tiểu
đường, tăng huyếp áp, suy thận mạn, bướu tiền
liệt tuyến, sỏi niệu có OR lớn hơn 1 với CI 95%
không chứa 1.
Các yếu tố được đưa vào xem xét xác định
yếu tố nguy cơ ở dân số nữ bao gồm: nhóm
tuổi, tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mạn,
bướu giáp, ho, phẫu thuật vùng chậu, sa trực
tràng, bệnh về thần kinh, nhiễm trùng tiểu.
Trong đó, các yếu tố tiền sử phẫu thuật vùng
chậu, nhiễm trùng tiểu, BMI, tiểu tiểu đường,
tăng huyết áp, suy thận mạn có OR lớn hơn 1
với CI 95% không chứa 1.
BÀN LUẬN
Kết quả thu thập được từ nghiên cứu của
chúng tôi chỉ là 4,5% ở nam và 4% ở nữ. Con số
này gần tương tự con số của Malaysia (6%),
nhưng lại rất thấp so với con số của các nghiên
cứu lớn trên thế giới cũng như các nghiên cứu
tại các quốc gia láng giềng(6). Lý do nào có thể
giải thích cho sự khác biệt này? Rối loạn đi tiểu
có rất nhiều yếu tố được xem là nguy cơ. Hoa
Kỳ có tần suất rối loạn đi tiểu là 18,7%(3). Quốc
gia này có tỷ lệ người béo phì là trên 30,8% và tỷ
lệ người tăng huyết áp là 31%(2). Các con số này
là lớn hơn nhiều so với con số béo phì của Việt
Nam là 0,6% và tăng huyết áp của Việt Nam là
16%(8). Con số béo phì của một Malaysia có tần
suất rối loạn đi tiểu gần với Việt Nam hơn là 6%
thì cũng gần tương đồng với nước ta hơn:
9,6%(7). Tuy nhiên sự tương đồng của các con số
này cũng không giải thích hết được sự khác biệt
tỷ lệ rối loạn đi tiểu ở các quốc gia khác nhau.
Na Uy có các con số béo phì và tăng huyết áp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013
Chuyên Đề Thận ‐ Niệu 354
còn gần Việt Nam hơn, lần lượt là 8,3% và
17,3%, tuy nhiên tần suất rối loạn đi tiểu ở đất
nước này vẫn lại gần tương đương với Hoa Kỳ
là 18,5%.
Mặc dù đã cố gắng làm tốt nhất trong khả
năng có thể, nghiên cứu của chúng tôi vẫn mắc
một số nhược điểm do hạn chế về nhân lực và
tài lực. Thứ nhất, chúng tôi không có trong tay
một bản IPSS tiếng Việt được chuẩn hóa để sử
dụng. Do chưa được chuẩn hóa, có nhiều khả
năng công tác phỏng vấn sẽ không đảm bảo
được tính chính xác của thông tin cần hỏi và ghi
nhận. Thứ hai, chúng tôi phải sử dụng lực lượng
phỏng vấn viên là các cộng tác viên của hội
Người Cao Tuổi thuộc từng phường. Lực lượng
này có ưu điểm là số lượng đông, và chấp nhận
thực hiện phỏng vấn với chi phí chấp nhận được
từ chúng tôi. Nhưng nhược điểm rất lớn của đội
ngũ này là thiếu tinh thần khoa học và không có
kiến thức chuyên môn.
Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng huyết áp không có
sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn(8).
Tỷ lệ béo phì ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
cũng có sự tương đồng với tỷ lệ ở các vùng khác
thuộc Việt Nam(8). Do đó, chúng tôi nghĩ có thể
khái quát hóa kết quả tại quận Ninh Kiều cho
các vùng khác tại Việt Nam.
Con số 4,5% của nam và 4% của nữ nhỏ hơn
nhiều so với con số trung bình của các quốc gia
khác trên thế giới. Vấn đề rối loạn đi tiểu có thể
xem như không phải là một vấn đề đáng báo
động ở Việt Nam nếu chỉ xem xét dựa trên tần
suất mắc bệnh. Tuy nhiên, chúng ta cần thêm
các nghiên cứu về chi phí điều trị rối loạn đi tiểu
trước khi đi đến kết luận liệu rối loạn đi tiểu có
đáng giành được quan tâm nhiều hơn không.
Kết quả của nghiên cứu này cũng đặt ra việc
phải thực hiện lại các nghiên cứu dịch tễ đối với
các bệnh khác tại Việt Nam do có sự khác biệt
giữa Việt Nam và thế giới.
KẾT LUẬN
Tần suất rối loạn đi tiểu ở nam giới từ 50
tuổi trở lên ở TP Cần Thơ là 4,5%. Các yếu tố
nguy cơ liên quan đến rối loạn đi tiểu ở nam là
tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mạn, sỏi
niệu, bướu tiền liệt tuyến. Tần suất tiểu rỉ ở nữ
giới từ 50% tuổi trở lên ở TP Cần Thơ là 4%. Các
yếu tố nguy cơ liên quan đến tiểu rỉ ở nữ là tiểu
đường, tăng huyết áp, suy thận mạn, tiền sử
phẫu thuật vùng chậu, nhiễm trùng tiểu và
BMI>25. Tần suất ở Việt Nam thấp hơn nhiều so
với tình hình chung của thế giới và cũng có sự
khác biệt các yếu tố nguy cơ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aruna V.S, Wei J.T, Debra J.J, Rodney L.D, Cynthia J.G,
Rosebud O.R, Michael M.L, Kathleen A.C, James E.,
Schottenfeld D., Jacobsen S.J. (2003). Comparison of lower
urinary tract symptom severity and associated bother between
community‐dwelling black and white men: the Olmsted
County Study of Urinary Symptoms and Health Status and the
Flint Menʹs Health Study. Urology 61 (6):1086‐91.
2. CDC. (2011). Vital signs: prevalence, treatment, and control of
hypertension—United States, 1999‐2002 and 2005‐2008.
MMWR 60 (4):103‐8.
3. Kupelian V Wei JT, OʹLeary MP, Kusek JW, Litman HJ, Link
CL, McKinlay JB. (2006). Prevalence of lower urinary tract
symptoms and effect on quality of life in a racially and
ethnically diverse random sample: the Boston Area
Community Health (BACH) Survey. Arch Intern Med 166
(21):2381‐7.
4. Lê Thi. (2012). Xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay
và việc phát huy vai trò tích cực của người cao tuổi. Tạp chí
Khoa Học Xã Hội Việt Nam 44 (1):51‐54.
5. Litman HJ McKinlay JB. (2007). The future magnitude of
urological symptoms in the USA: projections using the Boston
Area Community Health survey. BJU International 100 (4):820‐
25.
6. Mariappan P Chong WL. (2006). Prevalence and correlations
of lower urinary tract symptoms, erectile dysfunction and
incontinence in men from a multiethnic Asian population:
Results of a regional population‐based survey and comparison
with industrialized nations. BJU International 98 (6):1264‐8.
7. Rampal L Rampal S, Azhar MZ, Rahman AR. (2008).
Prevalence, awareness, treatment and control of hypertension
in Malaysia: a national study of 16,440 subjects. Public Health
122 (1):11‐8.
8. Viện Dinh Dưỡng (2011), Kết quả điều tra Thừa cân ‐ béo phì
và một số yếu tố liên quan ở người Việt Nam 25‐ 64 tuổi, Viện
Dinh Dưỡng.
Ngày nhận bài báo 16‐05‐2012
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20‐06‐2013
Ngày bài báo được đăng: 15‐07‐2013