Khoa học ngày nay càng ngày càng đi sâu vào thực tế và được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực đều có những nghiên cứu và đưa ra những được quy
luật, công thức cụ thể để dễ dàng áp dụng vào thực tế nhất. Trong giao tiếp cũng
vậy Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian, của trường Đại học UCLA đã tìm ra
một quy luật được coi là quy luật để trở nên hoàn hảo khi giao tiếp, đó là quy luật 7
– 38 – 55, qua bài viết này NLL xin nói rõ hơn về quy luật này cũng như cách ứng
dụng của nó.
Quy luật này nói rằng:
- 55% quá trình giao tiếp không liên quan đến việc sử dụng từ ngữ, mà liên quan
đến ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện như dáng điệu, trang phục, di chuyển, vung
tay, nét mặt của người nói. Điều này có thể nói là điểm nhấn trong một cuộc đối
thoại. Người nói có thể gây ấn tượng mạnh cho người nghe thông qua yêu tố này,
bên cạnh đó giúp cuộc đối thoại trở nên sinh động và cuốn hút hơn. Đây là yếu tố
rất được chú trọng với những người đặc biệt sử dụng việc “nói” như một công việc.
- 38% liên quan đến cách nói nội dung, ngữ điệu, chẳng hạn âm lượng, giọng
nói (nhấn, dừng, cao, thấp, to, nhỏ ), sự diễn cảm trong cách diễn đạt Điều này
cũng khá ảnh hưởng trong một cuộc đối thoại. Người nói có thể tạo cảm tình hoặc
gây ác cảm với người nghe nếu yếu tố này được sử dụng đúng hoặc bị sử dụng saitrong quá trình giao tiếp. Tùy từng đối tượng người nghe mà người nói lựa chọn sử
dụng nội dung và ngữ điệu khác nhau nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất
- Chỉ có 7% liên quan đến ngôn từ, nội dung. Yếu tố nội dung lúc này tuy quan
trọng nhưng chiếm phần trăm thành công không cao bằng 2 yếu tố trên. Nếu 2 yếu
tố trên đã thực hiện được tốt thì nội dung và ngôn từ sẽ chỉ còn là một phần phụ
nhằm truyền tải thông tin cần thiết đến cho người nghe.
Như vậy, điều quan trọng để thành công khi giao tiếp, thu hút được sự chú ý của
người nghe và đạt được mục đích của mình chính là cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể
và nét mặt. Đây chính là bí quyết cho tất cả mọi người trong bất cứ cuộc hội thoại
nào, đặc biệt với những người phải giao tiếp với tần suất lớn.
10 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 – 38 – 55: Tỷ lệ vàng trong giao tiếp - Bí mật giao tiếp từ ngôn ngữ cơ thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 – 38 – 55: Tỷ lệ vàng trong Giao Tiếp
- Bí mật giao tiếp từ ngôn ngữ cơ thể
Khoa học ngày nay càng ngày càng đi sâu vào thực tế và được ứng dụng trong
nhiều lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực đều có những nghiên cứu và đưa ra những được quy
luật, công thức cụ thể để dễ dàng áp dụng vào thực tế nhất. Trong giao tiếp cũng
vậy Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian, của trường Đại học UCLA đã tìm ra
một quy luật được coi là quy luật để trở nên hoàn hảo khi giao tiếp, đó là quy luật 7
– 38 – 55, qua bài viết này NLL xin nói rõ hơn về quy luật này cũng như cách ứng
dụng của nó.
Quy luật này nói rằng:
- 55% quá trình giao tiếp không liên quan đến việc sử dụng từ ngữ, mà liên quan
đến ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện như dáng điệu, trang phục, di chuyển, vung
tay, nét mặt của người nói. Điều này có thể nói là điểm nhấn trong một cuộc đối
thoại. Người nói có thể gây ấn tượng mạnh cho người nghe thông qua yêu tố này,
bên cạnh đó giúp cuộc đối thoại trở nên sinh động và cuốn hút hơn. Đây là yếu tố
rất được chú trọng với những người đặc biệt sử dụng việc “nói” như một công việc.
- 38% liên quan đến cách nói nội dung, ngữ điệu, chẳng hạn âm lượng, giọng
nói (nhấn, dừng, cao, thấp, to, nhỏ), sự diễn cảm trong cách diễn đạt Điều này
cũng khá ảnh hưởng trong một cuộc đối thoại. Người nói có thể tạo cảm tình hoặc
gây ác cảm với người nghe nếu yếu tố này được sử dụng đúng hoặc bị sử dụng sai
trong quá trình giao tiếp. Tùy từng đối tượng người nghe mà người nói lựa chọn sử
dụng nội dung và ngữ điệu khác nhau nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất
- Chỉ có 7% liên quan đến ngôn từ, nội dung. Yếu tố nội dung lúc này tuy quan
trọng nhưng chiếm phần trăm thành công không cao bằng 2 yếu tố trên. Nếu 2 yếu
tố trên đã thực hiện được tốt thì nội dung và ngôn từ sẽ chỉ còn là một phần phụ
nhằm truyền tải thông tin cần thiết đến cho người nghe.
Như vậy, điều quan trọng để thành công khi giao tiếp, thu hút được sự chú ý của
người nghe và đạt được mục đích của mình chính là cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể
và nét mặt. Đây chính là bí quyết cho tất cả mọi người trong bất cứ cuộc hội thoại
nào, đặc biệt với những người phải giao tiếp với tần suất lớn.
Bí quyết khiến ngôn ngữ cơ thể hấp dẫn
Dáng điệu, trang phục, cách di chuyển, vung tay, nét mặt trong khi giao tiếp
chính là ngôn ngữ cơ thể. Dưới đây NLL xin tóm tắt một vào bí quyết cơ bản để
bạn có thể gây được sự chú ý và thiện cảm của người khác nhiều hơn trong khi
giao tiếp.
1. Gương mặt. Gương mặt chính là điều đầu tiên người nghe chú ý tới. Không thể
nào bạn cúi gằm mặt khi giao tiếp với người đối diện. Điều đó thể hiện sự thiếu tôn
trọng đối với người nghe và làm hạ thấp giá trị của cuộc đối thoại.Hãy chọn, thể
hiện một gương mặt đầy sức sống và xem việc mỉm cười là một phần trong kho
tàng ngôn ngữ hàng ngày của bạn. Nhớ để lộ răng
2. Các điệu bộ. Diễn cảm nhưng đừng lạm dụng. Khép các ngón tay lại khi bạn
thực hiện điệu bộ, bàn tay để dưới cằm và tránh khoanh tay hoặc bắt chéo chân.
Trừ khi với phụ nữ, mang váy ngắn. Các động tác đến từ đôi bàn tay luôn có một
“ma lực” khó có thể từ chối. Nếu người nói khéo léo trong việc sử dụng các điệu
bộ từ chính đôi bàn tay của mình, đó sẽ như một cây gậy dẫn đường đưa người
nghe đi theo câu chuyện của bạn một cách dễ dàng và đầy cuốn hút.
3. Cử động đầu. Sử dụng kiểu gật đầu một lần 3 cái khi nói chuyện và nghiêng
đầu khi lắng nghe. Hơi ngửa cằm lên. Điều này tăng giá trị của người nghe khiến
người nói cảm thấy họ được tôn trọng và câu chuyện của họ được chú ý một cách
nghiêm túc.
4. Tiếp xúc bằng mắt. Người ta vẫn nói “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, vì vậy hãy
sử dụng đôi mắt như một công cụ hữu hiệu trong quá trình giao tiếp. Đôi khi có
những điều không cần phải nói ra thành từ ngữ mà chỉ cần thể hiện qua ánh mắt
cũng khiến người nghe hiểu được. Khi đó, điều ấy có thể còn trở nên có giá trị
hơn.Giữ việc tiếp xúc bằng mắt đủ để mọi người cảm thấy thoải mái. Trừ phi việc
nhìn vào mắt người khác là không hợp về văn hóa, còn lại thì nhìn vào mắt người
khác sẽ được tin cậy nhiều hơn là không nhìn.
5. Tư thế. Cúi về phía trước khi lắng nghe, đứng thẳng khi nói. Đây là điều vô
cùng quan trọng không những cho người nói mà cả cho người nghe. Người nói nếu
có một tư thế thẳng khi nói chuyện sẽ tạo ra vẻ đĩnh đạc, nghiêm túc, đứng đắ,
khiến cho cuộc đối thoại tăng giá trị hơn rất nhiều. Đối với người nghe, khi bạn hơi
cúi về phía trước, điều đó chứng tỏ bạn đang chú tâm vào câu chuyện. Chắc hẳn
không có người nói nào muốn nói chuyện với bạn khi họ thấy bạn nghe trong điệu
bộ dửng dưng và không tập trung. Đây cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng với
người đang nói.
6. Khoảng cách. Đứng ở khoảng cách sao cho bạn cảm thấy thoải mái. Nếu người
kia lùi lại thì đừng bước tới nữa. Khoảng cách đôi khi tạo cho cuộc đối thoại trở
nên gần gũi hoặc xa cách hơn, cũng thể hiện được tính chất của cuộc đối thoại.
Nếu cuộc đối thoại mang tính chất gần gũi thân quen, bạn có thể thu hẹp khoảng
cách ở mức vừa phải. Còn nếu cuộc đối thoại mang tính chất nghiêm túc trang
trọng, bạn nên giữ một khoảng cách hợp lý, điều đó vừa lịch sự và thể hiện sự tôn
trọng với người đối diện.
7. Bắt chước. Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của những người khác một cách tinh tế
sẽ gây được thiện cảm. Tuy nhiên điều gì cũng có 2 mặt. Nếu sự bắt chước lặp đi
lặp lại với tần số cao, điều đó sẽ gây cảm giác nhàm chán, thậm chí bạn còn có thể
bị coi như một chú hề. Sự bắt chước sẽ chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được sử
dụng vừa phải và có khoảng cách giữa các lần sử dụng.
Trên đây là một vài điều cơ bản để bạn có thể đạt được 55% hiệu quả khi giao tiếp,
việc sử dụng thành thạo ngôn ngữ cơ thể giúp bạn tự tin và nắm được phần lớn
thành công trong cuộc giao tiếp với đối tác. Tuy nhiên, 38% đến từ cách diễn đạt
và 7% còn lại phụ thuộc vào nội dung cuộc nói chuyện cũng hết sức quan trọng,
bạn cũng cần hết sức chú ý. Chúc các bạn thành công !
Bí mật giao tiếp từ ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể là một công cụ giao tiếp vô cùng hữu hiệu, tuy vậy không phải ai
cũng biết đọc nó một cách chính xác. Theo các nhà nghiên cứu, 55-85% các cuộc
giao tiếp được truyền tải qua cử chỉ và ngữ điệu.
Đơn cử như việc nếu một ai đó nói rằng: “Bạn làm rất tốt’, với một nụ cười và cơ
thể thoải mái, bạn có thể tin người ta. Nhưng nếu họ nói vậy với hàm răng nghiến
chặt, nụ cười nửa vời và một cơ thể cứng nhắc, bạn nên nghi ngờ lời nói”,
Giọng điệu cũng là một phần quan trọng việc truyền tải thông điệp. Bằng cách thay
đổi ngữ điệu của một số từ, chúng ta có thể thay đổi ý nghĩa toàn bộ câu nói.
Bạn có muốn được coi là người biết lắng nghe? Hãy tạo sự giao thoa mắt, mỉm
cười, gật đầu trong khi nói chuyện và nghiêng đầu về phía người nói. Nếu bạn đảo
mắt và chuyển hướng cơ thể, có sự giao thoa mắt ít hơn 50% số lần, thở dài hoặc
bồn chồn, bạn sẽ tỏ ra là không chú ý.
Bạn muốn được nhìn nhận như một vị thủ lĩnh? Bạn cần phải đứng thẳng, nhìn
thẳng và mỉm cười. Những tín hiệu đó toát ra sự tự tin và sức mạnh. Tuy nhiên,
nếu bạn đi với đôi vai rụt, đầu cúi và nói bằng giọng uể oải, hấp tấp, bạn sẽ bị coi
là thiếu quyết đoán, tiêu cực và ít trải nghiệm.
Sau đây một số giải mã tín hiệu cơ thể mà bạn có thể tham khảo:
Nắm chặt tay (bàn tay càng nâng cao): người đó càng bực tức.
Khoanh tay, bắt chéo chân: tự vệ, phòng thủ. Nhưng nó không hẳn có
nghĩa là người đó đang dè chừng bạn, mà có thể họ đang sàng lọc thông
tin.
Rụi mắt: nói dối. Khi nói dối một điều gì đó, người phụ nữ thường rụi nhẹ
mắt và ngước lên, đàn ông sẽ rụi mạnh và nhìn xuống.
Gãi cổ: khi một người lo rằng mình bị bắt gặp nói dối, họ sẽ gãi phía sau
cổ vài lần.
Đặt tay lên má: thẩm định và hứng thú.
Gật gù: người phụ nữ gật đầu để nói: “Tôi đang lắng nghe”, người đàn
ông chỉ gật đầu khi họ đồng ý với bạn.
60% tất cả các thông tin của con người được biểu đạt không bằng lời, và 30% là
giai điệu của bạn, do đó có nghĩa là 90% là phương thức giao tiếp thường ngày của
chúng ta là phi ngôn ngữ. Tìm hiểu ngôn ngữ cơ thể của một người cũng là một
điều cần thiết giúp bạn có thể biết rõ tâm trạng của họ như thế nào để mà có cách
ứng xử tốt. Và hôm nay là một dịp rất tốt để bạn có thể hiểu ngôn ngữ cơ thể của
con người
Đầu tiên là tìm hiểu ý nghĩa của 1 nụ cười. Làm thế nào để hiểu một nụ cười? Một
nụ cười có thể cho bạn biết rất nhiều về những gì người khác đang cố gắng để nói.
Với một nụ cười, người nói chuyện với bạn muốn thể hiện họ rất thân thiện. Tuy
nhiên, một người luôn mỉm cười trong khi nói chuyện có thể là họ đang có 1 bí mật
và che dấu một điều gì đó.
Làm thế nào để tìm hiểu ánh mắt. Một người luôn luôn nhìn xung quanh và không
bao giờ nhìn thẳng vào mắt bạn khi nói chuyện với bạn, chứng tỏ họ là người
không trung thực. Nếu 1 người thường xuyên giao tiếp bằng mắt với bạn, họ đang
quan tâm đến những gì bạn đang nói. Nheo mắt, dụi mắt hoặc nháy mắt lia lịa khi
giao tiếp với bạn có dấu hiệu là người cảm thấy lo lắng và bị đe dọa, tỏ ý không hài
lòng hoặc đang khinh người.
Duy trì việc nhìn vào mắt bạn khi giao tiếp với bạn là dấu hiệu của sự thống trị,
quan tâm, hay sự lịch sự của người ấy. Khi một người nhìn xa trong lúc giao tiếp là
một dấu hiệu của sự xấu hổ hoặc hạ thấp mình hay hơn thế nữa là họ đang nói dối
bạn. Nếu họ không tập trung và nhìn xung quanh là một dấu hiệu của sự không
quan tâm về những gì bạn đang nói. Mắt nhấp nháy thường xuyên là dấu hiệu của
sự thiếu trung thực hay khó chịu nhưng cũng có thể là một hình thức tán tỉnh.
Một người đang nhìn về một điều gì đó, tức họ không quan tâm những gì bạn nói,
vì họ đang tập trung sự chú ý của họ về một điều gì khác. Gãi cằm hoặc sờ tai là
một dấu hiệu của sự hoài nghi. Khoanh cánh tay là một tư thế phòng thủ mà cũng
là một dấu hiệu của sự khó chịu.
Có người sẽ hơi nghiêng đầu của họ vể phía bạn chứng tỏ họ đang rất quan tâm
đến những gì bạn đang nói. Trong khi một người nghiêng đầu của họ 1 cách quá
mức thường hiển thị một dấu hiệu của sự chán nản về những gì bạn đang nói.
Khi một người hạnh phúc, đôi chân của họ điểm trở lên linh hoạt hơn. Khi một
người để mắt cá chân của họ sát chân ghế hoặc bên dưới chiếc ghế này là một dấu
hiệu của sự khó chịu.
Khi một người nghiêng về phía trước hoặc về phía người đang nói đây là một dấu
hiệu của sự quan tâm. Trong khi nói mà người nghe không hướng về phía bạn là
một dấu hiệu của sự không quan tâm.
Trên đây là một số ngôn ngữ cơ thể mà bạn có thể dễ dàng quan sát được khi giao
tiếp với người đối diện, hãy chú ý đến nó để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất.