Bạn chuẩn bị ra trường?bạn sẽ xin việc?vậy bạn có muốn được
công ty mà bạn muốn vào có ấn tượng tốt với bạn lần đâu ko?
Muốn xin đuợc việc phải trải qua phỏng vấn .nhóm Tôi
từng có bài báo cáo về topic này.Tôi thấy rất hay và bổ ích cho
những ai chuẩn bị ra trường.xin viêc.các ban tham khảo nha.
1. Nắm rõ nhiệm vụ
Hãy coi mục tiêu của công ty và của sếp là mục tiêu của bạn.
Biến những ưu tiên của sếp thành những ưu tiên của bạn. Cốgắng hoàn thành thật tốt các công việc được giao.
2. Cần hiểu rõ bạn được đánh giá thế nào
Cần biết rõ những kĩ năng, cách hành xử và những thành tựu của
bạn được sếp đánh giá thế nào. Bạn nên tập trung phát triển vào
những điều trên.
3. Thể hiện bạn là người có thể tin cậy được
Hãy làm những điều bạn đã nói. Tốt hơn hết là nên hoàn thành
sớm hơn và tốt hơn.
4. Nhiệt tình, cởi mở
Đừng bao giờ nói xấu, chỉ trích sếp hay đồng nghiệp. Hãy thể
hiện bạn là người nhiệt tình, tốt tính, là một người mà ai cũng
muốn gần.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 22/06/2022 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ấn tượng lần đầu tiên với nhà lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ấn tượng lần đầu tiên với nhà lãnh đạo
Bạn chuẩn bị ra trường?bạn sẽ xin việc?vậy bạn có muốn được
công ty mà bạn muốn vào có ấn tượng tốt với bạn lần đâu ko?
Muốn xin đuợc việc phải trải qua phỏng vấn ..nhóm Tôi
từng có bài báo cáo về topic này..Tôi thấy rất hay và bổ ích cho
những ai chuẩn bị ra trường..xin viêc...các ban tham khảo nha..
1. Nắm rõ nhiệm vụ
Hãy coi mục tiêu của công ty và của sếp là mục tiêu của bạn.
Biến những ưu tiên của sếp thành những ưu tiên của bạn. Cố
gắng hoàn thành thật tốt các công việc được giao.
2. Cần hiểu rõ bạn được đánh giá thế nào
Cần biết rõ những kĩ năng, cách hành xử và những thành tựu của
bạn được sếp đánh giá thế nào. Bạn nên tập trung phát triển vào
những điều trên.
3. Thể hiện bạn là người có thể tin cậy được
Hãy làm những điều bạn đã nói. Tốt hơn hết là nên hoàn thành
sớm hơn và tốt hơn.
4. Nhiệt tình, cởi mở
Đừng bao giờ nói xấu, chỉ trích sếp hay đồng nghiệp. Hãy thể
hiện bạn là người nhiệt tình, tốt tính, là một người mà ai cũng
muốn gần.
5. Tạo cho sếp và công ty một hình ảnh chuyên nghiệp
Hoàn thành công việc đúng giờ, hiệu quả công việc cao, phong
cách chuyên nghiệp. Đưa ra những ý tưởng hay giúp công ty
phát triển tốt hơn.
6. Tự chịu trách nhiệm và có tinh thần học hỏi
Tự nhận khuyết điểm khi gây ra sai lầm. Bạn nên chia sẻ những
kinh nghiệm bạn có được sau sai lầm, chứ không nên nhấn mạnh
bạn đã mắc sai lầm đó như thế nào.
7. Có tổ chức
Sắp xếp một lịch làm việc thật cụ thể và khoa học. Lên kế hoạch
cho ngày hôm sau trước khi rời công ty. Biết sắp xếp những việc
quan trọng lên trước và hoàn thành với hiệu quả công việc cao.
8. Đúng giờ
Đi làm, đi họp đúng giờ thậm chí sớm hơn thể hiện sự nhiệt tình,
độ tin cậy, và cho thấy bạn có khả năng quản lý quỹ thời gian
trong cuộc sống. Sếp rất đề cao những đức tính này đấy.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The
original image is sized 800x560.
=> bạn ngĩ sao nếu bạn là 1 vi lãnh đạo mà phải ngồi nhìn
những hàng gế trông như thế này?
9. Thích tìm tòi, học hỏi
Đừng bao giờ chạy đến hỏi sếp tất cả những vấn đề khó khăn
bạn đang gặp phải. Hãy suy nghĩ, tìm tòi và tự giải quyết vấn đề.
Nếu bạn phải trình bày vấn đề cho sếp, hãy chuẩn bị sẵn những
phương án giải quyết.
10. Thích khám phá những khả năng của bản thân
Hãy tham gia các chương trình đào tạo của công ty, tham gia các
hoạt động tình nguyện nằm ngoài khả năng chuyên môn hàng
ngày của bạn.
11. Cập nhật thông tin
Nắm bắt những xu hướng của công ty qua những bài báo và
tham gia các sự kiện chuyên nghiệp trong lĩnh vực của bạn.
12. “Thời thượng”
Nâng cao những kỹ năng bạn đang có và học tập những kỹ năng
mới. Nắm vững những thông tin về kỹ thuật và luật pháp trong
lĩnh vực của bạn.
13. Nhã nhặn, lịch sự
Thể hiện sự kính trọng và trung thành với sếp của bạn. Luôn nói
tốt về sếp với những người khác
.
14. Linh động
Sự thay đổi là không thể tránh được. Công ty luôn đề cao những
nhân viên luôn nắm bắt và thích nghi với những cái mới.
15. Quan tâm đến sức khoẻ của bạn
Khi bạn mệt mỏi, sự nhiệt tình và hiệu quả công việc cũng giảm
xuống. Không sếp nào thích nhân viên của mình luôn trong tình
trạng mệt mỏi, ốm yếu.
16. Không mang chuyện riêng tư đến văn phòng
Coi các đồng nghiệp như các nhà liệu pháp tâm lý không những
giảm chất lượng công việc, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của
bạn và các mối quan hệ trong công ty.
17. Công việc là trên hết
Nếu công việc chưa hoàn thành, bạn nên cố gắng hoàn thành dù
đã hết giờ làm. Và nếu có công việc đột xuất, dù không trong
nhiệm vụ của bạn thì cũng cố gắng tham gia, chứ đừng bao giờ
nói kiểu như “không nằm trong chuyên môn của tôi”.
18. Hoà đồng và tốt tính
Hãy thể hiện cho sếp và đồng nghiệp thấy bạn là người tốt bụng,
luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần.
19. Nghỉ ngơi
Sau những giờ làm việc căng thẳng, bạn nên nghỉ ngơi. Một cái
đầu thông minh và một cuộc sống cân bằng sẽ đem lại năng
lượng trong cuộc sống. Sếp sẽ hài lòng với những nhân viên như
vậy.
20. Thể hiện tình yêu đối với công việc
Đừng bao giờ tỏ ra bạn làm việc vì bạn phải làm chứ không phải
vì lòng nhiệt tình và yêu công việc.
Nếu thực hiện tốt 20 điều trên, sếp chắc chắn sẽ ấn tượng mạnh
về bạn đấy!