Na được thu hoạch và bảo quản ngay khi chúng đạt đến độ chín thu hoạch. Na được xử lý bằng
dung dịch chitosan 1% với độ deacetyl khác nhau (75, 86 và 94 %) và để khô tự nhiên. Sau đó, mỗi
quả được bao màng PE có độ dày 0.04mm và bảo quản ở 100C. Các kết quả cho thấy dung dịch
chitosan 1% với độ deacetyl 75 % cho phép duy trì chất lượng và kiểm soát cường độ hô hấp, tốc
độ chín của quả tốt hơn các dung dịch chitosan ở độ deacetyl cao hơn. Giá trị cảm quan và dinh
dưỡng của na vẫn được duy trì trong thời gian bảo quản 12 ngày ở 100C.
5 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của độ deacetyl của chitosan đến khả năng bảo quản na (annona squamosa l.), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
17
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ DEACETYL CỦA CHITOSAN ĐẾN KHẢ NĂNG BẢO
QUẢN NA (Annona squamosa L.)
STORAGE OF SUGAR-APPLES (Annona squamosa L.) USING CHITOSAN AS AFFECTED BY
DEGREE OF DEACETYLATION
Nguyễn Thị Hằng Phương 1,*, Trang Sĩ Trung 2, Willem F. Stevens3
1 Trường Đại học Tiền Giang
2 Trường Đại học Nha Trang
3 Đại học Mahidol, Thái Lan
Tóm tắt
Na được thu hoạch và bảo quản ngay khi chúng đạt đến độ chín thu hoạch. Na được xử lý bằng
dung dịch chitosan 1% với độ deacetyl khác nhau (75, 86 và 94 %) và để khô tự nhiên. Sau đó, mỗi
quả được bao màng PE có độ dày 0.04mm và bảo quản ở 100C. Các kết quả cho thấy dung dịch
chitosan 1% với độ deacetyl 75 % cho phép duy trì chất lượng và kiểm soát cường độ hô hấp, tốc
độ chín của quả tốt hơn các dung dịch chitosan ở độ deacetyl cao hơn. Giá trị cảm quan và dinh
dưỡng của na vẫn được duy trì trong thời gian bảo quản 12 ngày ở 100C.
Từ khóa: chitosan, độ deacetyl hóa, na, Annona squamosa, bảo quản.
Abstract
Sugar apple fruits were harvested and stored immediately when they reached harvesting
maturity. Sugar apples were dipped in 1% chitosan with different degree of deacetylation (75%, 86%
and 94%) and were then air-dried. Each fruit was packed with PE film with 0.04mm thickness and
stored at 100C. The results revealed that coating sugar apples with 1% chitosan with 75% degree of
deacetylation could better maintain the quality of the fruit and control the respiration rate and
ripening of sugar apple fruit than coating with 1% chitosan with 86% and 94% degree of
deacetylation. Sensory and nutrient quality of sugar apple fruits could be maintained through a
storage period of 12 days at 100C.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong năm 2000 sản lượng rau
quả của Việt Nam đạt gần 10 triệu tấn. Trong
đó, rau quả chế biến được khoảng 6%, xuất
khẩu 1,3% tổng sản lượng hàng năm [1], [2].
Những con số thống kê trên nói lên sự không
tương xứng giữa sản xuất và xuất khẩu cũng
như sự hạn chế trong công nghệ bảo quản, chế
biến rau quả của nước ta.
Na (Annona squamosa L.) là một trong
những họ trái cây phổ biến ở Việt Nam. Na
được xếp vào loại trái cây có tiềm năng xuất
khẩu lớn. Tuy nhiên, sự thay đổi chất lượng xảy
ra rất nhanh trong quả này sau thu hái 2 – 3
ngày [3]. Do đó, để mở rộng thị trường tiêu thụ
na thì việc kéo dài thời gian bảo quản và hạn
chế các biến đổi bên ngoài và bên trong của na
là rất quan trọng.
Chitosan là một polymer sinh học được
ứng dụng nhiều trong bảo quản trái cây sau thu
hoạch [4;5] nhờ tính chất tạo màng bảo vệ quả,
chống mất nước, làm giảm quá trình hô hấp của
quả. Tuy nhiên, tính chất của chitosan phụ
thuộc rất lớn vào độ deacetyl hóa [6]. Vì vậy,
mục đích của đề tài này là nghiên cứu khả năng
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
18
bảo quản na nhằm kéo dài thời gian bảo quản
và duy trì chất lượng bởi chitosan có độ
deacetyl khác nhau.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và vật liệu
- Chitosan dùng trong nghiên cứu được
tách chiết từ vỏ tôm sú (Penaeus monodon)
được sản xuất tại trường Đại học Nha Trang với
độ deacetyl hóa: 75%, 86% và 94%, hàm lượng
protein và tro < 1%, độ ẩm 10%.
- Màng bao PE loại “Fresh wrap” do Thái
Lan sản xuất, có chiều dày 0.04mm có tính đàn
hồi cao.
- Quả na dùng trong nghiên cứu thuôc
giống na dai được trồng tại trang trại cây ăn quả
ở huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Na được thu hái trên cùng trên cùng một
vườn, trong cùng một giống với cùng thời điểm
và các điều kiện chăm sóc như nhau. Chọn
những quả đạt độ chín thu hái. Loại bỏ các quả
dập nát, có vết nứt, vết thâm đen hoặc nhiều
rệp sáp. Na được cắt ngắn cuống, rửa sạch
bằng nước máy, để khô trong không khí, sau đó
được xử lý bằng dung dịch chitosan 1% với độ
deacetyl hóa khác nhau (75%DD, 86%DD,
94%DD). Để khô tự nhiên và tiếp theo mỗi quả
sẽ được bao màng bao PE. Mẫu đối chứng
(ĐC) không xử lý qua dung dịch chitosan mà chỉ
bao màng PE. Mỗi chế độ xử lý lập lại 3 lần, mỗi
lần 20 – 25 quả.
- Phân tích các chỉ tiêu hóa sinh bằng các
phương pháp của AOAC. Sự thay đổi cường
độ màu của vỏ được đo bằng máy đo màu
Minolta Chroma Meter CR-400. Xác định tỷ lệ
hao hụt khối lượng của na trong quá trình bảo
quản so với khối lượng ban đầu dùng phương
pháp cân. Cường độ hô hấp được đo bằng máy
chuyên dụng.
- Số liệu báo cáo là trung bình của 3 lần
phân tích. Kết quả được phân tích thống kê
bằng phần mền Excel, sử dụng ANOVA. Giá trị
của p < 0,05 được xem là có ý nghĩa về mặt
thống kê.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Sự thay đổi cường độ màu (CĐM) ở vỏ
na trong thời gian bảo quản bằng chitosan
có độ deacetyl khác nhau
Sự thay đổi CĐM vỏ quả được đặc trưng
bởi giá trị L và độ Hue vỏ quả. Kết quả cho thấy
theo thời gian bảo quản thì giá trị L giảm ở tất
cả các mẫu, có nghĩa là độ sáng trên vỏ giảm
dần do quá trình biến nâu. Tuy nhiên, các mẫu
quả có xử lý chitosan thì có giá trị L cao hơn rõ
rệt so với mẫu đối chứng (ĐC). Ngoài ra, xử lý
na bằng dung dịch chitosan 75% độ deacetyl
hóa (DD) thì vỏ quả có giá trị L cao hơn loại
chitosan 86 và 94% DD (Hình 1). Sự thay đổi
CĐM còn thể hiện qua độ Hue của vỏ quả và
kết quả được trình bày ở Hình 2. Tương tự, độ
Hue vỏ quả giảm theo thời gian bảo quản, tuy
nhiên, na được xử lý bằng dung dịch chitosan
75% DD có độ Hue cao hơn các quả được xử lý
bằng dung dịch chitosan có DD cao. ĐC có giá
trị độ Hue thấp hơn và tốc độ giảm nhanh hơn
so với na ở các mẫu bao chitosan. Khi xét tới
ảnh hưởng của độ deacetyl của chitosan, kết
quả cho thấy na được bảo quản bằng chitosan
với DD 75% có tốc độ giảm giá trị độ Hue chậm,
bề mặt quả sáng bóng hơn so na xử lý bằng hai
loại chitosan còn lại. Độ Hue ở loại DD 94%
giảm nhanh và nhiều hơn. Điều này hoàn toàn
hợp lý vì theo Trung và cộng sự thì loại chitosan
có độ deacetyl càng thấp thì màng chitosan có
khả năng hút ẩm càng cao do độ rắn phân tử
(crystallinity) thấp [7]. Ngoài ra, màu sắc của na
bảo quản bằng màng chitosan sáng bóng hơn
do màng chitosan hạn chế quá trình oxy hóa vỏ
quả.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
19
0
50
100
150
200
250
0 3 6 9 12
Thời gian bảo quản (ngày)
Cư
ờ
n
g
đ
ộ
hô
hấ
p
(m
l O
2/k
g/
ph
út
)
ĐC
75% DD
86% DD
94% DD
0
1
2
3
4
5
6
0 3 6 9 12
Thời gian bảo quản (ngày)
Tỷ
lệ
HH
KL
(%
) ĐC
75% DD
86% DD
94% DD
70
80
90
100
110
0 3 6 9 12
Thời gian bảo quản (ngày)
Đ
ộ
Hu
e
ĐC
75% DD
86% DD
94% DD
30
35
40
45
50
55
60
0 3 6 9 12
Thời gian bảo quản (ngày)
G
iá
tr
ị
L
ĐC
75% DD
86% DD
94% DD
3.2. Tỷ lệ hao hụt khối lượng (HHKL) của na
trong quá trình bảo quản bằng chitosan có
độ deacetyl khác nhau
Trong quá trình bảo quản, na bị giảm trọng
lượng do sự thoát hơi nước và do quá trình hô
hấp của quả. Kết quả cho thấy, tỷ lệ hao hụt
khối lượng ở tất cả các mẫu đều tăng lên theo
thời gian bảo quản nhưng các mẫu bảo quản
bằng dung dịch chitosan có tỷ lệ HHKL thấp hơn
nhiều so với mẫu ĐC. Ngoài ra, na được bảo
quản bằng chitosan 75% DD có tỷ lệ HHKL thấp
hơn các mẫu bảo quản bằng chitosan 86% DD
và chitosan 94% DD. Điều này chứng tỏ độ
deacetyl của chitosan có ảnh hưởng đến tỷ lệ
HHKL của na do khả năng giữ nước của
chitosan 75% DD cao hơn 1,5 lần so với
chitosan 86% và 94% DD [7].
Hình 1. Sự thay đổi giá trị L của vỏ quả trong
thời gian bảo quản khi bảo quản bằng chitosan
có độ deacetyl khac nhau
Hình 2. Sự thay đổi độ Hue của vỏ quả trong
thời gian bảo quản khi bảo quản bằng chitosan
có độ deacetyl khac nhau
Hình 3. Tỷ lệ HHKL của na trong thời gian
bảo quản khi bảo quản bằng chitosan có độ
deacetyl khac nhau
Hình 4. Cường độ hô hấp của na trong thời
gian bảo quản khi bảo quản bằng chitosan có
độ deacetyl khac nhau
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
20
0.00
0.04
0.08
0.12
0.16
0.20
0 3 6 9 12
Thời gian bảo quản (ngày)
Hà
m
lư
ợ
n
g
ac
id
to
àn
ph
ần
(%
)
ĐC
75% DD
86% DD
94% DD
0
5
10
15
20
25
30
0 3 6 9 12
Thời gian bảo quản (ngày)
Hà
m
lư
ợ
n
g
đ
ư
ờ
n
g
tổ
n
g
số
(%
)
ĐC
75% DD
86% DD
94% DD
3.3. Cường độ hô hấp (CĐHH) của na trong
quá trình bảo quản bằng chitosan có độ
deacetyl khác nhau
Hô hấp là quá trình sinh học cơ bản tất yếu
xảy ra khi quả còn đang trên cây hay đã được
thu hoạch. Để kéo dài thời gian bảo quản thì
nhất thiết phương pháp bảo quản phải có tác
dụng kìm hãm quá trình hô hấp của quả. Kết
quả thực nghiệm cho thấy na được bảo quản
bằng chitosan có CĐHH thấp hơn so với mẫu
đối chứng (Hình 4). Tuy nhiên, sự ức chế CĐHH
của na khi sử dụng 3 loại chitosan có độ
deacetyl là gần giống nhau. Kết quả này có thể
do bề mặt quả na có độ sần sùi cao, có nhiều
khe nên khi nhúng vào dung dịch chitosan để
tạo màng thì màng hình thành có độ kín không
cao và dẫn đến sự khác biệt về tính chất thấm
khí của màng chitosan có độ deacetyl khác
nhau không thể hiện rõ trong trường hợp này.
3.4. Biến thiên hàm lượng đường tổng số
(HLĐTS) và hàm lượng acid toàn phần
(HLATP) của na trong thời gian bảo quản
bằng chitosan có độ deacetyl khác nhau
Kết quả cho thấy hàm lượng đường tổng
số tăng lên trong suốt quá trình bảo quản đối
với na được bảo quản bằng chitosan và mẫu
đối chứng. Điều này thể hiện quá trình chín tiếp
sau thu hoạch của na –loại quả hô hấp đột biến
(climacteric). Sự gia tăng hàm lượng đường
tổng số là do sự chuyển hóa tinh bột thành các
loại đường hòa tan như sucrose, fructose và
glucose. Sự chuyển hóa tinh bột thành đường
hòa tan cũng được Vishnu và cộng sự công bố
(2000) [9]. Tuy nhiên, na được xử lý bằng dung
dịch chitosan có hàm lượng đường tổng số
trong suốt quá trình bảo quản thấp hơn so với
mẫu đối chứng, điều này thể hiện việc bao
màng chitosan đã làm chậm quá trình của na.
Bên cạnh đó, na được bảo quản bằng chitosan
75% DD có biến thiên hàm lượng đường là nhỏ
nhất, thấp hơn các mẫu bảo quản bằng chitosan
có độ deacetyl cao (86% và 94%). Kết quả này
cho thấy chitosan 75% DD kiểm soát quá trình
chín tốt nhất.
Khi xét tới biến thiên của hàm lượng acid
toàn phần của na trong thời gian bảo quản, kết
quả nghiên cứu ghi nhận sự tăng lên trong thời
gian đầu của quá trình bảo quản (6-9 ngày), sau
đó có chiều hướng giảm xuống (Hình 6). Kết
quả này phù hợp với kết quả của Vishnu và
Hình 5. Biến thiên HLĐTS của na trong thời
gian bảo quản bằng chitosan có độ deacetyl
khac nhau
Hình 6. Biến thiên HLATP của na trong thời
gian bảo quản bằng chitosan có độ deacetyl
khac nhau
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 04/2008
21
cộng sự (2000) khi nghiên cứu ảnh hưởng của
nhiệt độ bảo quản đến quá trình chín và chất
lượng của na [9]. Sự gia tăng hàm lượng acid
trong quá trình bảo quản ở giai đoạn đầu thì
hơn khác với các loại quả khác vì độ chua của
quả nhìn chung có xu hướng giảm xuống theo
thời gian bảo quản. Tuy nhiên, đối với các loại
quả thuộc họ mãng cầu, Yamashita và cộng sự
đã ghi nhận tăng lên của hàm lượng acid toàn
phần khi bảo quản atemoya - một loại quả thuộc
họ mãng cầu [8]. Na bảo quản bằng chitosan
có độ tăng hàm lượng acid toàn phần thấp hơn
mẫu đối chứng. Na bảo quản bằng chitosan
75% DD có thể kiểm soát được quá trình biến
thiên hàm lượng acid toàn phần tốt nhất.
IV. KẾT LUẬN
Chitosan với độ deacetyl 75% DD có thể
sử dụng để bảo quản na tốt hơn chitosan có độ
deacetyl cao (86%; 94%). Na được xử lý bằng
dung dịch chitosan 1% với mức deacetyl 75%,
kết hợp bao gói bằng màng film PE có độ dày
0,04mm, bảo quản ở 100C làm chậm quá trình
chín, giảm cường độ hô hấp và có thể kéo dài
thời gian bảo quản đến 12 ngày mà vẫn duy trì
được giá trị cảm quan và dinh dưỡng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quang Bình, Lê Doãn Liên, Bùi Kim Khanh, 1995. Nghiên cứu sử dụng chitosan để bảo
quản cam ở Việt Nam. Tạp chí Nông Nghiệp, Công nghiệp thực phẩm, số 6, 220-221.
2. Trần Băng Diệp, Nguyễn Duy Lâm, Trần Minh Quỳnh, 2000. Nghiên cứu ảnh hưởng của chitosan
tới một số vi sinh vật gây thối quả trong bảo quản sau thu hoạch. Tạp chí KHKT Rau Hoa Quả, 2,
23-27.
3. Benassi, G., Correa, G.A.S.F., Kluge, R.A., Jacomino, A.P., 2003. Shelf life of custard apple
treated with 1-Methylciclopropene – an antagonist to the ethylene action. Brazilian Archives of
Biology and Technology, 46, 115-119.
4. Jiang, Y., Li, Y., 2001. Effects of chitosan coating on postharvest life and quality of longan fruit.
Food Chemistry, 73, 139-143.
5. Kittur, F.S., Saroja, N., Tharanathan, H. R. N, 2001. Polysaccharide-based composite coating
formulations for shelflife extension of fresh banana and mango. Eur. Food Res. Technol., 213,
306-311.
6. Lurie, S., Crisosto, C.H., 2005. Chilling injury in peach and nectarine. Postharvest Biology and
Technology, 37, 195-208.
7. Trung, T.S., Thein-Han, W.W., Qui, N.T., Ng, C.H., Stevens, W.F., 2006. Functional
characteristics of shrimp chitosan and its membranes as affected by the degree of deacetylation.
Bioresource Technology, 97, 659–663.
8. Yamashita, F., et al, 2002. Effects of packaging and temperature on postharvest of atemoya. Rev.
Bras., Jaboticabal – SP, 24, 658-660.
9. Vishnu Prasanna, K.N., Sudhakarda Rao, D.V., 2000. Effect of storage temperature on ripening
and quality of custard apple (Annona squamosa L.) fruits. The Journal of Horticultural Science and
Biotechnology, 75, 546-550.