Thí nghiệm được tiến hành trên giống thuần Yorkshire và con lai với lợn Móng Cái nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp ở cả 2 loại lợn (R2>0,8). Tuy nhiên, sự tăng tần số hô hấp của lợn thuần nhanh hơn lợn lai F1 (MC x Y); tần số hô hấp tăng mạnh khi nhiệt độ không khí >300C (đối với lợn F1 (MC x Y), trong khi đối với lợn Yorkshire >270C. Khi tăng nhiệt độ không khí thì làm giảm nhịp tim (R2 = 0,61-0,78). Nhịp tim giảm khi nhiệt độ không khí >300C (đối với lợn F1 (MC x Y), và > 270C (đối với lợn Yorkshire). Thân nhiệt của 2 nhóm lợn ở 2 giai đoạn sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi từ 18-380C khá ổn định 0,079 (lợn F1 (MC x Y) và 0,0880C (lợn Yorkshire) khi nhiệt độ không khí tăng 10C.
7 trang |
Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý ở lợn yorkshire và con lai F1 (mc x y) nuôi thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 46, 2008
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ CHUỒNG NUÔI ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ Ở LỢN YORKSHIRE VÀ CON LAI F1 (MC X Y) NUÔI THỊT
Lê Văn Phước , Lê Đức Ngoan
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
Nguyễn Kim Đường
Đại học Vinh
TÓM TẮT
Thí nghiệm được tiến hành trên giống thuần Yorkshire và con lai với lợn Móng Cái nhằm đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp ở cả 2 loại lợn (R2>0,8). Tuy nhiên, sự tăng tần số hô hấp của lợn thuần nhanh hơn lợn lai F1 (MC x Y); tần số hô hấp tăng mạnh khi nhiệt độ không khí >300C (đối với lợn F1 (MC x Y), trong khi đối với lợn Yorkshire >270C. Khi tăng nhiệt độ không khí thì làm giảm nhịp tim (R2 = 0,61-0,78). Nhịp tim giảm khi nhiệt độ không khí >300C (đối với lợn F1 (MC x Y), và > 270C (đối với lợn Yorkshire). Thân nhiệt của 2 nhóm lợn ở 2 giai đoạn sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi từ 18-380C khá ổn định 0,079 (lợn F1 (MC x Y) và 0,0880C (lợn Yorkshire) khi nhiệt độ không khí tăng 10C.
Từ khóa: Nhiệt độ, Móng Cái, Yorkshire, hô hấp, nhịp tim, thân nhiệt
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực tế chăn nuôi, kiểu hình của cá thể, của giống và mối quan hệ P = G + E (P: kiểu hình; G: kiểu gene; E: môi trường) là vấn đề luôn được đặt ra. Mỗi kiểu gene trong những điều kiện ngoại cảnh sẽ cho ra một kiểu hình nhất định. Nói cách khác, kiểu hình là kết quả của mối tương tác giữa kiểu gene và điều kiện ngoại cảnh.
Trong các điều kiện ngoại cảnh thì các yếu tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm không khí là hai yếu tố thường xuyên tác động lên con vật. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ này như Straub và cs (1976), Colin và cs (2002), Trần Thị Dân và cs (2004), Huynh và cs (2005).
Nhiều nghiên cứu cho rằng lợn nhập nội, trong đó có Yorskhire, mẫn cảm hơn với sự thay đổi môi trường (Straub và cs, 1976). Tuy lợn Yorkshire được nhập vào Việt Nam rất lâu và đã sử dụng để lai tạo với lợn nội, trong đó có Móng Cái, cho con lai F1 làm sản phẩm thịt, nhưng các nghiên cứu về lĩnh vực này còn quá ít. Chỉ có một số công bố gần đây của Trần Thị Dân và Huỳnh Thị Thanh Thủy (2004), Lê Văn Phước và cs (2004, 2005)...
Để góp phần tư liệu hóa và giúp người chăn nuôi hoàn thiện hơn quy trình nuôi các nhóm lợn nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến một số chỉ tiêu sinh lý ở lợn Yorkshire và con lai F1 (MC x Y) nuôi thịt”.
II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 9 lợn thuần Yorkshire và 9 lợn lai F1 (MC x Y) nuôi thịt 75 ngày tuổi với khối lượng tương ứng là 20kg/con và 30 kg/con. Lợn đực được thiến và lợn cái không bị hoạn.
Thí nghiệm kéo dài 90 ngày, tương ứng với 2 giai đoạn sinh trưởng (sau cai sữa và vỗ béo). Trước khi đưa vào thí nghiệm tất cả lợn đã được tiêm phòng các bệnh phổ biến như phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng và được tẩy giun sán.
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nhịp thở và nhịp tim của lợn thí nghiệm được xác định bằng ống nghe vào buổi sáng, và thân nhiệt được đo ở hậu môn bằng nhiệt kế cùng lúc với xác định nhịp tim.
Nghiên cứu được triển khai ở trại Trung tâm Nghiên cứu Vật nuôi Thủy An thuộc khoa Chăn nuôi Thú y -Trường Đại học Nông Lâm Huế từ năm 2003-2005.
Tất cả số liệu được xử lý trên phần mềm MINITAB version 13.2 (2000). Số liệu trình bày là giá trị bình quân gia quyền.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến tần số hô hấp của lợn
* Lợn F1 (MC x Y) sau cai sữa (20-40kg): Số liệu (đồ thị 3.1) cho thấy, tương quan giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp là chặt chẽ (R2 = 0,82). Mức độ tăng tần số hô hấp của lợn khi nhiệt độ không khí tăng 10C trong khoảng 18-200C là 1 nhịp/phút; 20-250C là 2 nhịp/phút; 25-300C là 3,5 nhịp/phút; 30-350C là 5 nhịp/phút và 36-380C là 6 nhịp/phút. Trong khoảng nhiệt độ < 300C, tần số hô hấp tăng chậm, sau đó tăng nhanh hơn.
Đồ thị 3.1: Tương quan giữa nhiệt độ không khí Đồ thị 3.2: Tương quan giữa nhiệt độ
và tần số hô hấp ở lợn F1 20-40 kg không khí và tần số hô hấp ở lợn F1 40-90kg
* Lợn F1 (MC x Y) vỗ béo (40-90kg): Trong giai đoạn này, tần số hô hấp của lợn tăng chậm khi nhiệt độ không khí <270C và khi nhiệt độ lên ≥ 270C tần số hô hấp tăng nhanh hơn (đồ thị 3.2). Nhiệt độ không khí tăng thêm 10C, trong khoảng nhiệt độ 18-200C tần số hô hấp chỉ tăng khoảng 0,5 nhịp/phút, 20-250C tăng 2 nhịp/phút, 25-300C tăng 4 nhịp/phút, 30-350C tăng 6,5 nhịp/phút và khi nhiệt độ không khí tăng từ 35-380C tăng 8 nhịp/phút.
* Đối với lợn Yorkshire sau cai sữa (30-50kg):
Đồ thị 3.3: Tương quan giữa nhiệt độ không khí Đồ thị 3.4: Tương quan giữa nhiệt độ không và tần số hô hấp ở lợn Yorkshire 30-50kg khí và tần số hô hấp ở lợn Yorkshire 50-100kg
Tần số hô hấp của lợn Yorkshire đang giai đoạn sinh trưởng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ tương tự lợn F1 (MC x Y). Tuy nhiên, nhiệt độ không khí > 270C (đối với lợn F1 (MC x Y) > 300C) thì tần số hô hấp của lợn thực sự tăng nhanh (đồ thị 3.3).
Khi nhiệt độ không khí tăng thêm 10C: trong khoảng 18-200C thì tần số hô hấp tăng 1 nhịp/phút; 20-250C tăng 2 nhịp/phút; 25-300C tăng 4 nhịp/phút; 30-350C tăng 6 nhịp/phút và 35-380C tăng 7 nhịp/phút.
Như vậy, khi nhiệt độ không khí tăng từ 18 lên đến 380C, tần số hô hấp của lợn Yorkshire tăng khoảng 4,6 lần, tương tự lợn F1 (MC x Y) 40-90kg. Có tương quan rất chặt chẽ giữa biến thiên của nhiệt độ không khí và tần số hô hấp của lợn Yorkshire 30-50kg (R2 = 0,8841).
* Lợn Yorkshire giai đoạn vỗ béo (50-100kg): Khi nhiệt độ không khí từ 180C lên đến 380C tần số hô hấp của loại lợn này tăng khoảng 4,5 lần (đồ thị 3.4). Tương quan giữa tần số hô hấp của lợn và nhiệt độ không khí rất chặt chẽ (R2 = 0,911). Kết quả này cũng phù hợp với đặc điểm sinh lý của động vật có khối lượng lớn yêu cầu nhiệt độ thích hợp thấp hơn so với động vật có khối lượng nhỏ.
Cứ tăng 10C trong khoảng 18-200C tần số hô hấp chỉ tăng 0,3 nhịp/phút; 20-250C tăng 2 nhịp/phút, 25-300C tăng đến 5 nhịp/phút; 30-350C tăng 7,5 nhịp/phút và 35-380C tăng 9,5 nhịp/phút. Nhiệt độ không khí >250C thì tần số hô hấp lợn Yorkshire 50-100 kg đã bắt đầu tăng mạnh. Trong 4 nhóm lợn nghiên cứu thì đây là nhóm lợn có phản ứng mạnh nhất với nhiệt độ không khí cao.
Nhìn chung, khi nhiệt độ không khí thấp <250C thì tần số hô hấp của các 2 nhóm lợn đều tăng chưa đáng kể. Khi nhiệt độ không khí ≥ 250C và tăng lên gần đến nhiệt độ bình thường của cơ thể thì phản ứng này là mãnh liệt. Đặc biệt lợn khối lượng càng lớn thì sự gia tăng tần số hô hấp càng mạnh. Nếu lợn F1 (MC x Y) tăng tần số hô hấp mạnh khi nhiệt độ không khí tăng lên ≥ 270C thì lợn Yorkshire đã tăng mạnh ngay khi nhiệt độ không khí ≥ 250C.
3.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến nhịp tim của lợn thí nghiệm
* Lợn F1 (MC x Y) sau cai sữa (20-40kg): Trong khoảng nhiệt độ không khí từ 180C đến 300C nhịp tim của lợn F1 (20-40kg) tăng nhanh từ 38 lên 89 nhịp/phút, khi nhiệt độ không khí ≥ 300C nhịp tim tiếp tục tăng nhưng tăng chậm hơn. Có tương quan chặt chẽ giữa nhiệt độ không khí và nhịp tim của lợn (R2 = 0,7824).
Đồ thị 3.5: Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí Đồ thị 3.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí
đến nhịp tim ở lợn F1 20-40kg đến nhịp tim ở lợn F1 40-90kg
* Lợn F1 (MC x Y) vỗ béo (40-90kg): Khi nhiệt độ không khí tăng 10C, trong khoảng 18-200C nhịp tim tăng 5 nhịp/phút; 20-250C tăng 4 nhịp/phút; 25-300C tăng 3 nhịp/phút; 30-350C tăng 2 nhịp/phút và 35-380C tăng 1 nhịp/phút. Và, trong khoảng nhiệt độ không khí > 270C, nhịp tim lợn F1 40-90 kg tăng chậm lại. Có tương quan tương đối chặt giữa nhiệt độ không khí và nhịp tim của lợn (R2 = 0,6952).
* Đối với lợn Yorkshire sau cai sữa (30-50kg): Khi tăng nhiệt độ không khí thêm 10C, trong khoảng 18-200C nhịp tim của lợn tăng 3,5 nhịp/phút, 20-300C tăng 3 nhịp/phút, 30-380C chỉ tăng 2 nhịp/phút. Trong khoảng nhiệt độ không khí > 270C, nhịp tim có tăng nhưng tăng chậm.
Như vậy, khi nhiệt độ không khí tăng từ 18 lên đến 380C nhịp tim của lợn Yorkshire tăng (R2 = 0,707) gấp 2 lần, thấp hơn nhiều so với mức tăng tần số hô hấp.
Đồ thị 3.7: Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí Đồ thị 3.8: Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí
đến nhịp tim ở lợn Yorkshire 30-50kg đến nhịp tim ở lợn Yorkshire 50 -100kg
* Lợn Yorkshire giai đoạn vỗ béo (50-100kg): Khi tăng nhiệt độ không khí thêm 10C, trong khoảng 18-200C nhịp tim của lợn tăng 3,5 nhịp/phút, 20-50C tăng 3 nhịp/phút, 30-380C chỉ tăng chưa đến 2 nhịp/phút. Trong khoảng nhiệt độ không khí khảo sát (18-380C) thì nhịp tim lợn Yorkshire 50-100 kg chỉ tăng 1,8 lần. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ không khí >250C nhịp tim tăng chậm.
3.3.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến thân nhiệt của lợn
Đồ thị 3.9: Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí Đồ thị 3.10: Ảnh hưởng của nhiệt độ không khí đến thân nhiệt ở lợn F1 (MC x Y) đến thân nhiệt ở lợn Yorkshire
Trong tất cả các chỉ tiêu sinh lý của động vật đẳng nhiệt nói chung và lợn nói riêng thì thân nhiệt là một trong những chỉ tiêu khá ổn định.
* Lợn F1 (MC x Y): Trong khoảng nhiệt độ không khí 18-200C thân nhiệt của lợn F1 (MC x Y) ổn định ở mức 38,40C; nhiệt độ không khí từ 20-250C thì thân nhiệt của lợn dao động trong khoảng từ 38,4-38,60C (thân nhiệt tăng khoảng 0,040C khi nhiệt độ không khí tăng 10C); nhiệt độ không khí từ 25-300C thì thân nhiệt của lợn tăng khoảng 0,070C khi nhiệt độ không khí tăng 10C. Khoảng nhiệt độ không khí 30-350C thì thân nhiệt của lợn tăng từ 38,99-39,540C (tức là tăng khoảng 0,110C khi nhiệt độ không khí tăng 10C) và khi nhiệt độ không khí tăng từ 35-380C trong khảo sát, thân nhiệt của lợn tăng khoảng 0,140C khi nhiệt độ không khí tăng 10C.
Như vậy, khi nhiệt độ không khí tăng từ 180C cho đến 380C, thì cứ tăng nhiệt độ không khí lên 10C, thân nhiệt của lợn F1 (MC x Y) tăng khoảng 0,0790C. Mức độ tăng thân nhiệt của lợn F1 (MC x Y) thực sự mạnh khi nhiệt độ không khí >300C.
Kết quả này cũng khá phù hợp với nhận xét của Quinou và Noblet (1999), Colin và cs (2002) là đối với lợn thịt >22kg tốc độ tăng thân nhiệt khoảng 0,080C/10C (ở nhiệt độ không khí dao động từ 25-330C). Cũng như kết quả nghiên cứu của Huynh, T.T.T. và cs (2005) là thân nhiệt của lợn tăng thực sự khi nhiệt độ không khí >26,10C.
* Lợn Yorkshire: Trong khoảng nhiệt độ môi trường nghiên cứu, mối quan hệ giữa nhiệt độ môi trường và thân nhiệt khá chặt chẽ (R2 = 0,8361). Trong khoảng nhiệt độ môi trường 18-200C thân nhiệt của lợn ổn định ở mức 38,280C; nhiệt độ không khí từ 20-250C thì thân nhiệt của lợn dao động trong khoảng từ 38,28-38,440C (thân nhiệt tăng khoảng 0,030C khi nhiệt độ không khí tăng 10C); nhiệt độ không khí từ 25-300C thì thân nhiệt của lợn tăng khoảng 0,080C khi nhiệt độ không khí tăng 10C. Khoảng nhiệt độ không khí 30-350C thì thân nhiệt của lợn tăng từ 38,85-39,520C (tức là tăng khoảng 0,130C khi nhiệt độ không khí tăng 10C) và khi nhiệt độ không khí tăng từ 35-380C trong khảo sát, thân nhiệt của lợn tăng khoảng 0,180C khi nhiệt độ không khí tăng 10C.
Trong khoảng nhiệt độ không khí khảo sát từ 180C - 380C, thì cứ tăng nhiệt độ không khí lên 10C, thân nhiệt của lợn Yorkshire tăng khoảng 0,0880C. Mức độ tăng thân nhiệt của lợn này thực sự mạnh khi nhiệt độ không khí >270C
IV. KẾT LUẬN
- Giữa nhiệt độ không khí và tần số hô hấp ở cả 2 loại lợn có tương quan chặt chẽ (R2>0,8). Tần số hô hấp tăng mạnh khi nhiệt độ không khí > 300C (lợn F1 (MC x Y) sau cai sữa), >270C (lợn F1 (MC x Y) vỗ béo và lợn Yorkshire sau cai sữa); >250C (lợn Yorkshire vỗ béo).
- Tương quan giữa nhiệt độ không khí và nhịp tim ở các loại lợn là tương đối chặt chẽ (R2 = 0,61-0,78). Mức độ tăng nhịp tim giảm khi nhiệt độ không khí >300C (lợn F1 (MC x Y) sau cai sữa), > 270C (lợn F1 (MC x Y) vỗ béo và lợn Yorkshire sau cai sữa), > 250C (lợn Yorkshire vỗ béo).
- Trong khoảng nhiệt độ không khí khảo sát, thân nhiệt của lợn khá ổn định, chỉ tăng 0,0790C đối với lợn F1 (MC x Y) và 0,0880C khi nhiệt độ không khí tăng 10C.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trần Thị Dân và Huỳnh Thị Thanh Thủy. Thay đổi sinh lý, tăng trưởng và hành vi của lợn thịt với hai kiểu làm mát, Tạp chí Chăn nuôi, 1 [59], (2004) 7-10.
Colin, A., Maria-Joao Vaz and Jean Le Dividich. Effects of high temperature on body temperature and hormonal adjustments in piglets, Nutrition Development, 42, (2002) 45-53.
Huynh, T. T. T., Aarnink, A. J. A. and Verstegen, M. W. A. Reactions of pigs to a hot environment, In: Proceedings of the Seventh International Symposium (Beijing, China). WWW.asabe.org. (2005)
Marple, D. N., Jones, D. J., Alliston, C. W., Forrest, J. C. Physiological and endocrinological changes in response to terminal heat stress in swine, Journal of Animal Science, 39, (1974) 79-82.
Qiuniou, N., Noblet, J. Influence of high temperature on performance of multiparous lactating sow, Journal of Animal Science, 77 (1999) 2124-2134.
Straub, G., Weniger, J. H., Tawfik, E. S., Steinhau, D. The effect of high environmental temperature on fattening performance and growth of boars, Liverstock Production Science, 33, (1976) 65-74.
THE EFFECTS OF AIR TEMPERATURE ON SOME PHYSIOLOGYCAL PARAMETERS IN PURE YORKSHIRE AND F1 (MC X Y)
GROWING AND FINISHING PIGS
Le Van Phuoc, Le Duc Ngoan
College of Agriculture and Forestry, Hue Universiry
Nguyen Kim Duong
Vinh University
SUMMARY
Nine Yorkshire and 9 crossbred F1 (MC x Y) at 75 days of age were physiologically investigated. The results of the study show that, there is a close correlation between the air temperature and the respiration rhythm and heart rhythm of two pig genotype (R2>0.6-0.8). The respiration rhythm of pigs strongly increases when the air temperatureis higher than 300C (growing F1 (MC x Y), higher than 270C (finishing F1 (MC x Y) and growing Yorkshire) and higher than 250C (finishing Yorkshire). The speed of heart rhythm quickly increased when the air temperature was upto 300C (growing F1 (MC x Y), higher than 270C (finishing F1 (MC x Y) and growing Yorkshire), higher than 250C (finishing Yorkshire), and slowly increased below those temperatue points. The body temperature of both pure breed and crossbred pigs was not effected by the temperatue of 18-360C. Hhowever, it was increased about 0.079 (F1 (MC x Y) and 0,0880C (Yorkshire) when the air temperature increased by 10C.
Key words: Temperature, Mongcai, Yorkshire, respiratory rate, heart rhythm, body temperature.