1 .BỆNH BASEDOW
1.1 Đại cương
Basedow là bệnh cường năng tuyến giáp, do sự rối loạn điều hòa giữa tuyến yên và tuyến giáp.
Bệnh thường gặp trong khoảng 20 – 40 tuổi, ít gặp ở độ tuổi trước 10 và sau 60 tuổi.
Nguyên nhân chưa rõ ràng song các điều kiện thuận lợi có thể thấy là cường hormon sinh dục nữ (foliculin), chấn thương tinh thần (stress), cơ địa người bệnh, nhiễm khuẩn, nhiễm độc
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh học hệ nội tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỆNH HỌC HỆ NÔI TIẾT
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Trình bày triệu chứng lâm sàng, biến chứng, điều trị và phòng một số bệnh rối loạn nội tiết thường gặp Basedow, đái tháo đường, bướu cổ đơn thuần.
1 . BỆNH BASEDOW
1.1 Đại c ư ơng
Basedow là bệnh cường năng tuyến giáp, do sự rối loạn điều hòa giữa tuyến yên và tuyến giáp .
Bệnh thường gặp trong khoảng 20 – 40 tuổi, ít gặp ở độ tuổi trước 10 và sau 60 tuổi.
Nguyên nhân chưa rõ ràng song các điều kiện thuận lợi có thể thấy là cường hormon sinh dục nữ (foliculin), chấn thương tinh thần (stress), cơ địa người bệnh, nhiễm khuẩn, nhiễm độc
1.2 Triệu chứng
a. Triệu chứng biểu hiện nhiễm độc giáp
Nhịp tim nhanh là triệu chứng quan trọng nhất. Nhịp tim nhanh thường xuyên 100 – 120 lần/ phút. Có khi bệnh nhân biểu hiện đánh trống ngực, đau vùng trước tim
Bướu giáp trạng to, nhưng thường không to lắm, cân đối, mật độ chắc .
Bệnh nhân gầy sút nhanh, nhất là trong đợt tiến triển của bệnh .
Chuyển hóa cơ bản cao > 30 %, bình thường từ (-) 20 % đến (+) 20 %.
b. Triệu chứng biểu hiện rối loạn tuyến yên
Bệnh nhân lồi mắt, thường cả 2 bên, song mắt rất sáng .
Run tay nhiều biên độ nhỏ, tần số lớn .
c. Một số triệu chứng khác
Thay đổi tính tình, dễ cảm xúc, nóng giận .
Khó ngủ, không chịu được nóng bức hay kêu mệt nhọc
Hay khát nước, hay đói, ăn khỏe song vẫn gầy .
Hay ra mồ hôi ở bàn tay và bàn chân .
Hay rối loạn kinh nguyệt: thường mất kinh.
1.3 Biến chứng
Suy tim là biến chứng thường gặp nhất .
Suy mòn cơ thể: bệnh nhân dần dần kiệt sức và có thể chết .
Nhiễm khuẩn: dễ bị nhiễm khuẩn nhất là lao phổi .
1.4 . Điều trị
a. Chế độ sinh hoạt
Trong đợt tiến triển, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, theo dõi tại bệnh viện, tránh căng thẳng, tránh những kích thích thần kinh mạnh, kiên trì điều trị .
b. Điều trị nội khoa (chia làm 3 giai đoạn )
Giai đoạn tấn công (4 – 6 tuần )
+Dùng kháng giáp tổng hợp. MTU (methyl thiouracil) viên 25 mg x 3 – 6 viên/ ngày .
+Lugol XXX giọt/ ngày .
+Propranolol 20 mg x 1 – 2 viên/ ngày .
Khi bệnh nhân tạm ổn định, mạch trở lại bình thường, cân nặng trở lại bình thường thì chuyển sang giai đoạn củng cố .
Giai đoạn củng cố (1 – 2 tháng )
Kháng giáp trạng tổng hợp: bằng nửa liều tấn công .
Giai đoạn duy trì
+Kháng giáp trạng tổng hợp: bằng ¼ liều tấn công.
+Thuốc an thần: seduxen, gardenal.
+Iod phóng xạ I 131 để diệt tế bào tuyến giáp, dùng trong cơ sở chuyên khoa phóng xạ.
c. Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần tuyến giáp với các chỉ định:
Khi điều trị nội khoa thất bại, bướu giáp quá to, có nhân tái phát sau khi điều trị nội khoa .
Không có điều kiện điều trị kéo dài .
2. B Ư ỚU CỔ ĐƠN THUẦN
2.1 Đại c ư ơng
Bướu cổ đơn thuần là một u lành giáp trạng do phì đại và quá sản tuyến sinh ra, không có dấu hiệu tăng năng hoặc giảm năng tuyến giáp.
Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Nguyên nhân gây bệnh thường do thiếu iod trong thức ăn. Có 2 loại bướu cổ đơn thuần
Bướu lẻ tẻ: là do tăng yêu cầu cơ thể trong các giai đoạn sinh lý; nữ khi dậy thì, lúc có thai và tiền mãn kinh, bệnh thường gặp ở thành phố (chiếm dưới 10 % dân số ).
Bướu cổ địa phương do không cung cấp đủ iod trong thức ăn, tỷ lệ bướu cổ cao trên 10 %, có khi 50 – 60 % dân số vùng đó, thường gặp ở miền núi .
2.2 Triệu chứng
a. Triệu chứng tuyến giáp
Tuyến giáp to, không dính vào da, di động lên xuống theo thanh quản khi nuốt, có khi rất to chiếm hết cả vùng cổ (từ góc hàm đến đáy cổ ).
Bướu giáp có thể nhẵn, mềm hoặc lổn nhổn, chắc, có khi có nhân to bằng quả trứng hay bằng đầu ngón tay
b Triệu chứng toàn thân: không có biểu hiện gì đặc biệt .
2.3. Tiến triển – biến chứng
Bệnh diễn biến kéo dài hàng chục năm, vài chục năm. Bướu tồn tại và phát triển to dần lên qua nhiều năm .
Nếu được điều trị sớm, bướu cổ có thể nhỏ lại song không mất hẳn.
Có thể có biến chứng sau :
Bướu chèn ép các cơ quan thực quản, khí quản gây nghẹn, khó thở.
Rối loạn chức năng tuyến: cường năng hoặc thiểu năng tuyến giáp. Viêm tuyến giáp.
Chảy máu tuyến giáp
Chứng đần độn .
Ung thư hóa .
2.4 Điều trị
a. Nội khoa
Dung dịch lugol V – X giọt/ ngày. Cao tuyến giáp 0,05 g – 0,10 g/ ngày. Levothyroxin (LT 4 ) 20 – 60 mg/ ngày. Thời gian dùng từ 6 – 12 tháng.
b . Ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp khi bướu chèn ép hoặc ung thư hóa .
2.5 Phòng bệnh
Ăn muối iod hằng ngày (2% KI vào muối)
Ăn đủ chất, tránh ăn nhiều thức ăn gây bướu cổ như bắp cải, củ cải, súp lơ Có thể dùng viên KI 5 mg, uống 1 viên trong tuần.
Iod dưới dạng dầu: tiêm bắp 3 hay 6 tháng 1 lần tùy theo hàm lượng thuốc.
3 . BỆNH ĐÁI THÁO Đ Ư ỜNG
3.1. Đại c ư ơng
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa hydratcarbon do thiếu insulin biểu hiện bằng sự tăng đường huyết và xuất hiện đường trong nước tiểu .
Nguyên nhân gây bệnh chưa thật rõ ràng và tìm nguyên nhân gặp nhiều khó khăn song có một số yếu tố thuận lợi gây bệnh như yếu tố gia đình, cơ địa người bệnh, tổn thương, viêm tụy, sỏi tụy, u tụy, xơ gan, chấn thương tinh thần
3.2 Triệu chứng
Ăn nhiều: bệnh nhân đói và thèm ăn suốt ngày .
Uống nhiều: uống hàng chục lít nước/ ngày .
Tiểu nhiều: bệnh nhân tiểu nhiều, nước tiểu có ruồi bu, kiến đậu .
Gầy nhanh: tuy ăn uống nhiều song gầy sút rất nhanh .
Trường hợp nặng có thể xuất hiện hội chứng toan máu: kém ăn, đau bụng, ỉa lỏng, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn nhịp thở, hôn mơ
Nếu xét nghiệm: đường huyết tăng cao ≥ 1, 26 g/ lít
3.3 Biến chứng
-Nhiễm khuẩn: rất dễ bị nhiễm khuẩn da như mụn nhọt, dễ bị lao phổi .
-Tim mạch: xơ cứng mạch, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim
-Mắt : viêm thần kinh thị giác, đục nhân mắt .
-Thần kinh: viêm thần kinh tọa, rối loạn thần kinh thực vật (ra mồ hôi nhiều ).
-Viêm gan, viêm thận .
3.4 . Điều trị
a. Chế độ ăn :
Hạn chế glucid đến mức tối thiểu song không bỏ hẳn; tăng hoa quả và vitamin.
Nên ăn khoảng 200 g glucid/ ngày .
b. Thuốc:
Insulin 0.5- 1 đơn vị/ kg/ ngày, tiêm dưới da trước bữa ăn 30 phút và phải định lượng đường trong máu và nước tiểu để chỉnh liều. có 2 loại insulin
Loại nhanh: ngày tiêm 2 – 3 lần .
Loại chậm: ngày tiêm 1 lần.
-Thuốc uống hạ đường huyết : có nhiều nhóm như Biguanide , Sulfamide hạ đường huyết, nhóm thuốc làm chậm hấp thu đường glucose ...