Bài giảng Dinh dưỡng động vật - Vitamin

Vitamin là một trong những nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho các hoạt động sống bình thường của người và động vật. Vitamin (từ hai từ là vital và amin; Vita trong tiếng Latin là sự sống) – các amin của sự sống. Trong số các vitamin hiện nay, có một số không chứa nhóm amin hoặc hoàn toàn không chứa nguyên tố Nitơ.

pdf125 trang | Chia sẻ: thuylinhqn23 | Ngày: 07/06/2022 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Dinh dưỡng động vật - Vitamin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Việt Phương-HUA C. DINH DƯỠNG VITAMIN Lê Việt Phương-HUA I. Đại cương VITAMIN Vitamin là một trong những nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, cần thiết cho các hoạt động sống bình thường của người và động vật. Vitamin (từ hai từ là vital và amin; Vita trong tiếng Latin là sự sống) – các amin của sự sống. Trong số các vitamin hiện nay, có một số không chứa nhóm amin hoặc hoàn toàn không chứa nguyên tố Nitơ. Lê Việt Phương-HUA 1. Lịch sử nghiên cứu Vitamin Thời kỳ I : Quan sát thấy các biểu hiện lâm sàng của những bệnh thiếu vitamin 2600 TCN Những ghi chép đầu tiên về bệnh Beriberi trong các tài liệu của Trung Quốc. 1730 Bệnh Pellagra (da sần sùi) lần đầu tiên được 1 bác sĩ Tây Ban Nha – Gaspar Casal mô tả Bệnh xuất hiện khi đưa ngô về sử dụng tại châu Âu 1771 Bệnh Pellagra được một bác sỹ người Italia – Francesco Flapoli đặt tên Pelle : da ; agra : sần sùi 1866 – 1867 Xác định được công thức hóa học của Cholin và tổng hợp được nó Do Baeger và Wurtz nghiên cứu, nhưng không được các nhà dinh dưỡng chú ý. 1867 Axit Nicotinic được một nhà hóa học người Đức là Huber phát hiện và đặt tên khi ông tách chiết từ Nicotin trong thuốc lá 70 năm sau, khả năng chữa bệnh Pellgra của nó mới được biết đến. 1882 Kenhiro Takaki, đô đốc hải quân Nhật đã giảm được bệnh Beriberi bằng cách tăng thịt, sữa, giảm cơm cho thủy thủ Ông cho rằng hiệu quả có được là do tăng protein 1897 Christiaan Eijkman, một bác sĩ người Đức quan sát thấy triệu chứng bệnh Beriberi trên gà ăn gạo tấm Ông giải thích là do gà ăn quá nhiều tinh bột từ gạo và mầm thóc nên gây ngộ độc cho hệ thần kinh Lê Việt Phương-HUA Lịch sử nghiên cứu Vitamin (tiếp) 1900 Bệnh Pellagra hoành hành trên các vùng sử dụng nhiều ngô của Mỹ Do quá ít PP và trytophan 1912 - Thuật ngữ Vitamin được một nhà hóa sinh người Balan là Casimir Funk đặt - Vital là quan trọng đối với sự sống – nghĩa là nhóm amin quan trọng với sự sống. Thời kỳ II – Xác định cấu trúc hóa học của các Vitamin 1913 -Xác định cấu trúc hóa học của PP - Axit nicotinic 1920 - Xác định công thức hóa học của Vitamin - Do Funk 1928 - Cấu trúc hóa học của Vitamin C được xác định 1931 - Vitamin A Thời kỳ III – Nghiên cứu tổng hợp các Vitamin 1933 1935 1936 - Vitamin C được tổng hợp. - Vitamin B2 (Riboflavin) - Vitamin B1 (Thiamin) - Do tập đoàn Roche Thời kỳ IV – XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC, TRAO ĐỔI CHUYỂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC VITAMIN Lê Việt Phương-HUA 2. Định nghĩa Vitamin là hợp chất hữu cơ, phân tử nhỏ, tự nhiên hoặc tổng hợp, cần với số lượng nhỏ, giữ vai trò xúc tác các phản ứng sinh học trong quá trình chuyển hóa giúp cho sinh vật duy trì, phát triển và hoạt động bình thường, khi thiếu trong khẩu phần hay không được hấp thu và sử dụng đầy đủ sẽ gây bệnh hay có những triệu chứng thiếu. Lê Việt Phương-HUA 3. Danh pháp quốc tế  Gọi theo bệnh xuất hiện khi cơ thể thiếu vitamin đó. Vitamin A được gọi là Axeroptol (A- anti : chống ; xeroptol : khô giác mạc) Vitamin PP: (Pellagra preventive) –ngừa bệnh da sần sùi.  Dùng các chữ cái đặt tên Gọi tên Vitamin theo các chữ cái trong bảng chữ cái La mã như Vitamin A, Vitamin D, Vitamin E,... Nhược điểm không nói lên được bản chất hóa sinh và chức năng của các Vitamin. Lê Việt Phương-HUA  Gọi tên theo tên hóa học  Theo đề nghị của Hiệp hội hóa tinh khiết, ứng dụng Quốc tế (IUPAC), các Vitamin được gọi bằng tên hóa học của chúng.  Ưu điểm: phản ánh chính xác tính chất hóa học và công dụng của vitamin đối với cơ thể sinh vật Lê Việt Phương-HUA 4. Phân loại Vitamin Căn cứ vào đặc tính hòa tan trong các dung môi, chia Vitamin thành hai nhóm:  Nhóm Vitamin tan trong nước;  Nhóm Vitamin tan trong chất béo (dầu, mỡ...). Lê Việt Phương-HUA Tên hóa học của Vitamin tan trong dầu Vitami n Tên hóa học Vitami n Tên hóa học A Retinol E D-α- Tocopheryl acetat Retinol acetate D-α- Tocopherol Retinol palmitate DL-α- Tocopherol β – Caroten DL-γ- Tocopherol D2 Ergocalciferol Tocotrienols D3 Cholecalciferol K Phylloquinone (K1) Menaquinone (K2) Menadione (K3) Lê Việt Phương-HUA Tên hóa học của Vitamin tan trong nước Vitamin Tên hóa học Vitamin Tên hóa học B1 Thiamin H D - Biotin B2 Riboflavin DL - Biotin B3 D-Pantothenate PP (B5) Nicotinic acid DL-Pantothenate Nicotinamide B6 Pyridoxal Choline Choline Pyridoxol C Ascorbic acid Pyridoxamin Dehydro Ascorbic acid B12 Cyanocobalamin Bc Acid Folic Lê Việt Phương-HUA 5. Đặc điểm chung của các Vitamin 5.1. Không mang năng lượng: Vitamin là các hợp chất hữu cơ nhưng không cung cấp năng lượng cho cơ thể. 5.2. Hoạt động với một lượng rất nhỏ: Liều tối thiểu hàng ngày, đủ cho nhu cầu cho cơ thể, thay đổi theo từng loại Vitamin : từ vài microgam (μg) – Vitamin B12 ; đến vài chục miligam (mg) như Vitamin C. 5.3. Phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể người và động vật: cần được cung cấp từ ngoài Lê Việt Phương-HUA 5.4. Không thay thế lẫn nhau:  Đóng vai trò xúc tác, hoạt hóa quá trình oxy hóa và tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể  Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng  Tham gia tích cực vào hoạt động của tế bào.  Bảo vệ tế bào, các tổ chức khỏi bị tấn công do chống lại quá trình oxy hóa, chống nhiễm trùng, trung hòa chất độc, phục hồi các cấu trúc, tổ chức bị tổn thương. Không thể dùng Vitamin này thay thế Vitamin khác. 5.5. Cần thiết cho các hoạt động và phát triển của cơ thể : Lê Việt Phương-HUA 5.6. Khi thiếu sẽ gây ra những rối loạn chuyển hóa : Thiếu vitamin hay không được hấp thu đầy đủ sẽ gây ra những triệu chứng thiếu hoặc các bệnh đặc biệt. 6.1. Nguyên nhân ngoại sinh : Trong thức ăn cung cấp cho vật nuôi không đủ vitamin hoặc hoàn toàn không có vitamin (do trong quá trình bảo quản, chế biến Vitamin bị phá hủy hoặc mất hoạt lực...). 6. Các nguyên nhân gây thiếu Vitamin ở vật nuôi Lê Việt Phương-HUA 6.2. Nguyên nhân nội sinh:  Vật nuôi tăng nhu cầu vitamin khi có một số thay đổi trạng thái sinh lý, bệnh lý trong cơ thể (như mang thai, tiết sữa, trạng thái suy kiệt...).  Hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa phát triển mạnh, phá hủy lượng vitamin đáng kể.  Vật nuôi bị bệnh đường tiêu hóa làm tổn thương chức năng nhu động, bài tiết của ruột, vì vậy gây rối loạn quá trình hấp thu vitamin.  Vật nuôi bị bệnh ở gan, tuyến tụy, tắc ống dẫn mật dẫn đến rối loạn sự hấp thu chất béo cản trở hấp thu vitamin tan trong dầu mỡ. Lê Việt Phương-HUA II. Vitamin A (Retinol) Là dạng chủ yếu của vitamin A, có hai đồng phân là All – Trans – Retinol và Cis- Retinol. All – Trans – Retinol có mạch nối đôi thẳng, có hoạt tính sinh học là 100%; Cis- Retinol có mạch nối đôi gấp khúc, có hoạt tính sinh học là 50%. 1.1. Các dạng Vitamin A 1.1.1. Dạng alcohol (Retinol) 1. Cấu trúc hóa học Lê Việt Phương-HUA Cấu trúc hóa học của Trans - Retinol OH Lê Việt Phương-HUA 1.1.2. Dạng aldehyde – Retinal H ן C = O 1.1.3. Dạng axit – Axit Retinoic COOH Lê Việt Phương-HUA 1.2. Các tiền chất của Vitamin A 1.2.1. Caroten  Là nhóm chất hữu cơ tự nhiên thuộc nhóm Carotenoit.  Có nhiều trong củ, quả màu vàng, đỏ, rau, cỏ tươi, rong, tảo.  Trong cơ thể động vật, chúng có thể chuyển hóa thành Vitamin A, vì vậy được coi là chất dự trữ Vitamin A.  Có khoảng 10 loại caroten có thể chuyển hóa thành Vitamin A. Có 3 loại quan trọng nhất là: α, β và γ Caroten.  β-Caroten có hoạt tính sinh học mạnh nhất, chúng cung cấp 2/3 lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể. Lê Việt Phương-HUA  Trong thực vật khoảng 85-90% lượng Caroten ở dạng β-.  Dưới tác dụng của men đặc hiệu β-Caroten-15, 15’ dioxygenasa, một phân tử β-Caroten chuyển hóa thành hai phân tử Vitamin A.  Caroten dạng α và γ có hoạt tính sinh học yếu hơn dạng β- (hoạt lực lần lượt chỉ bằng 53% và 28% của β-Caroten)  Đơn vị quốc tế (UI) 1 UI vitamin A = 0,30 μg retinol; = 0,34 μg retinol axetat; = 0,55 μg retinol palmitat; = 0,6 μg β-caroten tinh khiết (đối với gia cầm). Lê Việt Phương-HUA Hiệu quả chuyển hóa β-Caroten thành Vitamin A ở một số vật nuôi Loài gia súc Hiệu quả chuyển hóa 1 mg β-Caroten thành Vitamin A (UI) Tiêu chuẩn (chuột) 1667 Gia cầm - Ăn ít - Ăn nhiều 1667 536 Ngựa - Sinh trưởng - Chửa 555 333 Bò 400 Cừu 400 - 500 Lợn 500 Lê Việt Phương-HUA Cấu trúc phân tử β-caroten Lê Việt Phương-HUA 1.2.2. Xantophyll  Cấu tạo nên các sắc tố vàng của lá, hoa, nụ, quả ở thực vật. Có nhiều loại Xantophyll:  Xantophyll có đặc điểm nhuộm màu, khi có mặt trong khẩu phần ăn của gia cầm sẽ ảnh hưởng tốt tới màu sắc da, chân, mỏ, mỡ, lòng đỏ trứng.  Cryptoxanthin: có trong ngô vàng, hoa, quả;  Zeaxanthin: trong ngô vàng;  Lutein: có trong cỏ, lá cây họ đậu, cỏ alfalfa  Violaxanthin: có trong bí đỏ;  Criptocapsin: có trong ớt đỏ. Lê Việt Phương-HUA Nồng độ Canthaxanthin (mg/kg thức ăn) Màu lòng đỏ Trứng tươi Trứng luộc 0.5 6 5 1.0 8 7 2.0 10 8 4.0 12 10 8.0 14 13 Ảnh hưởng của nồng độ canthaxanthin trong thức ăn đến màu lòng đỏ trứng Nguồn: Grashorn et al., 2000 Lê Việt Phương-HUA Lê Việt Phương-HUA Lê Việt Phương-HUA Đánh giá màu chân gà Lê Việt Phương-HUA Bước sóng của các carotenoid khác nhau. Lê Việt Phương-HUA Hàm lượng Xantophyll và Lutein trong một số loại thức ăn Loại thức ăn Hàm lượng (mg/kg) Xantophyll Lutein Bột cỏ alfalfa: 17% protein thô 22% protein thô 220 143 330 - * Bột tảo 2000 - * Ngô 17 0,12 Gluten ngô 60% protein thô 290 120 Bột cánh hoa cúc 7000 - * * Không có số liệu Nguồn: NRC 1994 Đậm độ lòng đỏ trứng vịt tăng từ 8 lên 12 khi sử dụng 6% khô bã gấc trong TAHH Nguồn: Vũ Duy Giảng, 2010 Lê Việt Phương-HUA “Công nghệ” nhuộm gà 14/07/2010 Lê Việt Phương-HUA Hàm lượng vitamin A trong gan một số loài động vật (Moore T. 1969) Loài vật Hàm lượng vitamin A (μg/g) Loài vật Hàm lượng vitamin A (μg/g ) Lợn 30 Ngựa 180 Bò 45 Gà 270 Chuột 75 Cá tuyết 600 Người 90 Gấu trắng 6.000 Cừu 180 Cá mập 15.000 Lê Việt Phương-HUA 2. Tính chất vật lý, hóa học của Vitamin A và β-caroten 2.1. Tính chất vật lý, hóa học của Vitamin A  Là chất rắn, kết tinh màu vàng nhạt  Không tan trong nước, tan trong dầu mỡ  Dễ bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại, nhiệt độ cao, oxy không khí, khi trộn lẫn với dầu mỡ bị ôi, kim loại nặng, khoáng vi lượng.  Khi trộn trong thức ăn hỗn hợp, cần có biện pháp bảo vệ: bọc trong gelatin, dùng chất chống oxy hóa BHA. Lê Việt Phương-HUA 2.- Tính chất vật lý, hóa học của β-caroten  Tinh khiết có màu đỏ, trong dung dịch có màu vàng cam  Không tan trong nước, tan trong dầu mỡ  Dễ bị phân hủy dưới tác dụng của tia tử ngoại, nhiệt độ cao, độ ẩm. Lê Việt Phương-HUA 3. Vai trò sinh học của Vitamin A và β-Caroten 3. 1. Vai trò trong hoạt động thị giác  Vitamin A ở dạng Retinol và Retinal đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thị giác (tham gia vào thành phần Rhodopsin – chất thụ quang ở võng mạc mắt).  Thiếu Vitamin A gây ra bệnh quáng gà, khô mắt, loét giác mạc. Lê Việt Phương-HUA Vitamin A trong chu trình thị giác Lê Việt Phương-HUA Loét, mờ giác mạc Lê Việt Phương-HUA Khô mắt ở chuột thiếu vitamin A Chuột bình thườngChuột bị khô mắt Lê Việt Phương-HUA 3.2. Vai trò đối với sức đề kháng của cơ thể  Vitamin A tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự nhiễm khuẩn.  Vitamin A tăng cường tổng hợp immunoglobin.  Kích thích tổng hợp kháng thể.  Tăng cường khả năng chống stress nhiệt của cơ thể  Vitamin A làm to lách, tuyến ức – những cơ quan có nhiệm vụ tạo các tế bào sinh kháng thể.  β-caroten có chức năng chống ung thư và các bệnh đường hô hấp  β-caroten và vitamin A còn làm vết thương nhanh lành. Lê Việt Phương-HUA 3.3. Vai trò chống oxy hóa của β-caroten β-caroten có tác dụng chống oxy hóa mạnh, thường phối hợp với vitamin E, C và Selen trong phòng chống lão hóa. 3.4. Vai trò đối với sinh sản Ở con cái: Nếu thiếu vitamin A thấy có hiện tượng:  Khô, sừng hóa niêm mạc tử cung,  Rối loạn chức năng tái sản xuất,  Sảy thai, khó đẻ,  Con sơ sinh yếu, tỷ lệ chết cao, vật sơ sinh bị mù, tàn tật;  Giảm tỷ lệ trứng thụ tinh, giảm tỷ lệ ấp nở của trứng ở gia cầm... Lê Việt Phương-HUA  Ở bò sữa sinh sản: - Làm tăng tỷ lệ thụ thai - Tăng khả năng chống oxy hóa, duy trì hoạt động của tuyến vú. - Làm tăng sức đề kháng của cơ thể - Làm giảm bệnh viêm vú Lê Việt Phương-HUA Ở con đực: khi thiếu vitamin A ảnh hưởng tới:  Chất lượng tinh trùng  Thoái hóa tinh trùng non trong ống sinh tinh  Tinh trùng khó xâm nhập vào trứng, giảm tỷ lệ thụ tinh... Lê Việt Phương-HUA 3.5. Vai trò đối với biểu mô, tổ chức da  Giúp tái tạo nhanh tế bào biểu mô, giúp liền sẹo, sinh tiết chất nhày.  Khi thiếu làm các gai vị giác bị sừng hóa dẫn tới con vật mất tính ngon miệng.  Tham gia tổng hợp Mucopolysaccaride trong màng nhày niêm mạc, tổ chức sụn, cơ quan thụ cảm vị giác;  Ức chế sừng hóa tế bào biểu mô giác mạc, biểu mô đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa, gốc lông, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn. Lê Việt Phương-HUA 4. Nhân tố ảnh hưởng tới sự sử dụng vitamin A, caroten Con vật thiếu vitamin A, caroten kéo dài thì khả năng sử dụng caroten rất hạn chế, vì vậy, trong trường hợp này nên sử dụng vitamin A để bổ sung chứ không nên dùng Caroten. 4.1. Hiện trạng dinh dưỡng Vitamin A của cơ thể: 4.2. Protein trong khẩu phần: Albumin và α-globulin là các protein có chức năng vận chuyển vitamin A và caroten trong máu, vì vậy, khi thiếu protein trong khẩu phần làm giảm vitamin A trong máu. 4.3. Loài vật: Các loài vật nuôi khác nhau thì hiệu quả chuyển hóa β- caroten thành vitamin A cũng khác nhau Lê Việt Phương-HUA 5. Triệu chứng khi thiếu Vitamin A  Vật nuôi còi cọc, chậm lớn, xương phát triển chậm, hình dạng xương không bình thường, đôi khi bị chứng bại liệt;  Khô, viêm, loét giác mạc, mắc chứng quáng gà, khô da, da vẩy nến, lông xù, biểu mô bị sừng hóa;  Mất tính ngon miệng;  Con vật non chậm lớn, còi cọc, dễ mắc các bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, tỷ lệ loại thải, chết cao; Lê Việt Phương-HUA  Giảm sinh sản, mất khả năng sản xuất, giảm chất lượng tinh trùng, giảm tỷ lệ thụ thai, khó thụ thai, sảy thai, chết thai, khó đẻ, chất lượng đàn sơ sinh thấp. Ở lợn:  Giảm khối lượng, mất phối hợp,  Liệt nửa người sau, mù, tăng áp dịch não-tủy,  Giảm hàm lượng vitamin A trong huyết thanh và dự trữ trong gan. Lê Việt Phương-HUA 6. Triệu chứng khi thừa Vitamin A ở lợn  Con vật bị viêm mắt, chai cứng da, lông thô, rụng lông, cơ thể suy kiệt;  Dễ bị kích thích, nhạy cảm, đi kèm đó là các triệu chứng: mất tính ngon miệng, đau đầu, khó tiêu (buồn nôn, nôn mửa).  Chảy máu từ các vết nứt ở da, móng; có máu trong phân, nước tiểu;  Run theo từng cơn, mất điều khiển chi có thể dẫn tới liệt,. Lê Việt Phương-HUA 7. Nguồn cung cấp 7.1. Các sản phẩm giàu vitamin A tự nhiên Gan cá giàu Vitamin A. 7.2. Sản phẩm vitamin A tổng hợp Trong y học và trong chăn nuôi, việc sử dụng vitamin A dưới dạng tổng hợp rất rộng rãi. 7.3. Nguồn thức ăn giàu β-Caroten Thực vật giàu β-Caroten như Carot, Ngô vàng, các loại cỏ non, xanh, cây họ đậu, khoai lang, bí ngô, bèo dâu, cỏ khô. Nhu cầu Vitamin A các loại vật nuôi Loại vật nuôi Đơn vị Nhu cầu Lợn 3-5 kg UI/kg TĂ 2200 5-10 UI/kg TĂ 2200 10-20 UI/kg TĂ 1750 20-50 UI/kg TĂ 1300 50-80 UI/kg TĂ 1300 80-120 UI/kg TĂ 1300 Gà đẻ ăn 80 g TĂ UI/kg TĂ 3750 100 UI/kg TĂ 3000 120 UI/kg TĂ 2500 Bò sữa UI/kg cơ thể 110 Bò thịt UI/kg cơ thể 60-100 Nguồn: NRC 1989,1994, 1998, 2001 Lê Việt Phương-HUA Nguồn cung cấp Vitamin A và Caroten Lê Việt Phương-HUA III. VITAMIN D (Calciferol) Là một trong số ít vitamin mà các loài thực vật không tổng hợp được. Do đó, thường thiếu trong thức ăn vật nuôi.  Cơ thể động vật có thể được tổng hợp khi da được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, vì vậy, vitamin D còn được gọi là vitamin ánh sáng. Lê Việt Phương-HUA 1. Cấu trúc hóa học Có nhiều sterol có hoạt tính sinh học của vitamin D là: D2, D3, D4, D5, D6, D7 nhưng chỉ có hai loại trong đó được coi là quan trọng nhất là D2 và D3. Hầu hết các động vật có vú sử dụng D2 và D3 với hiệu suất như nhau, nhưng ở gia cầm, hiệu quả sử dụng D2 thấp hơn (chỉ bằng 1/7 hiệu suất sử dụng D3). Lê Việt Phương-HUA Ergocalciferol (Vitamin D2 ) C28H43OH Lê Việt Phương-HUA Cholecalciferol (Vitamin D3) C27H43OH Lê Việt Phương-HUA 2. Các tiền chất  Ở thực vật và vi sinh vật (nấm men) có Ergosterol được coi là tiền vitamin D2;  Ở động vật có 7-dehydrocholesterol được coi là tiền vitamin D3  Dưới tác dụng của bức xạ cực tím từ Ergosterol và 7-dehydrocholesterol sẽ tổng hợp thành vitamin D2 và vitamin D3. Đơn vị quốc tế (UI) 1 UI Vitamin D = 0,025 μg Vitamin D3 Lê Việt Phương-HUA Tổng hợp Vitamin D2 , D3 từ các tiền chất Lê Việt Phương-HUA Sự trao đổi, chuyển hóa Vitamin D3 trong cơ thể động vật ← 25-OH-ase 1α-OH-ase ↓ - Lê Việt Phương-HUA 3. Vai trò sinh học của Vitamin D 3.1. Tham gia vào quá trình trao đổi Canxi, Phôtpho  25-OH-D3; 1,25-(OH)2-D3 (các sản phẩm được tổng hợp ở gan, thận từ Vitamin D3) tham gia vào quá trình hình thành protein liên kết với Canxi ở vách ruột; tạo pH thích hợp làm tăng cường hấp thu Canxi.  Tham gia vào quá trình điều hòa Canxi huyết thông qua sự tăng cường hấp thu Canxi ở ruột, tái hấp thu canxi, muối phốt pho từ nước tiểu ở ống thận; huy độ g canxi từ mô xương. Lê Việt Phương-HUA 4.2. Tham gia vào quá trình tạo và khoáng hóa mô xương. 24,25-(OH)2-D3 (sản phẩm được tổng hợp từ Vitamin D3) có tác dụng kích thích sự tạo xương và khoáng hóa mô xương, tạo chất xương, lắng Ca, P, Mg ở xương. 4.3. Tham gia tăng cường trao đổi, hấp thu các khoáng chất Tăng cường hấp thu, trao đổi Mg, Fe, Mn, Co, Zn ở ruột non; 4.4. Kích thích sự tái hấp thu axit amin ở ống thận. Lê Việt Phương-HUA 5. Triệu chứng khi thiếu hoặc thừa Vitamin D 5.1. Triệu chứng khi thiếu  Vật non bị còi xương;  Vật trưởng thành xương bị mềm, xốp, loãng;  Gia cầm: giảm tỷ lệ ấp nở, giảm chất lượng vỏ trứng.  Giảm khả năng sinh trưởng;  Chân biến dạng. Lê Việt Phương-HUA Gà thiếu Vitamin D Lê Việt Phương-HUA Biểu hiện còi xương ở bê Khớp gối phình to Lê Việt Phương-HUA Thiếu Vitamin D ở trẻ em Lê Việt Phương-HUA 5.2. Triệu chứng khi thừa  Tăng canxi huyết do hấp thu quá mức Ca ở ruột;  Vật nuôi giảm tính ngon miệng;  Có biểu hiện khát nước, buồn nôn;  Dễ bị kích thích;  Yếu ớt;  Vật non chậm lớn;  Giảm cân, sút cân ở động vật trưởng thành Nhu cầu Vitamin D3 các loại vật nuôi Loại vật nuôi Đơn vị Nhu cầu Lợn 3-5 kg UI/kg TĂ 220 5-10 UI/kg TĂ 220 10-20 UI/kg TĂ 200 20-50 UI/kg TĂ 150 50-80 UI/kg TĂ 150 80-120 UI/kg TĂ 150 Gà đẻ ăn 80 g TĂ UI/kg TĂ 375 100 UI/kg TĂ 300 120 UI/kg TĂ 250 Bò sữa UI/kg cơ thể Bò thịt UI/kg cơ thể Nguồn: NRC 1994, 1998, 2001 Lê Việt Phương-HUA 6. Nguồn cung cấp Vitamin D 6.1. Tắm nắng: Cho vật nuôi vận động, tắm nắng vào sáng sớm có tác dụng giúp cho vật nuôi tự tổng hợp vitamin D; 6.2. Chiếu xạ tia cực tím: Giúp cho vật nuôi tự tổng hợp vitamin D 6.3. Sử dụng Vitamin D tổng hợp: Trong chăn nuôi công nghiệp, do điều kiện ít có khả năng cho vật nuôi vận động, tắm nắng cần phải bổ sung vitamin D tổng hợp vào khẩu phần; Lê Việt Phương-HUA IV. Tocoferol (Vitamin E)  Vitamin E là nhóm chất tự nhiên có nguồn gốc tocol.  Vitamin E có hai nhóm quan trọng là tocoferol và tocotrienol.  Tocoferol cấu tạo từ hai từ ghép: tokos theo tiếng Hylạp là hậu thế và ferroll theo tiếng Latin là mang lại). Lê Việt Phương-HUA 1. Công thức hóa học Vitamin E có bốn dẫn xuất là α-tocopherol, β- tocopherol; γ-tocopherol; δ-tocopherol Dẫn xuất R1 R2 R3 D-α-Tocophérol CH3 CH3 CH3 D-β-Tocophérol CH3 H CH3 D-γ-Tocophérol H CH3 CH3 D-δ-Tocophé
Tài liệu liên quan