I.TÍNH CHẤT VÀ CẤU TẠO CỦA MÁU
1.1Đại cương về máu:
Chất lỏng lưu thông trong lòng mạch, đãm bảo dinh dưỡng cho các tổ chức đồng thời thu nhận những sản phẩm của tổ chức tế bào để thải ra ngoài.
Dịch quánh có màu đỏ
PH= 7,36 và luôn hằng định
Tế bào máu: thành phần hữu hình chiếm 45%: HC, BC và TC
Huyết tương: 55% V máu gồm huyết thanh và các chất hòa tan, protein huyết tương, các fibrin và các yếu tố đông máu
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giải phẫu sinh lý máu và bạch huyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GiẢI PHẪU SINH LÝ MÁU VÀ BẠCH HUYẾT
Cơ thể con người có bao nhiêu lít máu?
I.TÍNH CHẤT VÀ CẤU TẠO CỦA MÁU
1.1Đại cương về máu:
Chất lỏng lưu thông trong lòng mạch, đãm bảo dinh dưỡng cho các tổ chức đồng thời thu nhận những sản phẩm của tổ chức tế bào để thải ra ngoài.
Dịch quánh có màu đỏ
PH= 7,36 và luôn hằng định
Tế bào máu: thành phần hữu hình chiếm 45%: HC, BC và TC
Huyết tương: 55% V máu gồm huyết thanh và các chất hòa tan, protein huyết tương, các fibrin và các yếu tố đông máu
1.2.1.Tế bào máu:
a.Hồng cầu:
Hình dĩa, dẹt, không nhân, ĐK 7,5µm. HC có Hb(huyết cầu tố). Trong 1 mm 3 máu có 4-4,5 triệu HC.
HC được sản xuất từ tủy xương dẹt và được đưa vào máu.
Đời sống trung bình 100-130 ngày vỡ hủy ở lách và giải phóng Hb. Một phần Hb quay trở lại tủy xương để tái tạo HC mới, còn phần lớn Hb chuyển thành bilirubin tham gia tạo nên mật ở gan.
Mất bao nhiêu máu sẽ tử vong?
b. Bạch cầu:
Tb không màu, có nhân, kích thước khác nhau, lớn hơn HC, đường kính 8-15µm. BC có khả năng thay đổi hình dạng, tạo chân gỉa nên có thể xuyên mạch.
BC do tuỷ xương và hệ bạch huyết sản xuất máu. Đời sống ngắn chỉ vài giờ đến vài ngày
BC có nhiệm vụ xuyên mạch tới các tổ chức tế bào để thực bào và tạo kháng thể chống các VSV gây bệnh
c.Tiểu cầu:
Tb nhỏ nhất không màu, không nhân, đường kính 2-3µm, rất dễ vỡ. Được tủy xương sản xuất và đóng vai trò quan trong trong cơ chế cầm máu.
d.Huyết tương
Là phần lỏng của máu, chiếm 55% V máu
Trong thành phần huyết tương nước chiếm 90%, chất hữu cơ 8,5%, còn lại là chất vô cơ.
Có rất nhiều chất cần thiết cho nhu cầu cơ thể như protid, lipid, glucid, vitamin, muối khoáng, hormone, men chuyển hóa, kháng thể và các sản phẩm do chuyển hóa của cơ thể như acid lactic, ure, creatinin
1.3.Chức năng của máu:
1.3.1. Chức năng hô hấp:
Máu thực hiện chức năng hô hấp do Hb
-Hb vận chuyển Oxy từ phổi đến tb
-Hb vận chuyển CO2 từ tb đưa ra phổi thải ra ngoài
Khi bị ngộ độc khí CO: CO gắn chặt HC làm HC không thu nhận Oxy được
1.3.2. Chức năng dinh dưỡng
Mang các chất dinh dưỡng như acid amin, glucose, acid béo, vitamin và các chất khoáng. đến nuôi dưỡng tb
1.3.3. Chức năng bài tiết:
Các sản phẩm do chuyển hóa tb sinh ra như CO2, ure, nướcđược máu vận chuyển đến các cơ quan bài tiết(thận, phổi, tuyến mồ hôi) để thoát ra ngoài
1.3.4. Chức năng bảo vệ cơ thể:
Các BC có khả năng thực bào tiêu diệt VSV gây bệnh xâm nhập cơ thể và sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
1.3.5. Chức năng điều hòa thân nhiệt
Khi trời nắng, nóng máu đưa nhiệt ra phần nông cơ thể để tỏa nhiệt(dãn mạch). Khi trời lạnh, máu lại chuyển nhiệt về phần sâu cơ thể(co mạch) để giữ nhiệt.
1.3.6. Chức năng thống nhất cơ thể
Máu lưu thông khắp cơ thể tạo ra mối liên hệ mật thiết giữa các bộ phận trong cơ thể. Máu điều hòa hoạt động các cơ quan thông qua các hormone của các tuyến nội tiết. Máu còn đảm nhiệm chức năng thống nhất giữa cơ thể và môi trường bên ngoài.
1.4. Cơ chế đông máu:
Bình thường máu ra khỏi mạch máu sẽ đông lại, tạo thành cục máu đông. Sau vài giờ cục máu đông co lại, rỉ ra một chất dịch hơi vàng gọi là huyết thanh, đó là quá trình đông máu-một quá trình phức tạp với 4 yếu tố chính: fibrinogen(I), prothrombin(II), thromboplastin(III) và ion calci(IV) theo 3 giai đoạn:
a.Giai đoạn tạo thromboplastin huyết tương hoạt động
Các yếu tố gây đông máu được hoạt hóa do tb dập nát ở miệng vết thương cùng với các chất do tiểu cầu tụ lại và giải phóng tạo thành thromboplastin huyết tương hoạt động
b.Giai đoạn tạo thrombin
Thrombo huyết tương cùng với sự có mặt của ion calci sẽ hoạt hóa prothrombin huyết tương tạo thành thrombin
c.Giai đoạn tạo fibrin
Thrombin lại tác động đến fibrinogen của huyết tương làm chất này ngưng tụ lại thành những sợi nhỏ gọi là fibrin(sợi huyết). Các fibrin kết dính với nhau và các tb máu để hình thành cục máu đông.
1.5. Nhóm máu, truyền máu:
1.5.1.Nhóm máu:
Loài người có nhiều nhóm máu trong đó có 2 loại nhóm máu chính là hệ ABO và hệ Rh.
Trong ABO, HC có kháng nguyên và trong huyết tương có kháng thể. Nếu KN gặp KT cùng tên sẽ ngưng kết. Có 4 nhóm sau:
Nhóm máu nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất?
Nhóm O: 43%
Nhóm B: 30%
Nhóm A: 20%
Nhóm AB: 7%
Người Á đông, Rh(+): 99%. Rất hiếm Rh(-)
Người Rh(-) lần thứ hai truyền phải là Rh(-).
Mẹ sang con(mang thai lần 2tử vong)
1.5.2. Truyền máu:
Khi mất máu hoặc thiếu máu nhiều, cần được truyền máu. Để tránh ngưng kết HC, khi truyền máu phải theo nguyên tắc “Không để KN của HC người cho ngưng kết với KT tương ứng của người nhận”. Theo sơ đồ sau:
Hậu quả truyền nhầm nhóm máu?
Tai biến truyền máu:
Tán huyết
Lây truyền bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Phản ứng phản vệ
Các trường hợp kết hợp nhóm máu:
Người nhóm máu A có thể mang kiểu gen AA hoặc Ao; người nhóm máu B có thể mang kiểu gen BB hoặc Bo; người có nhóm máu AB mang kiểu gen AB; người nhóm máu O mang kiểu gen oo. Cha Me Con1. O x O = O2. O x A = O,A3. O x B = O, B4. O x AB = A, B 5. A x A = O,A6. A x B = O, A, B, AB7. A x AB = A, B, AB8. B x B = O, B9. B x AB = A, B, AB10. AB x AB = A, B, AB
1. Người hiến máu phải có giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu...
2. Cam kết tự nguyện hiến máu
3. Tuổi:
a) Nam từ 18 - 60 tuổi;
b) Nữ từ 18 - 55 tuổi.
4. Trọng lượng cơ thể và thể tích máu lấy mỗi lượt đối với cả hai giới:
a) Hiến máu toàn phần:
- Người hiến máu phải có TLCT ít nhất là 45 kg;
- Thể tích máu mỗi lượt hiến máu lấy không quá 09 ml/kg cân nặng và không được quá 450 ml máu toàn phần.
b) Hiến các thành phần máu bằng gạn tách: ( huyết tương, tiểu cầu, bạch cầu, hồng cầu, tế bào gốc)
Người hiến máu phải có TLCT ít nhất là 50 kg và hiến mỗi lượt không quá 500 ml tổng các loại thành phần.
5. Tiêu chuẩn sức khoẻ:
a) Tiền sử: Không mắc các bệnh mạn tính của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, tâm thần kinh; không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục;
b) Lâm sàng:
- Người hiến máu có tình trạng khoẻ mạnh, tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không có các biểu hiện bất thường bệnh lý cấp tính và mạn tính.
- Huyết áp:
+ Huyết áp tối đa: 100 - 140 mm Hg;
+ Huyết áp tối thiểu: 60 - 90 mm Hg.
- Tần số tim đều: 60 - 90 lần/phút;
- Không có các biểu hiện sau:
+ Sút cân nhanh (trên 10% trọng lượng cơ thể trong 06 tháng);
+ Hoa mắt, chóng mặt;
+ Vã mồ hôi trộm;
+ Hạch to;
+ Sốt;
+ Phù;
+ Ho, khó thở;
+ Ỉa chảy;
+ Xuất huyết các loại;
+ Xuất hiện các tổn thương bất thường trên da.
b) Một số chỉ số sinh học và xét nghiệm trước khi hiến máu:
- Nồng độ hemoglobin:
+ ≥ 120 g/l đối với cả hai giới;
+ Người hiến 450 ml máu toàn phần:≥ 125 g/l;
- Xét nghiệm sàng lọc nhanh HBsAg cho kết quả âm tính đối với người hiến máu lần đầu tại những khu vực có tỷ lệ người khoẻ mang virus viêm gan B cao.
Khoảng cách giữa các lần hiến máu và các chế phẩm máu
1. Hiến máu toàn phần: Khoảng cách ít nhất giữa các lần hiến là 12 tuần. Trong một năm, mỗi người hiến không quá 04 đơn vị máu toàn phần.
2. Hiến các thành phần máu và huyết tương:
a) Hiến huyết tương: ít nhất là 02 tuần;
b) Hiến tiểu cầu: ít nhất là 04 tuần;
c) Hiến bạch cầu hạt trung tính và tế bào gốc từ máu ngoại vi: Tối đa không quá 03 lần trong một tuần;
Người khoẻ mạnh có thể hiến một hoặc nhiều loại thành phần máu khác nhau, tuy nhiên mỗi người hiến không quá 24 lần trong mỗi năm.
Các đơn vị máu toàn phần hoặc chế phẩm máu thu được bằng gạn tách phải được thực hiện các xét nghiệm bắt buộc sau:
- Định nhóm máu ABO, Rh(D),
- Xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan virút B, viêm gan virút C, giang mai, sốt rét
2. HỆ BẠCH HUYẾT
2.1. Khái niệm:
-Bạch huyết là dịch mô(dịch kẻ, dịch tổ chức) được lưu thông trong hệ thống mạch bạch huyết để bổ sung cho tuần hoàn, đồng thời cung cấp tb BC Lympho cho máu.
Hệ BH gồm 2 phần chính:
Các mạch BH-dẫn dịch BH
Các cơ quan tạo tb Lympho bao gồm chủ yếu là các BH
-Ngoài ra còn có các tuyến ức, lách và amydal
2.2. Cấu tạo hệ bạch huyết
2.2.1. Mạch bạch huyết:
Là hệ thống mạch dẫn BH từ các cơ quan, các mô, bởi các mao mạch BH đổ về thân BH. Các thân BH đổ về ống ngực và ống BH phải, rồi đổ về tĩnh mạch chủ trên của hệ tuần hòan máu.
2.2.2. Hạch bạch huyết:
Là một trong những tổ chức sản xuất tb BC, chủ yếu là Lympho bào và nằm trên đường đi của mạch BH. Hạch BH hình hạt đậu đường kính vài mm. Mỗi hạch có cấu tạo bên ngoài là vỏ xơ, trong là các nhu mô hạch. Nhu mô hạch sản xuất các BC.
Các hạch BH thường tập trung thành chuỗi hạch, nằm rải rác trong các cơ quan và tập trung nhiều nhất ở nách, cổ bẹn, lồng ngực
2.2.3. Dịch bạch huyết:
a. Thành phần hóa học:
Dịch BH được dẫn lưu từ các cơ quan khác nhau của cơ thể nên có thành phần hóa học khác nhau.
Về cơ bản cấu tạo dịch BH gần giống với huyết tương: Các chất điện giải, glucose, sản phẩm chuyển hóa protid. Riêng nồng độ protid ít hơn huyết tương.
Đặc biệt dịch BH ở ống ngực còn có thêm dưỡng chất thu nhận từ thức ăn ở ruột non về.
b. Thành phần tế bào:
Khác với máu, dịch BH không có HC mà thành phần chủ yếu là Lympho và một ít BC đa nhân. Dịch BH càng gần nơi đổ vào máu càng nhiều tb.
2.3. Sự lưu thông của bạch huyết:
-BH là dịch kẽ tb, xuất phát từ các cơ quan đổ vào mao mạch BH.
Nước, chất điện giải, chất hữu cơ có phân tử lượng nhỏ được vận chuyển qua thành mao mạch BH một cách dễ dàng tạo thành dịch BH.
Ngoài ra các phân tử protein và các VSV gây bệnh cũng có thể vào mạch BH. Vì vậy khi nhiễm trùng 1 vùng cơ thể, VSV cũng có thể lan truyền theo đường BH gây nên viêm hạch BH.
-BH từ các cơ quan ngoại vi được chuyển về ống ngực, ống BH phải đổ về tĩnh mạch chủ trên rồi vào máu.
-Sự vận chuyển dịch BH chịu ảnh hưởng của các yếu tố:
Tốc độ hình thành BH ở các mao mạch BH
Cấu tạo van của thành mạch làm cho BH chỉ đi theo một chiều
Áp lực âm của lồng ngực và tĩnh mạch chủ trên
-Sự lưu thông của BH có thể bị cản trở gây nên phù một phần cơ thể như trong bệnh giun chỉ gây phù chân voi hoặc bộ phận sinh dục