Khái niệm giao tiếp phổ thông
(gọi tắt là giao tiếp)
A.A-lêônchiev đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ, đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội có nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ.
52 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 21/06/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Giao tiếp sư phạm - Chương 1: Giao tiếp phổ thông căn bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào tất cả sinh viên trong lớp!
Hôm nay chúng ta học môn học mới
Môn: Giao tiếp sư phạm
(Tên cũ: Nghiệp vụ sư phạm)
Lời dẫn (Thay lời giới thiệu nội dung môn học)
Môn học “Giao tiếp sư phạm”( trước đây là môn Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm) đã có từ lâu. Giáo trình viết cho môn học này cũng khá nhiều nhưng chỉ có nội dung duy nhất dùng cho “ Giao tiếp sư phạm ” truyền thống. Bởi vậy, những giáo trình cũ tồn tại hai bất cập:
Sinh viên trước khi học môn “ giao tiếp sư phạm ” chưa đựơc học giao tiếp phổ thông nên hiệu quả học tập có phần hạn chế.
Các giáo trình môn “Giao tiếp sư phạm” cũ, phần lớn viết theo phương pháp dạy học truyền thống, mà hiện nay hầu hết các trường đại học đào tạo theo học chế tín chỉ, dạy học theo phương pháp “ lấy người học làm trung tâm ”. Các giáo trình cũ chưa cập nhật hoặc chưa bổ sung phần dạy học hiện đại.
Từ hai lý do trên, chúng tôi thấy rằng cần phải biên soạn lại giáo trình môn giao tiếp sư phạm có thêm những phần bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Do vậy chúng tôi mạnh dạn biên soạn bài giảng môn Giao tiếp sư phạm có thêm hai chương mới là chương giao tiếp phổ thông và chương giao tiếp sư phạm hiện đại.
Như vậy giáo trình này gồm bốn chương
Chương 1 : Giao tiếp phổ thông (Là chương mới) gồm 4 nội dung sau:
Khái niệm về giao tiếp
Một số nguyên tắc căn bản trong giao tiếp
Các phương thức giao tiếp
Nghệ thuật giao tiếp thành công
Chương 2 : Giao tiếp sư phạm truyền thống .
Chương này chủ yếu theo nội dung các giáo trình cũ.
Chương 3 : Giao tiếp sư phạm hiện đại (Là chương mới) gồm:
Khái niệm
Những đặc tính của giao tiếp sư phạm hiện đại
Các loại hình giao tiếp
Làm thế nào để giao tiếp trong lớp học có hiệu quả
Những lời khuyên về giao tiếp trong lớp học
Chương 4 : Nghệ thuật xử lý tình huống sư phạm .
Nội dung chương này chủ yếu lấy theo các giáo trình cũ.
A. Những tình huống giao tiếp sư phạm có các phương án trả lời
Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên - Học sinh
Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên – Giáo viên
Tình huống giao tiếp sư phạm giữa giáo viên – Cha mẹ học sinh
Tình huống giao tiếp sư phạm giữa người học - Người học
Một số cách xử lý tình huống giao tiếp sư phạm chưa khoa học
B. Những tình huống giao tiếp sư phạm chưa có các phương án trả lời
Chương trình này mới biên soạn lần đầu song đã được các giáo sư chuyên ngành tán thành và ủng hộ. Đặc biệt thầy trưởng khoa rất tâm đắc và động viên. Cũng vì tài liệu mới viết lần đầu nên không tránh khỏi những thiếu sót rất mong các thầy chuyên ngành chỉ bảo, các bạn đồng nghiệp, học sinh, sinh viên đóng góp xây dựng để tài liệu này ngày một hoàn thiện hơn.
Bộ môn Tâm lý giáo dục
Tài liệu tham khảo, học tập
A. Tài liệu học tập
GVC. Lê Thanh Liêm – BM Tâm lý – Giáo dục, Giao tiếp sư phạm
B. Tài liệu tham khảo
[1] Trịnh Trúc Lâm, ứng xử sư phạm – NXBĐHQGHN
[2] PGS.TS Hoàng Anh – TS . Đỗ Thị Châu, Tình huống giao tiếp sư phạm – NXBGD
[3]. PGS.TS Lê Công Hoàn,PGS TS Hoàng Anh Giao tiếp sư phạm – NXB HN [4] PhạmTrung Thanh, Nguyễn Thị Lý, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên – NXBĐHSP [5] Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nhập môn xã hội học – NXBĐHQGHN [6] GSTS Bùi Văn Huệ, TS Nguyễn Trí, Nghệ thuật ứng xử - NXBĐHSP [7] TS Phan Thế Sủng, Nghệ thuật xử thế trong học đường – NXBĐHSP [8] PGS Trịnh Trúc Lâm, GS TS Nguyễn Văn Hộ, ứng xử sư phạm – NXBĐHQGHN
[9]. Bùi Thị Mùi, Tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh phổ thông – NXBĐHSP [10]. Hạng Lôi, Nghệ thuật giao tiếp không lời – NXB Thanh Hoá [11]. Duy Nguyên, Duy Hinh, Nhân hoà kế sách của người thành công – NXB Thanh hoá năm 2004 [12]. Carnegie, Nghệ thuật ứng xử - NXB Thanh Hoá [13]. Nguyễn Hiến Lê, Kinh dịch – NXB TPHCM [14]. Trúc Viên, Tìm hiểu nhân tướng học – NXB văn hoá thông tin
Chương 1 Giao tiếp phổ thông căn bản
Khái niệm giao tiếp phổ thông
(gọi tắt là giao tiếp)
A.A-lêônchiev đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ, đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội có nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ.
Mỗi định nghĩa đều được dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó. Tuy nhiên, các định nghĩa đều nêu ra những dấu hiệu cơ bản về giao tiếp như sau : Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người theo nghĩa rộng (các loại giao tiếp khác sẽ đề cập trong phần mở rộng ) nghĩa là chỉ riêng con người mới có sự giao tiếp thật sự khi họ biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết, hình ảnh nghệ thuật, )
Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau. Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người .( các dạng giao tiếp khác sẽ nói ở phần sau) Nội dung cơ bản của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với người khác. Mà đã là con người ai cũng có nhu cầu đó.
Nền tảng căn bản trong giao tiếp
TRÍ
TÂM
TRI
THUẬT
GIAO TIẾP
Trong giao tiếp, bất luận là ngoài xã hội hay trong một môi trường thu nhỏ nào cũng phải dựa trên nền tảng của tâm và trí . Tâm : Tấm lòng, tư tưởng. Trong giao tiếp nếu có tâm làm gốc thì trong mọi trường hợp chúng ta tự tin và sáng suốt “ Tâm khoan – Trí sáng ”.
Trí: tri và thuật Tri : Giúp ta có đủ kiến thức cần thiết để giải quyết sự việc, đưa sự việc từ phức tạp đến đơn giản, giúp ta từ thế bị động chuyển sang chủ động và cuối cùng đem lại hiệu quả tốt đẹp .
Muốn có tri ta phải có kiến thức của:Tâm lý học, Xã hội học Quan sát học Kỹ năng sống (Các nhà nghiên cứu đã thống nhất kỹ năng sống chiếm 75%) Cho nên có thể nói “ Giao tiếp là tinh hoa của các lĩnh vực nêu trên, đặc biệt là kỹ năng sống khi nó được đặt trên nền tảng của tâm hồn trong sáng ”!
Thuật: Là nghệ thuật ứng xử, xử thế phù hợp với điều kiện cụ thể đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc giao tiếp. Giao tiếp chỉ thực sự thành công khi nội dung của nó hội tụ đủ tâm và trí.
Mở rộng :- Giao tiếp vô thanh ( Chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần B) - Giao tiếp hữu thanh- Giao tiếp giữa người với động vật- Giao tiếp giữa động vật với động vật- Giao tiếp giữa người với thực vật Ví dụ 1 (Giao tiếp xã hội) - Chuyện Chu ân Lai tiếp đoàn khách Hoa Kỳ Ví dụ 2 : (Giao tiếp trong học đường)Chuyện thầy giáo mất bút. Qua hai ví dụ trên sinh viên hãy phân tích đâu là tâm đâu là trí và đã hội tụ đủ tâm và trí chưa?
II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CĂN BẢN TRONG GIAO TIẾP 1. Tôn trọng danh dự của đối tượng giao tiếp như danh dự của chính mình. Trong xã hội ai cũng có nhu cầu chính đáng là được tôn trọng. Thích được đề cao, thích phô trương là một căn bệnh cố hữu của loài người. “ Con người chỉ thực sự là con người khi tôn trọng người khác ”.
Một con người dù anh ta ở bậc thang nào trong xã hội ( trong xã hội học gọi là phân tầng ) cao hay thấp, từ người hành khất đến ngài tổng thư ký liên hợp quốc đều có lòng tự trọng và họ không muốn ai xâm phạm . Phần mở rộng : Ví dụ 1: Chuyện bác gác cổng. Ví dụ 2: Chuyện “Yến Tử chia đào” thời Chiến Quốc
. Không xem thường quyền lợi của đối tượng giao tiếp. Cổ nhân nói: “Cái gì mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác” “ Kỷ bất dục, vật thi ư nhân ”.
Trong giao tiếp, trong đàm phán người ta đưa ra một lời khuyên: “Hãy nắm cái cần nắm.Hãy buông cái cần buôngChớ nắm cái cần buôngChớ buông cái cần nắm”
Không dồn ép đối phương vào thế đường cùng Tục ngữ có câu: “ Chim cùng mổ mắt, cá cùng nhảy đăng ” Con vật còn thế huống con người .
Do vậy, ngay cả trong tình thế vô cùng bất lợi cho đối phương nhưng người ta vẫn để cho đối phương một đường thoát . Mở rộng : 1. Chuyện Lê Lợi tha giặc Minh 2. Hoạn Thư không truy đuổi Thuý Kiều khi Kiều lấy vàng bạc của nhà Hoạn Thư chạy trốn.
Có văn hoá trong giao tiếp. Văn hoá theo nghĩa hán: Là văn phong, giáo hoá . Định nghĩa văn hoá Văn hoá là tổng thể những hành vi học hỏi được những giá trị, niềm tin, ngôn ngữ, luật pháp và kỷ luật của các thành viên sống trong một xã hội nhất định nào đó.
Có nghĩa là: Văn hoá là các giá trị chân lý, các chuẩn mực và mục tiêu mà con người thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải dài theo thời gian.
Các loại hình văn hóa Theo Lesle Wite (1947), có 4 loại hình văn hoá: * Hành động * Đồ vật * Tư tưởng * Tình cảm
Những đặc điểm của văn hoá +. Văn hoá là cái được học tập +. Văn hoá có được truyền đạt Từ những phân tích nêu trên, ta rút ra lời khuyên vắn tắt về văn hoá trong giao tiếp như sau:
Tôn trọng đối tượng giao tiếp. - Tôn trọng mình. - Cử chỉ hành động lời nói phải mẫu mực. - Có thiện chí trong giao tiếp - Đồng cảm trong giao tiếp - Khi giao tiếp phải biết lắng nghe người khác nói thay vì chỉ nói cho người khác nghe.
III . CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO TIẾP
GIAO TIẾP BẰNG LỜI
Những chú ý khi giao tiếp bằng lời:
Nhịp điệu và sự chuyển giọng cũng là những khía cạnh cần chú ý trong giao tiếp bằng lời. Cách diễn đạt với nhịp điệu đa dạng nhưng phù hợp với sự thay đổi khi chuyển giọng góp phần khơi dậy và duy trì sự chú ý của người học; ngựơc lại nhịp độ đều đều và đơn điệu thường gây nên sự thụ động và dửng dưng.
Ngôn từ của người nói phải trong sáng, có cân nhắc về nhịp độ sẽ làm cho người nghe dễ hiểu hơn và khích lệ đối với người nghe. Tài thuyết phục và nghệ thuật xúc cảm là hỗ trợ rất có giá trị cho giao tiếp trở nên hài hoà hơn. Phần này sẽ được nhắc lại trong phần giao tiếp bằng lời trong lớp học ở chương 3.
Giao tiếp không lời
Các nhà nghiên cứu về giao tiếp đều cho rằng: trong khi đối thoại yếu tố ngôn ngữ chỉ chiếm 35%, còn nhân tố phi ngôn ngữ chiếm 65%. Khi giao lưu với người câm, người điếc tỷ lệ này còn khác xa.
Trong bất kỳ bối cảnh văn hoá nào, sự kết hợp giữa lời nói và hành vi đều rất dễ nhận thấy, chỉ cần bạn lưu ý học tập, quan sát, nắm chắc hàm ý trong ngôn ngữ của hành vi, sẽ thúc đẩy sự hiểu biết của bạn, tăng cường mối quan hệ giữa người với người.
Tuy nhiên muốn trở thành người giỏi giao tiếp phi ngôn ngữ, ngoài kỹ năng sống (chiếm75%) bạn phải biết: - Nhân tướng học, - Quan sát học, - Tâm lý học, - Nhân chủng học và Xã hội họcSau đây chúng ta tìm hiểu một vài yếu tố liên quan đến giao tiếp không lời.
Quan sát
Người Trung quốc cho rằng: quan sát tốt thành công quá nửa
Trong việc giao lưu, giao tiếp thì yếu tố quan sát đóng một vai trò quan trọng trong thành công của việc giao tiếp
Tri giác, trực giác, phán đoán
Dùng từ
Cách nói
Ánh mắt
* Ánh mắt thể hiện sự nghiêm túc
* Ánh mắt xã giao
* Ánh mắt thân thiện
* Khống chế ánh mắt đối phương
4. Chỗ ngồi (biết địa đồ nhân tâm)
Ví dụ: Hãy quan sát một lớp học*. Những em thường ngồi các bàn trên*. Những em thường ngồi các bàn dưới*. Những em thường ngồi bên của sổ*. Những em thường ngồi chính giữa phòng* Những em thường ngồi trong góc tường
4. Chỗ ngồi (biết địa đồ nhân tâm)
Mở rộng :
Trang phục (màu của tâm địa)
Ví dụ : - Người mặc áo hoa lệ loè loẹt thì tỏ ra mình mạnh muốn chơi trội.
- Người ăn mặc xuề xoà thiếu lòng tự tin, thích tranh luận.
- Người thích ăn mặc mốt: Thường có cảm giác cô độc, tình cảm dao động.
- Người không đếm xỉa đến thời thượng, thường lấy mình làm trung tâm, lập dị.
- Người hay thay đổi sở thích, trang phục là người muốn thay đổi phương thức sinh hoạt, muốn trốn trách nhiệm hiện thực.
Hành vi (biểu lộ tâm hồn)
Ví dụ : Tình cờ bạn nhìn thấy một cô gái đang nghe điện thoại, giả sử ở một trong các trạng thái sau:
Cầm ống nghe bằng hai tay.
Để ống nghe cách quá xa tai.
Một tay cầm ống nghe, một tay cầm giây điện thoại.
Tay cầm ở phần đuôi ống nghe.
Tay cầm ở phần trên của ống nghe
Bạn hãy cho nhận xét của mình về tâm tư hiện tại của người nhận điện thoại nói trên.
NGHỆ THUẬT GIAO TIẾP THÀNH CÔNG (Tri biến các nguyên tắc trên)
1. Khiêm tốn hàng đầu
Trong giao tiếp, dù lĩnh vực nào cũng vậy phải lấy khiêm làm đầu. Trong kinh dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, quẻ nào cũng có hào tốt hào xấu. Duy nhất có quẻ “ khiêm ” thì có cả 6 hào đều tốt cả (Địa sơn khiêm)
2. Nhân hoà làm căn bản
Cổ xưa từng nói thiên thời không bằng địa lợi. Địa lợi không bằng nhân hoà. Phép nhân hoà thực chất là cách xử thế sao cho nhận biết và dùng đúng người. Muốn đạt đến ngoài tròn trong vuông, cương nhu phải độ, không mềm không rắn, phóng khoáng thoáng đạt, tiến có thể công, thoái có thể thủ, vùng vẫy đúng phép trong biển quan hệ nhân thế phức tạp rối rắm, trở thành một nhân vật bước đi đủ nặng nhẹ, thực lực hùng hậu, tìm được địa vị lý tưởng cho mình trong xã hội thì phải suy nghĩ một cách lý tính, tổng kết kinh nghiệm người đi trước, tìm ra một số điều chỉnh có quy luật để chỉ đạo thực tiễn, giảm thiểu sai phạm tránh đi đường vòng tiến lên mục tiêu một cách thuận lợi.
3. Vài thuật pháp trong giao tiếp
Thường chia làm 4 giai đoạn
Đoạn 1 : Là hàn huyên, báo thời tiết
Đoạn 2 : Kể chuyện cũ
Đoạn 3 : Thời sự
Đoạn 4 : Kinh tế học, đây là đoạn chủ yếu: nhờ giúp đỡ việc mọn v.v Đoạn này phải tự nhiên, không ràng buộc, không làm đối phương cảm thấy ràng buộc, phải thuận theo diễn biến trước đó mà hạ màn.
Lời khuyên : Khi anh đến công tác, giao lưu với một cơ quan, cá nhân thì tác phong, cách ăn mặc, chức quyền của anh tuy có quan trọng nhưng thực chất chỉ có giá trị trong những giây phút ban đầu; Còn về sau kết quả công việc hoàn toàn lệ thuộc vào trí tuệ, năng lực của anh. Do vậy, khi vừa đến nơi cần giao tiếp thì yêu cầu trước hết là làm sao cho đối phương nhiệt tình tiếp đón anh. Muốn vậy, bí quyết thành công : “ khiêm tốn hành đầu ”
+ Đối tượng ưu tiên giao tiếp Sinh viên thảo luận và đưa ra phương án ưu tiên giao tiếp trong các trường hợp dưới đây:+ Có người nhiều tuổi và nhiều người cùng trang lứa với mình+ Có cả nam lẫn nữ cùng trang lứa với mình+ Toàn nữ, có người xấu, người xinh cùng trang lứa với mình+ Có trẻ em và người cùng trang lứa với mình
+ Tình huống khó xử trong giao tiếp Đòn mềm (đòn nhu quyền)Ví dụ: Chuyện cô giáo về quê với người yêu Hài hước : Hài hước là thang thuốc thần hiệu giải nhiệt trong quan hệ giao tiếpVí dụ: Chuyện cô gái gọi món trứng rán trong quán ăn.
4. Một số lời khuyên trong giao tiếp
( theo dõi các trang sau)
* Khi nói cũng như khi viết đều phải tuân thủ đúng kết cấu của một bài văn nghị luận, nghĩa là: + Phải có đặt vấn đề + Có giải quyết vấn đề (thân bài) + Kết luận (kết thúc vấn đề) Mở rộng cho sinh viên kể những mẩu chuyện ngắn nhưng phải đủ kết cấu 3 phần nêu trên. * Khi nói chuyện phải nêu ra trọng điểm để người nghe có ấn tượng trong đầu.* Nói ngắn gọn (có năng lực thâu tóm vấn đề mới nói ngắn gọn được)*Báo cáo lên cấp trên hãy nói phần kết luận trước, nếu còn thời gian dẫn giải sau.* Khôi hài, đúng lúc, đúng chỗ, vừa định lượng, nên chú ý đối với cấp trên thì nên tự trào khi tình huống làm cho mình lúng túng.
-Văn bản không nên hoàn thành 100% mà nên để một phần cho cấp trên góp ý.- Dùng thuật ngữ chuyên môn phải phù hợp.- Nếu cho phép nên dùng vài câu thành ngữ hoặc châm ngôn.- Khi báo cáo nên dùng thêm số lẻ.- Khi bị chất vấn không nên trả lời ngay.- Khi nói đến sở trường của mình tránh dùng từ chuyên môn.- Khi lâm vào tình huống luống cuống cách đối phó tốt nhất là im lặng.- Khi trách cứ cấp dưới không nên nhắc lại nhiều lần.
-Đứng sấp bóng có thể làm cho mình cao hơn thực tế.-Mặc quần áo kẻ sọc nhìn thấy mình cao mảnh hơn.-Khi ngồi giữ tư thế thẳng lưng, tạo hình ảnh vững chắc.-Khi nói nên nhìn thẳng vào mặt đối phương.-Khi hẹn ai không nên hẹn chẵn giờ.-Khi giới thiệu về mình nên nhắc lại một lần cuối cùng.-Khi nói nên đứng lên.- Nên bắt tay chặt .
- Khi ngồi ghế tựa nên ngồi nông.- Chữ viết nên hơi nghiêng và chéo lên phía trước.- Viết chữ to, khoảng cách chữ lớn.- Khi nói nếu có điều kiện nên phụ hoạ thêm bàn tay.- Khi báo cáo cấp trên nên thêm các việc cấp trên đã biết cũng báo cáo.- Cấp trên mời ăn cơm lần đầu nên từ chối.- Khi trò chuyện vói cấp trên nên nêu một chút khuyết điểm của mình và điều gì không biết sẽ nói không biết.- Nói chuyện nên ung dung đĩnh đạc.- Hẹn giờ nên lùi lại không nên tiến lên.
Chương hai GIAO TIẾP SƯ PHẠM TRUYỀN THỐNG
. Định nghĩa về giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa GV và HS trong quá trình giảng dạy (giáo dưỡng) và giáo dục, có chức năng sư phạm nhất định, tạo ra các tiếp xúc tâm lý, xây dựng không khí tâm lý thuận lợi cùng với các quá trình tâm lý khác (chú ý, tư duy...) tạo ra kết quả tối ưu của quan hệ thầy trò, trong hoạt động dạy, hoạt động học cũng như quan hệ trong nội bộ tập thể học sinh.
II. Những đặc trưng cơ bản của GTSP
1. Đặc trưng thứ nhất : Trong GTSP, GV không chỉ giao tiếp với HS thông qua nội dung bài giảng mà còn là tấm gương mẫu mực về nhân cách cho HS noi theo, đúng với yêu cầu XH qui định. Tấm gương của GV có ảnh hưởng rất lớn sự hình thành và phát triển nhân cách của HS.
2. Đặc trưng thứ hai:
Trong giao tiếp sư phạm ,
thầy giáo chỉ được dùng các biện pháp giáo dục tình cảm để thuyết phục, vận động HS. Không được đánh đập, hành hạ, trù dập HS.
3. Đặc trưng thứ ba
Sự tôn trọng của Nhà nước, của XH đối với GV.
Điều 16 luật Phổ cập GDTH có ghi: “ Nghiêm cấm những hành vi xâm phạm đến thân thể và danh dự của người GV, của cán bộ quản lí giáo dục ”.
Điều 76 - Dự thảo Luật giáo dục cũng ghi: “ Cấm người học có hành vi vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo, cán bộ công nhân viên nhà trường ...”.
III. Vai trò của GTSP trong sự phát triển nhân cách của học sinh
Giao tiếp có quan hệ mật thiết với hoạt động và là điều kiện tất yếu để hình thành và phát triển nhân cách người học.
Trong GTSP, GV thiết lập được quan hệ mật thiết với HS thì sẽ gạt bỏ được hàng rào tâm lý giữa thầy và trò, khêu gợi ở các em lòng mong muốn trở thành con người có ích cho XH, thành một nhân cách (NC) phát triển .