Bài giảng Kinh tế nông nghiệp

CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC NÔNG NGHIỆP I. MỘT SỐ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN VỀ NÔNG NGHIỆP. 1. Một số lý thuyết chung về phát triển kinh tế. Trong buổi đầu phôi thai của khoa học kinh tế, chúng ta có thể coi việc xuất bản sách: "Của cải của các dân tộc" của Adam Smith (1723 - 1790), xuất bản năm 1776 là cái mốc đánh dấu sự khai sinh của khoa học kinh tế. Các nhà kinh tế học trước A. Smith, do họ còn ít hiểu biết cách thức hoạt động của một nền kinh tế thị trường, nên đã hăng hái can thiệp vào thị trường. Cống hiến lớn nhất của A. Smith là ông đã nhìn thấy trong thế giới xã hội của kinh tế học cái mà I. Newton đã nhận ra trật tự tự nhiên có tính chất tự điều chỉnh trong thế giới vật chất và vũ trụ. A. Smith là người đầu tiên phân tích về chủ nghĩa tư bản thị trường, Ông cho rằng hiệu quả cao và cân đối trong hệ thống kinh tế có thể thực hiện được nếu để cho thị trường tự do cạnh tranh không có sự can thiệp của Chính phủ. Quan điểm cơ bản của A. Smith là nếu để các cá nhân được tự do theo đuổi các lợi ích cá nhân của mình, thì bàn tay vô hình của thị trường cạnh tranh có thể làm cho họ có trách nhiệm về mặt xã hội, sản phẩm mong muốn của người tiêu dùng sẽ được sản xuất phù hợp về chủng loại và khối lượng, cân bằng giữa người tiêu dùng và người sản xuất có thể được hình thành tự động trên thị trường cạnh tranh. Nếu có sự mất cân bằng giữa người sản xuất và tiêu dùng thì giá cả trên thị trường sẽ điều chỉnh để đưa ra hai nhóm tác nhân kinh tế này tới điểm cân bằng. Lý thuyết về bàn tay vô hình là cốt lõi chân lý trong học thuyết của A. Smith, là nền tảng lý thuyết của trường phái kinh tế tự do thế kỷ 19

pdf174 trang | Chia sẻ: thuychi11 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kinh tế nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÝỜNG ÐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ Bộ môn quản lý xây dựng BÀI GIẢNG KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (Dùng cho các lớp Cao học) Hà Nội, 2012 i MỤC LỤC CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC NÔNG NGHIỆP ............................. 1 I. MỘT SỐ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN VỀ NÔNG NGHIỆP. ..................................................... 1 1. Một số lý thuyết chung về phát triển kinh tế. ............................................................................ 1 2. Một số lý thuyết về kinh tế nông nghiệp. ...................................................................................... 3 II. NHỮNG QUAN HỆ CÓ TÍNH VẬT CHẤT ............................................................................... 8 1. Mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và lượng nông sản phẩm. .................................................... 8 2. Mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất. ........................................................................................ 12 3. Mối quan hệ giữa các sản phẩm ................................................................................................. 13 III. MỐI QUAN HỆ KINH TẾ ..................................................................................................... 15 1. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất và sản phẩm. ............... 16 2. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa yếu tố và yếu tố.................................... 16 3. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa các sản phẩm........................................ 21 CHƯƠNG 2: KINH TẾ SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP ........... 25 I. VAI TRÒ CÁC YẾU TỐ NGUỒN LỰC TRONG TĂNG TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ............................................................................................................................................. 25 1. Bản chất và đặc điểm của các yếu tố nguồn lực trong nông nghiệp. ...................................... 25 2. Vai trò các yếu tố nguồn lực trong việc tăng trưởng và phát triển nông nghiệp. ................... 27 II. SỬ DỤNG YẾU TỐ NGUỒN LỰC RUỘNG ĐẤT .................................................................. 28 1. Vị trí của yếu tố nguồn lực ruộng đất. .................................................................................... 28 2. Đặc điểm của ruộng đất- tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp. ................................... 29 3. Những vấn đề có tính quy luật về vận động của ruộng đất trong nền kinh tế thị trường........ 31 4. Quỹ đất và những đặc trưng của quỹ ruộng đất. ..................................................................... 34 5. Những biện pháp chủ yếu để sử dụng đầy đủ và hợp lý đất nông nghiệp. ............................. 35 III. SỬ DỤNG YẾU TỐ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG NÔNG NGHIỆP ............................... 40 1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn nhân lực trong nông nghiệp. ............................................ 40 2. Xu hướng biến đổi nguồn nhân lực trong nông nghiệp .......................................................... 40 3. Phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong nông nghiệp nước ta. ........................................... 41 4. Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông nghiệp. .............................................. 43 5. Phương hướng và biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong NN nước ta. .......... 44 IV. SỬ DỤNG NGUỒN LỰC VỐN TRONG NÔNG NGHIỆP ................................................. 48 1. Vai trò và đặc điểm của vốn sản xuất trong nông nghiệp. ...................................................... 48 2. Vốn cố định trong nông nghiệp .............................................................................................. 49 3. Vốn lưu động trong nông nghiệp. ........................................................................................... 58 4. Biện pháp tạo vốn và sử dụng có hiệu quả vốn sản xuất trong nông nghiệp. ......................... 62 CHƯƠNG 3: SẢN XUẤT HÀNG HÓA VÀ CHUYÊN MÔN HÓA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .. 70 ii I. BẢN CHẤT CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ CHUYÊN MÔN HOÁ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. ............................................................................................................................................ 70 1. Sản xuất hàng hoá. .................................................................................................................. 70 2. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá. ................................................................. 71 3. Chỉ tiêu phản ánh trình độ của sản xuất hàng hoá. ................................................................. 72 4. Ưu thế của sản xuất hàng hoá. ................................................................................................ 73 5. Kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. ...................................................................................... 74 6. Chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. ................................................................................. 75 II. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ CHUYÊN MÔN HOÁ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP .................................................................................................. 77 1. Những nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên của sản xuất nông nghiệp. ................................. 77 2. Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội. ................................................................ 78 3. Các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật. .................................................................................. 80 III. CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN MÔN HOÁ TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM ..................................................................................................................................................82 1. Phân vùng kinh tế nông nghiệp. ............................................................................................. 82 2. Các vùng kinh tế - vùng chuyên môn hoá nông nghiệp ở Việt Nam. ..................................... 83 IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THÚC ĐẨY CÁC VÙNG CHUYÊN MÔN HOÁ Ở VIỆT NAM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN. ....................................................................................................... 97 1. Hoàn chỉnh công tác qui hoạch các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. ................ 98 2. Quản lý thực hiện qui hoạch. .................................................................................................. 98 CHƯƠNG 4: KINH TẾ HỌC CUNG CẦU VÀ SỰ CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN ....... 103 I. CUNG SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP. .................................................................................... 103 1. Khái niệm và biểu diễn cung sản phẩm nông nghiệp. .......................................................... 103 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản trên thị trường. ................................................... 105 II. CẦU SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ........................................................................................ 108 1. Khái niệm và biểu diễn cầu sản phẩm nông nghiệp. ............................................................ 108 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản tiêu dùng cuối cùng. ............................................. 111 III. SỰ CÂN BẰNG CUNG CẦU NÔNG SẢN PHẨM VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ .... 114 1. Sự cân bằng cung cầu nông sản phẩm. ................................................................................. 114 2. Sự mất cân bằng cung cầu nông sản và vai trò điều tiết của Chính phủ. .............................. 115 CHƯƠNG 5: KINH TẾ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT ......................................................... 120 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT.................................................. 120 1. Ý nghĩa kinh tế và khả năng phát triển ngành trồng trọt ...................................................... 120 2. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt .......................................................................................... 121 3. Xây dựng các vùng sản xuất chuyên môn hoá những cây trồng chủ yếu. ............................ 125 iii 4. Phương hướng và giải pháp phát triển ngành trồng trọt. ...................................................... 127 II. KINH TẾ SẢN XUẤT CÁC TIỂU NGÀNH TRỒNG TRỌT ................................................. 129 1. Kinh tế sản xuất cây lương thực. ........................................................................................... 129 2. Kinh tế sản xuất cây công nghiệp. ........................................................................................ 135 3. Kinh tế sản xuất cây ăn quả. ................................................................................................. 139 4. Kinh tế sản xuất rau. ............................................................................................................. 141 CHƯƠNG 6: KINH TẾ SẢN XUẤT NGÀNH CHĂN NUÔI ............................................................ 148 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI. ................................................... 148 1. Ý nghĩa kinh tế phát triển chăn nuôi. .................................................................................... 148 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành chăn nuôi. .................................................................. 149 3. Thức ăn - nguồn nguyên liệu cơ bản của chăn nuôi. ............................................................ 151 4. Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi ở nước ta. ............................... 154 II. KINH TẾ SẢN XUẤT CÁC TIỂU NGÀNH CHĂN NUÔI CHỦ YẾU Ở NƯỚC TA .......... 158 1. Chăn nuôi trâu bò - ngành chăn nuôi quan trọng ở nước ta. ................................................. 158 2. Chăn nuôi lợn - ngành chăn nuôi lấy thịt chủ yếu ở nước ta. ............................................... 162 3. Chăn nuôi gia cầm, ngành chăn nuôi lấy trứng thịt và thịt quan trọng ở nước ta. ................ 166 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ HỌC NÔNG NGHIỆP I. MỘT SỐ LÝ THUYẾT PHÁT TRIỂN VỀ NÔNG NGHIỆP. 1. Một số lý thuyết chung về phát triển kinh tế. Trong buổi đầu phôi thai của khoa học kinh tế, chúng ta có thể coi việc xuất bản sách: "Của cải của các dân tộc" của Adam Smith (1723 - 1790), xuất bản năm 1776 là cái mốc đánh dấu sự khai sinh của khoa học kinh tế. Các nhà kinh tế học trước A. Smith, do họ còn ít hiểu biết cách thức hoạt động của một nền kinh tế thị trường, nên đã hăng hái can thiệp vào thị trường. Cống hiến lớn nhất của A. Smith là ông đã nhìn thấy trong thế giới xã hội của kinh tế học cái mà I. Newton đã nhận ra trật tự tự nhiên có tính chất tự điều chỉnh trong thế giới vật chất và vũ trụ. A. Smith là người đầu tiên phân tích về chủ nghĩa tư bản thị trường, Ông cho rằng hiệu quả cao và cân đối trong hệ thống kinh tế có thể thực hiện được nếu để cho thị trường tự do cạnh tranh không có sự can thiệp của Chính phủ. Quan điểm cơ bản của A. Smith là nếu để các cá nhân được tự do theo đuổi các lợi ích cá nhân của mình, thì bàn tay vô hình của thị trường cạnh tranh có thể làm cho họ có trách nhiệm về mặt xã hội, sản phẩm mong muốn của người tiêu dùng sẽ được sản xuất phù hợp về chủng loại và khối lượng, cân bằng giữa người tiêu dùng và người sản xuất có thể được hình thành tự động trên thị trường cạnh tranh. Nếu có sự mất cân bằng giữa người sản xuất và tiêu dùng thì giá cả trên thị trường sẽ điều chỉnh để đưa ra hai nhóm tác nhân kinh tế này tới điểm cân bằng. Lý thuyết về bàn tay vô hình là cốt lõi chân lý trong học thuyết của A. Smith, là nền tảng lý thuyết của trường phái kinh tế tự do thế kỷ 19. T. R. Malthus (1776 - 1834) trong cuốn sách: Tiểu phẩm về nguyên tắc dân số (1798)của mình, ông tán thành nhận xét B. Franklin rằng trong các thuộc địa của Mỹ giàu tài nguyên, dân số có xu hướng tăng gấp đôi trong khoảng 25 năm. Từ đó T. R. Malthus đã đưa ra định đề về xu hướng phổ biến của dân số là tăng theo cấp số nhân và đưa ra quy luật thu nhập giảm dần. Ông ta lập luận rằng vì đất đai là cố định, trong khi lực lao động cứ tăng mãi cho nên lương thực chỉ có thể tăng theo cấp số cộng chứ 2 không theo cấp số nhân. Ông đưa ra lý thuyết nói rằng việc tăng dân số nhất định sẽ giảm bớt tiền công của lao động xuống chỉ đủ sống. May thay lời tiên tri của T.R. Malthus đã sai, bởi lẽ trong khi bàn về vấn đề thu nhập giảm dần, ông đã không lúc nào dự kiến được đầy đủ các hiện tượng thần kỳ về kỹ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật đã đẩy lùi giới hạn sản xuất ở nhiều nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Sự thay đổi của công nghệ nhanh chóng đã làm sản lượng vượt xa dân số, với kết quả là tiền lương thực tế tăng lên. D. Ricardo (1772 - 1823) nhân vật chủ chốt của thời kỳ này và cuốn sách: Nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khóa (1817) đã làm cho Ông trở nên nổi tiếng. Ông đã đưa ra một sự phân tích kỹ lưỡng về lý thuyết giá trị lao động. Phân tích của D. Ricardo về gánh nặng nợ công cộng là lời cảnh báo tốt cho những năm cuối của thế kỷ XX. Thành tựu chính của Ông là đã phân tích các quy luật phân phối thu nhập trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích các vấn đề lý thuyết kinh tế. Nếu A. Smith đã có công lao trong việc đưa tất cả các quan điểm kinh tế có từ trước đó, cấu kết lại thành một hệ thống, thì D. Ricardo xây dựng hệ thống đó trên một nguyên tắc thống nhất, là thời gian lao động quyết định giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, cũng như T.R. Malthus, D. Ricardo đã theo thuyết sai lầm về thu nhập giảm dần đúng vào lúc các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp đang thắng quy luật thu nhập giảm dần. Tiếp theo là trường phái tân cổ điển, trong đó nhánh tiêu biểu là trường phái của C. Mác với Bộ Tư bản được xuất bản vào các năm 1867 - 1885 và 1894 trình bày về giá trị sức lao động và bản chất của giá trị thặng dư. Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, C. Mác đã kết luận về tính tất yếu của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Vào năm 1936 tác phẩm "Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ" của J. M. Keynes (1883 -1946) đã tạo cơ sở nền móng cho trường phái kinh tế học vĩ mô hiện đại. Theo J. M. Keynes để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự 3 can thiệp của Nhà nước vào kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập. Ông còn sử dụng công cụ tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của nhà kinh doanh. Để bù đắp những thiếu hụt của ngân sách, Nhà nước có thể in thêm tiền giấy. Ông còn chủ trương sử dụng công cụ thuế để điều tiết kinh tế v.v... J.M. Keynes tiêu biểu cho một nhánh khác chạy suốt từ kinh tế học tân cổ điển cho đến kỷ nguyên hiện nay của kinh tế học - trường phái chính hiện đại. Những năm cuối của thế kỷ 19 người ta đã đưa kiến thức toán vào kinh tế học, tiêu biểu là Jevons, Valras, V. Pareto nhằm phát triển những kỹ thuật đặc biệt thích hợp với một lĩnh vực nghiên cứu không có thí nghiệm, như kinh tế học, để đo lường sản lượng và thu nhập quốc dân. Kinh tế học thuộc trường phái chính hiện đại đã đưa đến sự hoạt động tốt hơn của nền kinh tế hỗn hợp. Mặc dù có sự trả lời khác nhau của lịch sử về những lời tiên đoán trong các học thuyết kinh tế, sự thật là nền kinh tế các nước đã chuyển từ nền kinh tế thị trường tự do sang nền kinh tế hỗn hợp và gần đây một số nước đang chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế hỗn hợp. 2. Một số lý thuyết về kinh tế nông nghiệp. Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành sản xuất gắn với sinh vật (cây trồng, vật nuôi), bị chi phối bởi quy luật sinh học, các điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết - khí hậu) và là ngành sản xuất ra sản phẩm tất yếu để xã hội tồn tại và phát triển, vì thế từ lâu rất được các nhà kinh tế quan tâm và được đề cập nhiều trong các lý thuyết kinh tế, nhất là trong các mô hình phát triển kinh tế của các nước chậm phát triển hiện đang tiến hành công nghiệp hoá. D. Ricardo, nhà kinh tế học cổ điển lỗi lạc cho rằng lợi nhuận là số còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho công nhân. Xu hướng giảm sút tỷ suất lợi nhuận được ông giải thích bởi nguyên nhân nằm trong sự vận động, biến đổi thu nhập của ba giai cấp: địa chủ, công nhân và nhà tư bản. D. Ricardo cho rằng do quy luật màu mỡ đất đai ngày càng giảm, giá cả nông sản tăng lên làm cho tiền lương công nhân tăng và địa tô tăng lên, còn lợi nhuận không tăng. Như vậy, địa chủ là người có lợi, công nhân không được lợi và cũng không bị hại còn nhà tư 4 bản bị thiệt do tỷ suất lợi nhuận giảm. Kết luận này rõ ràng không còn phù hợp trong thời đại tiến bộ khoa học công nghệ ngày nay. Công lao to lớn của D.Ricardo là phân tích địa tô. Điểm nổi bật của lý thuyết địa tô được Ông phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết về lao động. D.Ricardo lập luận rằng, do đất đai canh tác bị hạn chế, độ màu mỡ đất đai giảm đi, năng suất đầu tư đem lại không tương xứng, trong khi đó dân số tăng nhanh làm cho nông sản trở nên khan hiếm, trở nên hiện tượng phổ biến trong mọi xã hội. Điều này đã buộc con người phải canh tác cả trên đất xấu. Vì phải canh tác trên đất xấu nên giá trị nông sản do hao phí lao động trên đất xấu quyết định. Vì vậy khoản chênh lệch về lượng nông sản do cùng một lượng đầu tư như nhau trên một đơn vị diện tích ruộng đất tốt hoặc trung bình so với một đơn vị diện tích ruộng đất xấu được gọi là địa tô và khoản chênh lệch này được trả cho địa chủ. Tuy nhiên, hạn chế quan trọng nhất trong lý thuyết địa tô của D. Ricardo là ông không thừa nhận địa tô tuyệt đối. C.Mác đã dành sự quan tâm đáng kể cho việc nghiên cứu về vấn đề địa tô. Sau khi nghiên cứu lý luận địa tô của các học giả trước C. Mác, như Andiexơn, A.Smith, D.Ricardo v.v. C.Mac đã bình luận, phê phán sâu sắc những quan điểm, nội dung về lý luận địa tô của các học giả này. Những nghiên cứu này được trình bày khá kỹ trong cuốn sách: "Các học thuyết về giá trị thặng dư" phần II (từ chương IX đến chương XIV - quyển IV của Bộ tư bản). Trên cơ sở đó C.Mác đã trình bày quan điểm của mình về địa tô trong quyển III của Bộ tư bản, phần II. ở phần này C.Mác đã trình bày khá cụ thể về các loại địa tô, trong đó Ông đã dành sự quan tâm thích đáng đến địa tô chênh lệch. Theo C.Mac khi hai lượng tư bản và lao động ngang nhau thì lợi nhuận siêu ngạch ấy chuyển thành địa tô. Địa tô chênh lệch bao gồm hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Địa tô chênh lệch I được tạo thành là do sự khác biệt về độ phì nhiêu tự nhiên của ruộng đất và vị trí địa lý của các thửa đất đem lại. ảnh hưởng đến độ phì nhiêu tự nhiên của đất, theo C.Mác là do cấu thành lý học (cấu tượng đất, chất đất, v.v...) hóa học đất (các thành phần dinh dưỡng trong đất và khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng), điều kiện thời tiết - khí hậu (ôn độ, ánh sáng, lượng mưa v.v...). 5 Địa tô chênh lệch II được tạo thành do đầu tư tư bản khác nhau trên cùng một thửa đất. C.Mác nhấn mạnh địa tô chênh lệch I là tiền đề, là điểm xuất phát để tạo thành địa tô chênh lệch II. Ông đã phân tích khá sâu về địa tô chênh lệch II, xem xét địa tô chênh lệch II được tạo thành trong ba trường hợp giả định: giá cả sản xuất không thay đổi, giá cả sản xuất giảm xuống và giá cả sản xuất tăng lên Lý thuyết phát triển cân đối của R. Nurkse, là người đi tiên phong trong lý thuyết phát triển, cho rằng cần đầu tư vốn đồng bộ để phát triển rộng rãi các ngành khác nhau, bởi đây là cách duy nhất để tránh khỏi vòng tròn luẩn quẩn của nghèo đó
Tài liệu liên quan