1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Ngạn ngữ Latinh có câu: “Người nào sống được một mình hoặc là Thánh
nhân, hoặc là Quỉ sứ”. Phàm đã là người thì ai cũng phải sống trong một xã hội
nhất định, sinh hoạt trong những nhóm người, tập thể và những cộng đồng người
khác nhau. Trong quá trình sống và làm việc chung với mọi người, con người có
rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn, trong đó có các nhu cầu tâm lý xã hội,
như: trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm với mọi người xung quanh; chia sẻ
những tâm tư, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn với người khác; hợp tác, giúp đỡ
mọi người xung quanh và mong được mọi người giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn,
hoạn nạn, Tất cả những nhu cầu tâm lý xã hội đó chỉ có thể thỏa mãn thông
qua giao tiếp.
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con
người. Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện
việc giao tiếp. Đặc biệt là các nhà quản trị, dù ở cấp thấp hay cấp cao, ở bất cứ
bộ phận nào: kinh doanh, bán hàng, marketing hay quản trị nhân sự, kế toán, tài
chính, kỹ thuật, sản xuất, công nghệ thông tin, dù ở doanh nghiệp lớn hay
nhỏ, họ luôn phải tiến hành việc giao tiếp, giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với
cấp dưới, với đồng nghiệp, với khách hàng, Nhà quản trị chỉ có thể làm việc
hiệu quả một khi có khả năng giao tiếp tốt.
Vậy giao tiếp là gì?
Trả lời câu hỏi này, trong cuộc sống đời thường, sẽ nhận được những câu
trả lời ngắn gọn, cụ thể, như:
- Giao tiếp là sự trao đổi thông tin.
- Giao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này sang người khác.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Kỹ năng giao tiếp - Chương 1: Tổng quan về giao tiếp - Phạm Anh Tuấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP
1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI GIAO TIẾP
1.1.1. Khái niệm giao tiếp
Ngạn ngữ Latinh có câu: “Người nào sống được một mình hoặc là Thánh
nhân, hoặc là Quỉ sứ”. Phàm đã là người thì ai cũng phải sống trong một xã hội
nhất định, sinh hoạt trong những nhóm người, tập thể và những cộng đồng người
khác nhau. Trong quá trình sống và làm việc chung với mọi người, con người có
rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn, trong đó có các nhu cầu tâm lý xã hội,
như: trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm với mọi người xung quanh; chia sẻ
những tâm tư, tình cảm, niềm vui, nỗi buồn với người khác; hợp tác, giúp đỡ
mọi người xung quanh và mong được mọi người giúp đỡ mỗi khi gặp khó khăn,
hoạn nạn, Tất cả những nhu cầu tâm lý xã hội đó chỉ có thể thỏa mãn thông
qua giao tiếp.
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con
người. Để tồn tại và phát triển, hàng ngày, hàng giờ, con người luôn thực hiện
việc giao tiếp. Đặc biệt là các nhà quản trị, dù ở cấp thấp hay cấp cao, ở bất cứ
bộ phận nào: kinh doanh, bán hàng, marketing hay quản trị nhân sự, kế toán, tài
chính, kỹ thuật, sản xuất, công nghệ thông tin, dù ở doanh nghiệp lớn hay
nhỏ, họ luôn phải tiến hành việc giao tiếp, giao tiếp với cấp trên, giao tiếp với
cấp dưới, với đồng nghiệp, với khách hàng, Nhà quản trị chỉ có thể làm việc
hiệu quả một khi có khả năng giao tiếp tốt.
Vậy giao tiếp là gì?
Trả lời câu hỏi này, trong cuộc sống đời thường, sẽ nhận được những câu
trả lời ngắn gọn, cụ thể, như:
- Giao tiếp là sự trao đổi thông tin.
- Giao tiếp là việc chuyển tải ý tưởng từ người này sang người khác.
1
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
- Giao tiếp là việc nói với người khác một điều gì đó.
- Giao tiếp là việc chia sẻ thông tin và tạo dựng những mối quan hệ.
- Giao tiếp là giới thiệu mình với người khác.
- Giao tiếp là việc hướng dẫn người khác làm một việc gì đó,
Điều khá thú vị là có tới 80% thành viên các lớp Giám đốc điều hành
(CEO), lớp Cao học tại chức (học viên là các cán bộ đương chức) đưa ra câu trả
lời “Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin”.
Như vậy, ở những cương vị khác nhau, người ta có thể đưa ra những câu
trả lời rất khác nhau đối với câu hỏi: “Giao tiếp là gì?”.
Để trả lời câu hỏi này, các nhà nghiên cứu đứng trên góc độ chuyên môn
của mình cũng đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau. Có thể chia tập hợp các
khái niệm giao tiếp thành hai nhóm lớn:
Nhóm các nhà nghiên cứu: TS. Thái Trí Dũng, TS. Nguyễn Văn Tuấn,
Phạm Phương Trung, thống nhất với quan điểm:
Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người
với người, hoặc giữa người với các yếu tố xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu
nhất định. Giao tiếp bao hàm hàng loạt yếu tố, như trao đổi thông tin, xây dựng
chiến lược hoạt động phối hợp, tri giác và tìm hiểu người khác. Tương ứng với
các yếu tố trên thì giao tiếp có ba khía cạnh chính: giao lưu, tác động qua lại và
tri giác (Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh, TS. Thái Trí
Dũng, tr. 7,8).
Hay tác giả Tôn Khánh Hòa viết một cách ngắn gọn hơn: “Giao tiếp là sự
biểu hiện các mối quan hệ xã hội mà mọi người đều phải tham gia”.
Dựa theo cuốn Business Communications của các tác giả William
C.Himstreet và Wayne Murlin Baty, TS. Vũ Thị Phượng và Dương Quang Huy
cho rằng:
2
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các cá nhân thông qua
một hệ thống bao gồm các ký hiệu, các dấu hiệu và hành vi. Giao tiếp cũng có
thể hiểu là các hình thức biểu lộ tình cảm, trò chuyện, diễn thuyết, trao đổi thư
tín, thông tin. Như vậy, giao tiếp là xây dựng một bản thông điệp, gửi nó đi với
hy vọng người nhận sẽ hiểu được nội dung của bản thông điệp đó. (Giao tiếp
trong kinh doanh, TS. Vũ Thị Phượng, Dương Quang Huy, tr. 9).
Các tác giả Phan Thanh Lâm, Nguyễn Thị Hòa Bình, trên cơ sở tổng hợp
quan điểm của nhiều tác giả nước ngoài, cũng cho rằng: Giao tiếp là quá trình
trao đổi thông tin.
Còn các tác giả của bộ sách “Học để thành công – học để giàu” của
Chương trình Phát triển Kinh tế Tư nhân (MPDF) thì viết một cách đầy đủ hơn:
Giao tiếp là việc trao đổi thông tin giữa con người và thường dẫn tới hành động.
Ngoài ra, còn rất nhiều định nghĩa khác về giao tiếp, mỗi định nghĩa đều
có những ưu nhược điểm riêng của nó.
Trên cơ sở những nghiên cứu và quá trình giảng dạy về giao tiếp, chúng
tôi xin đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con người
tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác động
qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. (Giao tiếp trong kinh doanh và cuộc sống, PGS.
TS. Đoàn Thị Hồng Vân, ThS. Kim Ngọc Đạt, tr. 4).
Trong định nghĩa này muốn nhấn mạnh: giao tiếp là hành vi của con
người (nói, nghe, hỏi, đáp, viết, sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ,
cách đối nhân xử thế) và là quá trình gồm 3 mảng hoạt động có liên quan mật
thiết với nhau, đó là quá trình trao đổi thông tin, quá trình nhận thức đánh giá và
quá trình tác động qua lại lẫn nhau, biểu hiện bằng những hành động cụ thể.
Trước hết giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể tiến hành giao
tiếp. Trong đó một người – người gửi, gửi thông tin đến một hoặc nhiều người
khác – người nhận. Người nhận sau khi nhận được thông điệp của người gửi sẽ
gửi lại thông điệp phản hồi để chứng tỏ rằng đã nhận được thông điệp và hiểu
3
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
nó. Do đó, giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều, cả hai bên
tham gia đều là chủ thể tích cực, mỗi bên đồng thời vừa là người nhận, vừa là
người gửi thông tin, luôn đổi vai cho nhau. Cùng với quá trình trao đổi thông tin,
các chủ thể giao tiếp sẽ nhận thức, tìm hiểu lẫn nhau. Quá trình nhận thức bao
gồm: nhận thức về đối tác giao tiếp và nhận thức rõ hơn chính bản thân mình.
Giao tiếp không dừng ở mức độ trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, hiểu biết
về nhau, mà còn là quá trình tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể giao
tiếp. Đây là quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, diễn ra dưới
nhiều hình thức, như: lây lan, bắt chước, ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm,
1.1.2. Phân loại giao tiếp
Người ta phân loại giao tiếp theo nhiều tiêu chí khác nhau, có thể kể ra
đây một sô cách phân loại cơ bản:
1.1.2.1. Phân loại theo cách tiếp xúc trong giao tiếp
Theo cách phân loại này có: giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
- Giao tiếp trực tiếp:
Là hình thức giao tiếp, trong đó các đối tượng giao tiếp trực tiếp gặp gỡ
nhau, sử dụng ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để truyền
cho nhau những ý nghĩ và tình cảm của mình. Đây là loại hình giao tiếp phổ
biến và hiệu quả nhất, bởi trong các tình huống mặt đối mặt, nhờ có những
thông tin không lời đi kèm mà những thông tin chưa rõ nghĩa, chưa đầy đủ, hay
những hiểu lầm sẽ được điều chỉnh kịp thời ngay trong quá trình giao tiếp.
Trong cuộc sống, giao tiếp trực tiếp diễn ra dưới các hình thức: các cuộc phỏng
vấn, đàm thoại trực tiếp, các cuộc hội nghị bàn tròn, các cuộc họp nhóm, đàm
phán song phương hoặc đa phương (bằng con đường gặp mặt trực tiếp),
- Giao tiếp gián tiếp:
Là hình thức giao tiếp thông qua các phương tiện trung gian như: thư từ,
điện thoại, fax, telex (hệ thống thông tin liên lạc bằng máy điện báo/máy đánh
điện ghi chữ), vô tuyến truyền hình, internet, So với giao tiếp trực tiếp thì giao
4
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
tiếp gián tiếp đơn giản, ít đòi hỏi những nghi lễ phức tạp, ít tốn kém thời gian,
tiền bạc nhưng kém hiệu quả hơn vì thông tin phản hồi chậm, nhất là hình thức
giao tiếp bằng văn bản. Hơn thế nữa, trong giao tiếp gián tiếp các phương tiện
phi ngôn ngữ hầu như không phát huy tác dụng, do đó các đối tác không thể
hiểu hết được những khía cạnh tế nhị, nhạy cảm của thông tin được truyền, có
thể dẫn tới những hiểu lầm đáng tiếc trong giao tiếp. Trong nền kinh tế số, cùng
với sự phát triển của các phương tiện truyền thông hiện đại, những hạn chế của
giao tiếp gián tiếp đang dần được khắc phục.
Tất nhiên là giao tiếp trong kinh doanh không phải bao giờ cũng được tiến
hành bằng hình thức hiệu quả nhất (trực tiếp). Đôi khi vì những lý do về thời
gian, không gian, tài chính, mà các nhà kinh doanh phải giao tiếp gián tiếp với
nhau. Hơn nữa, việc kết hợp các hình thức giao tiếp khác nhau để giải quyết vấn
đề thường lại đem đến hiệu quả chung tốt hơn. Chẳng hạn, gặp những vấn đề
phức tạp, chúng ta nên tiến hành trao đổi thông tin dưới dạng văn bản trước, sau
đó mới tiến hành thảo luận trực tiếp. Như vậy cả hai bên đều có cơ hội, thời gian
để nghiên cứu các vấn đề và chuNn bị tốt cho cuộc gặp gỡ trực tiếp. Hoặc là, sau
khi đã thỏa thuận với nhau về một vấn đề nào đó trong cuộc gặp gỡ mặt đối mặt,
chúng ta có thể khẳng định lại điều đó bằng một văn bản. Bởi vì giao tiếp bằng
văn bản thường có tính pháp lý cao hơn (“giấy trắng, mực đen”), và cũng tiện
cho việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu.
1.1.2.2. Phân loại theo hình thức tổ chức giao tiếp
Trong mỗi tổ chức dù lớn hay nhỏ đều có mạng lưới truyền tin của riêng
mình. Trong mạng lưới này luôn tồn tại hai kiểu giao tiếp: giao tiếp chính thức
và giao tiếp không chính thức.
- Giao tiếp chính thức:
Đây là hình thức giao tiếp được thực hiện theo quy định của tổ chức dưới
các hình thức, như: phân công công tác, phổ biến công việc, đàm phán, Trong
mạng lưới này, thông tin được truyền theo ba hướng:
5
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
• Thông tin đi xuống (từ cấp trên xuống cấp dưới).
• Thông tin đi lên (từ cấp dưới lên cấp trên).
• Thông tin ngang cấp (được truyền giữa các bộ phận chức năng, giữa các
đồng nghiệp với nhau).
Trong các tổ chức giao tiếp chính thức chiếm một tỷ lệ khá cao và có ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của tập thể.
- Giao tiếp không chính thức:
Là hình thức giao tiếp được thực hiện không theo quy định của tổ chức,
mà dựa trên cơ sở quan hệ cá nhân, ví dụ: giao tiếp giữa bạn bè với nhau, lãnh
đạo trò chuyện riêng tư vơi nhân viên, Trong mỗi tổ chức, nếu biết sử dụng
đúng nơi, đúng lúc và kiểm soát được giao tiếp không chính thức thì nó sẽ có vai
trò tích cực, giúp tạo bầu không khí đầm ấm, vui tươi, thân mật, hiểu biết lẫn
nhau, tạo điều kiện cho giao tiếp chính thức phát huy tác dụng. Chính vì vậy, các
tổ chức ngày càng quan tâm đến việc cho nhân viên đi tham quan, dã ngoại. Khi
tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo quan trọng, các cuộc đàm phán dài ngày
phức tạp, chủ nhà thường tổ chức cho khách đi tham quan các danh lam, thắng
cảnh của địa phương, dự yến tiệc, để tạo bầu không khí làm việc tốt, đặc biệt
khi thiết lập được quan hệ với các yếu nhân. Tuy nhiên, giao tiếp không chính
thức cũng có mặt trái của nó, nếu không kiểm soát được, có thể gây nhiễu, dẫn
đến đối xử thiên vị, bất công, gây mất đoàn kết nội bộ, thậm chí có thể làm ly
tán lòng người, hủy hoại tổ chức.
1.1.2.3. Phân loại dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp
- Giao tiếp ở thế mạnh.
- Giao tiếp ở thế yếu.
- Giao tiếp ở thế cân bằng.
Thế tâm lý tức là vị thế tâm lý giữa hai người trong quan hệ giao tiếp, nó
nói lên ai mạnh hơn ai về mặt tâm lý (ví dụ: ai cần ai, ai không cần ai; ai sợ ai, ai
6
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
không sợ ai). Thế tâm lý của một người đối với một người khác chi phối
những hành vi trong giao tiếp của họ. Chẳng hạn, khi chúng ta giao tiếp với bạn
bè trong lớp (là ở thế cân bằng) sẽ có những hành vi, cử chỉ, tư thế khác so với
khi chúng ta giao tiếp với một người giám đốc trong cuộc phỏng vấn xin việc
làm (khi mà chúng ta ở thế yếu). Chính vì vậy để có những hành vi giao tiếp cho
hợp lý, chúng ta cần phải xác định thế tâm lý của ta so với đối tượng, tức là xem
ai mạnh hơn ai về mặt tâm lý trong cuộc giao tiếp đó. Khi đánh giá thế tâm lý
của nhau, chúng ta cần chú ý so sánh nhiều khía cạnh khác nhau, chớ chủ quan,
phiến diện, mà dẫn đến sai lầm. Bởi vì giữa ta với đối tượng giao tiếp có thể có
rất nhiều mối quan hệ ràng buộc, cũng có khi chúng ta mạnh hơn họ trong mối
quan hệ này, nhưng họ lại mạnh hơn ta trong mối quan hệ khác. Trong giao tiếp
chúng ta còn phải chú ý điều chỉnh thế tâm lý của mình cho phù hợp với từng
tình huống cụ thể.
1.1.2.4. Phân loại theo thái độ và chiến lược giao tiếp
Theo cách phân loại này có 5 kiểu giao tiếp cơ bản:
• Cộng tác (Collaboration)
• Thỏa hiệp (Compromise)
• Cạnh tranh (Competition)
• N hượng bộ (Accomodation)
• Tránh né (Avoidance)
- Giao tiếp kiểu cộng tác còn có tên gọi là giao tiếp kiểu Thắng – Thắng
(win – win)
Trong kiểu giao tiếp này các bên luôn mong muốn tìm kiếm lợi ích chung,
để thỏa mãn nhu cầu của mình. N hững người thích chọn kiểu giao tiếp này
thường nhìn cuộc sống như một sự hợp tác, chứ không phải là cuộc mặc cả lập
trường cá nhân, cuộc cạnh tranh khốc liệt vì lợi ích và quyền lực. Giao tiếp kiểu
cộng tác được xây dựng dựa trên nguyên lý: “Có đủ phần cho mọi người, thành
7
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
công của người này không cản trở hoặc loại trừ thành công của người khác”.
Kiểu giao tiếp này thường được áp dụng trong các cuộc đàm phán, khi mà các
bên muốn hợp tác cùng nhau nhằm tìm kiếm lợi ích chung.
- Giao tiếp kiểu thỏa hiệp còn có tên gọi là kiểu giao tiếp chấp nhận “Một
phần thắng, một phần thua” (win some – lose some)
Kiểu giao tiếp này thường được sử dụng làm giải pháp tình thế, khi một
bên rất quan tâm đến mối quan hệ cùng lợi ích từ mối quan hệ đó còn bên kia
chỉ quan tâm ở mức trung bình. Để tạo dựng và giữ gìn được mối quan hệ, một
bên sẽ chấp nhận “thắng một phần, thua một phần”, tức chấp nhận “lùi một
bước” để “tiến hai bước” trong tương lai.
- Giao tiếp theo kiểu cạnh tranh còn gọi là giao tiếp theo kiểu Thắng –
Thua (win – lose)
Mục đích của kiểu giao tiếp này là nhằm đè bẹp đối phương bằng mọi
cách. Giao tiếp theo kiểu cạnh tranh được xây dựng trên cơ sở của nguyên lý
“Miếng bánh cố định” hay “Cuộc chơi có tổng không đổi”, theo đó người ta
nghĩ rằng “nếu tôi thắng thì anh thua và ngược lại”. N hững người có tính cách
độc đoán, thích dùng quyền lực để ra lệnh, ép buộc người khác làm theo ý mình
thường chọn kiểu giao tiếp này. N gười giao tiếp theo kiểu Thắng – Thua thường
không giữ chữ tín và sẵn sàng dùng mọi thủ đoạn để giành phần lợi về mình, do
đó không tạo dựng và giữ những mối quan hệ tốt đẹp, bền lâu với đối tác.
- Giao tiếp theo kiểu nhượng bộ còn gọi là giao tiếp theo kiểu Thua –
Thắng (lose – win)
N gười chọn kiểu giao tiếp này thường không có tiêu chuNn, không có yêu
cầu, không có chính kiến, dự định, họ dễ dàng lùi bước, chấp nhận mọi thua
thiệt, miễn sao đối tác hài lòng, để giữ gìn mối quan hệ. N gay khi bước vào
cuộc, người chủ trương nhượng bộ luôn nghĩ: “Tôi thua, anh thắng”, “Tôi chấp
nhận thua cuộc để giữ được sự bình yên” – Trong kinh doanh, nếu luôn chọn
8
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
giao tiếp theo kiểu này, bạn sẽ chịu nhiều thua thiệt, nhất là khi gặp phải đối tác
chọn kiểu giao tiếp Thắng – Thua.
- Giao tiếp theo kiểu né tránh còn gọi là giao tiếp theo kiểu Thua – Thua
(lose – lose)
Giao tiếp theo kiểu né tránh xảy ra khi các bên đều không quan tâm thích
đáng đến vấn đề giao tiếp và lợi ích của nó. Từ đó dẫn đến không có những dự
định, tiêu chuNn, chính kiến, chiến lược, sách lược khoa học trong giao tiếp. Họ
để mặc cho sự việc muốn đến đâu thì đến, khi gặp vấn đề khó khăn xảy ra mâu
thuẫn, họ chọn con đường né tránh, tự nguyện rút lui, và kết cục mọi việc diễn ra
không đúng với mong đợi của cả đôi bên – đôi bên cùng thua.
Giao tiếp kiểu Thua – Thua cũng có thể xảy ra khi cả đôi bên đều cương
quyết chọn kiểu Thắng – Thua. Họ quá cứng rắn trong việc theo đuổi mục đích
của mình. Đôi bên cùng cứng nên mối quan hệ rất căng thẳng và đến một lúc
nào đó cuộc giao tiếp tan vỡ, cả hai bên đều không đạt được mục đích của mình
– đôi bên cùng thua.
1.1.2.5. Các cách phân loại khác
- Dựa vào mục đích, nội dung giao tiếp sẽ có các loại giao tiếp sau:
• Giao tiếp nhằm thông báo cho đối tác những thông tin mới.
• Giao tiếp để tác động đến đối tác nhằm làm thay đổi hệ thống động cơ và
giá trị của họ.
• Giao tiếp nhằm khuyến khích, động viên đối tác giao tiếp thực hiện công
việc nào đó.
- Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp sẽ có các loại giao tiếp sau:
• Giao tiếp giữa các cá nhân – giao tiếp giữa hai hoặc ba người với nhau.
• Giao tiếp xã hội là giao tiếp giữa một người với một nhóm người (như lớp
học, hội nghị).
9
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
• Giao tiếp nhóm là loại hình giao tiếp đặc trưng trong tập thể nhỏ (các
nhóm) liên kết với nhau bởi hoạt động chung và phục vụ cho hoạt động
này.
1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIAO TIẾP
1.2.1. Các chức năng giao tiếp
N hư trên đã trình bày, giao tiếp là hành vi và quá trình, trong đó con
người tiến hành trao đổi thông tin với nhau, nhận thức, đánh giá về nhau, tác
động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau. Giao tiếp có hai nhóm chức năng chính: Chức
năng xã hội và chức năng tâm lý.
1.2.1.1. Nhóm chức năng xã hội
- Chức năng thông tin, tổ chức
Khi tiến hành hoạt động chung (từ 2 người trở lên) giữa các thành viên
của nhóm/tổ chức cần trao đổi thông tin với nhau, giúp hoạt động của tổ chức
được thực hiện một cách có hiệu quả.
- Chức năng điều khiển/ ảnh hưởng đến nhau
Chức năng điều khiển được thể hiện trong khía cạnh tác động qua lại lẫn
nhau của giao tiếp. Trong quá trình giao tiếp, người ta thường sử dụng những
phương pháp: ám thị, thuyết phục, áp lực nhóm, để tác động đến người khác,
nhằm điều khiển đối tác làm theo ý muốn của mình. Chức năng này có vai trò
đặc biệt quan trọng cả trong cuộc sống lẫn trong kinh doanh. Bằng những hình
thức giao tiếp khác nhau các nhà quản trị có thể hướng hoạt động của nhân viên
vào việc thực hiện mục đích chung của tổ chức. Cũng thông qua chức năng này,
các nhà đàm phán bàn bạc, thỏa thuận với đối tác để đạt được những hợp đồng
mang lại lợi ích cho cả đôi bên; các nhân viên bán hàng thuyết phục người tiêu
dùng mua sản phNm của tổ chức mình.
- Chức năng phối hợp hành động
10
Phạm Anh Tuấn – Bm Cơ sở kinh tế và quản lý
Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với những chức năng, nhiệm
vụ cụ thể khác nhau. Tổ chức chỉ có thể hoạt động hiệu quả một khi các bộ phận
chức năng này phối hợp hoạt động với nhau một cách nhịp nhàng, điều đó có thể
thực hiện được nhờ con đường giao tiếp.
- Chức năng động viên, kích thích
Trong quá trình giao tiếp con người không chỉ trao đổi thông tin với nhau,
nhận thức, đánh giá về nhau, mà còn tạo ra những cảm xúc, khuyến khích hành
động của đối tác giao tiếp. Vì vây, các nhà quản trị bên cạnh việc sử dụng những
biện pháp hành chính, mệnh lệnh để tác động đến nhân viên của mình, còn sử
dụng các biện pháp động viên khuyến khích về vật chất và tinh thần để tạo ra
những cảm xúc tốt đẹp, bầu không khí làm việc tốt, để đạt được hiệu quả công
việc cao.
1.2.1.2. Nhóm chức năng tâm lý
- Chức năng tạo lập mối quan hệ
Giao tiếp làm cho con người chấp nhận chia sẻ thông tin với mọi người
xung quanh, xích lại gần nhau hơn, tạo lập ra các mối quan hệ để cùng phối hợp
hành động, làm cho cuộc sống tốt đẹp, hiệu quả hơn.
- Chức năng cân bằng cảm xúc
Trong giao tiếp người ta không chỉ chia sẻ thông tin, chia sẻ công việc mà
còn sẻ chia cả cảm xúc, tình cảm.
Trong cuộc sống:
“ Niềm vui được sẻ chia sẽ nhân đôi
Nỗi buồn được sẻ chia sẽ vơi đi một nửa”
Chỉ có trong giao tiếp con người mới tìm được sự đồng cảm, đồng điệu,
cảm thông và giải toả được cảm xúc của mình.
- Chức năng phát triển nhân cách
Trong quá trình giao tiếp con người tiếp thu được các kinh nghiệm xã hội,
nhờ đó tâm hồn trở