Bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp - Nguyễn Trường Giang

CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC GIAO TIẾP Con người không sống riêng biệt một mình mà sống cùng với nhau, tồn tại trong mối quan hệ gia đình, nhóm, cộng đồng xã hội. Cũng chỉ khi sống trong các mối quan hệ đó, con người mới phát triển theo đúng kiểu người, tiến hành các hoạt động và đóng góp sức mình vào sự phát triển chung. Để có thể gia nhập vào các mối quan hệ xã hội đó, tiến hành các hoạt động sống và phát triển bản thân, con người phải thực hiện các quá trình giao tiếp. Giao tiếp từ lâu đã được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu với tư cách là một hiện tượng có vai trò đặc biệt trong đời sống cá nhân cũng như xã hội loài người. Sau này, khoa học về giao tiếp ra đời với tư cách là một ngành khoa học độc lập, nghiên cứu chuyên biệt về hiện tượng giao tiếp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của giao tiếp, từ đó vận dụng vào thực tiễn giao tiếp của con người. Nhập môn khoa học giao tiếp nghiên cứu những vấn đề cơ bản, khái quát về hiện tượng giao tiếp của con người, làm cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu những khía cạnh, hiện tượng cụ thể trong giao tiếp và thực hiện giao tiếp hiệu quả trong các từng lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người. Đối tượng nghiên cứu của nhập môn khoa học giao tiếp là quá trình giao tiếp của cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với nhóm, xã hội. Cụ thể là nghiên cứu về khái niệm giao tiếp, chức năng, các loại giao tiếp, cấu trúc của giao tiếp, phong cách và phương tiện giao tiếp, các yếu tố tâm lý - xã hội diễn ra trong quá trình giao tiếp, các kỹ năng giao tiếp cơ bản. Nhập môn khoa học giao tiếp có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cơ bản về quá trình giao tiếp. Trên cơ sở đó, xác định các kỹ năng, cách thức giao tiếp giúp con người vận dụng vào thực tiễn giao tiếp trong các tình huống khác nhau của cuộc sống, công việc đạt mục đích. Nhập môn khoa học giao tiếp có ý nghĩa thiết thực đối với mọi người ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhất là đối với sinh viên, nhằm hình thành các kiến thức cơ bản về giao tiếp, thực hành rèn luyện về việc sử dụng phương tiện, phong cách và các kỹ năng giao tiếp cơ bản để các em có được khả năng giao tiếp tốt trong các tình huống khác nhau. Trên cơ sở đó tham gia tích cực, hiệu quả hơn vào các hoạt động học tập, lao động và các hoạt động xã hội khác để phát triển hoàn thiện bản thân, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội

pdf125 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Nhập môn khoa học giao tiếp - Nguyễn Trường Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i LỜI MỞ ĐẦU Lao động và ngôn ngữ là hai động lực chủ yếu trong sự phát triển của loài người nguyên thủy. Cùng với sự phát triển của tư duy, của ý thức, ngôn ngữ đã góp phần hoàn thiện con người, phân biệt con người với con vật. Dần dần, loài người xây dựng nên các cộng đồng chung về ngôn ngữ từ thấp lên cao về mặt tổ chức xã hội, ngoài ra khi ý thức về một quốc gia thống nhất người ta luôn ý thức về một ngôn ngữ chính của quốc gia đó. Giao tiếp vừa biểu hiện văn hóa của mỗi người vừa biểu hiện mức độ văn minh của xã hội, trong đó ngôn ngữ là công cụ chính để con người giao tiếp và đi kèm với nó là những biểu hiện phi ngôn ngữ, người ta chỉ giao tiếp không bằng ngôn ngữ trong một số hoàn cảnh có tính chất đặc biệt. Xã hội càng phát triển, kỹ năng giao tiếp càng cần thiết hơn bao giờ hết vì mọi hoạt động trong xã hội đều được diễn ra trong mối quan hệ tiếp xúc giữa con người với con người. Nhờ có kỹ năng giao tiếp mà con người thực hiện thuận lợi, đạt hiệu quả cao trong công việc cũng như trong cuộc sống đời thường. Sinh viên là nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước trong tương lai nên cũng rất cần được trang bị những nhận thức cơ bản về khoa học giao tiếp và kỹ năng giao tiếp. Đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên và yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo, chúng tôi đã tiến hành biên soạn tài liệu “Nhập môn khoa học giao tiếp” để sử dụng cho dạy học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tài liệu đề cập những tri thức cơ bản về khoa học giao tiếp, sử dụng hiệu quả các phương tiện và phong cách giao tiếp, thiết lập được mối quan hệ cần thiết trong cuộc sống nói chung và hoạt động nghề nghiệp nói riêng. Tài liệu “Nhập môn khoa học giao tiếp” được trình bày theo 3 chương về các vấn đề: Khái quát về khoa học giao giao tiếp, phương tiện và phong cách giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cơ bản. Nhóm biên soạn xin cảm ơn các tác giả đã cung cấp những tài liệu có uy tín đang được áp dụng ở nhiều cơ sở giáo dục để tạo nên sự hoàn chỉnh của tài liệu này! Tài liệu có thể còn một số tồn tại, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp và độc giả để tài liệu được tiếp tục hoàn thiện. Thay mặt nhóm tác giả Chủ biên TS. Nguyễn Trường Giang ii MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. i MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC GIAO TIẾP ...................................... 1 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP ........................................................... 2 1.1.1. Định nghĩa giao tiếp ...................................................................................... 2 1.1.2. Vai trò của giao tiếp ..................................................................................... 5 1.2. CHỨC NĂNG CỦA GIAO TIẾP ...................................................................... 5 1.2.1. Nhóm chức năng xã hội ................................................................................ 5 1.2.2. Nhóm chức năng tâm lý ............................................................................... 6 1.3. PHÂN LOẠI GIAO TIẾP .................................................................................. 6 1.3.1. Theo khoảng cách ......................................................................................... 6 1.3.2. Theo quy cách giao tiếp ................................................................................ 7 1.3.3. Theo phƣơng tiện giao tiếp .......................................................................... 7 1.3.4. Theo số ngƣời tham dự trong giao tiếp ...................................................... 8 1.4. CẤU TRÚC CỦA GIAO TIẾP .......................................................................... 8 1.4.1. Cấu trúc của hành vi giao tiếp..................................................................... 8 1.4.2. Truyền thông trong giao tiếp ..................................................................... 15 1.4.3. Nhận thức trong giao tiếp .......................................................................... 21 1.4.4. Các cơ chế ảnh hƣởng qua lại trong giao tiếp ......................................... 26 * NỘI DUNG ĐỌC THÊM ...................................................................................... 28 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHONG CÁCH GIAO TIẾP ......................... 35 2.1. PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP .......................................................................... 35 2.1.1. Ngôn ngữ ..................................................................................................... 35 2.1.2. Phƣơng tiện phi ngôn ngữ.......................................................................... 44 2.2. PHONG CÁCH GIAO TIẾP ........................................................................... 55 2.2.1. Khái niệm .................................................................................................... 55 iii 2.2.2. Đặc trƣng của phong cách giao tiếp .......................................................... 56 2.2.3. Các loại phong cách giao tiếp .................................................................... 58 * NỘI DUNG ĐỌC THÊM ....................................................................................... 63 CHƢƠNG 3: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ....................................................................... 67 3.1. KỸ NĂNG LẮNG NGHE ................................................................................. 67 3.1.1. Lợi ích của việc lắng nghe .......................................................................... 69 3.1.2. Những yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả .................................... 70 3.1.3. Các mức độ lắng nghe và kỹ năng lắng nghe có hiệu quả ...................... 76 3.2. KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI .............................................................................. 82 3.2.1. Dùng câu hỏi để thu thập thông tin ........................................................... 83 3.2.2. Dùng câu hỏi với những mục đích khác ................................................... 89 3.3. KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC ............................................................................ 95 3.3.1. Khái niệm thuyết phục ............................................................................... 95 a. Định nghĩa ......................................................................................................... 95 3.3.2. Những điểm cần lƣu ý khi thuyết phục ngƣời khác .............................. 103 3.3.3. Quy trình thuyết phục .............................................................................. 106 3.4. KỸ NĂNG VIẾT ............................................................................................. 109 3.4.1. Giai đoạn chuẩn bị viết ............................................................................. 109 3.4.2. Giai đoạn viết ............................................................................................ 110 * NỘI DUNG ĐỌC THÊM ..................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 121 1 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC GIAO TIẾP Con người không sống riêng biệt một mình mà sống cùng với nhau, tồn tại trong mối quan hệ gia đình, nhóm, cộng đồng xã hội. Cũng chỉ khi sống trong các mối quan hệ đó, con người mới phát triển theo đúng kiểu người, tiến hành các hoạt động và đóng góp sức mình vào sự phát triển chung. Để có thể gia nhập vào các mối quan hệ xã hội đó, tiến hành các hoạt động sống và phát triển bản thân, con người phải thực hiện các quá trình giao tiếp. Giao tiếp từ lâu đã được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu với tư cách là một hiện tượng có vai trò đặc biệt trong đời sống cá nhân cũng như xã hội loài người. Sau này, khoa học về giao tiếp ra đời với tư cách là một ngành khoa học độc lập, nghiên cứu chuyên biệt về hiện tượng giao tiếp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề lý luận của giao tiếp, từ đó vận dụng vào thực tiễn giao tiếp của con người. Nhập môn khoa học giao tiếp nghiên cứu những vấn đề cơ bản, khái quát về hiện tượng giao tiếp của con người, làm cơ sở cho việc đi sâu nghiên cứu những khía cạnh, hiện tượng cụ thể trong giao tiếp và thực hiện giao tiếp hiệu quả trong các từng lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người. Đối tượng nghiên cứu của nhập môn khoa học giao tiếp là quá trình giao tiếp của cá nhân với cá nhân hoặc cá nhân với nhóm, xã hội. Cụ thể là nghiên cứu về khái niệm giao tiếp, chức năng, các loại giao tiếp, cấu trúc của giao tiếp, phong cách và phương tiện giao tiếp, các yếu tố tâm lý - xã hội diễn ra trong quá trình giao tiếp, các kỹ năng giao tiếp cơ bản. Nhập môn khoa học giao tiếp có nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cơ bản về quá trình giao tiếp. Trên cơ sở đó, xác định các kỹ năng, cách thức giao tiếp giúp con người vận dụng vào thực tiễn giao tiếp trong các tình huống khác nhau của cuộc sống, công việc đạt mục đích. Nhập môn khoa học giao tiếp có ý nghĩa thiết thực đối với mọi người ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau, nhất là đối với sinh viên, nhằm hình thành các kiến thức cơ bản về giao tiếp, thực hành rèn luyện về việc sử dụng phương tiện, phong cách và các kỹ năng giao tiếp cơ bản để các em có được khả năng giao tiếp tốt trong các tình huống khác nhau. Trên cơ sở đó tham gia tích cực, hiệu quả hơn vào các hoạt động học tập, lao động và các hoạt động xã hội khác để phát triển hoàn thiện bản thân, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội. 2 1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ GIAO TIẾP 1.1.1. Định nghĩa giao tiếp Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp biểu hiện ở nhiều mặt, nhiều cấp độ khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đều được dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó. Tuy nhiên, các định nghĩa đều nêu ra những dấu hiệu cơ bản về giao tiếp như sau: - Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, nghĩa là chỉ riêng con người mới có sự giao tiếp thật sự khi họ biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết, hình ảnh nghệ thuật...) và chỉ được thực hiện trong xã hội loài người. - Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau. - Giao tiếp dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người. - Giao tiếp thường diễn ra trong hoạt động thực tiễn của con người (lao động, học tập, vui chơi, hoạt động tập thể...) bảo đảm việc định hướng cho sự tác động qua lại trong quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người. Giao tiếp là nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người. Nội dung cơ bản của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với người khác. Đã là con người, ai cũng có nhu cầu đó. Nhu cầu tiếp xúc với những người khác trở thành tâm thế của mỗi người để cùng hợp tác với nhau, cùng kết bạn với nhau, hướng tới mục đích trong lao động, học tập, vui chơi... Đây là chỗ thể hiện rõ nhất nội dung và tác dụng của giao tiếp; nó tạo ra cơ sở cho sự tồn tại của con người, gia đình, cộng đồng và xã hội. Và trong hoạt động giao tiếp, trong quan hệ người - người bao giờ cũng có sự tiếp xúc tâm lý. Tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người mang lại sự thông cảm lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí cứu vớt lẫn nhau để từng con người cũng như nhóm người, tập thể người, cộng đồng người, xã hội loài người tồn tại và phát triển. Sự tiếp xúc tâm lý đó nảy sinh, phát triển và hội tụ ở đỉnh cao của nó là sự đồng cảm. Đồng cảm được xác định là khả năng nhạy cảm đối với trải nghiệm của bản thân, là sự đồng nhất của nhân cách này đối với nhân cách khác, là sự thâm nhập của người này vào tình cảm của người khác và là trạng thái tâm lý mà người này có thể đặt mình vào vị trí của người khác. Một điểm hội tụ và cũng là hiệu quả thực tiễn của giao tiếp và sự tiếp xúc tâm lý của người này với người khác là sự đồng hành: Cũng hành động, cùng hoạt động vì một mục đích lý tưởng. Nguồn gốc khởi thuỷ của giao tiếp, như C.Mác đã nhận xét là từ hoạt động lao động. Hình thức cơ bản nhất của giao tiếp là hoạt động lao động, nó tạo ra các quan hệ trong lao động và từ đó có các quan hệ xã hội khác, kể cả các quan hệ giao lưu văn hóa. Hoạt động lao động tạo nên toàn bộ cơ sở vật chất đảm bảo cho tồn tại của loài người, cộng đồng và từng người. 3 Quan điểm duy vật lịch sử cho ta thấy các quan hệ xã hội - quan hệ kinh tế, sản xuất, chính trị, tư tưởng, pháp luật... là các quan hệ giữa người và người, được hình thành trong quá trình hoạt động cùng nhau. Nếu các quan hệ xã hội là các quan hệ giao tiếp giữa người với người thông qua thể chế, luật pháp..., tức là các quan hệ bên ngoài, bên trên nhân cách, thì giao tiếp là quan hệ trực tiếp, trực diện giữa nhân cách này với nhân cách khác. Chính trong giao tiếp, sự tiếp xúc tâm lý cụ thể hoá các quan hệ xã hội, tức là chuyển các quan hệ gián tiếp xã hội thành các quan hệ trực tiếp (giao tiếp). Giao tiếp chịu ảnh hưởng của các quan hệ xã hội và ý thức xã hội của con người. Các quan hệ xã hội vừa là cơ sở, vừa là nội dung của các quan hệ giao tiếp. Khi có sự tiếp xúc giữa một người với một người khác hoặc với một nhóm người khác (tập thể học sinh hay đội sản xuất) thì người ta thông báo cho nhau những thông tin; nội dung thông báo có thể là các hiện tượng trong đời sống sinh hoạt (giá cả, mốt...) hay những vấn đề thời sự trong nước, quốc tế, hoặc những tri thức mới trong một lĩnh vực khoa học kỹ thuật hay một nghề nghiệp nhất định nào đó. Qua tiếp xúc, con người nhận thức được về người khác: từ hình dáng, điệu bộ, nét mặt bề ngoài đến ý thức, động cơ, tâm trạng, xúc cảm, tính cách, năng lực, trình độ tri thức và các giá trị ở họ, đồng thời qua nhận xét, đánh giá của họ về mình, người ta hiểu biết thêm về cả bản thân. Do tác động của lời nhận xét, của sự biểu cảm của người đang giao tiếp mà gây ra những rung cảm khác nhau ở chủ thể tiếp xúc như qua lời khen làm người ta vui, buồn hay xấu hổ vì bị chê bai hoặc bị kích động bởi lời nói châm biếm của người giao tiếp với mình. Trong quá trình giao tiếp, sự hiểu biết lẫn nhau càng trở nên sâu sắc và mọi người cùng kiểm nghiệm lại những tri thức, kinh nghiệm của mình và điều này có thể dẫn tới sự thay đổi thái độ đối với nhau, với sự vật, hiện tượng được bàn luận và thậm chí dẫn tới sự mến phục hay mâu thuẫn với nhau. Rõ ràng là qua giao tiếp biểu hiện ở sự ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau rất mạnh mẽ, gây nên những biến đổi về hình thức, thái độ, tình cảm và các biểu hiện khác của xu hướng nhân cách. Giao tiếp là một loại hoạt động. Hoạt động này diễn ra trong mối quan hệ người - người nhằm mục đích xác lập sự hiểu biết lẫn nhau và làm thay đổi mối quan hệ với nhau bằng cách tác động đến tri thức, tình cảm và toàn bộ nhân cách con người. Đó là sự tác động trực tiếp người - người diễn ra trong mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng tiếp xúc. Giao tiếp được điều chỉnh bởi các yếu tố kinh tế, xã hội, các nhu cầu của con người và phụ thuộc vào tập quán từng địa phương, từng dân tộc theo các chuẩn mực đạo đức. Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa của các tác giả khác nhau về giao tiếp. 4 Phạm Minh Hạc định nghĩa: “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người - người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội”. Nguyễn Thạc và Hoàng Oanh cho rằng: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau”. Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách khác, giao tiếp xác lập và vận hành quan hệ người - người, hiện thực hóa quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác”. Như vậy, có thể hiểu: Giao tiếp là một quá trình, trong đó con người chia sẻ hay trao đổi với nhau các ý tưởng, thông tin, cảm xúc nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người và người trong đời sống xã hội để đạt được mục đích nhất định. Quá trình giao tiếp phải trải qua các bước cơ bản: chuẩn bị giao tiếp, thực hiện giao tiếp, kết thúc và đánh giá quá trình giao tiếp. Mỗi bước đó đòi hỏi cá nhân phải có sự hiểu biết về đối tượng, hoàn cảnh, vị thế giao tiếp, xác định đúng đắn mục đích, nội dung giao tiếp và có các yếu tố tâm lý tích cực mới có thể thực hiện nó đạt hiệu quả. Mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau: Giao tiếp giữa cá nhân - cá nhân; cá nhân - nhóm; nhóm - nhóm; nhóm - cộng đồng. Sự tồn tại và phát triển của mỗi con người luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những cộng đồng xã hội nhất định. Không ai có thể sống, hoạt động ngoài gia đình, bạn bè, địa phương, tập thể, dân tộc, tức là ngoài xã hội. Người La Tinh nói rằng: “Ai có thể sống một mình thì người đó hoặc là thánh nhân, hoặc là quỷ sứ”. Trong quá trình sống và hoạt động, giữa chúng ta và người khác luôn tồn tại nhiều mối quan hệ. Đó có thể là quan hệ dòng họ, huyết thống; quan hệ hành chính - công việc như: thủ trưởng - nhân viên, nhân viên - nhân viên; quan hệ tâm lý như bạn bè, thiện cảm, ác cảm... Trong các mối quan hệ đó, chỉ có một số ít là có sẵn ngay từ đầu, từ khi cất tiếng khóc chào đời (chẳng hạn quan hệ huyết thống, họ hàng), các quan hệ còn lại chủ yếu được hình thành và phát triển trong quá trình chúng ta sống và hoạt động trong cộng đồng xã hội, thông qua các hình thức tiếp xúc và gặp gỡ, liên lạc đa dạng với người khác mà chúng ta thường gọi là giao tiếp. Giao tiếp vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá nhân. Tính chất xã hội của giao tiếp thể hiện ở chỗ, nó nảy sinh, hình thành trong xã hội và sử dụng các phương tiện do con người tạo ra, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tính chất 5 cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi, nhu cầu, phong cách, kỹ năng giao tiếp mang đặc trưng riêng của mỗi người. 1.1.2. Vai trò của giao tiếp Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống cá nhân và xã hội, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi cá nhân và cả cộng đồng. - Giao tiếp là nhu cầu đặc trưng của con người, là điều kiện đảm bảo cuộc sống tâm lý bình thường của mỗi người. Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản của con người, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, con người nhờ giao tiếp với những người xung quanh mới tồn tại, phát triển được theo kiểu người, hình thành các xúc cảm và thỏa mãn các nhu cầu được quan tâm, yêu thương, chăm sóc. Nếu không có các mối quan hệ xã hội bình thường thông qua giao tiếp, con người sẽ rơi vào các khủng hoảng hay sai lệch, thiếu hụt nghiêm trọng về mặt tâm lý, sức khỏe. - Giao tiếp là con đường hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Thông qua giao tiếp, con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, các chuẩn mực xã hội và “tổng hòa các quan hệ xã hội” tạo thành bản chất con người. Đồng thời, thông qua giao tiếp, con người đóng góp tài lực của mình vào kho tàng chung của nhân loại, của xã hội. Thông qua giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc đối với bản thân. Nói cách khác là hình thành năng lực tự ý thức. - Giao tiếp là con đường thiết lập quan hệ xã hội và điề
Tài liệu liên quan