Bài tập tự luyện phương pháp đường chéo

Câu 1: Thể tích dung dịch HCl 10M và thể tích H2 O cần dùng để pha thành 400 ml dung dịch HCl 2M lần lượt là A. 150 ml và 250 ml. B. 360 ml và 40 ml. C. 40 ml và 360 ml. D. 80 ml và 320 ml. Câu 2: Cần lấy V1 lít CO2 và V 2 lít CO để có được 24 lít hỗn hợp khí có tỉ khối đối với metan bằng 2. Giá trị của V1, V2 lần lượt là A. 18 và 6. B. 8 và 16. C. 10 và 14. D. 6 và 18. Câu 3: Cần trộn 2 thể tích metan với 1 thể tích đồng đẳng X của metan để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro bằng 15. Công thức phân tử của X là Câu 5: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai ancol tác dụng với Na dư, thu được 2,688 lít khí (đktc). Biết hai ancol trong X đều có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành màu xanh da trời. Mặt khác, khi đốt cháy mỗi ancol đều thu được thể tích CO2 nhỏ hơn 4 lần thể tích ancol bị đốt cháy. Số mol của mỗi ancol trong X là A. 0,04 mol và 0,06 mol. B. 0,05 mol và 0,05 mol. C. 0,02 mol và 0,08 mol. D. 0,035 mol và 0,065 mol. Câu 6: Để pha được 500 ml nước muối sinh lí (C = 0,9%) cần lấy V ml dung dịch NaCl 3% pha với nước cất. Giá trị của V là A. 150 ml. B. 214,3 ml. C. 285,7 ml. D. 350 ml

pdf2 trang | Chia sẻ: ngatran | Lượt xem: 2335 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập tự luyện phương pháp đường chéo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Phương pháp đường chéo Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - PHƢƠNG PHÁP ĐƢỜNG CHÉO BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1: Thể tích dung dịch HCl 10M và thể tích H2O cần dùng để pha thành 400 ml dung dịch HCl 2M lần lượt là A. 150 ml và 250 ml. B. 360 ml và 40 ml. C. 40 ml và 360 ml. D. 80 ml và 320 ml. Câu 2: Cần lấy V1 lít CO2 và V2 lít CO để có được 24 lít hỗn hợp khí có tỉ khối đối với metan bằng 2. Giá trị của V1, V2 lần lượt là A. 18 và 6. B. 8 và 16. C. 10 và 14. D. 6 và 18. Câu 3: Cần trộn 2 thể tích metan với 1 thể tích đồng đẳng X của metan để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với hiđro bằng 15. Công thức phân tử của X là A. C2H6. B. C3H8. C. C4H10. D. C5H12. Câu 4: X là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. Y là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y thu được quặng Z, từ 1 tấn quặng Z có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tỉ lệ m1/m2 là A. 5 2 . B. 4 3 . C. 2 5 . D. 3 4 . Câu 5: Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai ancol tác dụng với Na dư, thu được 2,688 lít khí (đktc). Biết hai ancol trong X đều có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành màu xanh da trời. Mặt khác, khi đốt cháy mỗi ancol đều thu được thể tích CO2 nhỏ hơn 4 lần thể tích ancol bị đốt cháy. Số mol của mỗi ancol trong X là A. 0,04 mol và 0,06 mol. B. 0,05 mol và 0,05 mol. C. 0,02 mol và 0,08 mol. D. 0,035 mol và 0,065 mol. Câu 6: Để pha được 500 ml nước muối sinh lí (C = 0,9%) cần lấy V ml dung dịch NaCl 3% pha với nước cất. Giá trị của V là A. 150 ml. B. 214,3 ml. C. 285,7 ml. D. 350 ml. Câu 7: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,319. Brom có hai đồng vị bền: 79 35Br và 81 35Br . Thành phần % số nguyên tử của 81 35Br là A. 84,05. B. 81,02. C. 18,98. D. 15,95. Câu 8: Cần bao nhiêu lít axit H2SO4 (D = 1,84 g/ml) và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 9 lít dung dịch H2SO4 có D = 1,28 g/ml? A. 2 lít và 7 lít. B. 3 lít và 6 lít. C. 4 lít và 5 lít. D. 6 lít và 3 lít. Câu 9: Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54. Nguyên tố Cu có hai đồng vị bền 63 29Cu và 65 29Cu . Thành phần % số nguyên tử của 65 29Cu là A. 73,0%. B. 43,2%. C. 32,3%. D. 27,0%. Câu 10: Cần thêm bao nhiêu gam nước vào 50 gam tinh thể CuSO4.5H2O để thu được dung dịch có nồng độ 40% ? A. 15 gam. B. 20 gam. C. 30 gam. D. 35 gam. Câu 11: Hoà tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 40 gam dung dịch NaOH 12%, thu được dung dịch NaOH 51%. Giá trị của m là A. 11,3. B. 20,0. C. 31,8. D. 40,5. Câu 12: Hoà tan 200 gam SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49% ta được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị của m là A. 133,3 gam. B. 146,9 gam. C. 272,2 gam. D. 300 gam. Câu 13: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,485. Nguyên tố clo có hai đồng vị bền 35 17Cl và 37 17Cl . Thành phần % số nguyên tử của 37 17Cl là A. 75,77%. B. 24,23%. C. 15,95%. D. 84,05%. Câu 14: Hoà tan 2,84 gam hỗn hợp hai muối CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 672 ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol CaCO3 trong hỗn hợp là A. 66,67%. B. 45,55%. C. 33,33%. D. 54,45%. Câu 15: Để thu được dung dịch HCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch HCl 45% pha với m2 gam dung dịch HCl 15%. Tỉ lệ m1/m2 là A. 1:2. B. 1:3. C. 2:1. D. 3:1. Câu 16: Hòa tan 200 gam SO3 vào m2 gam dung dịch H2SO4 49% ta được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị của m2 là A. 133,3 gam. B. 146,9 gam. C. 272,2 gam. D. 300 gam. Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Phương pháp đường chéo Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Câu 17: Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi với hiđro là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là A. 15%. B. 25%. C. 35%. D. 45%. Câu 18: Cần trộn hai thể tích metan với một thể tích đồng đẳng X của metan để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 15. X là A. C3H8. B. C4H10. C. C5H12. D. C6H14. Câu 19: Hòa tan 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là A. 50%. B. 55%. C. 60%. D. 65%. Câu 20: Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 8% để pha thành 280 gam dung dịch CuSO4 16%? A. 180 gam và 100 gam. B. 330 gam và 250 gam. C. 60 gam và 220 gam. D. 40 gam và 240 gam. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai_35._Bai_tap_phuong_phap_duong_cheo.pdf
  • pdfBai_35._Dap_an_phuong_phap_duong_cheo.pdf
  • pdfBai_35._Tai_lieu_phuong_phap_duong_cheo.pdf