Bệnh đại phân tử globuline máu
Waldenstrom (Waldenstrom
Macroglobulinemia-WM) là bệnh lý rối loạn
tăng sinh lympho mạn tính, đặc trưng bởi tăng
tiết một paraprotein IgM đơn dòng và sự thâm
nhiễm tế bào lympho-plasmocyte ác tính trong
tủy xương và một số cơ quan khác. Biểu hiện
lâm sàng của bệnh Waldenstrom chủ yếu là hậu
quả của thâm nhiễm tế bào u trong các cơ quan,
tăng độ quánh máu và khác với đa u tủy xương,
hiếm có biểu hiện hủy xương, suy thận. Bệnh
hiếm gặp (chiếm khoảng 2% trong các bệnh máu
ác tính), tần suất mắc mới hằng năm khoảng 3
trường hợp bệnh/ 1 triệu dân. Diễn biến bệnh
chậm và triệu chứng khởi phát thường kín đáo
và không đặc hiệu(3,5). Chính vì những lý do trên
nên bệnh có thể được chẩn đoán khá muộn và
dễ bỏ sót
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo một trường hợp bệnh Waldenstrom điều trị bằng gạn tách huyết tương và hóa trị với phác đồ Bortezomide, Rituximab, Dexamethasone, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 27
BÁO CÁO MỘT TRƯỜNG HỢP BỆNH WALDENSTROM ĐIỀU TRỊ
BẰNG GẠN TÁCH HUYẾT TƯƠNG VÀ HÓA TRỊ
VỚI PHÁC ĐỒ BORTEZOMIDE, RITUXIMAB, DEXAMETHASONE
Hoàng Thị Thúy Hà*, Nguyễn Trường Sơn**
TÓM TẮT
Chúng tôi báo cáo một ca bệnh nam được chẩn đoán bệnh Waldenstrom với các triệu chứng lâm sàng thiếu
máu mạn, suy thận cấp. Bệnh nhân đáp ứng tốt sau khi được điều trị bằng gạn tách huyết tương và hóa trị với
phác đồ phối hợp Bortezomide, Rituximab, Dexamethazone.
Từ khóa: Waldenstrom, gạn tách huyết tương, Bortezomide, Rituximab
ABSTRACT
CASE REPORT: A PATIENT DIAGNOSED WALDESTROM DISEASE WHO TREATED WITH
PLASMAPHERESIS AND CHEMOTHRARAPY IN COMBINATION WITH BORTEZOMIDE,
RITUXIMAB, DEXAMETHAZONE
Hoang Thi Thuy Ha, Nguyen Truong Son
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 27 - 31
We report a case of an old patient who diagnosed Waldenstrom macroglobulinemia with chronic anemia and
acute renal failure. He was treated with plasmapheresis and chemotherapy in combination with Bortezomide,
Rituximab, Dexamethazone and had a good response.
Keys words: Waldenstrom, plasmapheresis, Bortezomide, Rituximab
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đại phân tử globuline máu
Waldenstrom (Waldenstrom
Macroglobulinemia-WM) là bệnh lý rối loạn
tăng sinh lympho mạn tính, đặc trưng bởi tăng
tiết một paraprotein IgM đơn dòng và sự thâm
nhiễm tế bào lympho-plasmocyte ác tính trong
tủy xương và một số cơ quan khác. Biểu hiện
lâm sàng của bệnh Waldenstrom chủ yếu là hậu
quả của thâm nhiễm tế bào u trong các cơ quan,
tăng độ quánh máu và khác với đa u tủy xương,
hiếm có biểu hiện hủy xương, suy thận. Bệnh
hiếm gặp (chiếm khoảng 2% trong các bệnh máu
ác tính), tần suất mắc mới hằng năm khoảng 3
trường hợp bệnh/ 1 triệu dân. Diễn biến bệnh
chậm và triệu chứng khởi phát thường kín đáo
và không đặc hiệu(3,5). Chính vì những lý do trên
nên bệnh có thể được chẩn đoán khá muộn và
dễ bỏ sót.
TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam, 67 tuổi, nhập viện khoa
Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 29/11/2011
vì mệt mỏi, chóng mặt.
Bệnh sử
Bệnh nhân đã được điều trị tại khoa Huyết
học từ tháng 10/2011 với chẩn đoán tăng tiểu
cầu tiên phát/ Suy thận mạn, điều trị Hydra 0.5g
3viên/ ngày, Aspirin 81mg/ngày, Clopistad 75
mg/ngày. Bệnh nhân mới xuất viện được 1 tuần,
nhập viện lại vì mệt mỏi nhiều, hoa mắt chóng
mặt, nhìn mờ, đau đầu.
Tiền căn
Bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện Truyền
máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh từ
tháng 6/2011 với chẩn đoán “Tăng tiểu cầu nghĩ
* Khoa Huyết học BV Chợ Rẫy; ** Giám đốc BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Hoàng Thị Thúy Hà, ĐT: 0908456307, Email: thuyhado@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 28
do thứ phát/ Suy thận mạn, Tăng huyết áp, hội
chứng thận hư, u xơ tiền liệt tuyến, theo dõi u
đầu tụy, trĩ độ 3”. Bệnh nhân đã được làm tủy
đồ và sinh thiết tủy xương tháng 7/2011. Sau đó
được giới thiệu khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy vì
lý do suy thận, u đầu tụy.
Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện
Bệnh nhân có thiếu máu nặng, không xuất
huyết, không đau xương, không ghi nhận tình
trạng nhiễm trùng, gan lách hạch không to.
Xét nghiệm cận lâm sàng lúc nhập viện
- Công thức máu: huyết sắc tố giảm 66 g/l,
Số lượng bạch cầu bình thường 4.2 G/l, Số lượng
tiểu cầu giảm 98 G/l
- Sinh hóa máu: chức năng gan, thận, ion
đồ trong giới hạn bình thường.
Bệnh nhân được chỉ định làm lại tủy đồ,
dấu ấn miễn dịch tế bào tủy, điện di protein
máu, định lượng Globulin miễn dịch.
Diễn biến bệnh và quá trình điều trị
Ngày 1 - ngày 5 (29/11- 4/12): Lâm sàng bệnh
biểu hiện thiếu máu nặng, được truyền hồng
cầu lắng 700ml.
- Kết quả huyết - tủy đồ (2/12): Huyết đồ:
hồng cầu kết chuỗi tiền, bạch cầu và tiểu cầu
giảm. Mật độ tế bào tủy trung bình, dòng hồng
cầu giảm sinh, dòng bạch cầu hạt giảm, tăng
sinh tương bào 25%, lymphoblast 8%,
lymphocyte 20%.
Hình 1: Hình ảnh tủy đồ
- Điện di protein: Albumin giảm 42.3%,
tăng gamma globulin 36.6%.
Hình 2: Hình ảnh điện di protein huyết thanh
- Sinh hóa: Protid máu 80g/l, định lượng
IgG giảm 250 mg%, IgA 120 mg%, IgM tăng cao
2410 mg%, định lượng Kappa, Lambda bình
thường.
- Protein niệu 100 mg%.
- Định gen JAK-2 âm tính
- XQ xương: không có dấu hiệu hủy
xương.
Ngày 6- ngày 7 (5/12-6/12): Ngày thứ 6 bệnh
nhân xuất hiện vô niệu, nước tiểu 24h < 50 ml,
dùng Lasix 20 mg 2 ống x 2/ ngày không cải
thiện. Bệnh nhân có thêm triệu chứng sốt, ho
đàm, khó thở nhẹ, phổi ran ẩm. Huyết áp tăng
160/90 mmHg
- Xét nghiệm sinh hóa: BUN 66 mg%,
Creatinin 4.96 mg%, K+ 5.6 mmol/l, Procalcitonin
tăng cao 5.56. XQ phổi: thâm nhiễm 2 phổi
Chẩn đoán
Suy thận cấp - viêm phổi bệnh viện/ theo dõi
đa u tủy
- Xử trí: truyền dịch, Kayexalat, Sorbitol,
lợi tiểu, hạ áp, kháng sinh Imipenem 0,5 g x 2
lần/ngày phối hợp Sulperazol 2 g x 2 lần/ ngày.
- Kết quả dấu ấn miễn dịch tế bào (6/12):
3% quần thể tế bào bất thường dương tính với
CD19, CD 20, 10,5% quần thể tế bào bất thường
âm tính với các CD của dòng tế bào máu.
Sau đó chúng tôi đề nghị xin hồi cứu kết quả
tủy đồ và sinh thiết tủy tại Bệnh viện Truyền
máu huyết học. Kết quả tủy đồ (6/2011) cho thấy
tăng lymphocyte, dòng hồng cầu không đáp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 29
ứng tình trạng thiếu máu ngoại vi. Sinh thiết tủy
(7/2011) mô tả tủy giàu tế bào, dòng hồng cầu
giảm nặng, tăng sinh dòng hạt, có nhiều tế bào
to, nhân dị hình, kém bắt màu; nhuộm hóa mô
CD 20++++ trên 90%, CD3-; kết luận
“Lymphoma tế bào to lan tỏa CD 20+”.
Ngày 8 (7/12) Lâm sàng: bệnh nhân vô niệu,
mệt đừ, sốt cao liên tục, tình trạng viêm phổi
nặng hơn, phù toàn thân, huyết áp tăng.
- Kết quả định lượng IgM lần 2 (7/12): IgM
tăng cao 3164 mg%. Chức năng thận giảm
nhanh BUN 82 mg%, Creatinin 6,59 mg%.
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và xét
nghiệm, chúng tôi đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
bệnh Waldenstrom (thiếu máu, IgM > 3g/l. thâm
nhiễm tủy xương tế bào dạng
lymphoplasmocyte, dấu ấn miễn dịch tế bào tủy
CD 20+) có biến chứng suy thận cấp. Sau khi
chẩn đoán xác định bệnh và hội chẩn với Lãnh
đạo Bệnh viện, khoa Thận nhân tạo, chúng tôi
quyết định phương pháp điều trị là phối hợp
gạn tách huyết tương (plasmapheresis), thận
nhân tạo và hóa trị đặc hiệu với phác đồ
Bortezomide -Velcade (V) + Rituximab (R) +
Dexamethasone (D), bên cạnh điều trị viêm
phổi, kiểm soát huyết áp.
Diễn biến sau điều trị được tóm tắt trong
bảng sau
Ngày Xử trí Lâm sàng BUN
(mg%
)
Creatinin
(mg%)
Định
lượng IgM
(mg%)
8/12 Thận nhân
tạo,
Plasmapheres
is
Hóa trị VDR
Phù, nước
tiểu 24h <
50 ml
77 5.96 1150
10/12 Thận nhân
tạo,
Plasmapheres
is
Hóa trị VDR
Phù không
giảm, nước
tiểu 24h:
300-400 ml
77 5.3 500
13/12 Thận nhân
tạo,
Plasmapheres
is
Hóa trị VDR
Phù giảm,
tiểu >1000
ml/24h
96 3.65 490
Từ ngày thứ 15 (16/12): Tình trạng suy thận
cải thiện nhanh từ giai đoạn đa niệu đến giai
đoạn hồi phục, các chỉ số sinh hóa chức năng
thận về bình thường. Tuy nhiên, tình trạng viêm
phổi của bệnh nhân diễn biến nặng hơn, chúng
tôi đã phối hợp kháng sinh mạnh, liều cao
(Meropenem 3g/ngày + Vancomycin 2g/ngày +
Sulperazol 6g/ngày). Trong quá trình điều trị
bệnh nhân có 2 đợt phù phổi cấp, tăng huyết áp
và đã được kiểm soát tốt. Sau 28 ngày điều trị
bệnh nhân xuất viện (27/12).
Kết quả điều trị ban đầu: bệnh nhân có cải
thiện về lâm sàng (mất các triệu chứng tăng độ
quánh máu) và huyết học: tình trạng thiếu máu
giảm, sau 10 ngày hóa trị không cần truyền
máu, số lượng tiểu cầu tăng (267G/l). Chức năng
thận hồi phục hoàn toàn. Tình trạng viêm phổi
và tăng huyết áp ổn định. Định lượng IgM lúc
xuất viện 630 mg%.
BÀN LUẬN
Bệnh WM được JG Waldentrom mô tả lần
đầu vào năm 1948 là bệnh lý ác tính của tế bào
dạng lymphoplasmocyte tiết IgM - một globulin
miễn dịch cấu trúc đại phân tử gồm 5 đơn vị và
là phân tử lớn nhất trong các immunoglobuline.
Bệnh hiếm gặp, tần suất mắc mới hàng năm
khoảng 3/1 triệu dân, thường gặp ở người lớn
tuổi (tuổi mắc bệnh trung bình 64 tuổi), nam
nhiều hơn nữ. Nguyên nhân mắc bệnh không
rõ, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ như môi
trường, gia đình, di truyền và tác nhân virus
(virus viêm gan B,C, Herpes)(3,5).
WM là bệnh tăng sinh lympho tiến triển
chậm, các tế bào lympho B ở giai đoạn biệt hóa
trung gian giữa lympho B của bạch cầu mạn
dòng lynpho (CLL) và plasmocyte của bệnh đa
u tủy xương. Các lympho B tổng hợp IgM màng
nhưng chỉ các tế bào trưởng thành hơn như
lymphoplasmocyte hoặc plasmocyte mới có
IgM nội bào và có khả năng tiết IgM. Nồng độ
IgM không tỷ lệ với sự tăng sinh khối u. Biểu
hiện lâm sàng chính của bệnh do 2 thành phần:
Tăng IgM dẫn đến tăng độ quánh máu và thâm
nhiễm tế bào lymphoplasmocyte.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 30
Hình 3: Cấu trúc phân tử IgM
Trường hợp bệnh nhân trong nghiên cứu
của chúng tôi là một bệnh nhân nam, lớn tuổi
(67 tuổi), tiền căn tăng huyết áp và u xơ tiền liệt
tuyến, diễn biến bệnh tiến triển chậm, nổi bật là
tình trạng thiếu máu mạn. Bệnh nhân đến khám
tại Bệnh viện Huyết học trước đó 6 tháng vì lý
do trên. Quá trình điều trị tại đây bệnh nhân
được chẩn đoán tăng tiểu cầu thứ phát, suy thận
mạn, hội chứng thận hư. Mặc dù bệnh nhân
cũng đã được tầm soát khá đầy đủ, trước kết
quả tủy đồ và sinh thiết tủy như đã mô tả ở trên,
nhưng vẫn bị bỏ sót chẩn đoán bệnh. Có lẽ do
bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện khá nghèo nàn mà
không có các triệu chứng khác của bệnh (chỉ
biểu hiện thiếu máu mạn trên nền suy thận mạn)
nên chẩn đoán nguyên nhân thiếu máu cũng dễ
thỏa mãn là do suy thận. Bên cạnh đó, bệnh
nhân có tăng tiểu cầu thứ phát, đây cũng có thể
là một nguyên nhân mà các nhà lâm sàng không
nghĩ đến bệnh lý ác tính tại tủy mà đi tìm
nguyên nhân bệnh lý ngoài tủy (CT nghi ngờ u
đầu tụy). Khi bệnh nhân điều trị tại bệnh viện
Chợ Rẫy, chúng tôi đã loại trừ u đầu tụy bằng
các xét nghiệm chẩn đoán.
Vì vậy, trước một bệnh lý tăng tiểu cầu thứ
phát, ngoài các nguyên nhân như chúng ta
thường biết, cũng không loại tăng tiểu cầu phản
ứng trong giai đoạn đầu của bệnh WM (là bệnh
lý ác tính tại tủy). Ở trường hợp này chúng ta
thấy đến giai đoạn bệnh toàn phát, số lượng tiểu
cầu lại giảm.
Vì bản chất của tế bào ác tính là tế bào trung
gian giữa lympho và plasmocyte, có lẽ vì lý do
trên nên hình thái tủy trong bệnh WM khó phân
tích, dễ nhầm lẫn tình trạng tăng sinh lympho.
Như trường hợp này chúng ta thấy, tủy đồ thực
hiện 6/2011 thấy hình ảnh tăng lymphocyte,
tăng tiểu cầu thứ phát và giảm dòng hồng cầu.
Kết quả sinh thiết 7/2011 kết luận “lymphoma tế
bào B”. Cũng như tủy đồ được thực hiện
11/2011 tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho kết quả tăng
tiểu cầu. Đến kết quả kiểm tra lần 2 mới thấy
được hình ảnh thâm nhiễm tế bào
lymphoplasmocyte.
Đến 12/2011, bệnh nhân nhập khoa Huyết
học với triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ hơn,
đó là biểu hiện thiếu máu nặng, tăng độ quánh
máu và suy thận cấp. Chúng tôi đã làm bilan
chẩn đoán, hồi cứu hồ sơ, qua những kết quả
thu được đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh WM.
Chúng ta hoàn toàn có đủ phương tiện để chẩn
đoán bệnh, vấn đề là chúng ta bỏ sót và chẩn
đoán muộn có lẽ do ít nghĩ đến bệnh lý hiếm
gặp và chúng ta sớm thỏa mãn với chẩn đoán
ban đầu. Chỉ đến khi bệnh biểu hiện nặng, rầm
rộ, bệnh nhân mới có chẩn đoán xác định.
Tình trạng tăng độ quánh máu chúng tôi
mới chỉ đánh giá qua triệu chứng lâm sàng, rất
tiếc không đo được do không có thiết bị để thực
hiện.
Ngoài điều trị nâng đỡ, điều trị bệnh WM
bao gồm 2 phương pháp cơ bản: điều trị biến
chứng tăng IgM (gạn tách huyết tương-
plasmapheresis) và điều trị u lympho (hóa trị và
ghép tế bào gốc). Theo các tài liệu y khoa, hóa trị
bệnh WM chủ yếu dựa trên nền điều trị kháng
tế bào CD 20+ (Rituximab) phối hợp với một
hoặc nhiều loại thuốc hóa trị khác(1,4). Trong đó,
phác đồ phối hợp Rituximab (Mabthera),
Bortezomide (Velcade) và Dexamethazone cho
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 31
hiệu quả điều trị khá cao (tỷ lệ đáp ứng, cải
thiện triệu chứng thiếu máu và triệu chứng thần
kinh). Đó là lý do chúng tôi lựa chọn phác đồ
trên(2,4,6).
Do bệnh nhân có biểu hiện tăng độ quánh
máu, suy thận cấp nên chúng tôi đã phối hợp
với khoa Thận nhân tạo chạy thận và gạn tách
huyết tương cho bệnh nhân 3 lần. Kết quả cho
thấy triệu chứng lâm sàng cải thiện khá nhanh,
chức năng thận hồi phục hoàn toàn, định lượng
IgM giảm về gần bình thường sau quá trình
điều trị. Gạn tách huyết tương là một kỹ thuật
mới được triển khai tại bệnh viện Chợ Rẫy, và
đây cũng là trường hợp đầu tiên được áp dụng
phương pháp điều trị trên. Chúng tôi tin tưởng
rằng, phương pháp điều trị này sẽ được sử
dụng ngày càng rộng rãi và mang lại hiệu quả
điều trị tốt hơn trong nhiều bệnh lý khác của
nhiều chuyên khoa như thận, huyết học,
khớp.
Thời gian bệnh nhân nằm viện khá lâu do
bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh kèm theo (viêm
phổi, biến chứng phù phổi cấp, tăng huyết áp),
quá trình điều trị rất khó khăn. Được sự hỗ trợ
của nhiều chuyên khoa khác như Hô hấp, Tim
mạch, bệnh nhân đã đáp ứng tốt với điều trị.
Kết quả đánh giá đáp ứng bệnh khá khả
quan, đến nay bệnh nhân đã hóa trị được 2 chu
kì, thể trạng chung tốt hơn, thiếu máu cải thiện
(2 tháng nay chưa phải truyền máu), chức năng
thận bình thường. Tuy nhiên đây là những kết
quả ban đầu, bệnh nhân vẫn đang được tiếp tục
theo dõi và hóa trị theo chương trình, chúng tôi
sẽ có đánh giá đầy đủ và theo dõi sau kết thúc
điều trị.
KẾT LUẬN
Bệnh WM là bệnh lý hiếm gặp, diễn biến
chậm, triệu chứng lâm sàng nghèo nàn nên chẩn
đoán muộn và dễ bỏ sót. Do vậy cần tầm soát
bệnh ở những bệnh nhân lớn tuổi, biểu hiện
thiếu máu mạn tính và có tổn thương cơ quan
đích. Điều trị bệnh với phác đồ phối hợp
Rituximab, Bortezomide và Dexamethazone cho
kết quả điều trị ban đầu khá tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ghobrial IM and col (2010). Phase II trial of weekly Bortezomide
in combination with Rituximab in untreated patient with
Waldenstrom macroglobulinemia. AmJ Hematolol. 85, 670
2. Kaplan AA (2012). Plasma exchange in the hyperviscosity
syndrome due to immunoglobulins. www.uptodate.com
3. Nguyễn Ngọc Minh (2007). Bệnh lý đại phân tử globulin máu
Waldenstrom. Bài giảng Huyết học -Truyền máu sau đại học, tr
326-333.
4. Treon SP and col (2009). Primary therapy of Waldenstrom
macroglobulinemia with Bortezomide, Dexamethazone and
Rituximab. WMCTG clinical trial 05-180. J Clin Oncol. 27, 3830.
5. Vincent S.R (2012). Treatment and prognosis of Waldenstrom
macroglobulinemia. www.uptodate.com
6. Vincent SR (2012). Epidemiology, pathogenesis, clinical
manifestations and diagnosis of Waldenstrom
macroglobulinemia. www.uptodate.com