Khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước. Ở Việt Nam, vai trò đội
ngũ doanh nhân và doanh nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước đề cao trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Với những lợi thế sẵn có, sinh viên chính là lực lượng đông đảo,
góp phần quan trọng trong việc xây dựng quốc gia khởi nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, để có
thể khởi nghiệp thành công việc trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên trước khi rời
ghế nhà trường đóng vai trò rất quan trọng.
5 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Betu startup - Trương Thị Ngọc Sương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
BETU STARTUP
Trương thị Ngọc Sương1
TÓM TẮT
Khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước. Ở Việt Nam, vai trò đội
ngũ doanh nhân và doanh nghiệp ngày càng được Đảng và Nhà nước đề cao trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Với những lợi thế sẵn có, sinh viên chính là lực lượng đông đảo,
góp phần quan trọng trong việc xây dựng quốc gia khởi nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, để có
thể khởi nghiệp thành công việc trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên trước khi rời
ghế nhà trường đóng vai trò rất quan trọng.
ABSTRACT
Startup has been and is the current economic - economic story of the country. In Vietnam,
the role of businessmen and enterprises is increasingly promoted by the Party and the State in
the cause of industrialization and modernization of the country. With the advantages available,
students are the main force , contributing significantly to the country’s future start-up. However, to
be able to start a career in equipping students with knowledge and skills to start a career before
leaving school is very important.
Có những vấn đề mà so với nhiều người là cũ nhưng đối với chúng ta lại là mới, đó là vấn đề
khởi nghiệp.Trong chuyến thăm của tổng thống Mỹ Barack Obama đến Việt nam, Ông đã có cuộc
gặp gỡ với các thanh niên trẻ ở Tp.Hồ Chí Minh để nói về vấn đề khởi nghiệp, còn Tổng thống
Donald Trump mới đắc cử trong vấn đề tạo công ăn việc làm cũng được một tỉ phú người Nhật đầu
tư hơn 50 tỉ USD cho vấn đề khởi nghiệp, liên quan đến cuộc cách mạng lần thứ IV về số hóa.
Sinh thời, ông Nguyễn Hồng Trường cho rằng: Khởi nghiệp không bao giờ là muộn nhưng vẫn nhấn
mạnh: “Thời điểm lý tưởng nhất cho khởi nghiệp không phải lúc chúng ta trưởng thành, vững vàng kinh
nghiệm, tài chính mà khi đang là sinh viên, ngáo ngơ trên giảng đường đại học vì lúc đó chúng ta chẳng
có gì để sợ”. Khởi nghiệp khi đang là sinh viên không phải là lựa chọn của tất cả tuy nhiên trường học lại
là nơi lý tưởng để bắt đầu startup. Việc huy động được lực lượng có nội lực và tiềm năng lớn này tham gia
vào hành trình khởi nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đang được Chính phủ phát động.
Theo Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Founder Institute, trường đại học đóng vai trò quan trọng trong
cả ba giai đoạn chính của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: hình thành ý tưởng; phát triển sản phẩm
và tăng trưởng.
Ở giai đoạn đầu tiên, nhà trường, cụ thể là giảng viên và các đơn vị hỗ trợ đóng vai trò là những người
truyền cảm hứng, cung cấp thông tin, giới thiệu những thành công, điển hình, kinh nghiệm, hỗ trợ phát
triển đội nhóm thông qua thúc đẩy hợp tác liên ngành trong sinh viên.
Khi doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, nhà trường cần cung cấp những kiến thức cơ bản cần
thiết về kinh doanh như luật pháp, thuế, kế toán cho đến hỗ trợ nơi làm việc cho các nhà sáng lập
doanh nghiệp.
1 CK1-Dược sĩ, Khoa dược Trường ĐH kinh tế - Kỹ Thuật Bình Dương
53
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
Đối với giai đoạn thứ ba, khi hệ sinh thái có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển tốt,
trường đại học cần đóng vai trò tiên phong cung cấp những tài năng kinh doanh, nguồn lực chất
lượng tốt với tư duy, kỹ năng và trải nghiệm hữu ích để doanh nghiệp tăng trưởng bền vững.
Như vậy, trường đại học vừa trang bị cho người học những kỹ năng, kiến thức và trải nghiệm
để sẵn sàng khởi nghiệp khi có hướng đi đổi mới sáng tạo thực sự, vừa thực thi tốt vai trò của mình
trong cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
Ở Việt Nam cho đến nay vai trò của các trường đại học trong việc tạo ra môi trường đổi mới
sáng tạo, khích lệ tinh thần khởi nghiệp còn giới hạn. Các trường đại học đang theo đuổi những
hoạt động nghiên cứu khoa học chủ yếu ngừng lại ở việc công bố trên các tập san khoa học, có rất
ít nghiên cứu gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp bên ngoài nhà trường.
Trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương định hướng đào tạo theo hướng ứng dụng hóa
hiện đại hóa, bên cạnh việc giảng dạy và nghiên cứu nhà trường còn nhận thức rõ tầm quan trọng
của sứ mạng thứ ba, là gắn với các doanh nghiệp và đáp ứng những nhu cầu của họ nhằm phục vụ
cho cộng đồng và đời sống xã hội đồng thời xác định rõ vai trò của nhà trường trong hệ sinh thái
khởi nghiệp:
- Đào tạo và phát triển nhân tài (talent), bao gồm: doanh nhân (entrepreneurs), các nhà quản lý
(managers) và các nhà chuyên môn (experts);
- Cung cấp công nghệ (được bảo hộ và không bảo hộ), nguồn lực quan trọng cho các doanh
nghiệp tăng trưởng nhanh;
- Cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm cho các doanh nghiệp/dự
án khởi nghiệp.
Với những lợi thế sẵn có, sinh viên chính là lực lượng đông đảo góp phần quan trọng trong việc
xây dựng quốc gia khởi nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể khởi nghiệp thành công việc
trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên trước khi rời ghế nhà trường đóng vai trò rất
quan trọng. “Khởi nghiệp” là một trong những cách thức mang tính bền vững được ưu tiên để giáo
dục con người, đặc biệt kể đến những người trẻ tuổi.
Đứng trước khí thế sôi nổi đó, trường Đại học Kinh tế - Kỹ Thuật Bình Dương triển khai cuộc
thi “Khởi nghiệp - BETU Startup 2016”. Cuộc thi được tổ chức bởi đội ngũ chuyên nghiệp, nhiệt
huyết nhằm tìm ra và tôn vinh những tác giả và các dự án khởi nghiệp xuất sắc, tạo điều kiện cho
các dự án đó có cơ hội trở thành hiện thực. Giúp sinh viên tiếp cận khái niệm khởi nghiệp, xây dựng
ý tưởng khởi nghiệp và triển khai ý tưởng đó trong thực tế; Tạo cho sinh viên đam mê khởi nghiệp
sân chơi bổ ích và cơ hội tiếp xúc và làm việc trực tiếp với những Thầy Cô, các doanh nhân thành
đạt, giàu kinh nghiệm; Tạo cơ hội cho sinh viên thỏa sức sáng tạo, thể hiện ý tưởng cá nhân, tiệm
cận với việc hiện thực hóa ước mơ khởi nghiệp của mình;
Với tiêu chí chính của ý tưởng, dự án là phải thực tế, ứng dụng được, khả thi, không vi phạm
các quy định của pháp luật và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Yêu cầu về nội dung ý tưởng, dự án: Tóm tắt dự án - Giới thiệu doanh nghiệp dự kiến thành lập-Giới
thiệu sản phẩm dịch vụ-Phân tích vĩ mô-Phân tích vi mô (phân tích ngành)-Kế hoạch sản xuất-Kế hoạch
marketing-Kế hoạch bán hàng - Kế hoạch nhân sự-Kế hoạch tài chính-Quản trị rủi ro.
1. BETU STARUP 2016: SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CỐM NGHỆ CURCUMIN:
Căn cứ vào đề tài “Xây dựng bài giảng môn Thực hành Bào chế cho lớp Cao đẳng ngành Dược
tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình dương” năm 2015 đã được nghiệm thu, Khoa Dược đã
áp dụng đề tài này vào chương trình Thực hành Bào chế lớp Cao đẳng chính qui và liên thông.
54
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Bắt đầu từ ngày 01/08/2016, nhà trường đặt tiêu chí tìm ra những sinh viên tiềm năng, ấp ủ ý tưởng
hoài bão lớn, khởi nghiệp táo bạo giúp các em có cơ hội xây dựng, thử thách bản thân, thúc đẩy ý chí
chiến đấu mang nội lực của tuổi trẻ vào hoàn thiện ý tưởng khởi nghiệp có ý nghĩa cho xã hội.
Từ sản phẩm thực tế của lớp học, với niềm đam mê được thực hành nghề nghiệp, được ứng
dụng những kiến thức đã học để tạo ra những sản phẩm giúp ích cho mọi người, những sinh viên
Khoa Dược hăng say, nhiệt huyết, đã cùng nhau tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm và đã
quyết định cho ra đời dự án “Sản xuất và kinh doanh cốm nghệ Curcumin”.
Dự án không những nhận được sự đánh giá cao về tính khả thi, tầm quan trọng về tác dụng của sản
phẩm trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vượt qua 11 dự án nhóm sinh viên Khoa Dược đã
giành chiến thắng khi được ban tổ chức lựa chọn là dự án duy nhất tham gia bảo vệ trước Hội Doanh
nhân trẻ khu vực Đông Nam Bộ ngày 08/10/2016. Kết quả của buổi giao lưu, dự án vinh hạnh đạt
được giải ba (đây là giải cao nhất trong hội thi).
2. SẢN XUẤT CỐM NGHỆ CURCUMIN TỪ PHÒNG THÍ NGHIỆM ĐẾN TAY NGƯỜI
TIÊU DÙNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH DƯƠNG:
Không dừng lại ở đó, với sự hỗ trợ và giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng sự góp sức
của thầy cô bộ môn, dự án đã được đưa vào sản xuất thực tế ngay tại trường, tạo nền tảng cho các
em sinh viên khởi nghiệp phát triển kỹ năng chuyên ngành ngay khi còn là sinh viên trường Đại
học Kinh Tế - Kỹ Thuật Bình Dương.
Nhằm duy trì các hoạt động khởi nghiệp giúp các em đam mê hơn với ngành nghề, rèn luyện
nâng cao kỹ năng học đi đôi với hành, Khoa Dược quyết định thành lập quỹ khởi nghiệp từ lợi
nhuận của quá trình kinh doanh cốm nghệ curcumin. Từ 09/2017, dự án đã được Khoa chính thức
bàn giao lại cho sinh viên khối C15U tiếp tục triển khai sản xuất và kinh doanh cốm nghệ curcumin
Nhằm khẳng định bước tiến và vị thế của nhà trường trong đào tạo giáo dục tại tỉnh Bình
Dương, dự án không chỉ dừng lại trên lý thuyết mà đã được đẩy mạnh đầu tư đi vào sản xuất mang
sản phẩm cốm nghệ curcumin thương hiệu BETU đến với mọi người. Đây chính là điểm nổi bật mà
hiện nay rất ít trường Đại học thực hiện được.
Trưởng Khoa Dược - DS. CKI Trương Thị Ngọc Sương là người tâm huyết và cận kề bên cạnh
các em sinh viên, khuyến khích sinh viên không ngừng nghiên cứu “bởi khởi nghiệp sáng tạo không
thể thiếu nghiên cứu, phải biết nhu cầu thị trường và trong quá trình nghiên cứu thì sẽ tiếp xúc được
các doanh nghiệp thành đạt” giúp các em tiếp tục nuôi dưỡng hoàn thiện ước mơ khởi nghiệp của bản
thân, quyết tâm không để “chết” dự án. Kế hoạch đưa dự án vào sản xuất, Khoa chia làm 2 giai đoạn:
2.1. Giai đoạn 1: Khoa Dược sản xuất và kinh doanh từ ngày 31/10/2016 đến ngày 04/03/2017
Toàn bộ quy trình đều được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu – sản xuất – tiêu thụ
sản phẩm dưới sự điều hành và giám sát của trưởng khoa.
Dưới sự đào tạo nghiêm ngặt, các em sinh viên đã được rèn luyện mài dũa tay nghề hoàn chỉnh.
Khoa Dược đã tạo bàn đạp đưa đề tài lên một tầm cao mới khi chuyển giao công nghệ của đề tài
nghiên cứu khoa học vào quá trình giảng dạy của Khoa. Từ đó, không chỉ mở đường cho nhóm sinh
viên khởi nghiệp mang đề tài ứng dụng vào thực tế mà còn tạo cơ hội cho tất cả sinh viên Dược
BETU được nghiên cứu khoa học nhằm thắp sáng tinh thần ham học hỏi, bùng cháy ý tưởng và
phát huy sức trẻ.
2.2. Giai đoạn 2: Sinh viên nhóm khởi nghiệp thực hiện:
2.2.1. Nhóm sinh viên C15U: Từ tháng 3 năm 2017, dự án “Sản xuất và kinh doanh cốm nghệ
Curcumin” đã được tiến hành bàn giao cho nhóm sinh viên khối C15U tiếp tục thực hiện giai đoạn
sản xuất và kinh doanh.
55
Hội thảo Khoa học Quốc tế ...
Với hình thức bàn giao cho các em sinh viên thế hệ sau, Khoa Dược mong muốn thay đổi cách
thức đưa nghiên cứu khoa học phổ biến đến cộng đồng sinh viên BETU: “Nghiên cứu khoa học
không chỉ là phong trào cần phát động mà nó hoàn toàn có thể trở thành một truyền thống được
duy trì giữa các thế hệ sinh viên” tạo nên một nét riêng của trường Đại học Kinh Tế - Kỹ Thuật
Bình Dương.
Sau khi nhận dự án từ các anh/chị đi trước, Khoa luôn khuyến khích các em sinh viên nhóm
C15U đưa ra ý kiến sáng tạo riêng để cùng nhau hoàn thiện hơn nữa sản phẩm về mặt chất lượng
lẫn hình thức. Sau một thời gian chạy quy trình dưới sự kèm cặp và theo sát của thầy cô bộ môn,
DS. CKI Trương Thị Ngọc Sương hoàn toàn tự tin bàn giao lại toàn bộ cho sinh viên tự quản lý và
thực hiện.
Thành công lớn nhất của dự án chính là sự đón nhận sản phẩm cốm nghệ curcumin thương hiệu
BETU từ phía người tiêu dùng, không chỉ được công nhận về mặt tác dụng trên nghiên cứu lâm
sàng mà hơn thế nữa sản phẩm đã chứng minh hiệu quả ngay trên người sử dụng và nhận được rất
nhiều ý kiến phản hồi tích cực. Chỉ trong vòng 06 tháng, nhóm sinh viên khởi nghiệp Khoa Dược
đã sản xuất và tiêu thụ gần 100 kg cốm nghệ curcumin. Số tiền thu được một phần được giao cho
các em sinh viên, một phần được trích ra để xây dựng quỹ “Khởi nghiệp Khoa Dược” nhằm:
Ưu tiên đầu tư nghiên cứu nhiều mặt hàng vô cơ thân thiện với môi trường từ nguồn dược liệu
sẵn có tại địa phương (Nha đam, Nghệ, Dừa), từ đó vận dụng quy trình vào công tác xây dựng
chương trình thực tập - thực hành bộ môn Bào chế đưa nghiên cứu khoa học đến gần với sinh
viên: Dầu gió PV - Aloe vera toothpaste - Aloe vera liquid soap - Aloe vera dishwasher detergent
- Beautyface cream - Rượu bổ thận tinh
Triển khai sân chơi nghiên cứu khoa học cho giảng viên – sinh viên Khoa Dược với mục tiêu
hun đúc tinh thần tự học tập nâng cao kiến thức, trao dồi ngoại ngữ để tiếp cận thêm nhiều tri thức
mới của nhân loại
Đề tài nhỏ - tính ứng dụng cao thể hiện rõ nét phương châm đào tạo theo hướng ứng dụng của
nhà trường. Với đặc thù là một ngôi trường đào tạo chuyên sâu về tay nghề do đó trách nhiệm của
đội ngũ giảng viên trong công tác đặt nền tảng, truyền lửa đam mê trên con đường nghiên cứu trau
dồi tri thức ngay từ những bước đầu cho các em sinh viên là tối quan trọng. Việc kết hợp nghiên
cứu khoa học vào giáo dục giúp mài dũa sinh viên về nhiều khía cạnh trong suốt quá trình phấn đấu
nhằm khẳng định các giá trị bản thân và xã hội.
2.2.2. Nhóm sinh viên C16U: Nối tiếp ngọn lửa đam mê trong nghiên cứu khoa học , vừa qua
ngày 29/11/2017, Khoa tiếp tục tiến hành thủ tục bàn giao dự án cho khối sinh viên C16U .
Với sự nghiệp giáo dục “Một năm trồng cây – Trăm năm trồng người”, những người thầy người
cô Khoa Dược trường Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Bình Dương vẫn đang và sẽ tiếp tục nuôi dưỡng
và ươm mầm những tài năng trẻ cho đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
TIẾNG VIỆT
1. Trương Thị Ngọc Sương, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, 2015, Bài giảng
Thực hành bào chế cho hệ Cao Đẳng ngành Dược Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương.
2. Thông báo về cuộc thi khởi nghiệp BETU Starup 2016 của Viện Phát triển nguồn lực Trường
Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương ngày 25 tháng 7 năm 2016
3. Quyết định về việc phân công giảng viên hướng dẫn ý tưởng cuộc thi khởi nghiệp BETU
Starup 2016 vòng 2 ngày 12 tháng 8 năm 2016
56
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
4. Nguyễn Hồng Trường: Startup Việt: Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho sinh viên với đề án
mới, Quang Huy - 1/11/2017 – Báo Sống Mới
5. Nguyễn Đặng Tuấn Minh, Founder Institute - Trung tâm của khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo
- 21/09/2017 - Báo Tia Sáng
6. Nguyễn Anh Thi Giám đốc Khu Công nghệ Phần mềm Đại học quốc gia TP.HCM (ITP), Vai
trò của đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp - 12/9/2017 – Kênh thông tin đối ngoại của phòng
thương mại công nghiệp Việt Nam
7. Quang Huy, Startup Việt, Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho sinh viên với đề án mới
- 1/11/2017 – Báo Sống Mới
TIẾNG ANH
8. Pharmacopoeia of the people’s republic of China, 2010, Chinese Pharmacopoeia Commission,
People’s Medical Publishing House
9. The United States Pharmacopoeia (USP) 34- NF 29, 2001