Rắc rối ở nơi làm việc có thể đến với bạn từ những đồng nghiệp sở hữu tính cách
khác nhau, từ nhút nhát thái quá cho tới ngổ ngáo như “cướp biển”. Bạn sẽ phải
ứng xử ra sao với họ?
Theo tờ US News, hành vi của đồng nghiệp không phải là yếu tố duy nhất tạo nên
sự khó xử cho bạn ở công sở. Bối cảnh diễn ra và phản ứng của những người xung
quanh cũng góp phần tạo ra một tình huống chẳng mấy dễ chịu.
Các chuyên gia gợi ý, thay vì “tám chuyện” khắp nơi về hành vi của đồng nghiệp
khiến bạn khó xử, dưới đây là những bước phản ứng khôn ngoan mà bạn nên áp
dụng:
Trước hết, bạn cần thấu hiểu về hành vi của đồng nghiệp. Khi cảm thấy khó xử
trước một hành vi mà bạn cho là kỳ cục, hãy nhớ rằng, hành vi đó có thể là do ảnh
hưởng từ nghề nghiệp hoặc môi trường sống trước kia của đồng nghiệp đó. Nếungười đồng nghiệp đó đến từ một vùng miền khác, rất có thể anh/cô ấy lớn lên
cùng với những chuẩn mực văn hóa khác.
Thứ hai, bạn cần tránh thái độ châm chọc đối với hành vi mà bạn cho là kỳ quặc
của đồng nghiệp. Theo bản năng, bạn có thể biến nhân vật này thành trung tâm của
những cuộc “ngồi lê đôi mách” ở công sở. Nhưng cách phản ứng này chỉ khiến tình
hình thêm tồi tệ. Nhiều người sẽ cho rằng, họ rồi sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo
cho bạn châm chọc vì một thói quen “khác người” nào đó mà họ có.
Thay vào đó, chuyên gia khuyên, bạn nên cùng các đồng nghiệp tạo ra một môi
trường làm việc mà ở đó, mọi người có thể thừa nhận lỗi của mình và nói với nhau
về những hành vi khiến người khác cảm thấy không thoải mái.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bí quyết đối phó với những đồng nghiệp “kỳ quặc”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bí quyết đối phó với những đồng
nghiệp “kỳ quặc”
Rắc rối ở nơi làm việc có thể đến với bạn từ những đồng nghiệp sở hữu tính cách
khác nhau, từ nhút nhát thái quá cho tới ngổ ngáo như “cướp biển”. Bạn sẽ phải
ứng xử ra sao với họ?
Theo tờ US News, hành vi của đồng nghiệp không phải là yếu tố duy nhất tạo nên
sự khó xử cho bạn ở công sở. Bối cảnh diễn ra và phản ứng của những người xung
quanh cũng góp phần tạo ra một tình huống chẳng mấy dễ chịu.
Các chuyên gia gợi ý, thay vì “tám chuyện” khắp nơi về hành vi của đồng nghiệp
khiến bạn khó xử, dưới đây là những bước phản ứng khôn ngoan mà bạn nên áp
dụng:
Trước hết, bạn cần thấu hiểu về hành vi của đồng nghiệp. Khi cảm thấy khó xử
trước một hành vi mà bạn cho là kỳ cục, hãy nhớ rằng, hành vi đó có thể là do ảnh
hưởng từ nghề nghiệp hoặc môi trường sống trước kia của đồng nghiệp đó. Nếu
người đồng nghiệp đó đến từ một vùng miền khác, rất có thể anh/cô ấy lớn lên
cùng với những chuẩn mực văn hóa khác.
Thứ hai, bạn cần tránh thái độ châm chọc đối với hành vi mà bạn cho là kỳ quặc
của đồng nghiệp. Theo bản năng, bạn có thể biến nhân vật này thành trung tâm của
những cuộc “ngồi lê đôi mách” ở công sở. Nhưng cách phản ứng này chỉ khiến tình
hình thêm tồi tệ. Nhiều người sẽ cho rằng, họ rồi sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo
cho bạn châm chọc vì một thói quen “khác người” nào đó mà họ có.
Thay vào đó, chuyên gia khuyên, bạn nên cùng các đồng nghiệp tạo ra một môi
trường làm việc mà ở đó, mọi người có thể thừa nhận lỗi của mình và nói với nhau
về những hành vi khiến người khác cảm thấy không thoải mái.
Thứ ba, đối với mỗi dạng tình huống khó xử ở nơi làm việc, bạn cần có một cách
xử lý khác nhau:
Đồng nghiệp lãng mạn thái quá
Tình huống ở đây là, một đồng nghiệp thích kể “tất tần tật” cho bạn và những
người xung quanh về câu chuyện tình cảm sướt mướt mà cô ấy đang hoặc vừa trải
qua. Để cho thấy bạn không hứng thú với câu chuyện như vậy, hãy kiên quyết rút
lui khỏi cuộc nói chuyện.
Nếu đồng nghiệp này liên tục lặp đi lặp lại câu chuyện, hãy nhẹ nhàng và lịch sự
nói rằng, bạn quan tâm đến cô/anh ấy, nhưng bạn không có thời gian để lắng nghe
tất cả mọi chi tiết trong chuyện yêu đương của cô/anh ấy.
Đồng nghiệp quá nhút nhát
Đây là một đồng nghiệp đã ngồi gần bạn cả năm trời, nhưng mồm miệng lúc nào
cũng “im như thóc”. Bạn nói “xin chào” với cô/anh ấy khi bước chân tới bàn làm
việc mỗi sáng, nhưng đáp lại chỉ là sự im lặng đến mức khó hiểu. Trong các cuộc
họp, khi mọi người buộc phải phát biểu, cô/anh ấy chỉ nói lí nhí.
Bằng cách khuyến khích sự phối hợp trong công việc, các nhà quản lý có thể tạo ra
một môi trường làm việc để giúp những nhân viên nhút nhát thoát ra khỏi chiếc
“vỏ ốc” của họ. Những người này cần được phân công những nhiệm vụ dài hơi để
họ phát triển được cảm giác thoải mái và gần gũi khi làm việc theo nhóm.
Là một đồng nghiệp, bạn hãy chủ động và tích cực đưa người đồng nghiệp nhút
nhát vào những cuộc họp hoặc thảo luận nhóm. Bạn cũng có thể “phá băng” bằng
cách mời cô/anh ấy đi ăn trưa, đi uống nước
Đồng nghiệp “mồm năm miệng mười”
Thường xuyên “xổ” ra những tràng tiếng lóng hoặc những câu chuyện cười “khả
ố”, người đồng nghiệp này không chỉ tạo ra tình huống khiến những người xung
quan thẹn đỏ mặt mà còn gây cảm giác khó chịu.
Theo một số chuyên gia, để xử lý những tình huống như vậy, bạn có thể đề nghị
sếp góp ý với đồng nghiệp này. Ở một số quốc gia như Mỹ, những câu chuyện đùa
không phù hợp có thể bị đánh giá là quấy rối, và người nói ra chuyện đó có thể sẽ
bị kiện.