Mục tiêu: Tác giả phân tích các biến chứng lâu dài xảy ra trong vòng hơn 20 tháng sau xạ phẫu Gamma Knife (Gamma Knife Radiosurgery: GKRS) cho dị dạng động tĩnh mạch não (arteriovenous malformations: AVMs) trong sọ. Phương pháp: Các bệnh nhân bị AVM trong sọ đã được điều trị bằng GKRS và theo dõi ít nhất 20 tháng sau điều trị được chọn lọc để phân tích số liệu (401 trường hợp). Tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi bằng phần mềm Access và xử lý số liệu bằng phần mềm R. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 30,476 ± 13,48 (6-76), thể tích trung bình là 8,957 cm3 ± 13,257 (0,0187- 135,00 cm3), liều ngoại biên trung bình là 21,379 ± 3,04 Gy (range 13-26) thời gian theo dõi trung bình là 41,829 ± 13,59 tháng (21,43-72,67). Kết quả: Tắc nghẽn hoàn toàn dị dạng đạt được trong 362 trường hợp (90,3%), tắc nghẽn không hoàn toàn 39 (9,7%). Các biến chứng lâu dài được quan sát trong 25 trường hợp. Các biến chứng này bao gồm xuất huyết 9 trường hợp (2,25%), phù não và tạo nang 11 trường hợp (2,7%). Biến chứng tạo nang gặp trong 3 trường hợp. Gia tăng động kinh 4 trường hợp (1%), hẹp động mạch não giữa 1 trường hợp. Biến chứng lâu dài liên hệ với thể tích búi dị dạng (p < 0,0001) và vị trí bán cầu của AVMs (p< 0,01). Phù não và tạo nang có liên quan đến liều cao của điều trị GKRS (p <0,001), thể tích búi dị dạng lớn (P < 0,001), tắc nghẽn hoàn toàn (p< 0,01) và vị trí bán cầu của AVM (p < 0,05). Kết luận: Tắc nghẽn không hoàn toàn của búi dị dạng là nguyên nhân có liên hệ đến xuất huyết não muộn. Tắc nghẽn không hoàn toàn làm gia tăng nguy cơ xuất huyết não. Tuy nhiên vẫn làm giảm nguy cơ xuất huyết so với không điều trị. Liều điều trị cao và có các nhánh động nuôi di ngang qua búi dị dạng có thể làm gia tăng nguy cơ phù não và hình thành nang sau xạ phẫu.
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến chứng lâu dài xạ phẫu Gamma Knife trong điều trị dị dạng động tĩnh mạch não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 162
BIẾN CHỨNG LÂU DÀI XẠ PHẪU GAMMA KNIFE
TRONG ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO
Nguyễn Thanh Bình*, Nguyễn Phong**, Trần Quang Vinh***, Huỳnh Lê Phương**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tác giả phân tích các biến chứng lâu dài xảy ra trong vòng hơn 20 tháng sau xạ phẫu Gamma
Knife (Gamma Knife Radiosurgery: GKRS) cho dị dạng động tĩnh mạch não (arteriovenous malformations:
AVMs) trong sọ.
Phương pháp: Các bệnh nhân bị AVM trong sọ đã được điều trị bằng GKRS và theo dõi ít nhất 20 tháng
sau điều trị được chọn lọc để phân tích số liệu (401 trường hợp). Tất cả các bệnh nhân đều được theo dõi bằng
phần mềm Access và xử lý số liệu bằng phần mềm R. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 30,476 ± 13,48 (6-76),
thể tích trung bình là 8,957 cm3 ± 13,257 (0,0187- 135,00 cm3), liều ngoại biên trung bình là 21,379 ± 3,04 Gy
(range 13-26) thời gian theo dõi trung bình là 41,829 ± 13,59 tháng (21,43-72,67).
Kết quả: Tắc nghẽn hoàn toàn dị dạng đạt được trong 362 trường hợp (90,3%), tắc nghẽn không hoàn toàn
39 (9,7%). Các biến chứng lâu dài được quan sát trong 25 trường hợp. Các biến chứng này bao gồm xuất huyết
9 trường hợp (2,25%), phù não và tạo nang 11 trường hợp (2,7%). Biến chứng tạo nang gặp trong 3 trường
hợp. Gia tăng động kinh 4 trường hợp (1%), hẹp động mạch não giữa 1 trường hợp. Biến chứng lâu dài liên hệ
với thể tích búi dị dạng (p < 0,0001) và vị trí bán cầu của AVMs (p< 0,01). Phù não và tạo nang có liên quan đến
liều cao của điều trị GKRS (p <0,001), thể tích búi dị dạng lớn (P < 0,001), tắc nghẽn hoàn toàn (p< 0,01) và vị
trí bán cầu của AVM (p < 0,05).
Kết luận: Tắc nghẽn không hoàn toàn của búi dị dạng là nguyên nhân có liên hệ đến xuất huyết não muộn.
Tắc nghẽn không hoàn toàn làm gia tăng nguy cơ xuất huyết não. Tuy nhiên vẫn làm giảm nguy cơ xuất huyết
so với không điều trị. Liều điều trị cao và có các nhánh động nuôi di ngang qua búi dị dạng có thể làm gia tăng
nguy cơ phù não và hình thành nang sau xạ phẫu.
Từ khoá: GKRS, dị dạng động tĩnh mạch não, nang, xuất huyết
ABSTRACT
LONG-TERM COMPLICATIONS AFTER GAMMA KNIFE SURGERY FOR ARTERIOVENOUS
MALFORMATIONS
Nguyen Thanh Binh, Nguyen Phong, Tran Quang Vinh, Huynh Le Phuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 162 - 167
Objectives: The authors analyzed of the long-term complications that occur more than 20 months after
gamma knife surgery (GKS) for intracranial arteriovenous malformations (AVMs).
Methods: Patients with previously untreated intracranial AVMs that were managed by GKS and followed
for at least 20 months after treatment were selected for analysis (401 cases) and follow up by R tatistical analysis.
The mean age was 30.476 ± 13.48 (6-76), the mean volume 8.957 cm3 ± 1.257(0.0187- 135.00 cm3), the mean
marginal dose was 21.379 ± 3.04 Gy (range 13-26), and the mean follow up duration was 41.829 ± 13.59 tháng
(21.43-72.67).
Results: Complete AVM obliteration was attained in 362 cases (90.3%), and incomplete obliteration in 39
cases (9.7%). Long-term complications were observed in 25 patients (9.3%). These complications included
* Khoa Gamma Knife, ** Khoa Ngoại thần kinh, *** Khoa Hồi sức Ngoại thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Thanh Bình ĐT: 0908129917 Email: drbinhgk@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 163
hemorrhage (nine cases), severe brain edema and delayed cyst formation (eleven cases), increase of seizure
frequency (four cases), and middle cerebral artery stenosis and increased white matter signal intensity on T2-
weighted magnetic resonance imaging (one case of each). The long-term complications were associated with larger
nidus volume (p < 0.001) and a lobar location of the AVM (p < 0.01). Delayed hemorrhage was associated only
with incomplete obliteration of the nidus (p <0.05). Severe brain edema, delayed cyst formation was associated
with a higher maximal GKS dose (p < 0.001), larger nidus volume (p < 0.001), complete nidus obliteration (p <
0.01), and a lobar location of the AVM (p <0.05).
Conclusions: Incomplete obliteration of the nidus is the most important factor associated with delayed
hemorrhagic complications. Time of obliterated too long may increase ability delayed hemorrhagic complications.
Complete obliteration can be complicated by severe hemorrhagic complications and delayed cyst formation,
especially if breeding artery come aross the nidus and high maximal treatment doses and have been administered.
Key words: gamma knife radiosurgery, arteriovenous malformation, cyst, hemorrhage
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ba mươi năm sau báo cáo lần đầu tiên của
nhóm nghiên cứu Lar Leksell, GKRS đã trở
thành phương pháp điều trị hoàn chỉnh cho các
bệnh nhân bị AVMs trong sọ chọn lọc. Sự kết
hợp giữa tính hiệu quả và ít xâm lấn là ưu điểm
đối với các sang thương nằm trong hoặc cạnh
vùng chức năng, nơi mà không thể phẫu thuật
cắt bỏ an toàn. Tuy nhiên, GKRS đối với AVMs
không phải là một thủ thuật hoàn toàn không có
biến chứng mà còn có thể đi kèm với các biến
chứng trầm trọng khác. Các biến chứng này khá
đa dạng và có thể được chia thành 2 nhóm.
Nhóm một là các biến chứng xảy ra trong vòng
2 năm trước và trong suốt quá trình các thay đổi
mạch máu gia tăng lên do tia xạ đối với tổn
thương. Nhóm 2 là các hậu quả xảy ra sau đó.
Mặc dù có nhiều báo cáo trước đây trong y văn,
các kiểu và các yếu tố nguy cơ xảy ra sau, các
trường hợp thất bại thường ít đề cập trong y
văn. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra về
các biến chứng lâu dài sau GKRS cho các AVM
trong sọ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Nghiên cứu tiền cứu 401 bệnh nhân AVMs
(trong số 650 bệnh nhân) được điều trị bằng
GKRS từ cuối năm 2006 đến tháng 1 năm 2011
tại Đơn vị Gamma Knife thuộc khoa Ngoại Thần
kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Trong số 401 bệnh
nhân có 243 nam (60,6%) và 158 nữ (39,4%), tuổi
trung bình là 30,476 ± 13,48 tuổi, thay đổi từ 6
đến 76 tuổi (trung vị là 29). Trong các bệnh nhân
này số bệnh nhân bị xuất huyết trước nhập viện
là 276 bệnh nhân (68,8%). Xuất huyết trước nhập
viện đối với các AVM có kích thước nhỏ, trung
bình và lớn lần lượt là 83,2%, 48,4% và 25% và
xuất huyết lớn hơn 2 lần chiếm 38 bệnh nhân
(9%), bệnh nhân có triệu chứng nhức đầu là 321
bệnh nhân (80%) và động kinh là 78 bệnh nhân
(19,5%). Ở thời điểm xạ phẫu có 61 bệnh nhân
(15,2%) có dấu thần kinh khu trú, 12 bệnh nhân
(2,7%) nhập viện trong tình trạng hôn mê. Trong
đó có 352 (87,8%) bệnh nhân GKRS là điều trị
đầu tiên, 10 (2,5%) được phẫu thuật trước xạ
phẫu, 35 (8,7%) có can thiệp nội mạch và 3 (1%)
đã được xạ phẫu 1 lần hơn 3 năm trước điều trị
lần này, 1 (0,2%) vừa phẫu thuật và can thiệp
nội mạch trước xạ phẫu, không có bệnh nhân
nào kết hợp cả 3 phương pháp phẫu thuật, can
thiệp nội mạch và GKRS. Số bệnh nhân theo
phân loại của Spetzler – Martin lần lượt là I: 94
(23,4%), II: 166 (41,4%), III: 118: 29,4%, IV: 17:
4,2%, V: 5 (1,2%). Thể tích trung bình của búi dị
dạng là 8,957 ± 13,257 cm3 (0,0187- 135,00 cm3).
Tất cả các bệnh nhân được điều trị với
Leksell Gamma Knife Model C, đầu bệnh nhân
được cố định vào khung định vị không gian ba
chiều Leksell loại G, sau đó được chụp MRI,
CTscan, DSA để xác định chính xác hình dáng,
thể tích và vị trí của búi dị dạng (nidus) trên
không gian 3 chiều. Giới hạn và vị trí của nidus
được xác định trên hình ảnh chụp mạch máu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 164
não xoá nền, sau đó hình dạng và kích thước
chính xác của dị dạng được xác định trên hình
ảnh cộng hưởng từ mạch máu (TOF). Tất cả các
bệnh nhân đều được lập kế hoạch bằng hình
ảnh DSA và MRI, một số trường hợp kết hợp
thêm hình ảnh CTscan có bơm thuốc có đối
quang từ. Tất cả các hình ảnh được chuyển đến
bộ phân lập kế hoạch của máy Leksell Gamma
Knife C (Leksell GammaPlan, Elekta Instrument
AB) xử lý và xác định mục tiêu điều trị và
chuyển đến GKRS với 201 nguồn 60Co. Sự chọn
lựa của liều điều trị phục thuộc vào thể tích của
Target. Liều ngoại biên trung bình là liều ngoại
biên trung bình là 21,379 ± 3,04 Gy (range 13-26)
thời gian theo dõi trung bình là 41,829 ± 13,59
tháng (21,43-72,67).
Tất cả các bệnh nhân GKRS đều được tái
khám mỗi tháng, 6 tháng, và hằng năm tại Đơn
vị Gamma Knife cho đến khi dị dạng được tắc
nghẽn hoàn toàn. Đối với các AVMs có đường
kính nhỏ hơn 2 cm chúng tôi chụp DSA sau 1
năm đối với các dị dạng có đường kính từ 2 đến
3 cm, chụp MRI sau 1 năm và chụp DSA sau
năm tiếp theo hoặc chụp DSA ngay sau đó nếu
dị dạng bị biến mất hoàn toàn, các AVMs có
đường kính lớn hơn 3 cm chúng tôi chỉ chụp
DSA khi trên MRI không còn búi dị dạng. Sau 3
năm theo dõi đánh giá nếu kích thước búi dị
dạng không thay đổi sau 2 lần theo dõi cách
nhau một năm chúng tôi sẽ đánh giá điều trị
theo bước tiếp theo là can thiệp nội mạch, phẫu
thuật hoặc xạ phẫu lại. Tất cả các đánh giá tắc
mạch được sự kết hợp thống nhất giữa bác sĩ
chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ phẫu thuật thần
kinh.
Các số liệu được phân tích bằng phần mềm
R. Tất cả các dữ liệu lâm sàng và hình ảnh học
theo dõi ngay từ đầu bằng phần mềm Microsoft
office access 2007, sau đó chuyển đến phần mềm
R.2.10.1 xử lý số liệu.
KẾT QUẢ
Mức độ tắc nghẽn
Tắc nghẽn hoàn toàn búi dị dạng 362 bệnh
nhân (90,3%), tắc nghẽn bán phần là 25 bệnh
nhân (6,2%) và tắc nghẽn hoàn toàn và không
theo dõi được 14 bệnh nhân (3,5%).
Bệnh xuất
Các biến chứng lâu dài được quan sát trong
25 trường hợp. Các biến chứng này bao gồm
xuất huyết 9 trường hợp (2,25%), có 2 trường
hợp (0,05%) xuất huyết não nặng và tử vong,
một xuất huyết do vỡ dị dạng ở vùng đính và
một trường hợp máu tràn não thất do vỡ AVM
não thất. Xuất huyết não muộn thường gặp 3,6 ±
2,2 năm (2 – 6 năm). Phù não và tạo nang 11
trường hợp (2,7%). Biến chứng tạo nang sau phù
não gặp trong 3 trường hợp. Biến chứng phù
não và tạo nang thường gặp trong 4,3 ± 11,8 năm
(3,5 – 6,1 năm). Gia tăng động kinh 4 trường hợp
(1%), hẹp động mạch não giữa 1 trường hợp.
Như đã nói ở trên trong suốt quá trình theo
dõi có 2 bệnh nhân tử vong do xuất huyết trong
não từ dị dạng tắc nghẽn không hoàn toàn. Tử
xuất liên quan đến bệnh trong suốt quá trình
theo dõi là 0,05%.
Nhận xét và bàn luận
Xạ phẫu, đặc biệt là GKRS, đã trở thành tiêu
chuẩn điều trị cho các bệnh nhân trong não
chọn lọc. Đã gây ra các ảnh hưởng trên lâm sàng
bởi tắc nghẽn các mao mạch của búi dị dạng
bằng nhiễu cơ chế khác nhau. Các thay đổi này
diễn tiến từ từ và cần nhiều thời gian để tắc
nghẽn hoàn toàn. Sự tắc nghẽn của AVMs được
dự đoán trong khoảng giai đoạn và thường kết
thúc khoảng 2 năm nhưng cũng có thể cao hơn
nếu liều điều trị tăng lên(6). Các biến chứng có
thể xảy ra trong suốt thời gian này, các y văn
cũng đã nhấn mạnh trực tiếp rằng các nguy cơ
xuất huyết tiếp diễn đến khi các dị dạng bị tắc
nghẽn hoàn toàn. Biến chứng này có tần suất
hàng năm là 1,8 – 4 % trong suốt 2 năm đầu sau
điều trị. Các biến chứng này có thể xảy ra trong
vòng 6 tháng đầu tiên sau điều trị trong 45%
trường hợp(6), các yếu tố dự đoán xuất huyết
trong suốt giai đoạn tiềm tàng bao gồm tuổi cao,
thể tích AVM lớn và liều ngoại biên thấp. Biến
chứng lâu dài liên hệ với thể tích búi dị dạng
(p<0,0001) và vị trí bán cầu của AVMs (p<0,01).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 165
Phù não và tạo nang có liên quan đến liều cao
của điều trị GKRS (p <0,001), thể tích búi dị dạng
lớn (P < 0,001), tắc nghẽn hoàn toàn (p< 0,01) và
vị trí bán cầu của AVM (p < 0,05).
Các yếu tố liên hệ đến biến chứng muộn
Biến chứng xuất huyết muộn thường xuyên
liên hệ với thể tích lớn của búi dị dạng (p< 0,001)
và vị trí bán cầu của AVM. Xuất huyết não
muộn được minh hoạ trong hình 1 chỉ liên hệ
với tắc nghẽn không hoàn toàn của búi dị dạng
(p < 0,001), liều ngoại biên cao (p <0,001), tắc
nghẽn hoàn toàn của búi dị dạng (p < 0,001) và
vị trí bán cầu của tổn thương (p<0,05).
Hình 1: Bệnh nhân Le Thị K.H, nữ, SNV: 201077081. Hình MRI theo dõi trong 3 năm 2010, 2011, 2012 cho
thấy phù não tăng lên và cuối cùng là tạo nang.
Biến chứng xuất huyết xảy ra sau giai đoạn
tiềm tàng không được ghi nhận trong y văn.
Karlsson và cộng sự(3,6) ghi nhận 44 trường hợp
xuất huyết trong 1593 bệnh nhân (2,8%), xảy ra 2
hoặc nhiều năm sau GKRS cho AVM. Trong đó
17 trường hợp xảy ra sau hơn 5 năm điều trị và 8
trường hợp xảy ra hơn 10 năm sau điều trị.
Trong nghiên cứu của Yamamoto và cộng sự, tỷ
lệ của biến chứng này là 3,8%. Trong công trình
này, tỷ lệ xuất huyết là 2,24% và tỷ lệ tử vong là
22% trong số các bệnh nhân bị xuất huyết. Biến
chứng xuất huyết này liên hệ chủ yếu với 1 yếu
tố đó là tắc nghẽn không hoàn toàn của AVM,
và cũng không chỉ ra bất cứ yếu tố nào có thể
ngăn chặn biến chứng xuất huyết trong suốt quá
trình theo dõi lâu dài. Như vậy bất cứ yếu tố
nào làm cho AVM tắc nghẽn không hoàn toàn
cũng có thể là nguyên nhân gây ra xuất huyết
não muộn: điều trị can thiệp nội mạch trước,
hình ảnh học AVM không rõ khi lập kế hoạch,
liều điều trị không đủ, hoặc khi đặt liều không
đủ vào búi dị dạng.
Cần nhấn mạnh rằng, tắc nghẽn hoàn toàn
trên hình ảnh học của AVM có thể không đảm
bảo là không bị xuất huyết não muộn. Có hai
trường hợp đã được báo cáo trước đây(11,12), có
một trường hợp trong công trình này. Tái thông
của cục máu đông và và phát triển của mạng
lưới mao mạch trong mô hạt có thể là nguyên
nhân gây chảy máu, hình ảnh bắt cản quang sau
tại vùng điều trị sau khi điều trị thành công
AVM có thể quan sát được 60% trường hợp.
Mức độ tắc nghẽn của công trình này là
90,3%, nằm trong nhóm tắc nghẽn cao so với
trong các công trình khác vì trong giai đoạn đầu
chúng tôi chọn lọc bệnh điều trị kỹ, ít các AVMs
có kích thước và phân loại Spetzler Martin thấp
hơn nên mức độ tắc nghẽn cao hơn.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 166
Hình 2: Bệnh nhân Võ Thị AM, SNV: 200828603: đã được điều trị nội mạch và GKRS cách 4 năm, bị xuất
huyết não, DSA thấy dị dạng tắc nghẽn chưa hoàn toàn
Trong mỗi trường hợp của nghiên cứu này,
kế hoạch điều trị được thực hiện để hướng đến
mục tiêu bao phủ hoàn toàn búi dị dạng bởi liều
ngoại biên. Liều điều trị ngoại biên sẽ giảm liều
trong những trường hợp thể tích lớn hơn. Mức
độ tắc nghẽn sẽ cao hơn nếu liều điều trị cao
hơn. Nhưng khó khăn của điều trị Gamma knife
liều cao là gia tăng tổn thương do tia xạ đối với
mô não xung quanh đặc biệt nếu thể tích điều trị
lớn. Một số tác giả gần đây báo cáo về xạ trị
phân liều cho các bệnh nhân AVM. Colombo và
cộng sự(1) báo cáo hai trường hợp tử do tia xạ và
có bằng chứng xuất huyết cao ở bệnh nhân xạ trị
từng phần. Hoại tử do tia xạ được báo cáo có tần
suất 1,7 đến 7,6 % sau GKRS cho AVMs. Nó gặp
2 trường hợp 0,05% trong công trình của chúng
tôi.
Liều điều trị cao, thể tích búi dị dang lớn, vị
trí bán cầu của AVM và tắc nghẽn hoàn toàn thì
liên quan đến hình thành nang muộn. Trong
nghiên cứu này tần suất là 2,7% trong gần 6 năm
sau điều trị. Có một vài nghiên cứu lớn với thời
gian nghiên cứu đầy đủ nhưng các biến chứng
không được nghiên cứu tất cả. Tuy nhiên có một
vài báo cáo tần suất khoảng từ 7,9 đến 28%.
Nguyên nhân của các biến chứng này đến giờ
này vẫn còn suy đoán, không rõ ràng.
Mặc dù xuất huyết và tạo nang là 2 biến
chứng rất thường gặp gặp nhất trong các biến
chứng lâu dài của GKRS trong điều trị AVM, các
biến chứng khác ít gặp hơn có thể thấy sau quá
trình theo dõi lâu dài. Bốn bệnh nhân (1%) gia
tăng tần suất động kinh, thường gặp sau vài
năm điều trị. Trong một nghiên cứu đa trung
tâm của Flickinger và cộng sự thấy rằng các biến
chứng đến 22% bệnh nhân mà các bệnh nhân
này có dấu hiệu thần kinh khu trú sau GKRS
cho các AVM và được cho là tổn thương tia xạ
đối với nhu mô não bình thường. Trong nghiên
cứu này các tổn thương do tia xạ không triệu
chứng làm thay đổi hình ảnh học trên hình T2
trong 46 trường hợp. Các tổn thương này không
làm gia tăng tần suất động kinh trong công trình
nghiên cứu này. Kihlstrom và cộng sự(7) mô tả
các biến chứng tương tự ở 3 bệnh nhân trong 18
nhân bị tắc hoàn toàn AVM. Các cơ chế này đến
giờ này vẫn còn suy đoán. Cuối cùng một
trường hợp hẹp động mạch não giữa tương tự
như trường hợp báo cáo của Yamamoto và cộng
sự(12) có xuất hiện trong công trình nghiên cứu
này. Tuy nhiên, không chứng minh được rằng
đây là hậu quả của điều trị hay là kết quả của
bệnh lý hiện tại.
KẾT LUẬN
Tắc nghẽn một phần của búi dị dạng dường
như không làm giảm nguy cơ của biến chứng
xuất huyết. Tắc nghẽn hoàn toàn có thể hình
thành biến chứng hoá nang muộn nếu liều điều
trị cao được điều trị. Nguy cơ của các biến
chứng sau GKRS cho các AVM trong sọ vẫn còn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 167
tiếp diễn trong hơn 6 năm sau điều trị. Do đó
chúng tôi vẫn còn tiếp tục theo dõi lâu dài các
biến chứng của GKRS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Colombo F, Pozza F, Chierego G, et al (1994). Linear accelerator
radiosurgery of cerebral arteriovenous malformations an update
clinical study. Neurosurgery 34:14–21.
2. Ellis TL, Friedman WA, Bova FJ, et al (1998). Analysis of
treatment failure after radiosurgery for arteriovenous
malformations. J Neurosurg 89:104–110.
3. Flickinger JC, Kondziolka D, Lunsford LD, et al (1999). A multi-
institutional analysis of complication outcomes after
arteriovenous malformation radiosurgery. Int J Radiat Oncol Biol
Phys 44:67–74.
4. Friedman WA (2002). Radiosurgery for arteriovenous
malformations. In: Kondziolka D (ed). Radiosurgery Vol 4, pp 12–
18.. Basel, Karger.
5. Inoue HK, Tezuka M, Oda O, et al (2002): Optimal radiosurgery
dosages for the treatment of arteriovenous malformations in the
era of magnetic resonance imaging. In: Kondziolka D (ed).
Radiosurgery, Vol 4, pp 19–25. Basel, Karger.
6. Karlsson B, Lax I, Soderman M (2001). Risk for hemorrhage
during the 2-year latency period following gamma knife
radiosurgery for arteriovenous malformations. Int J Radiat Oncol
Biol Phys 49:1045–1051.
7. Kihlstrom L, Guo WY, Karlsson B, et al (1997). Magnetic
resonance imaging of obliterated arteriovenous malformations up
to 23 years after radiosurgery. J Neurosurg 86:589–593.
8. Masahiro I, Motohiro H, Mikhail C, et al (2005). Long term
complications after gamma knife surgery for arteriovenous
malformations. J Neurosurg 102: 34-37.
9. Pollock BE, Kline RW, Stafford SL, et al (2000). The rationale and
technique of staged-volume arteriovenous malformation
radiosurgery. Int J Radiat Oncol Biol Phys 48:817–824.
10. Steiner L, Leksell L, Greitz T, et al (1972). Stereotaxic radiosurgery
for cerebral arteriovenous malformations report of a case. Acta
Chir Scand 138:459–464.
11. Szeifert GT, Vandersmissen B, Taib NOB, et al (2002). Recurrent
hemorrhage in a radiosurgically obliterated cerebral
arteriovenous malformation. In: Kondziolka D (ed). Radiosurgery
Vol 4, pp 34–41. Basel, Karger.
12. Yamamoto M, Hara M, Ide M, et al (1998). Radiation-related
adverse effects observed on neuro-imaging several years after
radiosurgery for cerebral arteriovenous malformations. Surg
Neurol, 49: 385-98.