Dựa trên kết quả điều tra 3.600 người dân năm 2018 tại 8
địa phương trong cả nước, được xử lí bằng công cụ SPSS, phiên
bản 20.0 và nguồn dữ liệu khác, bài viết đưa ra bằng chứng thực
tế về những biến chuyển lối sống cơ bản của cư nông thôn và
thành thị trên 05 phương diện chủ yếu (1). Lĩnh vực lao động -
sản xuất, (2). Hoạt động chính tri, (3). đời sống tinh thần, (4).
Sinh hoạt gia đình - họ tộc và (5). Quan hệ xã hội; qua đó, gợi
mở một số giải pháp hoàn thiện chế định bắt buộc có liên quan
trước các biến đổi ấy.
15 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 513 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi lối sống ở đô thị và nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế hiện nay và việc hoàn thiện các chế định bắt buộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 21
Biến đổi lối sống ở đô thị và nông thôn trong quá trình công nghiệp
hoá, đô thị hoá và hội nhập quốc tế hiện nay và việc hoàn thiện các
chế định bắt buộc
Nguyễn Hữu Hoàng1* Nguyễn Đình Phú2
1Học viện Chính trị khu vực II
2Uỷ ban nhân dân phường Bình An, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
*Tác giả liên hệ, Email: huuhoang.hcma2@gmail.com
THÔNG TIN TÓM TẮT
Ngày nhận: 25/05/2020
Ngày nhận lại: 21/07/2020
Duyệt đăng: 23/08/2020
Từ khóa:
biến đổi lối sống, chế định
bắt buộc, đô thị và nông
thôn, Việt Nam
Keywords:
changes of social lifestyle,
mandatory regulations, rural
and urban, Vietnam
Dựa trên kết quả điều tra 3.600 người dân năm 2018 tại 8
địa phương trong cả nước, được xử lí bằng công cụ SPSS, phiên
bản 20.0 và nguồn dữ liệu khác, bài viết đưa ra bằng chứng thực
tế về những biến chuyển lối sống cơ bản của cư nông thôn và
thành thị trên 05 phương diện chủ yếu (1). Lĩnh vực lao động -
sản xuất, (2). Hoạt động chính tri, (3). đời sống tinh thần, (4).
Sinh hoạt gia đình - họ tộc và (5). Quan hệ xã hội; qua đó, gợi
mở một số giải pháp hoàn thiện chế định bắt buộc có liên quan
trước các biến đổi ấy.
ABSTRACT
Based on the results of survey with 3.600 people was
began in 2018 in 8 localities throughout the country, anylized by
SPSS tool, version 20.0 and other data sources, the article
supports the real evidences of the current status of changing the
social lifestyle of rural and urban in 5 main aspects (1). Labor -
production, (2). Polictics activities, (3). Spiritual life, (4).
Family activities - clan (5). Public relationship; thereby, give
some suggestions to completing the mandatory regulations.
1. Giới thiệu
Chúng ta đang sống trong thế giới biến đổi và đầy “hỗn độn” với nhiều trào lưu, xu thế và
tác động mà mỗi quốc gia, khu vưc khó cưỡng lại hoặc đứng ngoài cuộc. Sự xuất hiện và phát
triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0) đã làm thay đổi một
cách nhanh chóng về nhiều mặt của đời sống xã hội, làm xuất hiện vấn đề mới chưa có tiền lệ.
Cùng với đó, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế khiến lằn ranh biên giới dần bị xoá nhoà, “phẳng”
hơn, thúc đẩy sự giao lưu, dịch chuyển thậm chí là tiếp biến nhiều hệ giá trị giữa các quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới cho nhau.
Việt Nam đang phát triển và quản lý phát triển xã hội trong bối cảnh thế giới như vậy.
Công cuộc đổi mới mạnh mẽ khởi xướng từ lĩnh vực kinh tế, nhất là quá trình từ sau năm 1986
đến nay đã làm thay đổi đáng kể, toàn diện trên các phương diện hoạt động khác của đời sống -
xã hội như kinh tế, lao động - việc làm, chính trị, văn hoá, lối sống, không chỉ một bộ phận,
22 Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35
nhóm dân cư mà ở phạm vi quốc gia. Xã hội Việt Nam đã và đang vận hành đúng quy luật khi
nội tại của nó là quá trình nhào nặn, xâm nhập lẫn nhau, đấu tranh, giằng co hay sự sàn lọc trên
tinh thần “tiếp biến” chủ động, có chọn lọc giữa hệ giá trị cổ truyền và hiện đại, giữa cái tân thời
và cũ kĩ, giữa xu hướng hiện đại hoá, tiến bộ và thụt lùi, giữa cái tốt và cái chưa tốt, để tìm
đến giá trị phù hợp trong chủ thuyết phát triển quốc gia. Ở đó, nếu nhìn “lối sống xã hội” như
một bộ phận cấu thành xã hội thì nó cũng đang có những biến đổi to lớn.
Phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
đang được Việt Nam hướng đến. Trong các trụ cột của phát triển bền vững, giải quyết thách thức
từ biến đổi lối sống xã hội Việt Nam hiện nay có tính tất yếu và quan trọng. Xã hội nước ta đang
trong thời kỳ đan cài biến đổi lối sống xã hội diễn ra sâu sắc, có phần phức tạp, có mặt trầm
trọng khiến các nhà nghiên cứu, quản lý xã hội lo lắng. Trong khi đó việc hoạch định, thực thi
chiến lược phát triển, chính sách, pháp luật thời gian qua đang cho thấy sự lúng túng nhất định
trong việc định hình, nắm bắt và đưa ra các quyết sách đúng đắn dựa trên cơ sở dữ liệu thực
chứng để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của biến đổi xã hội chưa hẳn đã như mong đợi. Điều
đó thúc đẩy việc nghiên cứu biến đổi lối sống xã hội dựa trên cứ liệu được lượng hoá là vô cùng
cần thiết và cấp bách.
2. Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích
Bài viết chủ yếu dựa trên kết quả khảo sát xã hội học đã được tiến hành tại 8 tỉnh, thành
phố gồm Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hải
Phòng, Thành phố Cần Thơ, tỉnh Đắk Lắk, Thái Nguyên và Đồng Nai, với 3.600 người dân để
nghiên cứu, phân tích nhằm phát hiện sự khác biệt cơ bản về biến đổi lối sống khu vực thành thị
và nông thôn thời gian qua.
Hình 1: Khung phân tích lối sống, biến đổi lối sống thành thị, nông thôn nước ta
Nguồn: Nghiên cứu tác giả
Biến đổi lối sống trong bài viết này được hiểu là sự chuyển biến (tích cực, tiêu cực) của
các thành tố cấu thành nên nó, tức là sự biến chuyển tổng thể các hình thức hoạt động trên 5 lĩnh
vực cơ bản: (1). Lao động - sản xuất; (2). Chính trị; (3). Văn hoá tinh thần; (4). Sinh hoạt gia
đình - họ tộc; (5). Quan hệ xã hội mà ở đó sự biến đổi ấy phản ánh đặc điểm, điều kiện sinh sống
và trình độ phát triển của xã hội Việt Nam thời gian qua. Lối sống xã hội và hệ thống chế định
bắt buộc luôn có quan hệ biện chứng, chi phối lẫn nhau. Do đó, sự vận động, biến chuyển của lối
sống xã hội (cũng như thành tố cấu thành) luôn kéo theo, đặt ra yêu cầu về sự chuyển đổi tương
thích của các chế định bắt buộc ở từng lĩnh vực, nhóm xã hội và chế định chung trong bài viết
(I).
Lao động –
sản xuất
(II).
Chính trị
(III).
Văn hoá
tinh thần
(IV). Sinh
hoạt gia
đình - họ tộc
(V).
Quan hệ
xã hội
Lối sống xã hội
Chế định bắt buộc
Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 23
này như đường lối, chủ trương và pháp luật, chính sách, của xã hội nhằm giúp xã hội vận hành
đúng quy luật, đáp ứng nhu cầu chung của thành viên xã hội và định hướng quản lý của các cơ
quan chức năng.
3. Một số biến đổi lối sống căn bản ở thành thị và nông thôn trên một số lĩnh vực
hoạt động chủ yếu
3.1. Biến đổi lối sống xã hội trên lĩnh vực lao động - sản xuất
Về thu nhập và mức độ cải thiện thu nhập. Theo kết quả khảo sát, thu nhập bình quân đầu
người khu vực nông thôn và thành thị năm 2018 ở mức tương đối cao, vượt xa so với quy định
chuẩn nghèo đa chiều Chính phủ ban hành năm 2016. Nhóm tỉ lệ thu nhập từ 5 triệu đến dưới 10
triệu đồng/ tháng chiếm đa số (82,0%), kế đến là nhóm từ 10 triệu - 20 triệu đồng/tháng
(13,9%), cuối cùng nhóm thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ khá nhỏ (4,0%). Lý giải
cho kết quả này một phần từ thành tựu của công cuộc xoá đói, giảm nghèo mà cả hệ thống chính
trị kiên trì thực hiện; sự phát huy tác dụng của các nhân tố đầu vào mới của quá trình lao động
(máy móc, công nghệ hiện đại, nhân lực có tay nghề, phương thức quản trị tiên tiến,).
Tuy nhiên, khảo sát về mức độ cải thiện thu nhập trong 5 năm qua tại thời điểm năm
2018 trên 3.600 người dân ở 8 tỉnh, thành phố cho thấy: Phần đa cho rằng vẫn còn chậm
(53,9%), không cải thiện (9,1%) (xem Bảng 1). Đặc biệt, trong số người được hỏi, chỉ có 17,3%
là đủ sống, 3,7% là có dư trong khi tỉ lệ người cho rằng mức thu nhập hiện tại tạm đủ chiếm đến
66,4%.
Bảng 1
Đánh giá về mức độ cải thiện thu nhập của người dân (%)
Các mức độ cải thiện Tỉ lệ
1. Không cải thiện 9.1
2. Cải thiện chậm 53.9
3. Cải thiện trung bình 31.8
4. Cải thiện nhanh 4.8
5. Khó đánh giá 0.4
Tổng 100.0
Nguồn: Kết quả khảo sát
Khi xem xét tương quan theo “khu vực ở” (tức là thành thi hay nông thôn), dữ liệu cho
thấy có đến 56,4% người dân nông thôn cho rằng mức thu nhập của họ cải thiện chậm, trong khi
khu vực thành thị là 52,9%. Ngoài ra, 11,3% dân thành thị cho rằng mức thu nhập của họ không
cải thiện thì con số này khu vực nông thôn ít hơn, chỉ 3,9%. Dễ hiểu khi khu vực thành thị năng
động, có nhiều cơ hội phát triển về nghề nghiệp, lao động, việc làm song áp lực chi phí, gánh
nặng cuộc sống cũng không hề nhỏ. Ngược lại, với chính sách dãn dân, phát triển nông thôn -
nông thôn mới, diện mạo đời sống kinh tế khu vực nông thôn đã có khởi sắc, có nhiều cơ hội đổi
đời hơn. Lí giải kết quả này có thể do hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia và nỗ lực
hướng về nông thôn, nông dân và nông nghiệp ở nước ta thời gian qua.
Biến chuyển hành vi tiêu dùng và tích luỹ từ thu nhập của người dân. Ông bà xưa có câu
“làm khi lành để dành khi đau”. Hành vi tiêu dùng và tích luỹ đối với khoản thu nhập của người
24 Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35
dân qua kết quả khảo sát năm 2018 có nhiều biến đổi. Xu hướng sử dụng tiền tích luỹ ngày càng
chủ động, lấy phục vụ đầu tư lâu dài làm trọng: chi cho việc học của con cái (51,1%), dự phòng
các việc đột xuất (45,9%), gửi ngân hàng (45,7%) hay đầu tư sản xuất, kinh doanh (26,6%) thay
vì cứ để số tiền này “nằm im trong két”. Ngoài ra, thông qua mục đích sử dụng tiền tích luỹ cũng
cho thấy xu hướng cân bằng giữa “làm - thụ hưởng” xu hướng đổi mới trong quản lý tài chính
của người dân khi 19,2% người được hỏi cho rằng dùng tiết tích luỹ đi du lịch 11,8% “mua nhà
ở/ chung cư” theo kiểu ca dao xưa “tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ phòng khi túng lở không phiền luỵ
ai” vốn không dễ thấy trong xã hội cổ truyền.
Nhìn nhận vấn đề này theo tương quan giữa lối sống dân thành thị và nông thôn, về nội
dung này có nhiều biến chuyển mới (xem Bảng 2). Người dân nông thôn chọn gửi tiền tích luỹ
vào ngân hàng là 50,9%, cao hơn khu vưc thành thị (43,8%), điều này tương tự với chi cho việc
học của con cái là 58,4% so với 48,3% ở thành thị. Trái lại, người dân thành thị có cách nhìn và
hành động năng động, nhạy bén và đôi khi thực tế hơn. Họ quan tâm chuyện mua nhà ở, chung
cư (13,0%) so với nông thôn (8,5%), hoặc dự phòng việc đột xuất cao hơn (47,1%) so với 42,9%,
thậm chí, xu hướng tích luỹ đi du lịch cùng gia đình (21,1%) trong khi nông thôn chỉ là (14,8%).
Bảng 2
Mục đích sử dụng tiền tích luỹ của người dân thành thị, nông thôn (%)
Tiền tích lũy được sử dụng
vào việc gì
Khu vực ở
Thành thị Nông thôn Tổng
n % n % n %
1. Gửi ngân hàng 1086 43,8 466 50,9 1552 45,7
2. Mua nhà ở/ chung cư 321 13,0 78 8,5 399 11,8
3. Đầu tư sản xuất, kinh doanh 703 28,4 201 21,9 904 26,6
4. Chi cho việc học của bản thân 242 9,8 51 5,6 293 8,6
5. Chi cho việc học của con cái 1198 48,3 535 58,4 1733 51,1
6. Mua thuốc men và trị bệnh 630 25,4 253 27,6 883 26,0
7. Dự phòng các việc đột xuất 1166 47,1 393 42,9 1559 45,9
8. Hỗ trợ người thân 680 27,4 294 32,1 974 28,7
9. Đi du lịch cùng gia đình 522 21,1 136 14,8 658 19,4
Tổng 2478 100,0 916 100,0 3394 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát
Như vậy, trong quản lý tiền tích luỹ, người dân nông thôn hướng chuộng sự an toàn, ít rủi
ro nhưng lại ý thức đầu tư cho tương lai con cái học hành. Trong khi đó, người dân thành thị với
áp lực cuộc sống đô thị và tính bất ổn cao, họ thể hiện tính thực dụng và thực tế hơn trong chi tiết
kiệm, tất nhiên, điều này không hẳn là quá đà, thái quá như hiện tượng “vung tay quá trán”, hay
theo kiểu “làm chừng nào xào chừng ấy”.
3.2. Biến đổi lối sống xã hội trên lĩnh vực đời sống chính trị
Sự hiểu biết về vấn đề chính trị - xã hội: Đây là yêu cầu tối quan trọng trong xây dựng
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả khảo sát vào thời điểm năm 2018 cho thấy:
Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 25
45,6% người tham gia trả lời cho rằng họ tương đối hiểu biết pháp luật, trong khi đó, tỉ lệ biết rõ
là 15,1%, không biết là 15,4%. Ngoài ra, trong số 3.600 người dân được hỏi về sự hiểu biết về
đường lối, chủ trương cho thấy: 38,9% biết tương đối rõ, 10,6% trả lời không biết. Đây là thách
thức và trách nhiệm đặt ra cho các cơ quan thực thi, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tuyên
truyền của Đảng. Mặc dù cơ quan lập pháp đã nỗ lực rất lớn trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật thời gian qua song viêc đưa các chủ trương, đường lối, quy định này đi vào đời sống,
được người dân quan tâm, đón nhận, tự giác tuân thủ chưa hẳn đã tốt như kỳ vọng. Phải chăng,
đây là lời đáp cho thực trạng chúng ta có “rừng luật” nhưng giải quyết bất hoà xã hội bằng “luật
rừng” thời gian qua?
Quan tâm đời sống chính trị: Trong nền dân chủ hiện đại, sự tham gia và quan tâm của
người dân vào sinh hoạt chính trị và diễn biến của các vấn đề của đời sống hằng ngày là thước đo
của nền chính trị ấy. Kết quả khảo sát tổng hợp từ người dân thời điểm năm 2018 cho thấy:
29,6% ít khi để ý các khẩu hiệu, lời kêu gọi của chính quyền trên đường phố, đến 53,9% người
dân ít khi theo dõi chương trình pháp luật trên ti-vi và 32,4% người dân không quan tâm tin nhắn
của cơ quan nhà nước gửi đến để đề nghị hoặc cảnh báo liên quan pháp luật, an ninh, vì người
nghèo, Lý giải hiện tượng này có lẽ một phần từ nhận thức chính trị của người dân chưa tốt,
rào cản từ các phương thức truyền thông hay một phần sự “mất niềm tin” của một bộ phận người
dân trước sai phạm, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Hình thức tiếp cận quy định của pháp luật: Ngày nay, với sự phát triển của phương tiện
truyền thông đại chúng và công nghệ thông tin, người dân có nhiều lựa chọn để tiếp cận thông
tin về đường lối, chủ trương và quy định pháp luật. Kết quả khảo sát cho thấy, người dân tiếp cận
thông tin pháp luật với các hình thức như đọc sách báo, nghe đài, xem ti-vi (26,1%), qua cơ quan
phổ biến (17,3%), chính quyền phổ biến (15,4%), qua lớp học (14,9%),. Kết quả này tương tự
như hình thức được sử dụng để tiếp cận đường lối, chủ trương của Đảng thời gian qua của người
dân.
Bảng 3
Hình thức tiếp cận pháp luật và đường lối, chủ trương của người dân (%)
Hình thức tiếp cận thông tin được đề
xuất
Tỉ lệ
Tiếp cận pháp luật Tiếp cận đường lối, chủ trương
1. Lớp học 14.9 20.3
2. Đọc sách báo, nghe đài, xem ti-vi 26.1 23.8
3. Cơ quan phổ biến 17.3 19.4
4. Trao đổi trong gia đình, bạn bè 14.6 12.4
5. Chính quyền phổ biến 15.4 14.2
6. Các khẩu hiệu trên đường phố 11.7 9.9
Nguồn: Kết quả khảo sát
Như vậy, tiếp cận thông tin về đường lối, chủ trương và pháp luật nói chung theo phương
thức truyền thống như nghe đài, đọc báo, xem ti-vi, vẫn chiếm ưu thế hiện nay. Tuy nhiêu,
điều này không có nghĩa là trong quản lý, chúng ta xem nhẹ vai trò của mạng xã hội, truyền
thông qua In-tơ-nét, báo điện tử, trong xã hội hiện đại.
Thái độ với vấn nạn tham nhũng. Đặc biệt, đề tài quan tâm chuyển biến trong nhận thức,
26 Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35
hành vi của người dân về một vấn nạn trầm kha của quốc gia - “tham nhũng”, “hối lộ”. Khảo sát
từ 3.600 người dân cho thấy: 11,1% người dân phải thường xuyên hối lộ khi làm việc với chính
quyền, 29,2% cho rằng tuỳ trường hợp trong khi đó, chỉ có 31,6% cho rằng không bao giờ đưa
hối lộ. Đây không phải là câu chuyên mới, song giữa xã hội hiện đại, nền pháp quyền xã hội chủ
nghĩa nhưng từ chỗ là thói hư, tật xấu, giờ đây, vấn nạn hối lộ dường như được xã hội thừa nhận
và chấp nhận sự tồn tại của nó như sự tất yếu trong mối quan hệ giữa dân - quan.
Ngoài ra, quan niệm của người dân về căn nguyên của tham nhũng cũng có nhiều sự đổi
khác (Bảng 3). Xã hội phong kiến truyền thống xem phẩm chất của kẻ làm quan rất quan trọng.
Sự tha hoá đội ngũ quan lại, trong đó có tham nhũng của công chính do tha hoá nhân cách, sự
tham lam là hơn cả. Thực tế, các triều đại phong kiến đã sớm nhận diện và phối hợp hàng loạt
biện pháp khả thi để phòng, chống tham nhũng, khuyến khích tiết tháo như “tiền dưỡng liêm”,
chế độ lương bổng công bằng, thoả đáng, xét xử nghiêm minh nạn tham nhũng,
Tuy vậy, bước qua xã hội hiện đại, dưới tác động của kinh tế thị trường, yếu tố “thu
nhập” (19,3%) được xem là xuất phát điểm của tệ nạn tham nhũng trong khi cán bộ không tốt
(đạo đức) (16,3%), luật pháp chưa chặt chẽ, có kẽ hở (17,6%), tính nghiêm minh của pháp luật
(13,8%), là cơ sở thứ yếu (xem Bảng 4). Rõ ràng, thứ tự nấc thang khởi phát vấn nạn tham
nhũng hiện nay theo người dân có sự đổi khác nhất định. Sự khác biệt này chi phối đến mức độ
ưu tiên đến hệ thống các giải pháp để đẩy lùi vấn nạn này trong xã hội hiện nay.
Bảng 4
Căn nguyên tham nhũng trong xã hội hiện nay ở Việt Nam
Căn nguyên tham nhũng
Lượt chọn
N Tỉ lệ
1. Không bị pháp luật xử lí nghiêm 1803 13.8%
2. Luật pháp chưa chặt chẻ, có kẻ hở 2304 17.6%
3. Quyền lực không được kiểm soát tốt 2420 18.5%
4. Cán bộ không tốt 2136 16.3%
5. Thu nhập thấp 2521 19.3%
6. Có người đưa hối lộ 1892 14.5%
Tổng 13076 100.0%
Nguồn: Kết quả khảo sát
3.3. Biến đổi lối sống xã hội trên lĩnh vực văn hoá tinh thần
Đối với hình thức giải trí của người dân qua khảo sát: Kết quả điều tra 3.600 người dân
năm 2018 cho thấy, hình thức giải trí khá phong phú (Bảng 5). Trong đó, hoạt động phổ biến lâu
nay như xem ti-vi, nghe đài, đọc báo chiếm tỉ lệ 24,4%, các hình thức giải trí mới của xã hội hiện
đại, công nghiệp như vào in-tơ-nét (14,2%), mau sắm (11,9%), hay chat trên mạng (7,3%),
Đáng nói, việc duy trì mối quan hệ bạn bè ít được quan tâm (3,4%) vào thời gian rảnh.
Nguyễn H. Hoàng, Nguyễn Đ. Phú. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 21-35 27
Bảng 5
Hình thức giải trí của người dân hiện nay
Hình thức giải trí được đề xuất Tỉ lệ
1. Xem tivi, nghe đài, đọc báo 24.4%
2. Vào internet 14.2%
3. Chat trên mạng 7.3%
4. Chơi game 3.9%
5. Xem phim tại rạp 6.7%
6. Xem thi đấu thể thao (trực tiếp) 7.8%
7. Xem biểu diễn ca nhạc 1.2%
8. Hát karaoke 6.2%
9. Mua sắm 11.9%
10. Gặp gỡ bạn bè 3.4%
11. Dã ngoại, câu cá 13.1%
Tổng 100.0%
Nguồn: Kết quả khảo sát
Phân tích dữ liệu tương quan theo khu vực ở thành thị và nông thôn cho thấy: Người dân
thành thị ưu tiên các hoạt động như xem ti-vi, nghe đài, đọc báo (81,3%), mua sắm (39,7%), hoạt
động thể dục thể thao (23,1%) và gặp gỡ bạn bè (12,6%), trong khi đó, các hoạt động này của
người dân nông thôn không được ưu tiên lựa chọn, tỉ lệ lần lượt là 69,5%, 34,7%, 16,4% và 6,4%
(điều này khắc hẳn với xã hội nông thôn hay thành thị thuần tuý trước đây). Đáng chú ý, người
dân nông thôn có xu hướng sử dụng thời gian rảnh của mình vào việc chơi game (24,9%), trò
chơi trên mạng (24,2%). Nguyên nhân của biến đổi này có lẽ sự tác động của lối sống kiểu công
nghiệp với sự bận rộn và bận tâm nhiều cho kinh tế - công việc, ở khu vực thành thị; hoạt động
nông nghiệp theo kiểu cổ truyền còn in đậm trong lối sống người dân nông thôn; đồng thời, sự
chi phối, ảnh hưởng ngày càng lớn, rộng khắp và có sức thu hút lớn của phương thức giải trí trực
tuyến (game online).
Về hoạt động vào thời gian rảnh: Theo kết quả khảo sát, người dân bên cạnh giải trí với
nhiều hoạt động khá quen thuộc, phổ biến lâu nay như nghỉ ngơi (12,5%), xem ti-vi, nghe đài,
đọc báo (11,9%), làm việc nhà, chăm sóc vườn cây (10,4%) hay thăm cha mẹ, người thân
(10,0%) là sự đan xen các hoạt động mới, mang dáng dấp của xã hội mới, lối sống công nghiệp
như cà phê tán gẫu với bạn bè (6,7%), nhậu nhẹt với bạn bè (6,1%), chat trên mạng (5,7%).
Phân tích biến đổi lối sống theo khu vực thành thị và nông thôn, kêt quả đề tài cho thấy: người
dân thành thị, nông thôn đều khá giống nhau khi dành thời gian rảnh rỗi của mình để thăm cha
mẹ, người thân (49,0%:49,5%), làm việc nhà, chăm sóc vườn cây (49,7%:47,3%). Người dân đô
thị ưu tiên nghỉ ngơi (68,5%), xem ti-vi, báo đài, đọc báo (60,1%), dạy dỗ, chơi với con (48,2%),
ngủ (45,4%), hay nhậu nhẹt với bạn bè (31,0%) hơn so với cà phê tàn gẫu với bạn bè (31,0%),
chơi thể thao (21,8%). Trong khi đó, người