Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh

Sông rạch gắn liền với Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ buổi sơ khai với mạng lưới sông rạch chằng chịt, trong đó dòng Kênh Đôi, Quận 8 là một phần không thể tách rời và gắn bó cùng quá trình hình thành và phát triển của thành phố này. Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của tuyến kênh để thấy được vai trò và giá trị của tuyến kênh đối với Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tìm ra những đặc trưng của khu vực nghiên cứu góp phần vào việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến kênh này. Trong thời gian qua, đặc biệt là qua thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định, vượt qua những thời điểm khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước. Kinh tế phát triển cùng những biến đổi sâu sắc trong xã hội và những chuyển động nhiều chiều của kiến trúc đô thị. Nhiều không gian công cộng được quan tâm đúng mức. Tại các khu vực nội thành, nhiều khu nhà lụp xụp, kém chất lượng đã được cải tạo, xây mới đưa tổng khối lượng xây lắp mỗi năm gấp nhiều lần những năm trước đây. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xây dựng, công tác cải tạo không gian công cộng đô thị cũng đã đạt được những bước tiến nhất định. Sự thay đổi này không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và cải thiện môi trường sống cho nhân dân mà còn tạo ra một diện mạo mới cho không gian đô thị.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực kênh đôi, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG, KHÔNG GIAN BÁN CÔNG CỘNG KHU VỰC KÊNH ĐÔI, QUẬN 8, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ths.KTS Phan Văn Tuấn Ths.KTS Lê Cao Đàm Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM 1. Đặt vấn đề Sông rạch gắn liền với Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh từ buổi sơ khai với mạng lưới sông rạch chằng chịt, trong đó dòng Kênh Đôi, Quận 8 là một phần không thể tách rời và gắn bó cùng quá trình hình thành và phát triển của thành phố này. Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của tuyến kênh để thấy được vai trò và giá trị của tuyến kênh đối với Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm tìm ra những đặc trưng của khu vực nghiên cứu góp phần vào việc nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến kênh này. Trong thời gian qua, đặc biệt là qua thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua một sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và ổn định, vượt qua những thời điểm khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước. Kinh tế phát triển cùng những biến đổi sâu sắc trong xã hội và những chuyển động nhiều chiều của kiến trúc đô thị. Nhiều không gian công cộng được quan tâm đúng mức. Tại các khu vực nội thành, nhiều khu nhà lụp xụp, kém chất lượng đã được cải tạo, xây mới đưa tổng khối lượng xây lắp mỗi năm gấp nhiều lần những năm trước đây. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xây dựng, công tác cải tạo không gian công cộng đô thị cũng đã đạt được những bước tiến nhất định. Sự thay đổi này không chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và cải thiện môi trường sống cho nhân dân mà còn tạo ra một diện mạo mới cho không gian đô thị. 154 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Việc cải tạo không gian ven sông, rạch nhằm tạo ra không gian công cộng, không gian bán công cộng sống động, an toàn và lành mạnh cho người dân thời gian qua đã thể hiện những dấu hiệu tích cực; bên cạnh đó vẵn còn một số vấn đề bất cập cần được xem xét, giải quyết. Do đó đề tài “Không gian công cộng, không gian bán công cộng khu vực Kênh Đôi, Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh” sẽ đóng góp một số nội dung để giải quyết những bất cập hiện nay. Thông qua việc đánh giá thực trạng và tình hình tổ chức không gian công cộng đô thị tại khu vực nghiên cứu để nhìn nhận một số yếu tố trong vấn đề tổ chức, quản lý và sử dụng không gian công cộng, không gian bán công cộng hướng đến phát triển bền vững trong thời gian tới. Không gian công cộng, không gian bán công cộng kết hợp yếu tố mảng xanh, mặt nước là những không gian mở thân thiện, gần gũi với mọi người. Ðó là nơi mà mọi người có thể trò chuyện với nhau, cùng vui chơi, cùng nhau thi thố tài năng. Ðó cũng là nơi mà mọi người có thể mua sắm, ngồi nhâm nhi tách cà phê và đắm mình vào cảnh vật xung quanh. Thậm chí đơn giản hơn, không gian thân thiện có thể xuất hiện lúc mọi người trò chuyện trong khi chờ đợi việc gì đó. Với tính chất mở và thân thiện, không gian công cộng đã trở thành những nơi chốn quen thuộc của mọi người, ngoài ngôi nhà của họ. Không gian công cộng, không gian bán công cộng kết hợp yếu tố mảng xanh, mặt nước đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng sống của người dân và sự thịnh vượng của đô thị. Nó nâng cao hình ảnh của đô thị, thu hút khách du lịch và tạo ra những hoạt động kinh tế quan trọng, tăng sự hấp dẫn và khả năng cạnh tranh. Điều này góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng cho cuộc sống đô thị sinh động, tươi mới và giàu bản sắc hơn. 155 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 2. Hiện trạng của khu vực. Hiện nay dự án cải tạo vệ sinh môi trường nước tại khu vực đang tiến hành, song tiến độ còn rất chậm người dân vẫn sống trong khu ổ chuột, nhà lụp xụp, tiếp cận một cách hạn chế với dịch vụ và tiện ích xã hội. - Thực trạng sử dụng đất Hiện tại quy hoạch sử dụng đất khu vực nghiên cứu còn nhiều bất cập. Khi các dự án cải tạo môi trường đang triển khai, các tuyến đường trong khu vực hình thành làm tăng giá trị quỹ đất, nhu cầu phát triển kinh tế cũng tăng theo đã gây áp lực lớn về xây dựng các không gian kiến trúc cảnh quan dọc tuyến kênh, rạch. Một số đất sản xuất (chủ yếu nhà máy say xát) nhà kho, dọc đường Phạm Thế Hiển, đa phần là dân cư. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được chuyển mục đích sử dụng đất, nhiều nhà ở kết hợp thương mại tại hầu hết mặt tiền đường giao thông, phần nhiều là khu dân cư lụp xụp, nhiều kinh đào và còn một khu đất trống mang đậm hình ảnh nông thôn (có khu di tích Lò Gốm), được quy hoạch thành khu công viên sinh thái (khu rạch Ruột Ngựa). Ngoài ra khu vực này có một số nhà kho cũ có giá trị lịch sử, cảnh quan kênh rạch nơi đây còn nhộn nhịp giữ được nét đặc trưng sinh hoạt trên bến dưới thuyền cần bảo tồn và phát huy giữ gìn cái hồn cho đô thị. Thực tế về sử dụng đất cho thấy, trong khu vực nghiên cứu có mật độ xây dựng cao, khoảng xanh còn thiếu, người dân khu vực thiếu các không gian dành cho các hoạt động ngoài trời, nhưng để phát triển thêm thì không đơn giản vì quỹ đất có giới hạn. Vì vậy cần phải tính toán hiệu quả về sử dụng đất. - Thực trạng về tổ chức cảnh quan. Nhìn chung các công trình kiến trúc chưa phù hợp với không gian chung, còn khập khiễng chưa tạo thành những quần thể chung. Với mật độ xây dựng cao, khoảng lùi chưa thích hợp để tổ chức không gian mở và giao thông tiếp cận. Nếu các dự án tạo được khoảng lùi lớn để tổ chức không gian công cộng, không gian bán công cộng, mặt nước sẽ hài hòa với không gian dòng kênh tạo ra không gian thoáng đãng cho khu vực, để tuyến kênh hội đủ điều kiện khai thác du lịch thì kiến trúc đô thị ven kênh trở thành bộ mặt của toàn thành phố. - Hiện trạng cây xanh – mặt nước Cây xanh: khu vực chưa có mảng xanh. Thực tế không gian vỉa hè dọc tuyến đường ven kênh hiện nay không có khả năng tổ chức trồng cây to có tính mỹ quan.Thực trạng cho thấy khu vực này còn thiếu các không gian dành cho các hoạt động ngoài trời, các tiện ích phục vụ công cộng, các khoảng xanh, không gian mở. Mặt nước: Khu vực nghiên cứu có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, những kênh rạch này liên thông với nhau rất thuận lợi trong việc tổ chức giao thông đường thủy và khai thác du lịch sông nước... Nhưng nhìn chung môi trường nước tại khu vực nghiên cứu tương còn ô nhiễm chưa được giải quyết triệt để do việc giải quyết môi trương nước chưa hoàn tất và đồng bộ. Cần khai thác đặc trưng sông nước cải tạo chất lượng không gian đô thị. Cùng với sự đa dạng về hạ tầng xã hội như trường học, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ và sự đa dạng hoạt động của người dân đã hình thành một khu vực mang tính đa dạng về kinh tế, văn hóa, xã hội. Có thể nhận xét rằng: Đây là một khu vực dân cư khá khó khăn trong việc tiếp cận bằng các tuyến đường chính của các quận nội thành , do đó mật độ giao thông ở đây sẽ thông thoáng hơn trong các giờ cao điểm. 156 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 3. Giải pháp cho khu vực nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu + Tạo ra không gian công cộng, không gian bán công cộng sống động, an toàn và lành mạnh cho người dân. + Tổ chức không gian công cộng và bán công cộng theo tính chất gần gũi, thân thiện, thúc đẩy giao tiếp, quan tâm nhau trong cộng đồng, làm giảm sự lệ thuộc vào thiết bị điện tử. 3.2. Cấu trúc không gian công công và không gian bán công cộng + Không gian, cảnh quan xung quanh tổ hợp công trình được tái thiết. + Không gian công cộng, không gian bán công cộng. + Không gian cây xanh, mặt nước. Các thành phần này có quan hệ hữu cơ, liên kết chặt chẽ với nhau theo quy luật nhất định, tạo nên tổng thể thống nhất, vừa phản ánh, vừa bị chi phối bởi điều kiện và đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội và kỹ thuật tại một thời điểm cụ thể nhất định. Các thành phần này luôn biến đổi để phát triển, nhưng với tốc độ khác nhau, tạo nên những đặc điểm và giá trị khác nhau của tổng thể không gian đô thị. Do đó việc khảo sát và nghiên cứu quá trình chuyển hoá hình thái không gian cụng cộng, không gian bán công cộng trong đô thị là rất quan trọng. 3.3. Một số giải pháp tổ chức không gian công cộng, không gian bán công cộng [1]. Kênh Đôi có chiều dài tổng cộng gần 9,5 km, là tuyến kênh kết nối từ sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông qua các kênh Bến Nghé – Kênh Đôi – sông Chợ Đệm – sông Bến Lức, là một không gian lớn, việc chia đoạn không gian theo chức năng và đặc điểm địa phương sẽ làm tăng khả năng giao tiếp với con người, người dân năng động hơn, thúc đẩy các hoạt động như đi bộ, tập thể dục, phát triển thương mại, môi trường sống thân thiện hơn. Những cuộc gặp gỡ sôi nổi và nồng hậu diễn ra trong một không gian hẹp, không gian nhỏ và cự ly gần tạo ra không gian đô thị gần gũi, thân thiện, hoạt động phong phú để mọi người trải nghiệm, hình thành khung cảnh của sự ấm áp. Công trình lớn, không gian công trình khổng lồ trong đô thị tạo ra sự vô cảm, kiểu cách và không thân thiện [1]. Cuộc sống diễn ra trong đô thị là một quá trình bồi đắp. Những sự việc diễn ra là hệ quả của nhiều sự việc khác. Khi một nhóm đứa trẻ chơi trò chơi, chúng sẽ hấp dẫn đứa trẻ khác cùng chơi. Quy trình này tương tự hoạt động ở người trưởng thành. Con người sẽ tìm đến nơi chốn có nhau. Không gian có chất lượng tùy thuộc vào số lượng người tham gia nhất định, kết hợp với tập quán tốt và thoái quen sinh hoạt hằng ngày, là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển, khiến những sự kiện dù nhỏ bé cũng trở nên có ý nghĩa. Một chu trình được vận hành, nó sẽ tạo ra một vòng xoáy năng lượng tích cực, thu hút nhiều điều tốt đẹp khác. Một cộng một nhanh chống lớn hơn ba. Chúng ta nhìn thấy sự trái ngược ở những không gian đô thị trống trải, không ranh giới, với hình ảnh rải rác vài người trên khu vực rộng lớn hay lác đác mấy đứa trẻ trong tổ dân phố. Trong tình huống này, khi chưa có biện pháp phát triển tích cực, người ta không có thói quen làm điều khác mọi người xung quanh [1]. Sự tập trung đông và hiệu quả. Đây là một nguyên tắc của tổ chức sự kiện. Khi tổ chức sự kiện có giới hạn, tổ chức cùng tầng và chia ra nhiều nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả tốt. Trường hợp nếu chúng ta cố chia ra thành không gian nhiều tầng sẽ không ai ghi nhớ hay ấn tượng điều gì cả. Nguyên tắc nền tảng cho tổ chức sự kiện có thể áp dụng được trong quy hoạch đô thị hiện đại. Ở đây, việc cần làm là tập trung mọi người và hoạt động trong không gian có kích thước phù hợp. Vấn đề hiện nay là đô thị có nhiều phố xá, đường, ngõ, đại lộ, được quy hoạch một cách dư thừa nhưng không liên kết lại với nhau được và không phát huy được sự gắn kết giữa các không gian này, không khai thác hết hiệu quả của không gian này, dẫn đến thừa thải nhiều không gian, nhưng luôn luôn tạo cảm giác thiếu- thiếu chỗ giao tiếp, thiếu chỗ đậu xe, thiếu đường đi, thiếu không gian sinh hoạt...cái gì cũng thiếu. Như vậy, sắp xếp trật tự không gian công cộng, không gian bán công công có chủ đích ngay từ đầu sẽ tạo ra vòng tròn tích cực của đời sống đô thị [1]. Mật độ cao và không gian đô thị hấp dẫn: Thời gian sử dụng không gian đô thị của người dân, giao thông chậm hơn là thành phố sôi động hơn. Các hoạt động trong không gian đi bộ và dành cho xe đạp càng nhiều thì giao thông càng chậm rãi. Đây chính là không gian phố phường. Trái ngược lại là không gian trống, không gian không buôn bán là không gian thiếu sức sống. Vậy thì hoạt động ghe thuyền, buôn bán gắn liền với hoạt động trên bến dưới thuyền là hoạt động tốt, hoạt động tích cực thúc đẩy người dân tụ tập, 157 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 buôn bán, ăn uống, giao lưu, mua sắm làm cho không gian đô thị sôi động, có sức sống. Để đạt được hiểu quả như mong đợi, việc xác định, tổ chức không gian công cộng, không gian bán công cộng an toàn trong đô thị và vệ sinh ngay từ đầu sẽ là nền tảng tạo ra vòng tròn tích cực của đời sống đô thị. Tái tạo không gian đô thị tại kênh Đôi không nằm ngoài mục đích như trên [1]. Như vậy, trong mục tiêu hướng tới của việc cải tạo không gian đô thị tại kênh Đôi cần ban hành chính sách về hoạt động tầng trệt và mặt tiền công trình. Không gian tầng trệt năng động, có sức sống nhưng không bề bộn, nhếch nhác có được không? Vấn đề là quy định tạo ra không gian đó như thế nào. Bài toán quy hoạch thật cẩn trọng, không đơn thuần là tạo ra một nơi ở mới thì sẽ nhưng không bề bộn, nhếch nhác. Hơn hết là cảm giác an toàn trong đô thị, một tác nhân đối nghịch với đời sống đô thị. • Giải pháp quy hoạch sử dụng đất Đề xuất giữ lại một vài điểm khu dân cư hiện hữu thấp tầng có cơ sở hạ tầng tốt để phát triển các hoạt động thương mại truyền thống của người dân. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên cơ sở rà soát đối chiếu với quy hoạch và dự án dang triển khai nhằm thu hút, kêu gọi đầu tư đảm bảo tính khả thi cao. Cần có định hướng khu bảo tồn các công trình kiến trúc và khu làng nghề truyền thống, các khu dân cư xây dựng cao tầng và khu xây dựng thấp tầng tăng cường mảng xanh tạo không gian thoáng đãng cho khu vực. Khuyến khích những dự án đưa cây xanh mặt nước vào công trình. • Tổ chức không gian công cộng, không gian bán công cộng Công viên cây xanh khu vực này cần nghiên cứu giải pháp mở rộng diện tích mặt nước đưa vào công trình, kết hợp với nhiều hoạt động giải trí đa dạng như chợ nổi trên sông, các lễ hội văn hóa truyền thống, kết hợp phát triển du lịch tại khu di tích Lò Gốm, bên cạnh đó, cần bố trí thêm hệ thống cây xanh liên hoàn kết hợp với các công viên cây xanh. Hệ thống kè xây dựng theo hình thức kè bê tông nhằm đưa không gian mặt nước vào gần bờ, cần có giải pháp cải tạo cho hài hòa với cảnh quan tự nhiên và thuận tiện cho người sử dụng. Đề xuất quy hoạch mở bến tàu tại vị trí thích hợp để đưa khách lên bờ tham quan khu phố cổ và đặc trưng văn hóa. Đây là thành một phần của cảnh quan tuyến đường, đem lại nét đặc trưng cho khu vực. Kiến trúc cầu đi bộ khu vực này cần cải tạo lại, mô phỏng hình ảnh các cây cầu sắt bắt qua kênh trong giai đoạn hình thành, kết hợp cây xanh mặt nước làm nên một tổng thể hài hòa. Đề xuất giải pháp chợ nổi trên kênh tại khu vực ngả 5 (nơi giao nhau của các tuyến kênh), sử dụng hình ảnh chiếc xà lang lớn kết hợp các ghe thuyền hiện tại tạo thành một khu chơ nổi. Không cố định có thể di chuyển và không lấn chiếm không gian mặt nước và lòng kênh. • Hình thức kiến trúc Cuộc sống không gian công cộng đô thị ảnh hưởng từ việc hình thành không gian không gian do chúng ta tạo ra, trường hợp không gian có nhiều yếu tố không tốt sẽ tạo ra không gian không tốt. Kết quả là hình thành thói quen không tốt. Hãy tạo ra không gian chuyển tiếp (bán công cộng) để tạo ra hoạt động cho đô thị nhộn nhịp và phát triển có trật tự nhất định, trong đó có hoạt động dịch vụ và thương mại tích cực đi kèm. Đó gọi là đời sống của đô thị. Đời sống tại các không gian công cộng, không gian bán công cộng đô thị chính là chìa khóa cho sự hấp dẫn của đô thị. Câu hỏi đặt ra là có cần thiết biến nhà thấp tầng thành cao tầng hay không. Trong trường hợp làm nhà cao tầng, tuy nhiên vẫn duy trì hoạt động không gian công cộng sôi động, tấp nập, không gian để mọi người giao tiếp nhiều hơn có được không? Đề xuất một số khu vực ven kênh mô phỏng lại các ngôi nhà cao cẳng từng được xây dựng dọc kênh nhằm giới thiệu với du khách quá trình hình thành và phát triển của khu vực. Giữ lại các công trình có giá trị lịch sử, làm điểm tham quan. Phong cách kiến trúc mang âm hưởng kiến trúc Nam Bộ, màu sắc hài hòa với cảnh quan chung. Tổ hợp công trình: với hình ảnh kiến trúc tổng thể hiện đại mang âm hưởng Nam Bộ. • Giao thông. Hạn chế xe cơ giới lưu thông để tổ chức các hoạt động văn hóa, chợ đêm thu hút khách du lịch. Tổ chức tuyến giao thông công cộng đường thủy dọc kênh. Bố trí bãi đậu xe và bến thuyền tại các nút tiếp cận để kết nối đường thủy với đường bộ. 158 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 Khôi phục lại tuyến giao thông thủy dọc kênh và ưu tiên cho phát triển giao thông công cộng. • Bảng chỉ dẫn, bảng quảng cáo, biển hiệu. Đặt tại các vị trí dễ nhìn thấy tại các đầu mối giao thông quan trọng, tại vị trí các trạm metro, các trạm xe buýt nhanh BRT. Hình thức và nội dung cần được cần được quan tâm thiết kế nhằm giới thiệu đến khách du lịch những nét đặc trưng của khu vực Bến Bình Đông • Nhà chờ xe buýt công cộng. Đặt tại các trục giao thông chính, các giao thông thu hút nhiều khách du lịch, tại những vị trí thuận tiện cho người đi bộ tiếp cận. Hình thức kiến trúc cho khu vực này phải hiện đại, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Mô phỏng hình ảnh đặc trưng Nam Bộ • Đèn đường, đèn trang trí – chiếu sáng. Đèn đường, đèn trang trí đặt tại tất cả các trục giao thông, nơi công cộng đảm bảo yếu tố an toàn cho người sử dụng, phải thấy rõ đường giao thông, đường dạo bộ, thấy rõ chướng ngại vật, bậc tam cấp, hành lang an toàn bờ kênh. Đèn trang trí cần nghiên cứu theo văn hóa truyền thống của Nam Bộ • Thùng đựng rác. Sử dụng thùng rác có thiết kế thân thiện gần gũi với môi trường, nội dung tuyên truyền bảo vệ môi trường. • Nhà vệ sinh công cộng. Đặt tại các trục giao thông khuyến khích đi bộ, các tuyến giao thông thu hút nhiều khách du lịch, kết hợp cây xanh phù hợp với cảnh quan chung của khu vực. Nhà vệ sinh công cộng cần quan tâm đến thiết kế. Khuyến khích sử dụng nhà vệ sinh công cộng thân thiện với môi trường. • Các vật dụng phục vụ nghỉ ngơi: ghế ngồi, bàn, xích đu Đặt các trục giao thông khuyến khích đi bộ và trong công viên. Sử dụng vật liệu địa phương phù hợp với cảnh quan chung của khu vực • Tổ chức không gian công cộng, không gian bán công cộng gắn kết với hoạt động đô thị, tích hợp với hệ thống hạ tầng xã hội đô thị: - Hình thái công trình được thiết kế và xây dựng như thế nào đi chăng nữa thì yếu tố phục vụ con người cần được xem là một yêu cầu mang tính phổ biến. Cụ thể là phát triển không gian dành cho hoạt động đi dạo, đứng, ngồi, lắng nghe, trò chuyện, hoạt động thương mại, hoạt động văn hóa. Tương tác đến công trình và từ công trình. - Tổ chức không gian công cộng, không gian bán công cộng tuân thủ theo trật tự: cuộc sống, không gian, công trình. Tỷ lệ con người bị lãng quên dẫn đến trật tự bị đảo ngược: công trình, không gian, cuộc sống.. - Tổ chức các bãi đậu xe ngầm dưới một số công viên trong khu vực, kết hợp giải quyết giao thông tĩnh ngầm phía dưới và hoạt động nghỉ ngơi, giải trí của người dân trên mặt đất. 4. Đề xuất bước đầu một số nguyên tắc trong quản lý, tổ chức không gian công cộng, không gian bán công công tại khu vực hướng đến mục tiêu phát triển bền vững: Ở khía cạnh môi trường, đó là nguyên tắc quản lý, tổ chức không gian công cộng, không gian bán công cộng theo hướng tôn trọng và thân thiện với thiên nhiên, tận dụng tối đa lợi ích và hạn chế những tác động bất lợi từ môi trường thiên nhiên: đặc biệt bảo vệ và tận dụng mạng lưới sông rạch đặc t
Tài liệu liên quan