Hội chứng liệt hai chi dưới (LHCD) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người, tạo gánh nặng to lớn cho gia đình và xã hội. Nó là một hội chứng phức tạp, do
rất nhiều nguyên nhân gây ra (Error! Reference source not found.). Chẩn đoán
bệnh tủy sớm là rất cần thiết để có hướng điều trị chính xác (Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.), giúp bệnh nhân phục hồi
chức năng thần kinh một cách tốt nhất. Cộng Hưởng Từ (CHT) là kỹ thuật cận lâm
sàng có hiệu quả rất cao cho chẩn đoán LHCD. Tuy nhiên ở các địa phương chưa có
điều kiện mua máy CHT thì chủ yếu chẩn đoán nhờ vào khám lâm sàng, chụp hình X
quang cột sống và phân tích dịch não tủy. DNT là xét nghiệm quan trọng hỗ trợ cho
chẩn đoán. Trong bệnh lý LHCD, tùy vào từng nhóm bệnh khác nhau có biểu hiện
dịch não tủy khác nhau, sự thay đổi tế bào, thành phần sinh hóa giúp cho chẩn đoán
bệnh. Ở nước ta các nghiên cứu về LHCD và DNT vẫn còn rất ít, nên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này, nhằm giúp phần nào hiểu rõ hơn đặc điểm lâm sàng và
biểu hiện của DNT ở nhóm bệnh nhân LHCD do tổn thương tủy.
15 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biểu hiện dịch não tủy trên bệnh nhân liệt hai chi dưới do tổn thương tủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIỂU HIỆN DỊCH NÃO TỦY TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT HAI CHI DƯỚI
DO TỔN THƯƠNG TỦY
TÓM TẮT
Mục tiêu: nghiên cứu dịch não tủy giúp chẩn đoán nguyên nhân liệt hai chi dưới
do tổn thương tủy.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu những bệnh nhân liệt hai chi dưới
do tổn thương tủy tại bv Chợ Rẫy. Dịch não tủy được khảo sát sinh hóa, tế bào và
vi sinh.
Kết quả và bàn luận: có 65 bệnh nhân, gồm 44 bệnh thuộc nhóm KCE (không
chèn ép) tủy và 21 trường hợp thuộc nhóm CE (chèn ép) tủy. Tỉ lệ bệnh tủy theo
giới tính: Nam chiếm 47,7% (31 bệnh nhân) và nữ 52,3% (34 trường hợp) (pvalue >
0,05). Tuổi trung bình là 40,3 tuổi (tuổi trong nhóm nghiên cứu thấp nhất 16, cao
nhất 83 tuổi). Tập trung cao ở nhóm 20 đến 49 tuổi, chiếm 60% (có 39 trường
hợp). Nhóm nghề nghiệp lao động chân tay cao nhất, 29 trường hợp chiếm 44,6%.
Về phân bố theo địa dư, tỉ lệ cao ở nhóm bệnh nhân sinh sống ở nông thôn, có 52
trường hợp (80%), nhóm bệnh tủy sống ở thành thị có 13 bệnh nhân (20%) (pvalue
=0,0000 < 0,05). Tổn thương tủy đoạn ngực chiếm tỉ lệ cao nhất, 61,4% trong
nhóm KCE và 66,7% trong nhóm CE tủy. Nguyên nhân thường gặp trong nhóm
KCE này do viêm 53,8% (35 bệnh nhân), có 5 bệnh nhân xơ cứng rải rác, tất cả
các trường hợp này đều là giới nữ, bệnh mạch máu tủy có 4 trường hợp (6,2%). Ở
CE tủy ung thư gặp cao nhất có 21,5% (14 bệnh nhân), CE tủy do lao có 2 trường
hợp (3,1%), 2 trường hợp áp xe ngoài màng cứng (3,1%), 1 bệnh nhân thoát vị đĩa
đệm (1,5%), 2 trường hợp u màng tủy (3,1%). Trung bình đạm của dịch não tủy
(DNT) ở bệnh nhân tổn thương tủy KCE 62,9 mg%. Nhóm CE tủy có trung bình
đạm là 481mg% (đạm DNT ở nhóm này rất phân tán từ 30-2500mg%). Do vậy
đạm ở nhóm chèn ép tủy cao hơn nhóm không chèn ép có ý nghĩa thống kê. Các
nguyên nhân tổn thương tủy đều làm đạm tăng, nhưng tăng cao nhất là ung thư
chèn ép tủy, trong nghiên cứu đạm tăng đến 2500mg/dL. Đường DNT giảm ở mức
< 1/2 đường huyết (có 21 trường hợp, chiếm 32,3%). Bạch cầu DNT: Nhóm KCE
có trung bình 42,6 tế bào bạch cầu (từ 0-250 tế bào). Nhóm CE tủy có trung bình
21,4 tế bào (từ 0-247 tế bào). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(pvalue=0,136 > 0,05) của bạch cầu DNT ở 2 nhóm bệnh tủy. Thành phần chủ yếu
của bạch cầu DNT là lympho bào, có 94,4% trong nhóm KCE và 81,2% trong
nhóm CE tủy. Các xét nghiệm vi sinh hầu như không tìm thấy trong DNT, các kết
quả tìm vi trùng, nấm, ký sinh trùng đều cho kết âm tính (100%).
Kết luận: biểu hiện dịch não tủy đa dạng và có vai trò hỗ trợ trong chẩn đoán
nguyên nhân liệt hai chân do tổn thương tủy.
ABSTRACT
THE RESULTS OF CEREBROSPINAL FLUID IN PATIENTS WITH
PARAPLEGIA DUE TO SPINAL CORD LESIONS
Mai Chiem Hương, Vo Van Nho * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 -
Supplement of No 1 - 2009: 381 - 386
Objectives: the results of CSF help in diagnosis of causes of spinal cord lesions in
paraplgic patients.
Methods: a descriptive, propective study at Cho Ray hospital. CSF is checked for
cytology, biolog and bactriology.
Results and discussion: 65 patients (44 patients of non-compressive myelopathy
(NCM) and 21 patients of compressive myelopathy (CM). There were 31 men
(47,7%) and 34 women (52,3%) (Pvalue > 0,05). Mean age was 40,3 (range, 16-
83), the age of 20-49 were 60% (39 cases). The manual labor was largest (29
cases, 44,6%). Living at town and at village are 80% and 20%, respectively (pvalue
=0,0000 < 0,05). The pathology of myelopathy in thorax was highest, 61,4% in
NCM and 66,7% in CM. The most cause of NCM was inflammation, 53,8% (35
patients), 5 cases was multiple sclerosis. All of them were women, the vascular of
myelopathy had 4 cases (6,2%). The most cause in CM was malignant spinal cord
compression, 21,5% (14 patients), tuberculosis had 2 cases (3,1%), 2 patients was
extradural absccess (3,1%), 1 case of herniated disc ( 1,5%), 2 cases of
meningioma (3,1%). Mean of protein in CSF (cerespinal fluid) in NCM was
62,9mg%. It was different from normal of protein (45 mg%) (pvalue=0,0023 <
0,05). Mean of protein in CM was 481 mg% (ranges, 30-2500). We carried out
Mann-Whiteney (pvalue=0,0000 < 0,05), so protein in CM was higher NCM. All of
myelopathy make higher protein in CSF, highest protein in CSF in malignant
spinal cord compression (2500 mg/dL). Glucose in CSF less than ½ glycemia had
21 cases (32,3%). WBC (white blood cell) in CSF: Mean of WB in NCM was 42,6
(range, 0 – 250). CM had mean of WB 21,4 (range, 0 -247). It was not different
(pvalue=0,136 > 0,05) of WBC in CSF among 2 group myelopathy. Essential
Component of WBC in CSF was Lymphocyte (94,4% in NCM and 81,2% in CM).
The examine look microorganism in CSF that almost was negative (all of them
negative: 100%).
Conclusion: the results of CSF help diagnosing the causes of spinal cord lesions
in paraplegic patients.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng liệt hai chi dưới (LHCD) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người, tạo gánh nặng to lớn cho gia đình và xã hội. Nó là một hội chứng phức tạp, do
rất nhiều nguyên nhân gây ra (Error! Reference source not found.). Chẩn đoán
bệnh tủy sớm là rất cần thiết để có hướng điều trị chính xác (Error! Reference
source not found.,Error! Reference source not found.), giúp bệnh nhân phục hồi
chức năng thần kinh một cách tốt nhất. Cộng Hưởng Từ (CHT) là kỹ thuật cận lâm
sàng có hiệu quả rất cao cho chẩn đoán LHCD. Tuy nhiên ở các địa phương chưa có
điều kiện mua máy CHT thì chủ yếu chẩn đoán nhờ vào khám lâm sàng, chụp hình X
quang cột sống và phân tích dịch não tủy. DNT là xét nghiệm quan trọng hỗ trợ cho
chẩn đoán. Trong bệnh lý LHCD, tùy vào từng nhóm bệnh khác nhau có biểu hiện
dịch não tủy khác nhau, sự thay đổi tế bào, thành phần sinh hóa giúp cho chẩn đoán
bệnh. Ở nước ta các nghiên cứu về LHCD và DNT vẫn còn rất ít, nên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài này, nhằm giúp phần nào hiểu rõ hơn đặc điểm lâm sàng và
biểu hiện của DNT ở nhóm bệnh nhân LHCD do tổn thương tủy.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang hàng loạt ca, thực hiện tiền cứu.
Đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu chọn bệnh
Tất cả những bệnh nhân liệt hai chi dưới nhập viện “khoa Thần Kinh bệnh viện Chợ
Rẫy” do tổn thương tủy được phát hiện trên lâm sàng, có chụp hình CHT, và đã làm
xét nghiệm DNT thì được đưa vào nghiên cứu. Có 65 bệnh nhân tuổi > 15, nhập viện
từ 09/2006- 09/2007 đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.
Mục tiêu chọn bệnh
Liệt hai chi dưới do tổn thương ngoại biên hay do tổn thương rãnh liên bán cầu.
Liệt hai chi dưới chưa làm xét nghiệm dịch não tủy.
Liệt hai chi dưới có kèm bệnh phối hợp như viêm màng não, làm ảnh hưởng đến kết
quả dịch não tủy.
Bệnh nhân < 16 tuổi.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong thời gian nghiên cứu có 65 bệnh nhân với các đặc điểm sau:
Phân bố bệnh tủy theo giới tính:
Kết quả: Nam chiếm 47,7% (31 bệnh nhân) và nữ 52,3% (34 trường hợp), không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bệnh tủy giữa nam và nữ (pvalue > 0,05), điều
này cho thấy bệnh LHCD do tổn thương tủy không khác nhau ở 2 giới. . Ngày nay
người phụ nữ cũng là lao động chính trong gia đình và xã hội, đặc biệt ở nông thôn họ
cũng lao động nặng như phái nam. Đời sống xã hội ngày nay nam và nữ không khác
nhau nhiều nên tổn thương tủy không khác nhau ở 2 giới.
Tỉ lệ phân bố bệnh tủy theo tuổi:
Tuổi trung bình là 40,3 tuổi (tuổi trong nhóm nghiên cứu thấp nhất 16, cao nhất 83
tuổi) kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Prabhakar (Error! Reference
source not found.), AL Deeb (Error! Reference source not found.). Tập trung cao
ở nhóm 20 đến 49 tuổi, là lứa tuổi lao động chính của xã hội, chiếm 60% (có 39
trường hợp), trong đó cao nhất ở nhóm 40-49 tuổi, tỉ lệ 24,6% (16 bệnh nhân). Nhóm
bệnh nhân < 20 tuổi có tỉ lệ cũng khá cao (10 trường hợp, chiếm 15,4%).
3. Phân bố bệnh tủy theo nghề nghiệp:
Nhóm nghề nghiệp lao động chân tay cao nhất, 29 trường hợp chiếm 44,6%. Nước ta
là nước nông nghiệp, người dân chủ yếu là lao động chân tay, nên mô hình bệnh tật
cũng tập trung cao ở nhóm nghề nghiệp nói trên. Ngoài ra ở nhóm lao động tự do
cũng có tỉ lệ bệnh tủy cao (nhóm này chúng tôi xếp gồm nhiều thành phần như nội
trợ, buôn bán…) chiếm 38,4% (có 25 bệnh nhân). Hai nhóm còn lại chiếm tỉ lệ thấp
hơn nhiều là lao động trí óc 10,8% (7 trường hợp), và mất sức 6,2% (có 4 bệnh nhân).
Phân bố bệnh tủy theo địa phương
Kết quả cho thấy tỉ lệ cao ở nhóm bệnh nhân sinh sống ở nông thôn, có 52 trường hợp
(80%). Nhóm bệnh tủy sống ở thành thị có 13 bệnh nhân (20%), khác nhau có ý
nghĩa thống kê (pvalue =0,0000 < 0,05). Ở nông thôn điều kiện chăm sóc sức khỏe
không tốt bằng ở thành thị, điều kiện lao động cũng không được tốt nên bệnh tủy
cũng nhiều hơn, nhập viện thường trễ nên biến chứng nặng nề hơn.
Triệu chứng lâm sàng gồm các đặc điểm ở bảng trang sau:
Bảng 1: các biểu hiện lâm sàng
Nhóm KCE
tủy
Nhóm chèn ép
tủy
Triệu chứng
lâm sàng
Không
có
có Không
có
có
Sốt lúc khởi
bệnh hay
tuần đầu
84,1% 15,9%92,5% 4,8%
Hội chứng tại
nơi tổn
thương
90,9% 9,1% 57,1% 42,9%
Rối loạn cảm
giác sờ nông
2,3% 97,7%0% 100%
Rối loạn cảm
giác đau
nhiệt
2,3% 97,7%0% 100%
Rối loạn cảm
giác sâu
61,4% 38,6%52,4% 47,6%
Rối loạn cảm 0% 0% 0% 0%
giác kiểu treo
Rối loạn cảm
giác hội âm
43,2% 56,8%66,7% 33,3%
Rối loạn cơ
tròn
11,4% 88,6%19,1% 80,9%
Phản xạ da
bìu (nam
giới)
52,2% 47,8%66,7% 33,3%
Phản xạ da
hậu môn
52,3% 47,7%52,4% 47,6%
Dấu hiệu
tháp
(Babinski)
45,5% 54,5%23,8% 76,2%
Liệt đối xứng 25% 75% 9,5% 90,5%
- Bệnh nhân thường không có sốt lúc khởi phát, ở nhóm KCE tủy chỉ có 7 bệnh nhân
có sốt (15,9%). Nhóm CE tủy có 1 trường hợp (4,8%)(Error! Reference source not found.).
- Về Hội chứng tại nơi tổn thương: Trong nhóm KCE tủy hội chứng này rất ít chỉ có 4
bệnh nhân (9,1%). Ở nhóm CE tủy có hội chứng này khá cao có 9 trường hợp
(42,9%). Do vậy không phải tất cả các bệnh nhân của nhóm CE tủy đều có triệu
chứng này, mặt khác các bệnh nhân của nhóm KCE tủy cũng có nó xuất hiện, do
phản ứng viêm gây kích thích màng tủy.
- Mất phản xạ da bìu gặp 52,2% trong nhóm KCE tủy và 66,7% trong nhóm CE tủy.
Mất phản xạ da hậu môn cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong cả 2 nhóm bệnh CE (52,3%)
và KCE tủy (52,4%). Hai dấu hiệu này các bác sĩ lâm sàng ít thực hiện, nhưng thực ra
nó rất có giá trị, khi nó mất chứng tỏ có tổn thương tủy xảy ra.
- Dấu hiệu tháp dương tính đa số trong 2 nhóm bệnh tủy, có 54,5% xuất hiện trong
nhóm KCE và 76,2% trong nhóm CE tủy. Nhóm KCE tủy có dấu hiệu tháp ít hơn do
nó chủ yếu xảy ra cấp tính nên dấu hiệu này chưa xuất hiện.
- Trong nghiên cứu này các bệnh nhân hầu như có triệu chứng LHCD đối xứng, nghĩa
là sức cơ như nhau ở hai chi dưới (Có 75%). Nhóm liệt nặng nề (sức cơ 0/5-1/5) có tỉ
lệ cao nhất 58,4% (38 trường hợp). Tỉ lệ này càng giảm khi sức cơ càng tốt, ở bệnh
nhân có sức cơ 4/5-5/5 chỉ có 10,8%. Tỉ lệ liệt đối xứng và mức độ liệt ở nghiên cứu
chúng tôi cũng giống nghiên cứu của Prabhakar(Error! Reference source not found.).
Vị trí tổn thương tủy
Trong 2 nhóm bệnh tủy nghiên cứu (dựa vào khám lâm sàng), tổn thương tủy đoạn
ngực chiếm tỉ lệ cao nhất, 61,4% trong nhóm KCE và 66,7% trong nhóm CE tủy (2).
Tủy cổ tổn thương cũng khá cao, chiếm 36,4% trong nhóm KCE và 28,6% trong
nhóm CE tủy.
Đoạn tủy ngực cũng tổn thương nhiều nhất trên CHT, chiếm 77,3% trong nhóm KCE
tủy, 80,9% ở nhóm CE tủy. Trong nhóm KCE tủy có 2 trường hợp (4,5%) tổn thương
toàn bộ tủy. CHT đoạn ngực cũng bị nhiều nhất, nó cũng giống kết quả các nghiên
cứu của những tác giả khác như Prabhakar(Error! Reference source not found.), Al Deeb(Error!
Reference source not found.) và A Campi(Error! Reference source not found.). Đoạn tủy này tưới máu
không tốt, các mạch máu nuôi dưỡng tủy ngực cũng dễ bị tổn thương, vùng tủy ngực
có động mạch tủy sống trước rất nhỏ. Số đoạn tủy bị tổn thương có trung vị ở nhóm
KCE là 7 (Tối thiểu 0, tối đa 31 đoạn), nhóm CE tủy có trung vị là 3 đoạn (tối thiểu là
0, tối đa là 3). 100% trường hợp được phát hiện trên CHT trong nhóm CE tủy, nhóm
KCE có 7 bệnh nhân (15,9%) không phát hiện trên CHT.
Về vị trí tổn thương tủy theo chiều ngang: Hội chứng cắt ngang tủy hoàn toàn có
14 trường hợp (31,8%) trong nhóm KCE, nhóm CE tủy có 11 bệnh nhân (52,4%).
Còn lại là nhóm bệnh tủy cắt ngang không hoàn toàn, đa số nó là hội chứng 2/3
trước tủy, chiếm tỉ lệ cao ở nhóm KCE tủy. Ở nhóm CE tủy có hội chứng cắt
ngang tủy hoàn toàn và không hoàn toàn tương đương nhau.
Nguyên nhân tổn thương tủy
Kết quả thu được tỉ lệ cao nhất trong nhóm bệnh tủy do viêm 53,8% (35 bệnh
nhân). Trong nhóm KCE này có 5 bệnh nhân được chẩn đoán xơ cứng rải rác (tất
cả các trường hợp này đều là giới nữ), tỉ lệ này cũng khá cao (7,7%). Bệnh này
chủ yếu xuất hiện ở phương tây, tuy nhiên gần đây các nước châu Á cũng khá
nhiều, theo y văn cũng gặp đa số là giới nữ. Nguyên nhân do mạch máu tủy có 4
bệnh nhân (6,2%). Trong nhóm CE tủy ung thư gặp cao nhất có 21,5% (14 bệnh
nhân), CE tủy do lao có 2 trường hợp (3,1%). Trong nghiên cứu gặp 2 trường hợp
áp xe ngoài màng cứng (3,1%), 1 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm (1,5%), 2 trường hợp
u màng tủy (3,1%)(Error! Reference source not found.).
Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác nguyên nhân bệnh tủy phải có giải phẫu bệnh học
của nó, điều này chúng tôi không thực hiện được.
Màu sắc DNT
Đa số không màu, có 55 trường hợp (84,6%). Màu hồng có 4 bệnh nhân (6,2%), màu
vàng có 6 trường hợp (9,2%). Sự ly giải hồng cầu trong DNT làm màu sắc của nó
từng giai đoạn khác nhau, cho nên màu sắc DNT không có giá trị nhiều cho chẩn
đoán bệnh tủy, thực ra nó chỉ có giá trị nhiều ở bệnh xuất huyết dưới nhện khi mà
hình ảnh học âm tính.
Xét nghiệm sinh hóa DNT
Trung bình đạm DNT của bệnh nhân tổn thương tủy KCE 62,9 mg%. So sánh số
trung bình của đạm và trung bình dân số (lý thuyết là 45 mg%) (pvalue=0,0023 < 0,05),
sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê. Nhóm CE tủy số bệnh nhân chúng tôi nghiên
cứu là 21 trường hợp có trung bình đạm là 481mg% (đạm DNT ở nhóm này rất phân
tán từ 30-2500mg%). Đạm DNT của 2 nhóm này không tuân theo phân phối chuẩn,
nên chúng tôi tiến hành kiểm định phép kiểm phi tham số Mann-Whiteney kết quả có
(pvalue=0,0000 < 0,05), do vậy đạm ở nhóm chèn ép tủy cao hơn nhóm không chèn ép
có ý nghĩa thống kê. Các nguyên nhân tổn thương tủy đều làm đạm tăng, nhưng tăng
cao nhất là ung thư chèn ép tủy, trong nghiên cứu đạm tăng đến 2500mg/dL Nhóm
CE tủy có đạm tăng rất nhiều so với bình thường, do sự lưu thông DNT kém làm đạm
DNT tăng rất cao, tăng cao nhất là ung thư CE tủy (có trường hợp 2500mg/dL).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (pvalue= 0,4442 > 0,05) của đạm DNT
trong 2 nhóm giới tính (nam và nữ).
Đạm DNT thường rất cao đa số trên 150 mg/dL, đặc biệt trong nhóm CE tủy có
76,2%. Trong nhóm KCE đa số nằm trong mức 50-150 mg/dL chiếm 56,8%. Do điều
kiện của bệnh viện và bệnh nhân chúng tôi không tiến hành làm điện di đạm cho mẫu
nghiên cứu.
Đường DNT tập trung chủ yếu ở 1/2-2/3 đường huyết (40%). Tỉ lệ < 1/2 đường huyết
cũng khá cao (có 21 trường hợp chiếm 32,3%). So sánh với mức đường DNT giảm có
ý nghĩa bệnh lý (40 mg%), trong nhóm KCE tủy chỉ có 1 trường hợp (2,3%) đường
DNT < 40 mg%, bệnh nhân này do viêm tủy, trong nhóm CE tủy có đến 3 bệnh nhân
(14,3%).
Clo DNT rất ít có giá trị trong chẩn đoán bệnh tổn thương tủy.
Xét nghiệm bạch cầu DNT
Nhóm KCE có trung bình 42,6 tế bào bạch cầu (từ 0-250 tế bào), so sánh với trị số
bình thường (<10 tế bào) cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (pvalue=0,0007<
0,05). Nhóm CE tủy có trung bình 21,4 tế bào (từ 0-247 tế bào), so sánh với trị số lý
thuyết bình thường (<10 tế bào) thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (pvalue=0,0007<
0,05). Dùng phép kiểm phi tham số Mann-Whiteney, so sánh trị số trung vị bạch cầu
2 nhóm bệnh tủy cho thấy sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (pvalue=0,136 >
0,05).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của số lượng tế bào bạch cầu DNT
(pvalue=0,2011 > 0,05) trong 2 nhóm giới tính (nam và nữ). Thành phần chủ yếu của
bạch cầu DNT là lympho bào 94,4% trong nhóm KCE và 81,2% trong nhóm CE tủy,
nó gần giống thành phần sinh lý của bạch cầu DNT.
Xét nghiệm vi sinh DNT
Các xét nghiệm tìm vi sinh hầu như không tìm thấy trong DNT, các kết quả nhuộm
Gram tìm vi trùng, soi nhuộm mực tàu tìm nấm, tìm ký sinh trùng đều cho kết âm tính
(100%). Theo y văn các xét nghiệm này hầu như cũng âm tính.
KẾT LUẬN
Về đặc điểm lâm sàng
- Bệnh tủy có thể chia làm 2 nhóm, bao gồm CE tủy (ung thư di căn chèn ép tủy, lao,
áp xe ngoài màng cứng, xuất huyết ngoài màng cứng, u màng tủy vv..) và KCE tủy
(viêm tủy, xơ cứng rải rác, nhồi máu tủy vv…) (Error! Reference source not
found.).
- Bệnh không phân biệt giới tính, gặp ở nông thôn nhiều hơn thành thị, đặc biệt lứa
tuổi lao động, đa số khởi phát không sốt, liệt nặng nề đối xứng, có mức rối loạn cảm
giác, có dấu hiệu tháp, rối loạn cơ tròn.
- Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm tủy 53,8% (ở nhóm KCE tủy) và ung thư cột
sống CE tủy (21,5%) ,
- Đoạn tủy tổn hay gặp nhất là tủy ngực, đa số là 2/3 trước tủy.
Về đặc điểm dịch não tủy
- Dịch não tủy góp một phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh tủy.
- Màu sắc thường không màu (trừ bệnh mạch máu tủy, hoặc ung thư phá hủy cấu trúc
lân cận màng tủy làm DNT có màu hồng).
- Đạm DNT trong 2 nhóm bệnh tủy đều tăng nhưng nhóm chèn ép tủy tăng nhiều
hơn, nó thường tăng trên 150 mg/dL, đặc biệt trong ung thư chèn ép tủy, có trường
hợp đến 2500mg/dL.
- Bạch cầu trong 2 nhóm bệnh tủy đều tăng nhưng nhóm không chèn ép tủy tăng
nhiều hơn, đặc biệt trong viêm tủy. Thành phần bạch cầu dịch não tủy trong tổn
thương tủy chủ yếu là Lymopho bào.
- Đường dịch não tủy tùy thuộc vào đường máu, trong bệnh tủy nó giảm < 1/2 đường
huyết là 32,3%, chủ yếu gặp trong viêm tủy hay áp xe.
- Clo DNT rất ít có giá trị trong chẩn đoán bệnh tủy.
- Soi phết tìm vật thể vi sinh vật gây bệnh như vi trùng, nấm, ký sinh trùng hầu
như âm tính.
KẾT LUẬN:
các biểu hiện của dịch não tủy giúp chẩn đoán nguyên nhân của tổn thương tủy ở
bệnh nhân liệt hai chi dưới.