Bỏ các thói xấu để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp

Mỗi người chúng ta có một mớ thói xấu, và ai cũng biết rằng thay đổi các thói xấu này nói dễ hơn làm. Đương nhiên là chúng ta luôn luôn có các cách để bỏ thói xấu và thực hành bỏ thói xấu từ từ. Nhưng thực hành để bỏ được 10 tật xấu mình đang có, chẳng là chuyện dễ dàng. Tuy vậy có một cách để bỏ nhiều thói xấu cùng một lúc mà không mệt mỏi. Đó là nuôi dưỡng và phát triển MỘT thói tốt, để thói tốt này tận diệt cả 10 thói xấu kia cho mình. Trong kỹ năng giao tiếp của mỗi người, các thói xấu thường gặp phải là: nói nhiều, nói nhiều về mình, nói phóng đại, nói thông tin không đúng, hay cãi nhau sùi bọt mép khi nói chuyện (nhất là chính trị hay triết lý), nói quá nhanh người ta chạy theo không kịp Trừ một trong các thói này đã mệt rồi, trừ hết mọi thói quen xấu này thì có thể mất rất nhiều thời gian.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bỏ các thói xấu để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bỏ các thói xấu để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp Mỗi người chúng ta có một mớ thói xấu, và ai cũng biết rằng thay đổi các thói xấu này nói dễ hơn làm. Đương nhiên là chúng ta luôn luôn có các cách để bỏ thói xấu và thực hành bỏ thói xấu từ từ. Nhưng thực hành để bỏ được 10 tật xấu mình đang có, chẳng là chuyện dễ dàng. Tuy vậy có một cách để bỏ nhiều thói xấu cùng một lúc mà không mệt mỏi. Đó là nuôi dưỡng và phát triển MỘT thói tốt, để thói tốt này tận diệt cả 10 thói xấu kia cho mình. Trong kỹ năng giao tiếp của mỗi người, các thói xấu thường gặp phải là: nói nhiều, nói nhiều về mình, nói phóng đại, nói thông tin không đúng, hay cãi nhau sùi bọt mép khi nói chuyện (nhất là chính trị hay triết lý), nói quá nhanh người ta chạy theo không kịp Trừ một trong các thói này đã mệt rồi, trừ hết mọi thói quen xấu này thì có thể mất rất nhiều thời gian. Thay vì vậy hãy thực hành nghiêm chỉnh một thói tốt “nói thành thật” và thói tốt này sẽ tự động xóa bỏ các thói xấu kia. Nói thành thật có nghĩa là “Không nói thì thôi, nhưng nếu mình nói thì chữ nào trong miệng mình đi ra cũng phải đúng và chính xác, với cố gắng và hiểu biết tốt nhất của mình.” Đây là một kỹ năng giao tiếp rất quan trọng. Vì nếu bạn có uy tín là luôn luôn nói đúng và chính xác, thì đi đâu làm ngoại giao hay kinh doanh cũng đều dễ dàng, vì nói ra là nhiều người tin ngay. “Không nói thì thôi” tức là chuyện gì không tiện nói, không được nói, thì đừng nói. Chẳng ai bắt mình nói điều gì mình không muốn nói cả. “Chữ nào trong miệng đi ra cũng phải đúng và chinh xác” tức là ta phải suy nghĩ để tìm từ trước khi nói, để các từ đều đúng và chính xác. “Đúng và chính xác, với cố gắng và hiểu biết tốt nhất của mình” có nghĩa là điều mình tin là “đúng và chính xác”, có thể là sau này mình khám phá ra là mình sai, nhưng lúc nói, ít ra mình đã “cố gắng với hiểu biết tốt nhất của mình để nói cho đúng và chính xác”. Không đúng sự thật là không chính xác. Mua cái áo 200 nghìn đồng thì đừng nói là 400 nghìn. Chủ quan thì chỉ đúng với mình thôi, với người khác có thể là sai. Ví dụ: “Cô đó rất kiêu căng”. Đó là vì mình thấy cô ấy kiêu, nhưng người khác không thấy thế thì sao. Cho nên, tốt hơn là không nói điều chủ quan. Nhưng muốn phải nói thì phải nói chính xác đó là chủ quan: “Tôi cảm thấy cô ấy có vẻ kiêu”. “Kinh nghiệm và kiến thức của mình, có đến đâu nói chính xác đến đó”, “Tôi quen mấy đứa bạn Nam kỳ, thấy đứa nào cũng thích ăn rau muống”. Câu này thì được, nhưng đừng nói “Người Nam thích ăn rau muống” vì nó lớn hơn là kinh nghiệm mình có chỉ với vài đứa bạn. Hay “Mỹ sắp đánh nhau với Trung quốc”. Đây là chuyện lớn, nói thì phải dẫn nguồn như: “Tôi mới đọc trong tờ ABC Mỹ sắp dánh nhau với Trung quốc”. Lý luân hợp lý không có nghĩa là đúng. “Có cái bàn thì có ông thợ mộc, có vũ trụ thì có thượng đế”. Dù là nghe có lý thì cũng chẳng chứng minh được là có thượng đế. Cho nên đừng cãi nhau vô ích. Ai có nói thế thì cũng mỉm cười là được rồi. Hoặc là “Không thấy là không có. Không thấy thượng đế là không có thượng đế”. Nghe cũng hơi có lý, nhưng không thể nói không thấy là không có được. Các vấn đề thuộc lĩnh vực chủ quan (nhận xét, cảm xúc, tâm linh, tôn giáo) chỉ đúng với mình, có thể không đúng với người khác, cho nên không nên nói hoặc nói thì nói chính xác là chủ quan: “Tôi tin là có thượng đế. Chỉ là một cảm nhận chủ quan trong lòng như vậy.” Và đương nhiên là mình cũng nên tôn trọng chủ quan của người khác. Cố tình dẫn sai đường : Tức là đúng về hình thức nhưng sai nội dung. Ví dụ: “Tôi chưa lập gia đình” thì đúng vì chàng chưa lập hôn thú với ai cả, nhưng sai vì chàng đang chung sống không hôn thú với bạn gái. Đại khái là như thế. Nếu các bạn thực hành chỉ một điều nói rất chinh xác thì tự nhiên là bạn sẽ phải nói chậm lại, vì phải suy nghĩ tìm từ; sẽ nói ít hơn vì có nhiều chuyện thấy nói chính xác thì phức tạp quá để trình bày; ít tranh cãi hơn vì ta biết có những điều không xác định được đúng sai; ít kiêu căng hơn vì ta biết tìm từ chính xác để nói về mình; thông hiểu bạn bè hơn vì biết nghe chính xác hơn và ít cãi nhau hơn Nói chung là chỉ thực tập một điều “khi giao tiếp, nói chyện luôn luôn cố gắng để đúng và chính xác từng từ” là bạn có thể dẹp bỏ rất nhiều thói xấu liên quan đến kỹ năng giao tiếp. Nói chính xác trong kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng sống quan trọng. Chúc các bạn thành công. Bài học từ Abraham Lincoln Lincoln từng chỉ nói 3 phút tại diễn văn ở Gettysburg, tuy nhiên phong cách của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc tới tất cả mọi người. Và bài diễn văn đó đã trở thành bài diễn văn được trích dẫn nhiều lần nhất tại Mỹ. Vậy thành công của Abraham Lincoln có bí quyết gì? Làm thế nào để học giao tiếp xuất sắc như ông? Làm sao để phát triển sự nghiệp luôn khởi sắc? Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp của Lincoln và cùng gockynang.vn thực hành nhé! Abraham Lincoln, vị tổng thống thứ 16 của Mỹ là nhân vật lịch sử tiêu biểu hàng đầu của Hợp chủng quốc hoa Kỳ. Lincoln thành công trong nỗ lực lãnh đạo đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự, và đạo đức – cuộc Nội chiến Mỹ – duy trì chính quyền Liên bang, đồng thời chấm dứt chế độ nô lệ, hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước Sinh trưởng trong một gia đình nghèo ở vùng biên thùy phía Tây, kiến thức Lincoln thu đạt được hầu hết là nhờ tự học. Ông trở thành luật sư nông thôn, nghị viên Viện Lập pháp tiểu bang Illinois, nghị sĩ một nhiệm kỳ ở Viện Dân biểu Hoa Kỳ, rồi trải qua hai lần thất bại trong nỗ lực giành một ghế tại Thượng viện. Con đường thành công của Abraham Lincoln giúp chúng ta rút ra nhiều bài học quý báu cho sự nghiệp: - Giao tiếp ngắn gọn và trực tiếp Edward Everett là một nhà hùng biện nổi tiếng. Vào năm 1863, tại Gettysburg, ông đã có buổi diễn thuyết hơn hai giờ đồng hồ. Phong cách hùng biện của ông là điển hình của thời đại, và bài phát biểu đó là tất cả nhưng lại nhanh chóng bị quên lãng. Lincoln chỉ nói ba phút trong suốt bài diễn văn tại Gettysburg, phong cách của ông là diễn giải ngắn gọn và đưa ra thông điệp trực tiếp. Với ngoại lệ “Bài Giảng Trên Núi của Chúa Giêsu”, bài diễn văn Gettysburg của Lincoln là văn kiện có ảnh hưởng nhất và là một trong những bài diễn văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Bài học giao tiếp: Trong một bài thuyết trình hoặc gửi email, bạn nên sử dụng ngôn từ diễn đạt một cách ngắn gọn và trực tiếp để đem lại hiệu quả cao hơn cho người tiếp nhận. Đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, việc sử dụng các thiết bị điện tử đòi hỏi các thông điệp đưa ra phải trung thực, ngắn gọn, hiệu quả và gây được ấn tượng mạnh. - Không khuất phục trước những lời đe dọa Trước khi bị ám sát tại Nhà hát Ford vào năm 1865, Abraham Lincoln đã sống sót qua ít nhất ba âm mưu ám sát và thường xuyên chịu đựng các mối đe dọa đến sinh mạng từ các đối thủ và phần tử ly khai. Ông đã không chùn bước trước những thử thách ngay cả việc đe dọa đến sinh mạng để hoạt động không biết mệt mỏi cho việc giải phóng chế độ nô lệ. Bài học: Đe dọa và chèn ép là những phương pháp làm thay đổi tâm trí hoặc quan điểm của bạn dựa trên sự sợ hãi hơn là dựa trên một nguyên tắc. Việc đưa ra những lời đe dọa nhằm phá vỡ khả năng lãnh đạo và đàm phán của bạn sẽ là cơ hội cho đối thủ tận dụng chống lại bạn. Vì thế, hãy kiên định với quan điểm của mình và hành động để nhận được sự tín nhiệm trong con mắt mọi người. - Giữ đối thủ ở gần bên mình Một trong những yếu tố để đánh giá năng lực của tổng thống là sự bổ nhiệm các nhân vật trong nội các. Abraham Lincoln đã bổ nhiệm không ít hơn năm đối thủ chính trị vào nội các, trong khi các vị tổng thống khác chủ yếu chỉ giữ một hoặc hai đối thủ trong nội các mà thôi. Bài học: Khi giữ các đối thủ bên cạnh, bạn không chỉ giám sát được mọi hành động của họ mà còn có thể tạo lập được liên minh cho hoạt động tương lai dù đó là một đội nhóm, một phòng ban hay công ty. Bạn hoàn toàn có thể khai thác các kỹ năng và tận dụng được những lợi thế từ mạng lưới của họ đem lại. - Nắm bắt cơ hội để lãnh đạo Trong cuộc khủng hoảng chính trị và quân sự chưa từng có, nhằm kiểm soát cuộc chiến và thiết lập chiến lược toàn diện để trấn áp phe nổi loạn, Lincoln nhận ra tầm quan trọng của việc trực tiếp nắm quyền chỉ huy quân đội. Lincoln, với tư cách là Tổng Tư lệnh Quân lực, sử dụng quyền lực chưa từng có. Ông mở rộng những quyền đặc biệt trong chiến tranh, áp đặt lệnh phong tỏa trên tất cả thương cảng của Liên minh, ra lệnh cầm tù không qua xét xử hàng ngàn người bị nghi là ủng hộ Liên minh. Quốc hội và công luận miền bắc ủng hộ ông. Hơn nữa, Lincoln phải đấu tranh để củng cố sự ủng hộ mạnh mẽ từ những tiểu bang có nô lệ ở vùng biên, và phải kiềm chế cuộc chiến không trở thành một cuộc tranh chấp Bài học: Đừng băn khoăn liệu vị trí công việc hiện tại của bạn có phù hợp với hoàn cảnh mới và trong một vai trò mới hay không, đặc biệt trong gia đoạn công ty gặp khủng hoảng, khi mọi người còn đang tìm kiếm một ai đó đứng lên, giữ vai trò lãnh đạo nhằm vượt qua khó khăn. Trong khi chúng ta không thể ủng hộ việc phá vỡ điều lệ hoặc vi phạm chính sách của công ty, nhìn vào cuộc đời của Abraham Lincoln có thể khuyến khích bạn nắm lấy một cơ hội, một tầm nhìn rộng lớn hơn với các giải pháp mang tính khả thi, một trong số đó là không bị hạn chế bởi các chính sách không thực tế hoặc lỗi thời.
Tài liệu liên quan