Đặt vấn đề: Cơ ức là một dị dạng hiếm gặp của giải phẫu vùng ngực. Vị trí, kích thước, hình dạng và chức
năng của cơ này chưa được biết rõ. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp chụp nhũ ảnh, CT scan hay MRI có
thể xuất hiện hình ảnh của cơ ức, gây khó khăn trong chẩn đoán, theo dõi một khối u vùng ngực hay phẫu thuật
vùng ngực. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm miêu tả hình thái học của cơ ức.
Mục tiêu: Bước đầu ghi nhận tần suất xuất hiện cơ ức và khảo sát vị trí, hình dạng, kích thước của cơ ức ở
người Việt Nam.
Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 25 thi
thể ướp formol tại Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 4 trường hợp cơ ức trên 25 thi thể được phẫu tích, 3 trường hợp cơ ức ở một
bên, và 1 trường hợp cơ ức 2 bên. Tần suất hiện vào là 16%, đối với nam là 17%, và nữ là 14%.Chiều dài trung
bình của cơ ức là 110,50 mm, chiều rộng trung bình là 14,67 mm.
Kết luận: Tần suất xuất hiện cơ ức ở người Việt Nam là 16%. Kích thước, hình dạng, vị trí của cơ ức rất
thay đổi. Khi phát hiện cấu trúc bất thường gần đường giữa trên phim nhũ ảnh, CT scan, hay MRI cần chẩn
đoán phân biệt một thương tổn thực sự và hình ảnh của cơ ức.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu khảo sát hình dạng, vị trí, kích thước cơ ức ở người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 139
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT HÌNH DẠNG, VỊ TRÍ, KÍCH THƯỚC CƠ ỨC
Ở NGƯỜI VIỆT NAM
Lê Văn Cường*, Võ Thành Nghĩa*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Cơ ức là một dị dạng hiếm gặp của giải phẫu vùng ngực. Vị trí, kích thước, hình dạng và chức
năng của cơ này chưa được biết rõ. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp chụp nhũ ảnh, CT scan hay MRI có
thể xuất hiện hình ảnh của cơ ức, gây khó khăn trong chẩn đoán, theo dõi một khối u vùng ngực hay phẫu thuật
vùng ngực. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm miêu tả hình thái học của cơ ức.
Mục tiêu: Bước đầu ghi nhận tần suất xuất hiện cơ ức và khảo sát vị trí, hình dạng, kích thước của cơ ức ở
người Việt Nam.
Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 25 thi
thể ướp formol tại Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Kết quả: Chúng tôi ghi nhận 4 trường hợp cơ ức trên 25 thi thể được phẫu tích, 3 trường hợp cơ ức ở một
bên, và 1 trường hợp cơ ức 2 bên. Tần suất hiện vào là 16%, đối với nam là 17%, và nữ là 14%.Chiều dài trung
bình của cơ ức là 110,50 mm, chiều rộng trung bình là 14,67 mm.
Kết luận: Tần suất xuất hiện cơ ức ở người Việt Nam là 16%. Kích thước, hình dạng, vị trí của cơ ức rất
thay đổi. Khi phát hiện cấu trúc bất thường gần đường giữa trên phim nhũ ảnh, CT scan, hay MRI cần chẩn
đoán phân biệt một thương tổn thực sự và hình ảnh của cơ ức.
Từ khóa: Cơ ức, nhũ ảnh.
ABSTRACT
INITIAL STUDY OF STERNALIS MORPHOLOGY ON VIETNAMESE
Le Van Cuong, Vo Thanh Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 139 - 143
Background: Sternalis is an uncommon variation of the chest wall anatomy. The size, shape and function of
this muscle are unknown clearly. Beside this, in some cases of mammography, sternalis can make difficulty in
diagnosing a chest tumor or performing an surgery on chest. Therefore, we do this research to describe the
morphology of this muscle.
Aim: the objective of this study is to describe size, shape, location and prevalance of the sternalis muslce on
Vietnamese.
Material and method: Cross sectional and descriptive study. We study on 25 cadavers preserved by
formalin in Anatomy department of University of medicine and pharmacy in HCM city.
Result: There are 4 cases of sternalis muscle on 25 cadavers, 3 unilateral sternalis and 1 bilateral. The
prevalence is 16%, 17% on men and 14% on women. The mean length is 110.50 mm and mean width is
14.67mm.
Conclusion: The prevalence of sternalis muscle on Vietnamese is about 16%. This muscle has a very variant
size, shape and location. On mammography, CT scan or MRI imaging of the chest wall, an unfarmiliar structure
* Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y Dược TP. HCM
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lê Văn Cường ĐT: 0903952772, Email: nghiencuukhoahoc@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 140
near the midline should be diagnose between actual lesion and sternalis.
Key words: sternalis muscle, mammography.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơ ức (sternalis) là một dị dạng hiếm gặp của
giải phẫu vùng ngực. Vị trí, kích thước, hình
dạng và chức năng của cơ này chưa được biết
rõ. Tần suất xuất hiện của cơ thay đổi tùy theo
dân tộc, thường khoảng 7% ở người da trắng
8,4% ở người da đen và 11,5% ở người châu Á(1).
Bên cạnh đó, trong một số trường hợp chụp nhũ
ảnh, CT scan hay MRI vùng ngực có thể phát
hiện cơ ức, điều này gây khó khăn cho các bác sĩ
lâm sàng trong chẩn đoán hay theo dõi sau điều
trị một khối u vùng ngực (hình 1). Do đó, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm ghi nhận tần
suất xuất hiện, hình dạng, vị trí, kích thước của
cơ ức ở người Việt Nam. Qua đó, nhằm cung
cấp cho những nhà giải phẫu, các bác sĩ chẩn
đoán hình ảnh và các phẫu thuật viên những số
liệu về chi tiết giải phẫu này nhằm giảm bớt
những khó khăn khi khảo sát hình ảnh, hay
phẫu thuật vùng ngực.
Hình 1: Nhũ ảnh và CT scan, cấu trúc nơi mũi tên chỉ là cơ ức(3),(2)
Mục tiêu nghiên cứu
Bước đầu ghi nhận tần suất xuất hiện của cơ
ức.
Khảo sát vị trí, hình dạng, kích thước của cơ
ức ở người Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành phẫu tích trên 25 thi thể
ướp formol tại Bộ môn Giải Phẫu học, Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh, gồm 18 nam và 7 nữ.
Qua đó ghi nhận được 4 trường hợp cơ ức ở 3
thi thể nam và 1 thi thể nữ.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt
ngang. Chúng tôi tiến hành phẫu tích thật cẩn
thận các thi thể ướp formol, quan sát và mô tả vị
trí bám, hình dạng, đo các kích thước của các
trường hợp cơ ức. Các trường hợp này đều được
chụp hình, nhằm lưu trữ, phục vụ cho việc tiếp
tục nghiên cứu về sau.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 141
KẾT QUẢ
Qua phẫu tích trên 25 thi thể, chúng tôi
phát hiện 4 trường hợp cơ ức ở 3 thi thể nam
và 1 thi thể nữ. Chúng tôi ghi nhận được các
kết quả như sau:
Trường hợp 1
Giới tính: nam
Cơ bám bên phải.
Bám đầu trên: gian sườn 2 – 3, cách đường
giữa 9,2 mm
Bám đầu dưới: xương sườn 5, hòa vào bao
cơ thẳng bụng, cách đường giữa 31,6 mm
Chiều dài: 86,6 mm
Chiều ngang chỗ rộng nhất: 9,62 mm
Trường hợp 2
Giới tính: nữ
Cơ bám bên phải.
Bám đầu trên: ngay hõm ức.
Bám đầu dưới: sụn sườn 5, hòa vào bao cơ
thẳng bụng, cách đường giữa 31,6 mm.
Chiều dài: 103,6 mm.
Chiều ngang chỗ rộng nhất: 12 mm.
Hình 2: Cơ ức ở trường hợp 1 Hình 3: Cơ ức ở trường hợp 2
Trường hợp 3
Giới tính: nam.
Cơ bám bên phải.
Bám đầu trên: ngay hõm ức.
Bám đầu dưới: sụn sườn 5, hòa vào bao cơ
thẳng bụng, cách đường giữa 32,82 mm.
Chiều dài: 132,5 mm.
Chiều ngang chỗ rộng nhất: 23,54 mm.
Trường hợp 4
Giới tính: nam.
Cơ bám 2 bên.
Bên trái
Bám đầu trên: sụn sườn 3, cách đường giữa
12,24 mm.
Bám đầu dưới: sụn sườn 5, hòa vào bao cơ
thẳng bụng, cách đường giữa 33,6 mm.
Chiều dài: 93,4 mm.
Chiều ngang chỗ rộng nhất: 13,4 mm.
Bên phải
Bám đầu trên: góc ức.
Bám đầu dưới: sụn sườn 5, hòa vào bao cơ
thẳng bụng cách đường giữa 21,4 mm.
Chiều dài: 99,24 mm.
Chiều ngang chỗ rộng nhất: 13 mm.
Cơ ức
Cơ ức
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ngoại Khoa 142
Hình 4: Cơ ức ở trường hợp 3 Hình 5: Cơ ức ở trường hợp 4, cơ xuất hiện 2 bên
BÀN LUẬN
Chúng tôi ghi nhận 4 trường hợp cơ ức trên
tổng số 25 thi thể được phẫu tích, chiếm 16%,
cao hơn nghiên cứu của Bergmann và cộng sự là
7% ở người da trắng 8,4% ở người da đen và
11,5% ở người châu Á(1). Tuy nhiên, mẫu nghiên
cứu của chúng tôi chỉ 25 thi thể. Do đó, hướng
nghiên cứu sắp tới sẽ phẫu tích trên nhiều thi
thể hơn.
Có 2 hình thái cơ ức: 3 trường hợp cơ xuất
hiện 1 bên, chiếm tỷ lệ 75% và 1 trường hợp cơ 2
bên, chiếm 25%. Không ghi nhận trường hợp
nào có 3 cơ ức như Levent(4) đã mô tả.
Trong các trường hợp cơ ức 1 bên, 100% là
bên phải. Vị trí cơ bám ở đầu trên thay đổi từ
hõm ức cho đến sụn sườn 3, cách đường giữa từ
0 đến 12,24 mm. Ở đầu dưới, tất cả đều hòa vào
bao cơ thẳng bụng, điều này phù hợp với việc
cho rằng nguồn gốc của cơ ức bắt nguồn từ cơ
thẳng bụng chứ không phải cơ ngực lớn(5). Như
vậy, trên phim chụp nhũ ảnh, CT hay MRI, phát
hiện một cấu trúc phía trước cơ ngực lớn, gần
đường giữa, thường ở bên phải cần chẩn đoán
phân biệt với cơ ức.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ ghi
nhận được 1 trường hợp cơ ức trên 7 thi thể
nữ, chiếm 14%. Tuy nhiên, như trình bày ở
trên, do mẫu nghiên cứu nhỏ, cần thực hiện
trên mẫu lớn hơn.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 25 thi thể, ghi nhận
được 4 trường hợp cơ ức ở 3 thi thể nam và 1 thi
thể nữ, chúng tôi có kết quả như sau:
Tỷ lệ cơ ức là 16%. Ở nam là 17%, và ở nữ
là 14%.
Đầu trên bám từ hõm ức cho đến sụn sườn
3, cách đường giữa từ 0 mm đến 12,24 mm. Khi
phát hiện cấu trúc bất thường trước cơ ngực lớn,
gần đường giữa thì cần chẩn đoán phân biệt với
cơ ức.
Cần nghiên cứu trên mẫu lớn hơn để khảo
sát tỷ lệ, hình thái, vị trí của cơ ngực ức chính
xác hơn, đặc biệt là trên các thi thể nữ nhằm ứng
dụng trên lâm sàng, tránh cho bệnh nhân những
thủ thuật xâm lấn khi phát hiện cấu trúc bất
thường ở vùng ngực.
Kết hợp với các phương tiện chẩn đoán hình
ảnh để khảo sát hình dạng, vị trí, kích thước trên
thực tế phim nhũ ảnh, CT scan hay MRI.
Cơ ức
Cơ ức
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bergman RA, Thompson SA, Afifi AK, Saadeh FA. (1988).
Compendium of Human Anatomic Variation. Baltimore: Urban
& Schwarzenberg.
2. Francis M. (1996) The sternalis muscle: an unusual normal
finding seen on mammagraphy. AJR 166: 33 – 36.
3. Gulen D.(2010), Mammographic features of the sternalis muscle.
Diagnositic and interventional radiology; 16: 276 – 278.
4. Levent S., Bahadil MD., Nurettin O., Yasar U.(2008) Three
sternalis muscles associated with abnormal attachments of the
pectoralis major muscle.
5. Sadler TW. Langman’s medical embryology. 9th ed. Baltimore,
Lippincott Williams and Wilkins. 2004; 199 – 209.