Bước đầu ứng dụng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể trong điều trị

Đặt vấn đề: Oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation-ECMO) được sử dụng để cải thiện oxy máu trong những trường hợp thở máy thất bại, hoặc điều trị nâng đỡ tuần hoàn – hô hấp trong những trường hợp suy tim cấp nặng, phương pháp này đã được thực hiện nhiều năm ở các nước có nền y học tiên tiến, nhưng ở nước ta kỹ thuật này chưa phổ biến. Mục tiêu nghiên cứu: tính hiệu quả và an toàn của kỹ thuật ECMO. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: báo cáo 2 trường hợp với 2 chỉ định ECMO khác nhau. Kết quả: Năm 2010-2011 chúng tôi thực hiện kỹ thuật ECMO cho 2 bệnh nhân đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân thứ nhất bị hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch do viêm phổi tụ cầu thất bại với thở máy. Phương thức ECMO ban đầu là V-A (tĩnh mạch-động mạch), khi tình trạng huyết động ổn định chuyển sang phương thức V-V. Bệnh nhân thứ hai bị viêm cơ tim cấp có biến chứng suy tim nặng do virus. Cải thiện oxy máu và huyết động rõ ràng sau tiến hành ECMO. Thời gian thực hiện ECMO bệnh nhân đầu tiên là 10 ngày, và bệnh nhân thứ hai là 21 ngày, không có biến chứng chảy máu, huyết khối, thuyên tắc, tán huyết, thiếu máu cục bộ chân phải xảy ra trong quá trình chạy ECMO. Kết luận: ECMO là biện pháp điều trị nâng đỡ hô hấp, tuần hoàn hiệu quả và an toàn trong giai đoạn chờ nguyên nhân được điều trị hoặc bệnh tự thoái lui

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu ứng dụng kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể trong điều trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 343 BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT OXY HÓA MÁU QUA MÀNG NGOÀI CƠ THỂ TRONG ĐIỀU TRỊ Trương Dương Tiển*, Phan Thị Xuân**, Phạm Hồng Trường*, Phạm Thị Ngọc Thảo** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể (Extracorporeal membrane oxygenation-ECMO) được sử dụng để cải thiện oxy máu trong những trường hợp thở máy thất bại, hoặc điều trị nâng đỡ tuần hoàn – hô hấp trong những trường hợp suy tim cấp nặng, phương pháp này đã được thực hiện nhiều năm ở các nước có nền y học tiên tiến, nhưng ở nước ta kỹ thuật này chưa phổ biến. Mục tiêu nghiên cứu: tính hiệu quả và an toàn của kỹ thuật ECMO. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: báo cáo 2 trường hợp với 2 chỉ định ECMO khác nhau. Kết quả: Năm 2010-2011 chúng tôi thực hiện kỹ thuật ECMO cho 2 bệnh nhân đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh nhân thứ nhất bị hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch do viêm phổi tụ cầu thất bại với thở máy. Phương thức ECMO ban đầu là V-A (tĩnh mạch-động mạch), khi tình trạng huyết động ổn định chuyển sang phương thức V-V. Bệnh nhân thứ hai bị viêm cơ tim cấp có biến chứng suy tim nặng do virus. Cải thiện oxy máu và huyết động rõ ràng sau tiến hành ECMO. Thời gian thực hiện ECMO bệnh nhân đầu tiên là 10 ngày, và bệnh nhân thứ hai là 21 ngày, không có biến chứng chảy máu, huyết khối, thuyên tắc, tán huyết, thiếu máu cục bộ chân phải xảy ra trong quá trình chạy ECMO. Kết luận: ECMO là biện pháp điều trị nâng đỡ hô hấp, tuần hoàn hiệu quả và an toàn trong giai đoạn chờ nguyên nhân được điều trị hoặc bệnh tự thoái lui. Từ khoá: ECMO: oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể, Hội chứng suy hô hấp cấp nguy kịch, Viêm cơ tim do virus. ABSTRACT INITIAL APPLICATIONS OF ECMO IN THE THERAPY AT ICU, CHO RAY HOSPITAL: CASE SERIES REPORT Truong Duong Tien, Phan Thi Xuan, Pham Hong Truong, Pham Thi Ngoc Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 343 - 349 Introduction: Extracorporeal membrane oxygenation (ECMO) is indicated for potentially reversible, life- threatening forms of respiratory and/or cardiac failure which are unresponsive to conventional therapy. This technique has been carried out in medicine-developed countries for many years, but it’s still not popular in Vietnam. Objectives: the purpose of this study was to evaluate the efficacy and safety of ECMO. Patients and methods: case series report of patients who were treated by ECMO. Results: In 2010-2011, the ECMO was performed at ICU, Cho Ray hospital for the first two patients. The first patient had staphylococcus pneumonia and the second patient had severe heart failure due to myocarditis. The duration of ECMO technique was 10-21 days, and during that time there was no complication of bleeding, thrombosis, embolism, hemolysis or right limb ischemia. Conclusions: ECMO is an effective and safe technique to support respiratory and cardiac system in waiting *Khoa Hồi Sức Cấp Cứu – Bệnh Viện Chợ Rẫy **Bộ Môn Hồi Sức Cấp Cứu Chống Độc – ĐHYD TP.HCM Tác giả liên lạc: BS.CKII Phạm Thị Ngọc Thảo ĐT: 0903628016. Email: thao.pham@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 344 for the resolving of underlying causes or the recovery of disease. Key words: ECMO: Extracorporeal membrane oxygenation, ARDS: acute respiratory distress syndrome, Myocarditis due to virus. ĐẠI CƯƠNG ECMO là kỹ thuật oxy hoá máu qua màng ngoài cơ thể, máu được chống đông, lấy ra khỏi cơ thể bằng đường tĩnh mạch, trao đổi oxy và CO2 qua màng ngoài cơ thể, sau đó trở về bằng đường tĩnh mạch hoặc động mạch. ECMO được thực hiện thành công trên người lần đầu vào năm 1971, từ đó đến nay, số lượng bệnh nhân được thực hiện ECMO gia tăng hàng năm. ECMO được chỉ định trong những trường hợp suy hô hấp giảm oxy máu nặng, thất bại với thở máy, hoặc trong những trường hợp cần nâng đỡ cả tuần hoàn và hô hấp như trong các trường hợp suy tim cấp nặng do các nguyên nhân có khả năng hồi phục hoặc sau phẫu thuật tim. Từ tháng 6/2010 – 6/2011, khoa Hồi Sức Cấp Cứu bệnh viện Chợ Rẫy tiến hành thực hiện ECMO cho 02 trường hợp: Trường hợp 1 Bệnh nhân nam, 37 tuổi, cao 164 cm, cân nặng 62 kg, nghề nghiệp là buôn bán, địa chỉ TPHCM, nhập viện vì khó thở. Bệnh sử 03 ngày trước nhập viện, bệnh nhân sốt cao kèm đau vai phải, sau đó xuất hiện ho nhiều, có đàm kèm khó thở, điều trị tại y tế địa phương 01 ngày bệnh không giảm, được chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng: tỉnh, còn sốt 38o3C, M: 100l/ph, HA: 90/60mmHg, nhịp thở 24 lần/ph, SpO2: 85% dù được thở oxy qua mặt nạ có túi dự trữ, X quang ngực (hình 1): thâm nhiễm xuất hiện cả 2 phế trường. Hình 1: X quang phổi Sử dụng máy ECMO của hãng Maquet, Đức. Phương thức ECMO ban đầu là V-A (tĩnh mạch- động mạch), đường máu ra và về là tĩnh mạch và động mạch đùi phải, thực hiện cầu nối để tránh thiếu máu chân phải, khi tình trạng huyết động ổn định chuyển sang phương thức V-V (tĩnh mạch- tĩnh mạch) đường máu ra là tĩnh mạch đùi phải và đường máu về là tĩnh mạch cảnh trong phải, lưu lượng máu 4,5 lít/phút, vận tốc vòng 2600/phút, oxy qua màng 5 lít/phút. Chống đông bằng heparin liều 70UI/kg và sau đó 40UI/kg/giờ, dùng máy theo dõi ACT tại giường, duy trì ACT ở mức 180-200 giây. Truyền hồng cầu lắng khi Hct < 30%, truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu < 100.000/mm3. Thời gian thực hiện ECMO là 10 ngày, không có biến chứng chảy máu, huyết khối, thuyên tắc, tán huyết, thiếu máu cục bộ chân phải xảy ra trong quá trình chạy ECMO (Kết quả bảng 1và 2). Bảng 1: Các kết quả xét nghiệm sinh hóa, huyết học TH1 Xét nghiệm Lúc nhập viện Tại khoa HSCC ECMO 12 giờ ECMO N2 ECMO N3 ECMO N7 Hct(%) 47,3 45,5 107 31,2 29,3 28,8 Hb(g/l) 165 148 33,6 104 97 93 Bạch cầu(/mm 3 ) 15420 12470 14860 14670 21000 21600 Neutrophil Lymphocyte 88 3,8 86 5,6 82 8,3 81,9 7,1 85,7 5,4 84,2 6,1 Tiểu cầu(/mm3) 21000 30000 194000 207000 164000 131 PT (giây) 12,4 11,6 12,4 13,4 13,4 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 345 Xét nghiệm Lúc nhập viện Tại khoa HSCC ECMO 12 giờ ECMO N2 ECMO N3 ECMO N7 APTT(giây) 31 30,4 34,9 31,5 31,2 33,7 ACT(giây) 224 185 190 192 172 BUN(mg%) 20 37 52 48 23 64 Creatinin (mg%) 1,1 2 2,1 2,1 1 1,8 AST(UI/L) 79 91 73 60 49 46 ALT(UI/L) 68 39 23 30 10 13 Bilirubine TT(mg%) 4,7 6 2,8 5,5 3,1 Bilirubine GT(mg%) 1,7 3,4 2,4 0,9 2,1 Bảng 2: Sự thay đổi huyết động và oxy máu động mạch khi tiến hành ECMO TH1 Số liệu Lúc NV Trước ECMO ECMO 1giờ ECMO 4giờ ECMO 12giờ ECMO 24giờ ECMO 72giờ pH 7,41 7,18 7,31 7,42 7,49 7,50 7,58 PaCO2 (mmHg) 33,8 73,1 54,8 45,7 41,7 46,7 36 PaO2 (mmHg) 46 59 99,3 98,2 68,4 108 294 HCO3 (mmol/L) 21,6 27 29 29 31,2 35 33 FiO2 60 100 100 80 80 80 70 PEEP 18 15 12 10 10 10 Lưu lượng(l/phút) 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5 Vận tốc vòng (vòng/phút) 2600 2600 2600 2600 2600 Oxy cung cấp màng (l/phút) 4 5 5 5 4 Mode ECMO V-A V-A V-A V-V V-V Mạch(lần/phút) 100 144 102 95 97 110 100 Huyết áp(mmHg) 90/60 80/60 117/79 100/60 110/60 110/60 95/65 Dopamin(µg/kg/ph) 7 4 0 0 Norepinephrine (µg/ph) 20 15 8 0 Trường hợp 2 Bệnh nhân 2 Bệnh nhân nam 14 tuổi cao 167cm nặng 53kg với bệnh sử 01 tuần mệt mỏi sinh hoạt kém, 01 ngày trước nhập viện mệt nhiều khó thở tím tái nhập vào bệnh viện Nhi Đồng 2 được chẩn đoán: Viêm cơ tim cấp do virus-choáng tim nặng. Bệnh nhân được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy, nhập khoa ICU trong tình trạng: Tỉnh, bứt rứt, vật vã, thở máy qua nội khí quản với FiO2 60%, PEEP 5cmH2O, mạch ngoại vi không bắt được, huyết áp không đo được với phương pháp không xâm lấn, mặc dù đang duy trì vận mạch dobutamin 15 µg /kg/phút, dopamine liều 13 µg /kg/phút và norepinephrine liều 18 µg /phút, epinephrine liều 10 µg /phút, tím nhẹ môi và đầu chi. Siêu âm tim: Chức năng tâm thu thất trái giảm nặng EF:15%, thất trái giãn lớn 67mm, giảm động toàn bộ thất trái, hở van 2 lá ¾, hở van động mạch chủ ¼, không thấy tràn dịch màng ngoài tim. X quang phổi ghi nhân bóng tim giãn to (hình 2,và 3). Bệnh nhân được tiến hành ECMO của hãng Maquet, Đức với phương thức V-A trong 24 ngày và thay 03 lần màng (Oxygenator)và sau đó được cấy dụng cụ hỗ trợ thất trái với kết quả (Bảng 3 và 4). Bảng3: kết quả sinh hóa, huyết học TH2: Xét nghiệm Lúc NV Trước ECMO ECMO 12 giờ ECMO N2 ECMO N7 ECMO N14 ECMO N21 Hct(%) 37,4 33,3 36,5 34,9 36,3 26,6 28,8 Hb(g/l) 120 107 120 114 115 82 87 Bạch cầu(/mm 3 ) 16520 14170 22940 15850 20900 28520 22400 Neutrophil Lymphocyte 82 9,5 79,8 13,4 88,5 6,2 77,3 15,3 81,2 7,9 85,9 6,9 88,4 6,7 Tiểu cầu(/mm3) 261.000 229.000 195.000 144.000 73.000 107.000 92.000 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 346 Xét nghiệm Lúc NV Trước ECMO ECMO 12 giờ ECMO N2 ECMO N7 ECMO N14 ECMO N21 PT (giây) 18,6 11,6 12,4 15,5 15,2 14,5 APTT(giây) 31,9 30,4 34,9 31,5 29,7 31 33,6 ACT(giây) 162 186 204 200 178 175 BUN(mg%) 50 60 65 17 81 43 58 Creatinin(mg%) 1,68 1,84 1,81 0,17 1,22 0,82 0,68 AST(UI/L) 1015 6 142 325 86 48 ALT(UI/L) 738 572 165 105 182 43 Bilirubine TT(mg%) 0,91 2,03 0,47 1,54 1,49 2,61 Bilirubine GT(mg%) 1,14 4,27 7,64 2,3 0,95 2,3 CPK(U/L) 3655 187 1179 2630 143 CK-MP(U/L) 65,4 220,6 10,2 59,2 15,1 TroponinI (ng/mL) >1 >1 >1 0,5 0,5 Lactate(mg%) 22,9 18,7 17,1 Bảng 4: Sự thay đổi huyết động và oxy máu động mạch khi tiến hành ECMO TH2: Số liệu NV Trước ECMO ECMO 2giờ ECMO 12giờ ECMO N2 ECMO N7 ECMO N14 ECMO N21 pH 7,33 7,33 7,42 7,40 7,53 7,49 7,46 PaCO2 (mmHg) 33,2 37,6 45,7 40,5 30,5 34 41,6 PaO2 (mmHg) 152 398 98,2 314 105 239 267 HCO3 (mmol/L 17 19,3 29 24,6 24,8 25,9 23 ScvO2(%) 59,6 66,8 71 70,2 73 FiO2 60 60 60 40 40 40 40 40 PEEP 5 5 5 5 5 5 5 5 Lưu lượng(l/phút) 3,7 4,5 4,5 3,2 3,2 3,2 Vận tốc vòng (vòng/phút) 3000 3700 3700 2700 3000 3000 FiO2 ECMO 100 70 70 70 70 80 Oxy cung cấp màng (lít/phút) 4 4 4 4 4 4 Mạch(lần/phút) 100 120 100 100 106 126 139 130 Huyết áp TB (mmHg) 0 0 58 100 80 82 75 85 Nước tiểu 24g(L) 0,5 4,1 3,1 4,2 2,8 Dobutamin(µg/kg/ph) 15 5 5 5 Dopamin(µg/kg/ph) 13 13 13 8 8 Norepinephrine (µg/ph) 18 18 18 10 10 Adrenaline(µg/ph) 10 10 5 5 0 Hình 3: ECMO V-A Hình 2: Trước ECMO V-A Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 347 BÀN LUẬN Chỉ định TH1 Theo các khuyến cáo hiện nay, chỉ định ECMO trong các trường hợp tổn thương phổi cấp có khả năng hồi phục là OI > 0,4 và VI > 40 trong vòng 04 giờ và thở máy không quá 03 ngày với PaO2/FiO2<100(1,3,5). Bệnh nhân của chúng tôi tuổi trẻ, viêm phổi nặng do vi khuẩn Staphylococcuc aureus (kết quả cấy đàm và cấy máu), là bệnh phổi cấp tính có khả năng hồi phục, đã được thông khí cơ học tối ưu nhưng thất bại sau 12 giờ can thiệp, với FiO2=100%, PEEP 18cmH2O, tỉ số PaO2/FiO2 chỉ 59. Thời điểm chỉ định ECMO là thích hợp, với chỉ số thông khí VI=56 và chỉ số oxy hóa máu OI=0,6 hơn 4 giờ, tình trạng huyết động bệnh nhân xấu dần đi. TH2 Đây là trường hợp có khuyến cáo trong hỗ trợ tuần hoàn trong những trường hợp suy tim cấp tính có khả năng hồi phục. Bệnh nhân này được chẩn đoán viêm cơ tim cấp do virus có biến chứng suy tim trên ECG, sinh hóa men tim và siêu âm tim(1,2). Phương thức ECMO điều trị TH1 Tuy bệnh nhân bị viêm phổi nặng, tuổi trẻ, không tiền sử bệnh lý tim mạch nhưng khi chỉ định ECMO bệnh nhân có tình trạng huyết áp giảm nặng, phải dùng vận mạch liều cao để duy trì huyết áp. Do đó chúng tôi lựa chọn theo khuyến cáo phương thức ban đầu là tĩnh-động mạch (V-A) để hỗ trợ tuần hoàn nhằm nâng huyết áp và tăng tưới máu tạng cho bệnh nhân(1,3,4), thực tế sau 12 giờ ECMO chúng tôi đã ngưng được thuốc vận mạch và huyết động ổn định dần, lượng nước tiểu tăng, sau đó chúng tôi chuyển sang phương thức tĩnh-tĩnh mạch (V- V), phương thức V-V oxy hóa máu cho toàn cơ thể tốt hơn, và an toàn cho bệnh nhân hơn. TH2 Lựa chọn phương thức V-A là bắt buộc ở BN này. Canulae Vị trí đặt Chúng tôi thực hiện theo các khuyến cáo phương thức V-A, đường máu ra và về là động và tĩnh mạch đùi cùng bên, chúng tôi chọn vị trí bên phải. Sau đó khi chuyển đổi phương thức ECMO sang V-V (TH 1), đường máu ra là tĩnh mạch đùi phải và đường máu về là tĩnh mạch cảnh trong phải(1,3). Kích thước canulae Sự lựa chọn kích cỡ canulae đóng vai trò rất quan trọng trong ECMO để đảm bảo lưu lượng, cần siêu âm dopller đo đường kính mạch máu vị trí dự định đặt canulae và theo khuyến cáo trong nghiên cứu của Muller T.và CS nên chọn kích cỡ canulae nhỏ hơn đường kính mạch máu 10%, trong trường hợp này chúng tôi lựa chọn canulae động mạch đùi là 19Fr và canulae tĩnh mạch đùi là 23Fr.Trong phương thức V-V, canulae trả máu về ở tĩnh mạch cảnh trong là 21Fr(1,4). Vị trí đầu canula Trong V-A vị trí đầu canulae tĩnh mạch quan trọng hơn vì ảnh hưởng đến lưu lượng, thông thường là ngay phía dưới cơ hoành, điều này chúng ta có thể ước tính được độ dài của canulae khi luồn vào trên lâm sàng cũng như khi chụp x-quang kiểm tra, vị trí khi đặt canulae động mạch là động mạch chủ bụng. Chúng tôi nhận thấy đường trả máu về động mạch sau thời gian ECMO đầu canula có xu hướng di chuyển ra ngoài do tác dụng phụt của dòng máu. Trong V-V, vì ở trường hợp chúng tôi vị trí máu ra và vào là hai vị trí khác nhau nên tình trạng tái tuần hoàn cũng dễ dàng kiểm soát qua độ dài của mỗi canulae luồn vào, vị trí canulae tĩnh mạch cảnh trong chúng tôi đưa vào là 16cm, kiểm tra trên phim x-quang ngực là nơi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ngoại Khoa 348 đổ vào thất phải, vị trí canulae lấy máu ra cũng là dưới cơ hoành. Sự lựa chọn vị trí đặt và vị trí đầu canulae rất quan trọng chúng tôi dựa vào kích thước thực tế của bệnh nhân và đo qua siêu âm dopller nên trong khi tiến hành ECMO chúng tôi đã đạt được sự kiểm soát lưu lượng cũng như tình trạng tái tuần hoàn (Re=21) như mong muốn(4). Kháng đông TH1 Bệnh nhân này ngay thời điểm chỉ định ECMO đã có biểu hiện rối loạn đông máu đó là giảm tiểu cầu và co cục máu không hoàn toàn, chính vì vậy chúng tôi đã dùng kháng đông heparin liều thấp hơn mức khuyến cáo với liều 70UI/kg và sau đó duy trì 40UI/kg/giờ, chúng tôi kiểm soát và điều chỉnh liều heparin qua sự theo dõi ACT ở mức 180-200giây. TH2 Bệnh nhân chúng tôi theo dõi ACT mỗi giờ trong vòng 04 giờ đầu và đã được liều duy trì mong muốn (60UI/Kg/giờ) với ACT chấp nhận được 200 giây, sau đó ACT được kiểm tra lại mỗi 4giờ một lần. Tuy nhiên, ở bệnh nhân do tình trạng suy tim nặng trên lâm sàng chúng tôi ghi nhận có trường hợp chảy máu phổi kèm theo do vậy mà ACT được duy trì ở ngưỡng <180 giây theo như khuyến cáo và trong quá trình ECMO chúng tôi thường xuyên kiểm tra tình trạng xuất hiện cục máu đông trong hệ thống bằng đèn soi cũng như theo dõi áp lực xuyên màng qua hệ thống monitor. Sự theo dõi này giúp chúng tôi tiến hành ECMO an toàn cho đến khi kết thúc mà không bị sự cố đông màng hay biến chứng chảy máu nặng ở bệnh nhân(2,4). Sự cải thiện PaO2 và PaCO2 Bảng kết quả cho thấy ở cả hai phương thức ECMO sự cải thiện tăng PaO2 rất đáng kể (vị trí lấy máu đo khí máu động mạch là động mạch quay bên phải), chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt về kết quả PaO2 khi mẫu máu ở các vị trí khác nhau trên cơ thể khi ECMO ở phương thức V-A. Cụ thể là khi lấy mẫu máu ở động mạch quay phải sẽ cho kết quả PaO2 thấp hơn khi lấy ở động mạch bẹn phải. Điều này cho thấy khả năng oxy hóa máu các cơ quan toàn cơ thể ở phương thức V-A không đồng đều đặc biệt là các cơ quan phía trên. Sự cải thiện PaO2 góp phần làm giảm nồng độ FiO2 thở vào cũng như hạ được mức PEEP, thể tích khí thường lưu và tần số thở trên máy thở trong V-V, trong V-A chủ yếu là hỗ trợ tuần hoàn nên chúng tôi điều chỉnh máy thở về chế độ cho phổi nghỉ ngơi(2). PaCO2 thấp dần tương ứng với sự gia tăng oxy cung cấp qua màng, và sự thay đổi PaCO2 rất nhanh chóng và dễ dàng kiểm soát khi chúng tôi điều chỉnh lưu lượng oxy cung cấp qua màng. SvO2 và lactate máu động mạch Do tình trạng tưới máu không đồng đều nên trong V-A cần theo dõi và đánh giá tình trạng tưới máu mô toàn cơ thể bằng cách theo dõi tri giác, động học men tim,SvO2 và nồng độ lactate máu động mạch. Độ bão hòa oxy máu TM trộn được khuyến cáo duy trì ở mức 65-75% và tối ưu là 75%(1). Lactate máu động mạch là thông số rất có giá trị khi theo dõi bệnh nhân trong quá trình ECMO, đánh giá gián tiếp tưới máu mô, chúng tôi ghi nhận nồng độ lactate biến thiên giảm dần với sự cải thiện của HA trung bình của bệnh nhân. Huyết học Chúng tôi ghi nhận ECMO làm tăng khối lượng tuần hoàn, dung dịch mồi (priming) hệ thống làm pha loãng các thành phần của máu, tuy nhiên mức độ pha loãng không nhiều có thể kiểm soát bằng cách theo dõi sát công thức máu và đông máu toàn bộ mỗi 4 giờ trong 12 giờ đầu ECMO sau đó là mỗi 24 giờ. Hiện tượng giảm tiểu cầu do tuần hoàn ngoài cơ thể có thể xảy ra và cần truyền thêm tiểu cầu để đạt >150.000/mm3 Hiện tượng tán huyết trong trường hợp này chúng tôi cũng ghi nhận qua theo dõi nồng độ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 349 hemoglobin và bilirubin gián tiếp huyết tương và mức độ tán huyết này là nhẹ thoáng qua trong những ngày đầu tiến hành ECMO. Huyết động TH1 Khi thực hiện ECMO bệnh nhân được lựa chọn V-A lúc đầu vì có huyết áp giảm phải dùng vận mạch để nâng huyết áp, chúng tôi ghi nhận rằng huyết động cải thiện rõ rệt nhanh chóng, nhịp tim bệnh nhân giảm dần và ổn định được rất nhanh trong vòng 12 giờ đã ngưng được các thuốc vận mạch. Sau khi ổn định được huyết động chúng tôi chuyển sang V-V làm khả năng cải thiện oxy máu toàn cơ thể tốt hơn nhưng huyết động vẫn ổn định. Các cơ quan khác trong trường hợp này chúng tôi ghi nhận không bị tác động bất lợi của ECMO làm ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan. TH2 Sự cải thiện huyết động rất rõ ràng ở những trường hợp này, theo khuyến cáo ở phương thức V-A theo dõi huyết động qua huyết áp động mạch trung bình ở huyết áp động mạch xâm lấn tay phải, và điều chỉnh lưu lượng ECMO để duy trì HAtb>55mmHg là đạt. Thực tế chúng tôi duy trì >60mmHg và đánh giá tưới máu mô qua ScvO2 và lactate máu động mạch(1,2). KẾT LUẬN Đây là những trường hợp tiến hành ECMO đầu tiên tại khoa Hồi Sức Cấp Cứu, bệnh viện Chợ Rẫy, hiệu quả cải thiện oxy máu động mạch và huyết động là rất rõ rệt, không có biến chứng xảy ra trong quá trình thực hiện. Như vậy ECMO là một phương pháp cải thiện oxy máu hiệu quả và an toàn trong những trường hợp suy hô hấp giảm oxy máu thất bại với thở máy, và cải thiện huyết động cũng như tưới máu mô trong những trường hợp suy tim cấp nặng mà nguyên nhân có thể hồi phục điều trị thất bại với phương pháp nội khoa. Đây là biện pháp điều trị nâng đỡ hô hấp cũng như huyết động có giá trị trong giai đoạn chờ nguyên nhân được điều trị hoặc bệnh tự thoái lui. Kỹ thuật này cần được phổ biến tại Việt Nam, trong thời đại mà dịch cúm vẫn thường xuyên xảy ra, nhằm giảm tỉ lệ tử vong ở những trường hợp suy hô hấp nặng và suy tim nặng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fortenberry JD, (2005). Priciples and practice of venovenous ECMO. Van Meurs KP. Extracorporeal cardiopulmonary support in critical care,third Edition: 85 – 102 2. Meyer DM (2001), Extracorporeal Life Support, Landes Bioscience: 75-90 3. M
Tài liệu liên quan