Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng và các yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng
sau cắt toàn bộ dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: các bệnh nhân được cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tuyến dạ dày, được mô tả
giải phẫu bệnh đủ và theo dõi ít nhất 9 tháng sau phẫu thuật.
Kết quả: 107 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày được chọn vào nhóm nghiên cứu. Có 67,3% bệnh
nhân vào viện vì đau bụng. 90,2% ung thư ở giai đoạn III, IV theo phân loại TNM. Ung thư biểu mô tuyến biệt
hóa kém chiếm 79,4%. Tái lập lưu thông tiêu hóa theo Roux‐en Y là 62,6%.
Kết luận: Tỷ lệ tai biến, biến chứng là 17,8%. Các yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng gồm truyền
máu, đặc biệt là biến chứng về hô hấp. Bệnh tim mạch kèm theo cũng có liên quan và cũng ảnh hưởng đến biến
chứng về hô hấp sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các tai biến và biến chứng sau cắt toàn bộ dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 44
CÁC TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG SAU CẮT TOÀN BỘ DẠ DÀY
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ DẠ DÀY
Nguyễn Trọng Hảo*, Trần Thiện Trung**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ tai biến, biến chứng và các yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng
sau cắt toàn bộ dạ dày trong điều trị ung thư dạ dày.
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: các bệnh nhân được cắt toàn bộ dạ dày do ung thư biểu mô tuyến dạ dày, được mô tả
giải phẫu bệnh đủ và theo dõi ít nhất 9 tháng sau phẫu thuật.
Kết quả: 107 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày được chọn vào nhóm nghiên cứu. Có 67,3% bệnh
nhân vào viện vì đau bụng. 90,2% ung thư ở giai đoạn III, IV theo phân loại TNM. Ung thư biểu mô tuyến biệt
hóa kém chiếm 79,4%. Tái lập lưu thông tiêu hóa theo Roux‐en Y là 62,6%.
Kết luận: Tỷ lệ tai biến, biến chứng là 17,8%. Các yếu tố liên quan đến tai biến, biến chứng gồm truyền
máu, đặc biệt là biến chứng về hô hấp. Bệnh tim mạch kèm theo cũng có liên quan và cũng ảnh hưởng đến biến
chứng về hô hấp sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung thư.
Từ khóa: ung thư dạ dày, cắt dạ dày.
SUMMARY
THE ACCIDENTS AND COMPLICATIONS AFTER TOTAL GASTRECTOMY
IN THE TREATMENT OF GASTRIC CANCER
Nguyen Trong Hao, Tran Thien Trung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 43 ‐ 50
Purpose: Determine the accident and complication rates and the factors related to them after total
gastrectomy in the treatment of gastric cancer.
Methods: cross‐sectional study
Selection criteria: The patients with total gastrectomy because adenocarcinoma gastric cancer, the samples
were described histological sufficiently and at least 9 months follow‐up after operation.
Results: 107 patients of adenocarcinoma gastric cancer were selected in this study. There are 67.3% of
patients hospitalized because of abdominal pain. 90.2% at the of stage III, IV following TNM. Adenocarcinoma
accounted for 79.4% poorly differentiated. The reconstruction of the digestive following Roux‐en Y 62.6%.
Conclusion: The rate of accidents and complications is 17.8%. The factors related to accidents and
complications including blood transfusion, especially respiratory complications. The combination of
cardiovascular disease is also affects respiratory complications after total gastrectomy due stomach cancer.
Keywords: gastric cancer, gastrectomy.
* Bệnh viện đa khoa Tỉnh Tiền Giang
** PGS TS BS Bộ môn Ngoại, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS CKII Nguyễn Trọng Hảo, ĐT: 0919181863‐ Email: haobs_tg@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 45
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh
ung thư thường gặp trên toàn thế giới(11,13,15), với
ước tính khoảng 934,000 trường hợp ung thư
mới được phát hiện mỗi năm. Tỷ lệ tử vong của
ung thư dạ dày đứng hàng thứ hai sau ung thư
phổi với số bệnh nhân tử vong lên tới 700,000
người mỗi năm(15). Tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ
dày thay đổi tuỳ theo vùng, miền khác nhau
trên thế giới. Bệnh gặp phổ biến ở các nước
Đông Á, với tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 75 đến
100/100,000 dân như ở Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, ít hơn ở các nước Nam Mỹ, Đông
Âu và thấp nhất 5/100,000 dân ở Mỹ và Tây Âu
(15). Ở các nước đang phát triển, bệnh ung thư dạ
dày thường gặp ở nam nhiều hơn nữ(3,19). Ở Việt
Nam, ung thư dạ dày là bệnh đứng hàng đầu
trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa (15) và
đứng hàng thứ 3 hoặc thứ 4 trong tất cả các bệnh
ung thư, ước tính mỗi năm có khoảng 15,000‐
20,000 người bị ung thư dạ dày(5).
Liên quan đến giải phẫu bệnh, khoảng 90‐
95% các trường hợp ung thư dạ dày là ung thư
biểu mô tuyến(10,13). Tỷ lệ tử vong chịu ảnh
hưởng của một số yếu tố: xuất độ ung thư, giai
đoạn bệnh lúc chẩn đoán, các yếu tố sinh học
và đáp ứng cá nhân đối với các phương pháp
điều trị(14).
Về điều trị, phẫu thuật cắt dạ dày có thể có
những biến chứng như chảy máu miệng nối, xì
rò miệng nối, hẹp miệng nối, viêm tụy cấp, tổn
thương đường mật Tỷ lệ biến chứng và tử
vong sau phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày do ung
thư thay đổi theo thời gian nghiên cứu và tùy
theo từng tác giả. Các yếu tố liên quan đến tai
biến, biến chứng sau cắt toàn bộ dạ dày do ung
thư có thể xảy ra ở những bệnh nhân có các
bệnh kèm theo, truyền máu, và tuỳ theo kỹ
thuật tái lập lưu thông tiêu hóa(19).
Qua theo dõi và phân tích 107 trường hợp
phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày điều trị ung thư.
Trong bài viết này, chúng tôi muốn nêu lên các
nhận xét về tỷ lệ tai biến, biến chứng và những
yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến các tai biến biến
chứng, nhằm rút ra các kinh nghiệm trong thực
hành ngoại khoa.
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
Trong thời gian 5 năm từ 01/01/ 2007 đến
31/12/2011, tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh. Tất cả bệnh nhân được cắt
toàn bộ dạ dày được đưa vào nghiên cứu với các
tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả bệnh nhân được cắt toàn bộ dạ dày có
kết quả giải phẫu bệnh là ung thư biểu mô tuyến
dạ dày.
Tiêu chuẩn loại trừ
(1) Được cắt toàn bộ dạ dày ở cơ sở y tế hay
bệnh viện khác rồi chuyển đến Bệnh viện Đại
học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
(2) đã được cắt bán phần dạ dày trước đây,
nay tái phát và có chỉ định cắt lại toàn bộ dạ dày
điều trị ung thư.
Các tai biến‐ biến chứng sau phẫu thuật
được đánh giá gồm
Chảy máu, xì, rò, hẹp, tắc miệng nối, áp xe
trong ổ bụng, nhiễm trùng vết mổ Các biến
chứng khác về nội khoa như hô hấp, tim mạch,
trào ngược thực quản
Phương pháp phân tích thống kê
Sử dụng các phép kiểm chi bình phương
(χ2) và Fisher exact test, để đánh giá kết quả
nghiên cứu có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05
bằng phần mềm SPSS (phiên bản 16.0, SPSS Inc,
Ill) với khoảng tin cậy 95%.
KẾT QUẢ
Đặc điểm bệnh nhân
Trên 107 bệnh nhân được phẫu thuật cắt
toàn bộ dạ dày do ung thư, tuổi trung là 54,2 ±
11, nhỏ nhất 22, lớn nhất 77 tuổi. Nhóm tuổi mắc
bệnh cao nhất từ 40‐60 tuổi có 61,7% (66/107),
tiếp theo là >60 tuổi có 30,8% (33/107), ít nhất là
<40 tuổi có 7,5% (8/107). Bệnh có tỷ lệ mắc ở nam
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 46
cao hơn nữ, tỷ lệ nam là 57% (61/107), nữ 43%
(46/107), tỷ lệ nam/nữ là 1,3.
Đặc điểm phẫu thuật
Bảng 1: Đặc điểm phẫu thuật
Đặc điểm phẫu thuật Số bệnh
nhân
Tỷ lệ
%
Vị trí tổn thương ung thư (n=107)
1/3 trên
1/3 giữa
1/3 dưới
Gần toàn bộ hoặc toàn bộ dạ dày
26
42
2
37
24,3
39,3
1,9
34,6
Kích thước khối u (n=52) được mô tả
Kích thước khối u trung bình
Nhóm kích thước khối u <5cm
Nhóm kích thước khối u từ 5-7 cm
Nhóm kích thước khối u >7 cm
cm
6,49 ± 3,15
8
29
15
15,4
55,8
28,8
Tình trạng xâm lấn của ung thư (n=107) 24 22,4
Giai đoạn ung thư (n=71) được mô tả
Giai đoạn Ib
Giai đoạn II
Giai đoạn IIIa
Giai đoạn IIIb
Giai đoạn IV
3
4
8
21
35
4,2
5,6
11,3
29,6
49,3
Kỹ thuật tái lập lưu thông tiêu hóa
(n=107)
Roux-en Y
Omega
Khác (gồm NĐH)
67
29
11
62,6
27,1
10,3
Tạng được cắt kèm theo (n=107)
Lách
Lách + phần tụy
Đại tràng
Buồng trứng
Hỗng tràng
9
4
2
2
1
8,4
3,7
1,9
1,9
0,9
Thời gian mổ (n=107)
Thời gian mổ trung bình
Nhóm <200 phút
Nhóm từ 200 đến 300 phút
Nhóm >300 phút
phút
246 ± 55
18
76
13
16,8
71
12,2
Truyền máu (n=107) 9 8,4
Nhận xét: Vị trí của ung thư dạ dày gặp chủ yếu ở 1/3
trên, giữa hoặc gần toàn bộ dạ dày. Trên 52 trường hợp có
mô tả kích thước khối u, gặp nhiều nhất ở nhóm có kích
thước từ 5‐7 cm, kích thước trung bình 6,49 ± 3,15 cm.
Giai đoạn ung thư chủ yếu là giai đoạn IV,
trong đó có 22,4% trường hợp ung thư xâm lấn,
và có 18/107 trường hợp được cắt tạng kèm theo
và chủ yếu là cắt lách.
Lập lại lưu thông tiêu hoá sau phẫu thuật cắt
toàn bộ dạ dày chủ yếu theo phương pháp
Roux‐en Y là 62,6%, tiếp theo là Omega 27,1%.
Truyền máu trong 8,4% các trường hợp.
Tai biến, biến chứng của phẫu thuật cắt
toàn bộ dạ dày
Bảng 2: Các tai biến, biến chứng phẫu thuật cắt toàn
bộ dạ dày
Các tai biến, biến chứng Số bệnh nhân
Tỷ lệ
(%)
Tai biến chảy máu trong mổ
Các biến chứng nội khoa
- Tràn dịch màng phổi đơn thuần
- Tràn dịch màng phổi kèm thuyên tắc phổi
- Tràn dịch màng phổi kèm viêm phổi
- Viêm phổi
- Trào ngược thực quản
Các biến chứng ngoại khoa
- Tụ dịch dưới cơ hoành
- Tắc ruột
- Nhiễm trùng vết mổ
1
4
1
3
2
2
2
3
1
5,3
21,1
5,3
15,8
10,5
10,5
10,5
15,8
5,3
Tổng cộng 19 100
Nhận xét
Trong 107 trường hợp cắt toàn bộ dạ dày, tỷ
lệ tai biến, biến chứng là 17,8% (19/107). Trong
số này, có một trường hợp biến chứng nặng
(tràn dịch màng phổi + thuyên tắc phổi) xảy ra
vào ngày hậu phẫu thứ 3, người nhà xin về.
Trường hợp này được coi là tử vong.
Trong 19 trường hợp có một trường hợp tai
biến chảy máu trong mổ do bóc tách khối u xâm
lấn dính nhiều vào các tạng xung quanh. Các
biến chứng về nội khoa chiếm tỷ lệ cao, trong đó
chủ yếu là biến chứng về hô hấp (gồm viêm
phổi, tràn dịch màng phổi, thuyên tắc phổi)
10/19 trường hợp. Các biến chứng ngoại khoa
khác gồm tụ dịch dưới cơ hoành, tắc ruột, nhiễm
trùng vết mổ.
Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tai
biến, biến chứng chung
Bảng 3: Các yếu tố nguy cơ và tai biến, biến chứng
chung
Các yếu tố nguy cơ và tai biến, biến chứng Giá trị p
Nhóm tuổi 0,92
Vị trí ung thư 0,40
Kích thước khối u 0,72
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 47
Các yếu tố nguy cơ và tai biến, biến chứng Giá trị p
Giai đoạn ung thư 0,44
Cắt tạng kèm theo 0,19
Nạo hạch 0,44
Kỹ thuật tái lập lưu thông tiêu hóa 0,61
Thời gian mổ 0,95
Truyền máu 0,008
Nhận xét: yếu tố truyền máu có liên quan
đến tai biến, biến chứng với p=0,008.
Bảng 4: Các yếu tố liên quan biến chứng hô hấp
Các yếu tố liên quan biến chứng hô
hấp
Giá trị p
Tiền sử, bệnh hô hấp kèm theo 0,40
Tiền sử, bệnh tim mạch kèm theo 0,02
Cắt tạng kèm theo 0,47
Truyền máu 0,006
Nhận xét: Tiền sử, bệnh tim mạch kèm theo
và truyển máu có liên quan đến biến chứng hô
hấp với p<0,05.
Thời gian sống thêm sau mổ của bệnh
nhân
Thời gian sống thêm
sau mổ (tháng) Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
<6 tháng
6-12 tháng
12-24 tháng
>24 tháng
7
14
25
6
13,5
26,9
48,1
11,5
Tổng cộng 52 100
Nhận xét: Trong 107 bệnh nhân được cắt toàn
bộ dạ dày điều trị ung thư, chúng tôi theo dõi
được 48,6% (52/107) trường hợp qua thư và
/hoặc điện thoại trong thời gian trên 9 tháng.
Trong 52 trường hợp theo dõi được có 7 bệnh
nhân sống thêm được <6 tháng, 14 bệnh nhân
sống thêm 6‐12 tháng, 25 bệnh nhân sống thêm
12‐24 tháng, 6 bệnh nhân sống thêm > 24 tháng,
trong đó có 15 bệnh nhân hiện còn đang sống
chiếm 28,8%.
BÀN LUẬN
Tỷ lệ biến chứng sớm và tỷ lệ tử vong sau
mổ
Thay đổi theo thời gian và theo từng tác
giả. Nếu như trước đây Finney và Reinhoff
(1928) ghi nhận tỷ lệ tử vong lên đến 55,8% thì
gần đây tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 2%
như trong báo cáo của Federico Bozzetti
(1997)(6). Một số tác giả trong nước tỷ lệ tai
biến, biến chứng sau mổ cắt toàn bộ dạ dày từ
8,7 đến 39,1%(4,5,6,7). Trong nghiên cứu của
chúng tôi tỷ lệ tai biến, biến chứng sau mổ cắt
toàn bộ dạ dày do ung thư là 17,8%.
Tai biến, biến chứng sau phẫu thuật cắt toàn
bộ dạ dày được ghi nhận gồm biến chứng hô
hấp (xẹp phổi, viêm phổi, tràn dịch màng phổi),
rò, hẹp tắc miệng nối, chảy máu, nhiễm trùng
vết mổ, tắc ruột(5,6,7,9,12). Nghiên cứu của chúng
tôi, các tai biến, biến chứng cũng xảy ra tương tự
như các tác giả khác nhưng không gặp các biến
chứng nặng như rò, hẹp tắc miệng nối.
Biến chứng hô hấp theo một số tác giả là
biến chứng sớm sau phẫu thuật thường gặp
nhất bao gồm xẹp phổi, viêm phổi, tràn dịch
màng phổi(1,4,5,7,8). Trong đó, xẹp phổi từ 12 đến
20%, tràn dịch màng phổi 3,1%, viêm phổi
khoảng 9%, suy hô hấp trung bình 3% và thuyên
tắc phổi 0,05% và hầu hết các biến chứng ở phổi
đều được cải thiện với điều trị bảo tồn bằng
thuốc, chọc hút, và/ hoặc dẫn lưu nếu thấy cần
thiết. Tương tự như nhận xét của các tác giả trên,
trên 107 bệnh nhân của chúng tôi có biến chứng
hô hấp (gồm tràn dịch màng phổi, viêm phổi,
thuyên tắc phổi) là 9,3% (10/107) trường hợp.
Trong đó, tràn dịch màng phổi chiếm tỷ lệ cao
nhất. Tất cả các trường hợp đều được điều trị
bảo tồn và hầu hết bệnh đều ổn định và ra viện,
đặc biệt chúng tôi ghi nhận có 01 trường hợp
bệnh nhân nữ 53 tuổi ung thư dạ dày vùng tâm
vị, có bệnh tăng huyết áp kèm theo, được cắt
toàn bộ dạ dày nối hỗng tràng theo kiểu Rou‐en
Y, các đặc điểm trước, trong phẫu thuật đều
bình thường. Sau mổ, bệnh nhân đột ngột khó
thở vào ngày hậu phẫu thứ 3, kết quả CT Scan
tràn dịch màng phổi, thuyên tắc phổi 2 bên,
bệnh diễn tiến nặng người nhà xin về (trường
hợp này được xem là tử vong).
Rò miệng nối thực quản‐hỗng tràng
Là mối quan tâm nhất đối với các phẫu thuật
viên, tỷ lệ rò trong y văn từ 10 đến 22%, dẫn đến
nằm viện dài và tỷ lệ tử vong tăng(4). Rò miệng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 48
nối là biến chứng nguy hiểm và quan trọng nhất
sau cắt toàn bộ dạ dày nối thực quản ‐ hỗng
tràng(2,9). Tỷ lệ tử vong của rò từ 35‐65% của tất
cả các trường hợp chu phẫu(9). Hơn 90% trường
hợp xì miệng nối liên quan đến chỗ nối thực
quản ‐ hỗng tràng. Tuy nhiên, ở những vị trí
khâu, nối khác (theo kiểu Roux‐en‐Y) gồm mỏm
tá tràng, chân hoặc túi chứa của hỗng tràng, và
miệng nối hỗng ‐ hỗng tràng cũng có thể rò(9).
Một số trường hợp rò miệng nối có thể được
phát hiện muộn hơn 3 ngày sau phẫu thuật. về
điều trị, rò miệng nối với cung lượng lớn có thể
phải phẫu thuật lại ngay, trong khi rò rỉ nhỏ
khác có thể được điều trị bảo tồn mà không cần
phải can thiệp phẫu thuật lại(16).
Theo nghiên cứu của một số tác giả trong
nước tỷ lệ rò miệng nối từ 2,1% đến 12%(5,6,7,8,9).
Chúng tôi chỉ ghi nhận 2 trường hợp bệnh nhân
tụ dịch dưới cơ hoành, nghi xì rò miệng nối thực
quản‐hỗng tràng. Bệnh nhân được điều trị bảo
tồn ổn định.
Nhiễm trùng vết mổ
Được cho là có liên quan đến lượng protein
máu, nguy cơ rò tiêu hóa sau cắt dạ dày do
ung thư tăng 15 lần ở những bệnh nhân có
lượng protein máu thấp(20). Cegizhan(4), không
có liên quan giữa biến chứng sau mổ với lượng
protid trong máu trước mổ, tuy nhiên tác giả
cho thấy có sự liên quan giữa lượng albumin
và biến chứng sau mổ, khi lượng albumin/máu
≤3mg/dl thì nguy cơ xảy ra biến chứng sau mổ
cao gấp 3,31 lần. Theo Andreollo(1), áp xe và
nhiễm trùng vết mổ khoảng 3%. Biến chứng ít
gặp khác là áp xe dưới cơ hoành 1%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, lượng
albumin của các bệnh hầu hết đều trong giới
hạn bình thường, protein > 6mg/dl, albumin >3
mg/dl, có thể do các bệnh nhân được điều
chỉnh trước mổ. Chúng tôi chỉ ghi nhận có 1
trường hợp nhiễm trùng vết mổ, 2 trường hợp
có tụ dịch dưới cơ hoành nghi rò miệng nối
được điều trị bảo tồn ổn định. Các trường hợp
này không liên quan đến lượng protein hoặc
albumin trước mổ.
Chảy máu
Có thể xảy ra trong khi phẫu thuật gây rách
lách. Ngoài ra còn do chảy máu từ mạch máu và
từ chỗ bóc tách, hoặc chảy máu miệng nối. Hầu
hết các trường hợp đều được xử trí ngay trong
mổ, một số trường hợp cần phải mổ lại để cầm
máu. Khi mổ lại có thể thấy rõ chỗ chảy máu
nhưng cũng có thể không thấy nơi chảy máu
mặc dù trong ổ bụng có máu loãng lẫn máu cục
là do chỗ rỉ máu đã tự cầm. Theo nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước, tỷ lệ chảy máu
trong ổ bụng từ 3,4 đến 4,2%. Chúng tôi chỉ ghi
nhận một trường hợp chảy máu, tỷ lệ 0,9%
(1/107), do bóc tách khối u to, xâm lấn lách, thân
và đuôi tụy. Tai biến chảy máu trong mổ của
chúng tôi thấp hơn các tác giả khác, có thể do cơ
sở phẫu thuật có nhiều kinh nghiệm trong phẫu
thuật cắt toàn bộ dạ dày và đây cũng là biến
chứng quan trọng có thể gây tử vong cho bệnh
nhân nên được phẫu thuật viên rất quan tâm.
Tắc ruột
Chủ yếu là tắc ruột cơ học, có thể tắc miệng
nối nhưng biến chứng này hiếm gặp. Theo
Levine(9), biến chứng này là 12% (gồm tắc ruột
non và tắc miệng nối). Trong nghiên cứu của
chúng tôi có 2,8% (3/107) tắc ruột sau mổ, hai
trường hợp là tắc ruột cơ năng (do liệt ruột) xảy
ra vào ngày 9 đến ngày 20 sau phẫu thuật, cả 2
trường hợp này đều được điều trị nội khoa ổn
định, và 1 trường hợp tắc ruột do ung thư di căn
xảy ra sau phẫu thuật 12 tháng. Nhìn chung, tỷ
lệ biến chứng tắc ruột của chúng tôi thấp hơn
các tác giả khác có thể do bệnh nhân chúng tôi
theo dõi còn thấp chỉ đạt 48,6%.
Biến chứng trào ngược thực quản
Xảy ra là do không còn cơ thắt tại chỗ nối
thực quản‐hỗng tràng. Trong một số báo cáo,
viêm thực quản được tìm thấy trong 25‐90% ở
những bệnh nhân với vòng nối thực quản hỗng
tràng đơn giản(9), nhưng chỉ 2‐10% với kiểu nối
thực quản‐hỗng tràng theo Roux‐en Y(17). Chúng
tôi chỉ có 1,9% (2/107) bệnh nhân trào ngược
thực quản, tỷ lệ này cũng phù hợp với các tác
giả nêu trên. Tuy nhiên tỷ lệ này có thể sẽ cao
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 49
hơn do số lượng bệnh nhân được theo dõi còn
thấp 48,6% (52/107), mặt khác bệnh nhân trên đã
mất nhiều (71,1%) tại thời điểm nghiên cứu nên
không biết được thông tin biến chứng này.
Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và tai
biến, biến chứng
Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến các tai
biến và biến chứng sau phẫu thuật được đánh
giá nhiều nhất trong y văn là tuổi và giới. Tuổi
lớn (65‐70 tuổi) và nam là các yếu tố độc lập ảnh
hưởng đến tiên lượng(5). Tuy nhiên, chúng tôi
không tìm thấy mối liên quan giữa tuổi, giới và
tai biến, biến chứng sau cắt toàn bộ dạ dày do
ung thư.
Tiền sử và bệnh đi kèm là một yếu tố tiên
lượng quan trọng(20). Hầu hết y văn ghi nhận tiền
sử bệnh hô hấp có ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong.
Có nhiều tác giả đề nghị đo lưu lượng khí thở ra
tối đa trước mổ ở những bệnh nhân cao tuổi, và
Pa O2 trước mổ là quan trọng trong việc phòng
ngừa các biến chứng ở phổi sau phẫu thuật(2).
Chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ của tiền
sử và bệnh kèm theo với tai biến, biến chứng cắt
toàn bộ dạ dày do ung thư. Moriguchi, cho thấy
yếu tố liên quan tai biến, biến chứng của đặc
điểm khối u như: kích thước, độ xâm lấn, và tình
trạng di căn hạch(4). Tuy nhiên chúng tôi không
tìm thấy mối liên quan này trong nghiên cứu.
Cho tới nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau
về việc cắt bỏ kèm theo các tạng lân cận như
lách, tụy, đại tràng ngang, gan trái khi bị ung
thư xâm lấn, di căn hoặc khi có nhu cầu nạo vét
hạch rộng rãi để đảm bảo tính triệt để của phẫ