Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu các đặc điểm giải phẫu bệnh có thể giúp dự đoán khả năng xâm nhập mạch
máu vi thể ở các bệnh nhân cacinôm tế bào gan.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được tiến hành trên 313 trường
hợp HCC được phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh từ 4/2004 đến 4/2010. Các dữ kiện về
đặc điểm giải phẫu bệnh của HCC được ghi nhận. Sử dụng phần mềm SPSS để lưu trữ và xử lý thống kê.
Kết quả: 313 trường hợp HCC được tiến hành nghiên cứu. Tuổi trung bình là 55. Tỉ lệ nam:nữ là 3,4:1.
Các trường hợp HCC có xâm lấn mạch máu được phát hiện trên vi thể chiếm tỉ lệ 51,4%, lớn hơn không đáng kể
so với số trường hợp HCC không có xâm lấn mạch máu (48,6%). Nghiên cứu này cho thấy có sự tương quan
giữa tình trạng xâm nhập mạch máu với AFP, số lượng u, kích thước u, độ mô học, đột biến p53. Tình trạng
xâm nhập mạch máu không có sự tương quan với các đặc điểm giải phẫu bệnh khác.
Kết luận: HCC có xâm lấn mạch máu vi thể chiếm tỉ lệ 51,4%. Có sự tương quan giữa tình trạng xâm
nhập mạch máu với AFP, số lượng u, kích thước u, độ mô học, biểu hiện p53.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các yếu tố dự đoán tình trạng xâm lấn mạch máu vi thể ở bệnh nhân carcinôm tế bào gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 76
CÁC YẾU TỐ DỰ ĐOÁN TÌNH TRẠNG XÂM LẤN MẠCH MÁU VI THỂ
Ở BỆNH NHÂN CARCINÔM TẾ BÀO GAN
Lê Minh Huy*, Hứa Thị Ngọc Hà*, Nguyễn Thúy Oanh**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu các đặc điểm giải phẫu bệnh có thể giúp dự đoán khả năng xâm nhập mạch
máu vi thể ở các bệnh nhân cacinôm tế bào gan.
Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, được tiến hành trên 313 trường
hợp HCC được phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh từ 4/2004 đến 4/2010. Các dữ kiện về
đặc điểm giải phẫu bệnh của HCC được ghi nhận. Sử dụng phần mềm SPSS để lưu trữ và xử lý thống kê.
Kết quả: 313 trường hợp HCC được tiến hành nghiên cứu. Tuổi trung bình là 55. Tỉ lệ nam:nữ là 3,4:1.
Các trường hợp HCC có xâm lấn mạch máu được phát hiện trên vi thể chiếm tỉ lệ 51,4%, lớn hơn không đáng kể
so với số trường hợp HCC không có xâm lấn mạch máu (48,6%). Nghiên cứu này cho thấy có sự tương quan
giữa tình trạng xâm nhập mạch máu với AFP, số lượng u, kích thước u, độ mô học, đột biến p53. Tình trạng
xâm nhập mạch máu không có sự tương quan với các đặc điểm giải phẫu bệnh khác.
Kết luận: HCC có xâm lấn mạch máu vi thể chiếm tỉ lệ 51,4%. Có sự tương quan giữa tình trạng xâm
nhập mạch máu với AFP, số lượng u, kích thước u, độ mô học, biểu hiện p53.
Từ khóa: HCC, AFP, p53
ABSTRACT
CLINICOPATHOLOGICAL FACTORS PREDICT MICROVASCULAR INVASION IN PATIENTS WITH
HEPATOCELLULAR CARCINOMA
Le Minh Huy, Hua Thi Ngoc Ha, Nguyen Thuy Oanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 76 - 80
Objectives: To determine predictive clinicopathologic features for HCC with microvascular invasion.
Subjects and Methods: A cross-sectional study was conducted from Apr 2004 to Apr 2010 on 313 HCC
patients at the University Medical Center. Pathological features were recorded. SPSS software was used to store
and analyze data.
Results: There were 313 HCC patients with the mean age of 55. Male:female ratio was 3,4:1. 51,5%
patients has microvascular invasion, compared to 48,6% in patiens without microvascular invasion. Independent
predictors of microvascular invasion were tumor size, number, histologic grade, AFP, expression of p53.
Conclusions: 51,5% patients has microvascular invasion. Tumor size, number, histologic grade, AFP,
expression of p53 were significant associates of microvascular invasion.
Keywords: HCC, AFP, p53.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư gan nguyên phát là loại ung thư
thường gặp, gây tử vong cao. Hiện nay đã có
nhiều tiến bộ giúp chẩn đoán sớm và điều trị tốt
hơn do bệnh nhân HCC được phát hiện sớm
* Bộ môn Giải phẫu bệnh – Đại học Y Dược TPHCM
** Bộ Môn Ngọai Tổng Quát– Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: ThS Lê Minh Huy, ĐT: 0908888702, Email: lemhuy@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 77
hơn, có thể phẫu thuật làm sạch hoàn toàn.
Nhưng tiên lượng của bệnh nhân ung thư gan
vẫn còn rất xấu. Điều trị và khả năng sống thêm
của bệnh nhân phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn
bệnh lúc được chẩn đoán và những đặc điểm
giải phẫu bệnh của khối ung thư và chức năng
phần gan còn lại(1,3,5,6,7).
Xâm lấn tĩnh mạch cửa hay tĩnh mạch gan,
những mạch máu lớn có liên quan đến tình
trạng tái phát sớm của HCC. Xâm lấn các mạch
máu lớn có thể phát hiện bằng mắt thường qua
quan sát các mạch máu lớn sau phẫu thuật hay
qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác
như siêu âm, CT được gọi là xâm lấn mạch
máu đại thể. Xâm lấn mạch máu đại thể thường
gặp nhất là xâm lấn tĩnh mạch cửa, thể hiện qua
hình ảnh huyết khối tĩnh mạch cửa. Xâm lấn
mạch máu đại thể được nghiên cứu thấy có ảnh
hưởng xấu đến tiên lượng sống của bệnh nhân
sau phẫu thuật cắt u hay phẫu thuật ghép gan.
Bệnh nhân HCC có xâm lấn mạch máu đại thể
có thời gian sống trung bình là 2,7 tháng sau
phẫu thuật.
Xâm lấn mạch máu vi thể khó đánh giá được
trước khi điều trị HCC, thậm chí với tất cả các
phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay.
Nhiều nghiên cứu cho thấy xâm lấn mạch máu
là yếu tố tiên lượng độc lập cho tiên lượng xấu
của bệnh nhân HCC sau phẫu thuật(9,14).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mục đích tìm các đặc điểm giải phẫu bệnh có thể
giúp dự đoán khả năng xâm nhập mạch máu vi
thể trong cacinôm tế bào gan.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
313 trường hợp carcinôm tế bào gan được
phẫu thuật tại bệnh viên Đại học Y Dược Tp
HCM và tiến hành nghiên cứu đặc điểm giải
phẫu bệnh tại bộ môn Giải phẫu bệnh đại học Y
Dược Tp HCM từ tháng 4/2004 đến 4/2010.
Phương pháp nghiên cứu
Tất cả 313 trường hợp carcinôm tế bào gan
đều ghi nhận nồng độ AFP. Các bệnh phẩm
được cắt lọc, xử lý mô, nhuộm thường quy với
HE, reticulin. Các trường hợp nghiên cứu sẽ
được tiến hành thu lập dữ liệu về tuổi, giới, và
các đặc điểm giải phẫu bệnh sau:
+ Xâm lấn mạch máu vi thể: có hay không.
Xâm lấn mạch máu vi thể được đánh giá cả trên
vi thể, khác với xâm lấn mạch máu đại thể được
quan sát trên các xét nghiệm hình ảnh học hay
đại thể.
+ Độ mô học theo WHO: biệt hóa rõ (với
hình dạng và kích thước nhân gần giống tế bào
gan bình thường, hạt nhân không rõ, nhiễm
sắc chất còn phân bố đều), biệt hóa vừa (nhân
lớn hơn, dị dạng hơn nhưng chưa dị dạng như
mức độ nặng, hạt nhân rõ, nhiễm sắc chất kết
cụm), biệt hóa kém (nhân lớn, dị dạng nhiều,
hạt nhân lớn).
+ Loại mô học : loại đặc, loại bè, loại giả
tuyến, loại sợi mảnh, các loại khác (mô tả trên
phần tổng quan). Nếu nhiều loại phối hợp trên
một khối u thì tính theo loại chiếm ưu thế nhất.
+ Kích thước u: tính kích thước trung bình,
tính tỉ lệ u có kích thước nhỏ hơn 20mm (ung
thư giai đoạn sớm) và lớn hơn 2cm.
+ Tình trạng viêm và xơ hóa chủ mô gan.
+ Biểu hiện của các dấu ấn miễn dịch p53,
Ki-67 trên tế bào u.
Sử dụng phần mềm SPSS để lưu trữ và xử lý
thống kê.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
+ Tuổi và giới
Trong 313 truờng hợp carcinôm tế bào gan
có độ tuổi trung bình là 54,82+/-12,981. Tuổi lớn
nhất là 84 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 11 tuổi. Độ tuổi
thường gặp nhất là thập niên 50. Tỉ lệ nam/nữ là
3,4/1.
Tuổi trung bình nữ 58,59 +/-13,279 mắc bệnh
cao hơn nam 53,71 +/-12,709. Với mức ý nghĩa p
= 0,000, chúng tôi kết luận sự khác biệt về tuổi
trung bình giữa nam và nữ có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Kết quả này cũng phù hợp với nhiều
nghiên cứu khác trên thế giới.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 78
+ Xâm lấn mạch máu vi thể
Bảng 1: Xâm lấn mạch máu vi thể
Xâm lấn mạch máu vi thể Số trường hợp (n) Tần suất
Không xâm lấn mạch máu 152 48.6
Xâm lấn mạch máu 161 51.4%
Tổng cộng 313 100%
Trong 313 trường hợp HCC của nghiên cứu
này, các trường hợp HCC có xâm lấn mạch máu
được phát hiện trên vi thể chiếm tỉ lệ 51,4%, lớn
hơn không đáng kể so với số trường hợp HCC
không có xâm lấn mạch máu (48,6%). Tỉ lệ HCC
có xâm nhập mạch máu không có sự khác biệt
đáng kể so với một số nghiên cứu của Âu-Mỹ.
Theo nghiên cứu của tác giả Fields và cộng sự
trên 72 trường hợp HCC tại Hoa Kỳ có 54%
trường hợp có xâm lấn mạch máu vi thể (4).
Nghiên cứu của Lauwers GY ở Mỹ cũng cho kết
quả tương tự, tỉ lệ HCC có xâm nhập mạch máu
là 51,3% (218/425), còn theo nghiên cứu của tác
giả Jonas S thực hiện ở Đức, tỉ lệ xâm nhập mạch
máu là 40% (48/120)(8,9). Tuy nhiên, tỉ lệ HCC có
xâm nhập mạch máu có sự khác biệt đáng kể ở
các nghiên cứu khác nhau, tỉ lệ xâm nhập mạch
máu có thể thay đổi từ ở 28,3% (Qin LX & cs)(12)
đến 70,9% (Sheen IS & cs) tùy theo nghiên
cứu(15).
+ Tương quan giữa xâm lấn mạch máu vi thể
và các đặc điểm lâm sàng – cận lâm sàng – giải
phẫu bệnh
Bảng 2: Tương quan giữa xâm lấn mạch máu vi thể
và số lượng u
Số lượng u
Xâm lấn mạch máu vi thể 1 u >1 u
Không xâm lấn mạch máu 141 (50,7%) 11(31,4%)
Xâm lấn mạch máu 137(49,3%) 24 (68,6%)
Tổng cộng 278/313 35/313
Yếu tố xâm lấn mạch máu vi thể và số lượng
u của HCC có mối tương quan có ý nghĩa thống
kê với p = 0,033 (χ, p<0,05). Khi số lượng u nhiều
hơn 1 khối đơn độc, tỉ lệ xâm lấn mạch máu tăng
lên, có đến 68,6% xâm lấn mạch máu ở trường
hợp nhiều hơn 1 u so với 49,3% xâm lấn mạch
máu ở trường hợp chỉ có 1 u đơn độc.
Bảng 3: Tương quan giữa xâm lấn mạch máu vi thể
và kích thước u
Kích thước u
Xâm lấn mạch máu vi thể 50mm
Không xâm lấn mạch máu 10 (47,6%) 99 (55,0%) 43 (38,4%)
Xâm lấn mạch máu 11 (52,4%) 81 (45%) 69 (61,6%)
Tổng cộng 21/313 180/313 112/313
Yếu tố xâm lấn mạch máu vi thể và kích
thước u của HCC có mối tương quan có ý
nghĩa thống kê với p = 0,033 (χ,p<0,05). Các
trường hợp có kích thước u >50mm có tỉ lệ
xâm lấn mạch máu vi thể (61,6%) cao hơn các
trường hợp có kích thước u <20mm (52,4%).
Bảng 4: Tương quan giữa xâm lấn mạch máu vi thể
và độ mô học
Độ biệt hóa
Xâm lấn mạch
máu vi thể
Biệt hóa
rõ
Biệt hóa
vừa
Biệt hóa kém &
không biệt hóa
Không xâm
lấn mạch máu
27
(67,5%)
99
(47,1%) 26 (41,3%)
Xâm lấn mạch
máu
13
(32,5%)
111
(52,9%) 37 (58,7%)
Tổng cộng 40/313 210/313 63/313
Yếu tố xâm lấn mạch máu vi thể và độ mô
học của HCC có mối tương quan có ý nghĩa
thống kê với p = 0,027 (χ,p<0,05). Độ biệt hóa
càng kém thì tần suất xâm lấn mạch máu vi thể
càng tăng.
Bảng 5: Tương quan giữa xâm lấn mạch máu vi thể
và nồng độ AFP
Nồng độ AFP
Xâm lấn mạch
máu vi thể
<20ng/ml 21-400 ng/ml
>400
ng/ml
Không xâm lấn mạch
máu 65 (59,6%) 51 (44,3%) 36 (40,4%)
Xâm lấn mạch máu 44 (40,4%) 64 (55,7%) 53 (59,6%)
Tổng cộng 109/313 115/313 89/313
Yếu tố xâm lấn mạch máu vi thể và nồng độ
AFP ở mốc 400ng/ml có mối tương quan có ý
nghĩa thống kê với p = 0,014 (χ,p<0,05). Nồng độ
AFP càng cao thì tần suất xâm lấn mạch máu vi
thể càng tăng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 79
Xét mối tương quan giữa yếu tố xâm lấn
mạch máu vi thể và nồng độ AFP ở mốc AFP có
nồng độ trên dưới 1000ng/ml cũng cho thấy có
mối tương quan có ý nghĩa thống kê với p =
0,012 (χ,p<0,05).
Trong 313 trường hợp được khảo sát biểu
hiện p53 trong HCC, có 121/230 trường hợp p53
âm tính không có biểu hiện xâm lấn mạch máu,
52/83 trường hợp p53 dương tính có biểu hiện
xâm lấn mạch máu.
Bảng 6: Tương quan p53 và xâm nhập mạch máu
Có xâm nhập
mạch máu
Không xâm
nhập mạch
máu
Tổng cộng
âm tính
(<10%)
47,4%
(109/230)
52,6%
(121/230)
73,5%
(230/313)
10-30% dương
tính 66,1% (37/56) 33,9% (19/56)
17,9%
(56/313)
31-50% dương
tính 63,2% (12/19) 36,8% (7/19)
6,1%
(19/313)
>50% dương
tính 37,5% (3/8) 62,5% (5/8)
2,6%
(8/313)
Tổng cộng 51,4%
(161/313)
48,6%
(152/313) 313
Có mối liên quan giữa biểu hiện của p53
trong khối u và xâm lấn mạch máu (χ,p=0,047).
Các trường hợp có p53 dương tính có tỉ lệ xâm
lấn mạch máu vi thể cao hơn các trường hợp có
biểu hiện p53 âm tính.
Nghiên cứu này cho thấy có sự tương quan
giữa tình trạng xâm nhập mạch máu với AFP,
số lượng u, kích thước u, độ mô học, đột biến
p53. Tình trạng xâm nhập mạch máu không có
sự tương quan với các đặc điểm giải phẫu
bệnh khác.
Xâm lấn mạch máu từ lâu đã được chứng
minh là một yếu tố tiên lượng cho nhiều loại
ung thư khác nhau, bao gồm cả HCC. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu gần đây mới đi tìm
những yếu tố khác để dự đoán khả năng đã có
xâm nhập mạch máu trong khối u ở HCC. Xác
định các yếu tố có thể tiên đoán khả năng đã có
xâm lấn mạch máu trên khối u giúp ích rất
nhiều cho những trường hợp HCC chỉ được sinh
thiết để chẩn đoán và điều trị bằng các phương
pháp khác không phẫu thuật hay trong các
trường hợp cần điều trị ghép gan. Nghiên cứu
của tác giả Nagano và cộng sự tại Nhật, năm
2008, trên 231 trường hợp HCC có kích thước u
lớn hơn 5cm để tìm các yếu tố dự đoán khả năng
có xâm lấn mạch máu cho thấy có mối tương
quan giữa tình trạng xâm lấn mạch máu với số
lượng và kích thước khối u. Trong nghiên cứu
của tác giả này, các khối u có kích thước lớn hơn
7cm và nhiều hơn 1 u có tình trạng xâm lấn
mạch máu phát hiện trên vi thể cao hơn các
trường hợp khác. Kết quả nghiên cứu của tác giả
Nagano và cộng sự có đến 46,2% trường hợp
HCC có nhiều hơn 1 khối u có xâm lấn mạch
máu nhưng chỉ có 12,5% trường hợp HCC có 1
khối u có xâm lấn mạch máu. Tỉ lệ xâm lấn mạch
máu còn cao hơn nhiều khi tác giả xét trên cả 2
yếu tố số lượng và kích thước u, với 78,9% có
xâm lấn mạch máu ở các trường hợp có u lớn
hơn 7cm và nhiều hơn 1 u(10). Tác giả Llovet và
cộng sự nghiên cứu thấy có đến 94% bệnh nhân
không có xâm lấn mạch máu có thời gian sống 3
năm không bệnh ngược lại các trường hợp có
xâm lấn mạch máu đều có tái phát sớm. Kích
thước u được chứng minh không có liên quan
đến thời gian sống của bệnh nhân nếu không có
xâm lấn mạch máu vi thể, thời gian sống sau
điều trị phẫu thuật của 2 nhóm bệnh nhân có
kích thước u lớn hơn 10cm và nhỏ hơn 5cm
tương đương nhau nếu không có xâm lấn mạch
máu(9).
Y văn cũng ghi nhận có sự tương quan giữa
tình trạng xâm lấn mạch máu vi thể và độ mô
học. Tác giả Esnaola và cộng sự cũng nhận thấy
các trường hợp HCC có kích thước u lớn hơn
4cm và độ mô học là 2 yếu tố dự đoán khá chắn
chắn tình trạng xâm nhập mạch máu vi thể trên
các bệnh nhân HCC điều trị bằng ghép gan theo
tiêu chuẩn Milan(1). Bên cạnh sự tương quan
giữa yếu tố xâm lấn mạch máu với độ mô học,
kích thước u, số lượng u, xâm lấn mạch máu còn
thấy có tương quan với nồng độ AFP. Nghiên
cứu của tác giả Pawlik và cộng sự cho thấy độ
mô học cao, nồng độ AFP lớn hơn 1000ng/ml,
nhiều u là các yếu tố giúp dự đoán khả năng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Khoa 80
xâm lấn mạch máu của các trường hợp HCC có
kích thước u lớn hơn 5cm(11).
Qua kết quả nghiên cứu này, những trường
hợp HCC được chẩn đoán bằng sinh thiết gan có
thể dự đoán tình trạng xâm nhập mạch máu qua
AFP, số lượng u, kích thước u, độ mô học, biểu
hiện p53. Điều này rất hữu ích cho các trường
hợp HCC cần điều trị bằng phương pháp ghép
gan (theo tiêu chuẩn Milan).
KẾT LUẬN
HCC có xâm lấn mạch máu vi thể chiếm tỉ lệ
51,4%.
Có sự tương quan giữa tình trạng xâm nhập
mạch máu với AFP, số lượng u, kích thước u, độ
mô học, biểu hiện p53.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cillo U, Bassanello M, Vitale A, et al. The critical issue of
hepatocellular carcinoma prognostic classification: which is
the best tool available? J Hepatol 2004;40:124-131.
2. Esnaola NF, Lauwers GY, Mirza NQ et al. “Predictors of
microvascular invasion in patients with hepatocellular
carcinoma who candidates for orthotopic liver
transplantation”, J Gastrointest Surg 6:224-232.
3. Farinati. F et al. “How should patients with hepatocellular
carcinoma be staged? Validation of a new prognostic
system.”. Cancer, volume (2000) 89 (11), pp 2266-2273.
4. Fields AC, Cotsonis G, Sexton D, Santoianni R, Cohen C.
“Survivin expression in hepatocellular carcinoma: correlation
with proliferation, prognostic parameters, and outcome”.
Modern Pathology 2004, 17, 1378-1385.
5. Hanazaki K et al: “Prognostic factors after hepatic resection
for hepatocellular carcinoma with hepatitis C viral infection:
univariate and multivariate analysis”. Am J Gastroenterol,
2001, volume 96, pp 1243-1250.
6. Huang YH, Chen CH, Chang TT, et al: Evaluation of
predictive value of CLIP, Okuda, TNM and JIS staging
systems for hepatocellular carcinoma patients undergoing
surgery. J Gastroenterol Hepatol 2005; 20:765-771.
7. Ishak K, Goodman Z, Stocker J, Hepatocellular carcinoma, In
Tumors of the liver and intrahepatic bile ducts, 3th Edition,
AFIP, 2001,p 199 – 244.
8. Jonas S, Bechstein WO, Steinmuller T, Herrmann M, Radke C,
Berg T, et al. Vascular invasion and histopathologic grading
determine outcome after liver transplantation for
hepatocellular carcinoma in cirrhosis. Hepatology
2001;33:1080-1086.
9. Lauwers Y.G., et al, Prognostic histologic indicators of
curatively resected hepatocellular carcinoma, American Journal
of surgical Pathology, 2002, 26(1): 25-34.
10. Llovet JM, Bruix J et al. “Liver transplantation for small
hepatocellular carcinoma: the tumor-node-metasstasis
classification does not have prognostic power”. Hepatology
27:1572-1577.
11. Nagano Y, Shimada H, Takeda K, Ueda M, Matsuo K, Tanaka
K, Endo I, Kunisaki C, Togo S. “Predictive factors of
microvascular invasion in patients with hepatocellular
carcinoma larger than 5cm”. World J Surg 2008, 32:2218-2222.
12. Pawlik TM, Delman KA, Vauthey JN et al. “Tumor size
predicts vascular invasion and histologic grade: implications
for selection of surgical treatment for hepatocellular
carcinoma”. Liver Translpl 11:1086-1092.
13. Qin LX, et al, “p53 immunohistochemical scoring: an
independent prognostic marker for patients after
hepatocellular carcinoma resection”, World J Gastroenterol,
2001, 8(3): 459-463.
14. Qin LX, et al, “p53 immunohistochemical scoring: an
independent prognostic marker for patients after
hepatocellular carcinoma resection”, World J Gastroenterol,
2001, 8(3): 459-463.
15. Sheen IS, Jeng KS, Wu JY Is p53 gene mutation an indicatior
of the biological behaviors of recurrence of hepatocellular
carcinoma?, World J Gastroenterol 2003, 9(6):1202-1207.