Khi nhân viên cảm thấy thỏa mãn và tự hào về công việc, họ sẽ làm việc hiệu quả
hơn, mang lại lợi ích lớn hơn và trung thành hơn. Chính vì vậy, một nhà lãnh đạo
xuất sắc cần phải truyền cho nhân viên nguồn cảm hứng và nhiệt huyết làm việc.
Hình minh họa
Chúng ta thường nuôi dưỡng ý tưởng thúc đẩy người khác, nhưng thực tế, mọi
người không thể bị thúc đẩy. Cố gắng để thúc đẩy ai đó cũng giống như cố gắng
bắt họ làm gì đó mà họ không muốn. Mọi việc chỉ thực sự có hiệu lực là khi chúng
ta tự động viên – khi chúng ta làm điều gì đó vì chúng ta muốn. Khi chúng ta được
truyền cảm hứng, chúng ta thích thú công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên có
hiệu quả và tự hào về nỗ lực của chúng ta. Chúng ta duy trì được sự tập trung và
gắn kết với nhiệm vụ đó nhanh chóng. Nói ngắn gọn, chúng ta tạo ra những nỗ lực
cao nhất.Do đó, việc lãnh đạo xuất sắc là việc truyền cho người khác cảm hứng để nỗ lực
hết mình. Với một nhà lãnh đạo có các kỹ năng quản lý thời gian tốt cũng như có
những phán đoán tốt là rất quan trọng và cần thiết, nhưng chúng vẫn chưa đủ để trở
nên hiệu quả. Nhà lãnh đạo xuất sắc là người có khả năng tạo sự liên hệ với mọi
người theo cách mà truyền cho họ cảm hứng để nỗ lực hết mình.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cách truyền cảm hứng cho nhân viên - Những sai lầm dễ mắc khi phát triển công ty, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cách truyền cảm hứng cho
nhân viên - Những sai lầm dễ
mắc khi phát triển công ty
Khi nhân viên cảm thấy thỏa mãn và tự hào về công việc, họ sẽ làm việc hiệu quả
hơn, mang lại lợi ích lớn hơn và trung thành hơn. Chính vì vậy, một nhà lãnh đạo
xuất sắc cần phải truyền cho nhân viên nguồn cảm hứng và nhiệt huyết làm việc.
Hình minh họa
Chúng ta thường nuôi dưỡng ý tưởng thúc đẩy người khác, nhưng thực tế, mọi
người không thể bị thúc đẩy. Cố gắng để thúc đẩy ai đó cũng giống như cố gắng
bắt họ làm gì đó mà họ không muốn. Mọi việc chỉ thực sự có hiệu lực là khi chúng
ta tự động viên – khi chúng ta làm điều gì đó vì chúng ta muốn. Khi chúng ta được
truyền cảm hứng, chúng ta thích thú công việc của chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên có
hiệu quả và tự hào về nỗ lực của chúng ta. Chúng ta duy trì được sự tập trung và
gắn kết với nhiệm vụ đó nhanh chóng. Nói ngắn gọn, chúng ta tạo ra những nỗ lực
cao nhất.
Do đó, việc lãnh đạo xuất sắc là việc truyền cho người khác cảm hứng để nỗ lực
hết mình. Với một nhà lãnh đạo có các kỹ năng quản lý thời gian tốt cũng như có
những phán đoán tốt là rất quan trọng và cần thiết, nhưng chúng vẫn chưa đủ để trở
nên hiệu quả. Nhà lãnh đạo xuất sắc là người có khả năng tạo sự liên hệ với mọi
người theo cách mà truyền cho họ cảm hứng để nỗ lực hết mình.
Điều này được thực hiện như thế nào? Nền tảng của nhà lãnh đạo xuất sắc – truyền
cảm hứng cho người khác – gồm 3 thành phần trong triết lý lãnh đạo hiệu quả, đó
là mục đích, nhiệm vụ và giá trị, kỹ năng.
Theo triết lý lãnh đạo thì kể cả có thừa nhận hay không, chúng ta luôn luôn lãnh
đạo bằng cách làm gương, thông qua lời nói (dù chúng ta nói ra hay không nói ra);
trong hành động (dù chúng ta thực hiện hay không thực hiện), và trong sự biểu lộ
tình cảm (dù chúng ta thể hiện hay không thể hiện). Những điều chúng ta làm và
nói, trong những khoảnh khắc dường như không quan trọng, lại có thể tạo ấn tượng
với những người ở xung quanh chúng ta.
Cũng theo triết lý lãnh đạo hiệu quả, có tư tưởng về người lãnh đạo phục vụ. Khi
được hỏi ai là người quan trọng nhất với một tổ chức câu trả lời, tất nhiên, là khách
hàng. Câu hỏi tiếp theo là: “Trong tổ chức, ai là người quan trọng nhất với khách
hàng?”, câu trả lời là những người thường xuyên liên hệ với họ. Vậy “Công việc
của những người quản lý những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là gì?”. Đó
là làm cho công việc của nhân viên trở nên dễ dàng và hiệu quả đến mức có thể.
Khi đó, tổ chức này là minh chứng cho triết lý người lãnh đạo phục vụ.
Một tổ chức mà truyền cảm hứng để mọi người nỗ lực tốt nhất sẽ thu hút được
nhiều loại nhân viên mà nó muốn và cần đồng thời sẽ giữ chân họ. Tổ chức đó có
một mục đích, một nhiệm vụ và thiết lập các giá trị mà nó dựa vào, nó truyền đạt
hiệu quả chúng và đo lường các hành động cũng như các quyết định mà chống lại
chúng.
Mục đích trả lời cho câu hỏi “tại sao”. Nó xác định lí do cho những việc chúng ta
làm. Mỗi quyết định và chính sách nên đưa tổ chức đến gần hơn để giành được cái
“tại sao” ấy. Khi một tổ chức có một mục tiêu được xác định rõ ràng, nó bắt đầu
hoạt động giống như một nam châm, hút những người mà đẩy mạnh mục tiêu hoặc
những người có tư tưởng tương tự. Không chỉ vậy, tổ chức có một mục đích thu
hút được những người phù hợp cũng sẽ giữ chân họ.
Nhiệm vụ trả lời cho câu hỏi “cái gì”. Nó xác định những điều mà tổ chức sẽ làm
để giành được mục đích. Một nhiệm vụ có thể hẹp hoặc mở rộng. Tuy nhiên, một
nhiệm vụ quá hẹp có thể giới hạn quá chặt chẽ một tổ chức và làm mất các cơ hội,
còn các nhiệm vụ quá rộng thì sẽ khó đưa ra hướng dẫn cụ thể.
Giá trị trả lời cho câu hỏi “như thế nào”. Các giá trị xác định các nhiệm vụ được
tiến hành như thế nào trong nỗ lực để giành được mục đích. Chúng xác định quy
tắc của trò chơi. Một số sẽ đi vào đầu óc khá dễ dàng, một số điều giống như sự
trung thực, tốt bụng, và đạo đức. Nhưng một số giá trị quan trọng khác sẽ chỉ có
hiệu quả khi vận dụng phương pháp trí tuệ tập thể – khi các viễn cảnh và tiếng nói
khác nhau được lắng nghe.
Khi hỏi về những đặc điểm của một lãnh đạo tốt và một lãnh đạo tồi, đa số câu trả
lời là, với lãnh đạo tốt: tôn trọng ý kiến của tôi, làm việc để phát triển tôi, thử thách
tôi, lắng nghe, tăng cường tôi và để tôi được phép mắc sai lầm; với lãnh đạo tồi:
quản lý vi mô, luôn đòi hỏi, truyền đạt kém, không đáng tin cậy Điều thú vị là
tất cả các đặc điểm nổi bật, cả tốt cả xấu đều gắn với kỹ năng của lãnh đạo. Mục
tiêu của những kỹ năng hiệu quả là quản lý tốt các mối quan hệ. Việc quản lý các
mối quan hệ sẽ bao gồm khả năng phát triển những người khác, truyền cảm hứng,
ảnh hưởng tới họ, giải quyết xung đột, xây dựng tinh thần hợp tác.
Điều cần thiết của việc lãnh đạo xuất sắc là khả năng truyền cảm hứng cho người
khác có được nỗ lực cao nhất. Khi mọi người lựa chọn để nỗ lực hết mình, sự thoả
mãn sẽ tăng lên, lòng tự hào sẽ phát triển, sự tiến bộ được nâng lên, năng suất được
cải thiện, sự bền vững được củng cố và lợi nhuận sinh ra. Do đó, chìa khoá để có
một tổ chức tốt là tạo ra một môi trường truyền cảm hứng bằng cách thừa nhận các
triết lý lãnh đạo và làm rõ mục đích, nhiệm vụ và các giá trị và mài sắc các kỹ
năng lãnh đạo.
Những sai lầm dễ mắc khi phát triển công ty
Quá trình khởi nghiệp là quá trình gian nan nhất đối với mỗi doanh nhân. Đây là
giai đoạn mà mỗi nhà lãnh đạo dễ mắc phải sai lầm nhất. Chính vì vậy, học hỏi
kinh nghiệm từ những sai lầm của người khác là điều cần thiết.
Hãy cùng Góc Kỹ Năng tham khảo bài viết dưới đây từ doanhnhan360 để xây
dựng và phát triển doanh nghiệp của mình nào!
Xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Bạn
cần phải sẵn sàng cho một cuộc chạy marathon thay vì một cuộc chạy nước rút.
Việc tăng trưởng của công ty phải là trọng tâm số một của bạn.
Nghe thì khó vậy nhưng thực tế còn khó khăn hơn gấp bội. Đó là lý do tại sao các
công ty có vẻ dễ nổ tung nhanh chóng khi mới bắt đầu. Vào thời tôi còn giữ vai trò
là nhà đầu tư và doanh nhân, tôi đã nhận thấy một số chủ đề trong kinh doanh
thường khiến các doanh nghiệp đau đầu và những chủ đề đó thường nằm ngoài sự
hiểu biết thông thường. Mỗi công ty và mỗi thị trường đều có sự khác biệt nhưng
dù công ty bạn đang hoạt động trong lĩnh vực gì thì bạn cũng rất dễ mắc phải
những lỗi phổ biến sau:
Bỏ qua thị trường ngách
Có quá nhiều câu chuyện cho thấy các thị trường nhỏ hơn và thị trường ngách đã
đem lại vô số cơ hội. Điều này có thể đúng với một số ngành nhất định, nhưng tập
trung tới các thị trường lớn hơn luôn tốt hơn nếu bạn muốn xây dựng một công ty
vững mạnh. Có rất nhiều công ty dấn thân vào các thị trường ngách rồi bị sụp đổ vì
thị trường không thể đem lại thành công cho họ. Groupon là ví dụ đầu tiên mà
chúng tôi nghĩ tới. Giao dịch hàng ngày trên thị trường có thể là một không gian
mới đầy hứng thú, nhưng giá cổ phiếu một con số của Groupon minh chứng cho
một thực tế là cuối cùng thì những vụ giao dịch chớp nhoáng không đủ sức mạnh
để lôi kéo sự ủng hộ với các quảng cáo cường điệu.
Chắc chắn là trở thành một người chơi nhỏ hơn trong một thị trường lớn và phức
tạp hơn là một người chơi lớn nhất trong một thị trường nhỏ và đơn giản. Nếu bạn
muốn tăng trưởng một cách tích cực, bạn sẽ cần không gian. Đã có rất nhiều công
ty đã chuyển sang những thị trường lớn hơn (đừng quên rằng HP đã khởi đầu là
một công ty sản xuất máy tính bỏ túi và Intel đã khởi đầu là một công ty sản xuất
chip nhớ trước khi chuyển sang lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý) nhưng kinh doanh
trong một thị trường lớn sẽ cho bạn nhiều cơ hội thành công nhất.
Hãy quên các ứng dụng đi
Nếu các khách hàng nói chuyện trực tiếp với bạn và mua hàng của bạn nghĩa là bạn
đangc ó một giải pháp. Nếu một đối tác gắn bạn vào cổng thông tin hoặc hạ tầng
thì bạn là một công ty cung cấp tiện ích. Quan trọng là bạn phải có khách hàng:
Ngay cả khi cuộc đối thoại khởi đàu từ những việc rất nhỏ, nó sẽ dần dần cho phép
bạn mở rộng và nắm được thị phần từ những dối thủ lớn hơn.
Trở thành thành viên của một cổng thông tin không hẳn là một quyết định tồi
nhưng nếu bạn hoàn toàn dựa vào cổng thông tin đó để thúc đẩy công việc kinh
doanh của mình thì bạn phải nghĩ thật kỹ. Hãy xem cách Zynga phải vật lộn để
tách khỏi sự phụ thuộc vào Facebook. Cuộc chiến giữa Google và Apple về ứng
dụng cũng có thể coi là ví dụ điển hình. Apple đã hoàn toàn nắm quyền chi phối
những công ty khác trên cổng thông tin của họ vì vậy họ có thể quyết định liệu
Google’s maps tiếp tục tồn tại hay sẽ bỏ đi. Điều này có vẻ ổn với một ông lớn như
Google, nhưng sẽ không hề tốt chút nào nếu công ty của bạn chỉ vừa mở và chưa
biết đi về đâu.
Mặt khác, các dịch vụ web của Amazon (AWS) lại cho thấy cổng thông tin này
vẫn cho phép các công ty đang phát triển sở hữu các mối quan hệ khách hàng. Các
công ty xây dựng trên nền tảng AWS vẫn có cơ hội tiếp cận với các khách hàng
một cách độc lập với Amazon.
Chắc chắn bạn có thể tạo nên một công ty thành công dựa trên cổng thông tin của
ai đó, nhưng công ty bạn sẽ khó tồn tại lâu. Lý tưởng nhất là bạn muốn xây dựng
một công ty thành một cổng thông tin và tạo nên ảnh hưởng thông qua mối quan hệ
trực tiếp với các khách hàng.
Đối mặt với điều này: Bạn không vĩ đại như mình nghĩ
Nếu bạn đang hoạt động trong một thế giới mở như thung lũng Silicon, thì qui luật
sống sót khá đơn giản. Tất cả những người mới lập công ty có thể loại bỏ chất thơ
về những điều khiến ý tưởng của họ trở nên độc đáo, nhưng việc ngưỡng mộ vẻ bề
ngoài sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Nếu bạn độc đáo và có giá trị như mình nghĩ, và
nếu bạn biết cách đưa thông tin và bán giá trị của mình, bạn sẽ phát triển. Nếu bạn
không phát triển được thì có nghĩa là giải pháp của bạn không có giá trị như nó cần
phải thế hoặc là chiến lược tiếp thị của bạn không tốt.
Hãy nghiêm túc xem lại các yếu tố đã kìm hãm bạn. Nếu bạn không thể phát triển
được, sẽ có hàng tá điều bạn có thể đổ lỗi: sản phẩm của bạn, thị trường và đội ngũ
nhân viên. Thường thì bạn sẽ nhận ra sản phẩm gốc của mình không bền vững.
Không sao cả. Một đội ngũ nhân viên giỏi có thể dựng nên bất cứ thứ gì. Bạn có
thể kéo mọi người xích lại gần nhau và nhanh chóng chuyển sang ý tưởng (tốt đẹp
hơn) tiếp theo. Hầu hết mọi người không biết rằng Intel đã từng gặp thất bại từ
ngày đầu thành lập. Họ đã tạo ra một sản phẩm lầm lẫn cho một thị trường không
đúng: những con chip nhớ. Nhưng họ có một đội ngũ tuyệt vời vì vậy họ tập trung
vào sản phẩm khác và trở thành một trong những công ty thành công nhất của
thung lũng Silicon .
Nhưng nếu đội ngũ nhân viên của bạn là một trở ngại, thì bạn đang có một thời kỳ
khó khăn. Ngay cả một ý tưởng có sáng sủa được đưa vào đúng thị trường cũng
thất bại nếu bạn không có đội ngũ nhân sự cần thiết. Đừng ngại xáo trộn đội ngũ để
thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Chúc bạn và doanh nghiệp luôn trên đà phát triển!