Cẩm nang dành cho học sinh kỹ năng tiết kiệm tiền

Xinh đẹp, tài năng và có hình ảnh trong sạch, không scandal - ngôi sao người Anh này kiếm được 10 triệu bảng Anh cho vai diễn Hermione Granger trong Harry Potter. Nhưng bạn có biết rằng cô ấy khiến mọi người ngạc nhiên và thán phục còn vì 1 khía cạnh khác nữa– đó là lối sống tiết kiệm và giản dị của mình. Hiện tại, Emma Watson đã ở tuổi 21, cô nữ sinh trường đại học Brown danh tiếng của Mỹ sở hữu khoảng 32 triệu đôla. Emma cũng là một trong những nữ diễn viên trẻ có cátsê cao nhất Hollywood. Nhưng với cuộc sống của một sinh viên Đại học, chắc bạn phải rất ngạc nhiên khi cô ấy sống rất giản dị và tiết kiệm. Khác với các ngôi sao trẻ khác thích chứng tỏ sự nổi tiếng và nhiều tiền bằng xe hơi sang trọng, Emma vẫn đi học bằng tàu điện ngầm và cũng chỉ dùng 75 USD mỗi tuần để tiêu vặt thôi. Ngôi sao người Anh hiện theo học tại trường Đại học Brown tại Mỹ, chỉ ở trong một nhà trọ dành cho sinh viên và cô hầu như không dùng đến khối tài sản khổng lồ kiếm được khi tham gia loạt phim Harry Potter. Chia sẻ trên tạp chí Vogue của Anh, Emma Watson cho biết: “Sau khi hoàn thành phần 3 và 4 của bộ phim Harry Potter thì tiền bạc thực sự trở thành một vấn đề nghiêm túc với tôi. Tôi không hề có ý tưởng gì về việc quản lý số tiền lớn như vậy. Tôi thấy mình cần thiết phải học cách quản lý tiền”. Để đối mặt với vấn đề này, Emma quyết định tham gia vào một lớp học về giáo dục tài chính, quản lý chi tiêu và tiết kiệm tại ngân hàng Coutts vào năm 2005. Lúc ấy, Emma mới 15 tuổi.

pdf30 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cẩm nang dành cho học sinh kỹ năng tiết kiệm tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời ngỏ Bạn có biết Emma Watson là ngôi sao trẻ tiết kiệm nhất Hollywood không? 2. Tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Đặt mục tiêu tiết kiệm 3. Bạn đã biết gì về các hình thức tiết kiệm tiền hiện nay? Những rào cản khi thực hiện tiết kiệm và bí quyết để vượt qua. 5. Sự thật về chất lượng sản phẩm dịch vụ qua các kênh quảng cáo và tiếp thị 6. Cân nhắc trước khi chi tiêu để giảm chi phí. Kỹ năng thương lượng – đàm phán. 8. Những dịch vụ ngân hàng thích hợp với nhu cầu tiết kiệm của học sinh. 8. Những bí quyết được bật mí để bạn tiết kiệm thành công. Lời Kết. TRANG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 3 4 6 9 11 13 15 17 20 24 27 MỤC LỤC 2. Tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền. Đặt mục tiêu tiết kiệm Các bạn học sinh thân mến! Dự án Giáo dục Tài chính cho học sinh THPT do Tổ Chức Cứu trợ trẻ em phối hợp với Sở GDĐT TP.HCM thực hiện, với sự tài trợ của Quỹ Citi đã được triển khai từ ngăm 2009 đến nay. Mục tiêu của chương trình là dạy cho học sinh các khái niệm về tiền và cách quản lý tiền một cách khôn khéo và hiệu quả. Không những thế nó còn tạo cơ hội để các bạn tiếp cận những kỹ năng cơ bản liên quan đến việc làm ra tiền, tiêu tiền, lập ngân sách, và tiết kiệm. Nhờ đó giúp các bạn có thể đưa ra các quyết định về tài chính tốt hơn để sẵn sàng cho giai đoạn chuẩn bị làm người lớn của mình. Trong các kỹ năng ở trên, tiết kiệm là một trong những kỹ năng đặc biệt quan trọng, không chỉ trong vấn đề quản lý tiền bạc mà còn với mọi lĩnh vực trong đời sống như tiết nghiệm tài nguyên, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm thời gianTiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức và có hiệu quả của cải vật chất, tiền bạc, thời gian công sức của bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cũng cần phân biệt giữa việc tiết kiệm hợp lý và tiết kiệm thái quá hay còn gọi là keo kiệt, hà tiện. Vì vậy, các bạn trẻ nên tiết kiệm một cách hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của bản thân, cũng như cần thực hành thường xuyên để tiết kiệm trở thành một thói quen và kỹ năng tốt. Trong khuôn khổ chương trình giáo dục tài chính, cuốn cẩm nang này sẽ là người bạn đồng hành giúp các bạn tìm hiểu về kỹ năng tiết kiệm tiền dành riêng cho tuổi teen. Đó là những bí quyết và câu chuyện rất gần gũi và thực tế, bạn cũng hoàn toàn có thể bắt đầu thực hiện khoản tiết kiệm nho nhỏ của mình cùng với quá trình đọc cuốn cẩm nang này. Thân ái. 3 4 Xinh đẹp, tài năng và có hình ảnh trong sạch, không scandal - ngôi sao người Anh này kiếm được 10 triệu bảng Anh cho vai diễn Her- mione Granger trong Harry Potter. Nhưng bạn có biết rằng cô ấy khiến mọi người ngạc nhiên và thán phục còn vì 1 khía cạnh khác nữa– đó là lối sống tiết kiệm và giản dị của mình. Hiện tại, Emma Watson đã ở tuổi 21, cô nữ sinh trường đại học Brown danh tiếng của Mỹ sở hữu khoảng 32 triệu đôla. Emma cũng là một trong những nữ diễn viên trẻ có cát- sê cao nhất Hollywood. Nhưng với cuộc sống của một sinh viên Đại học, chắc bạn phải rất ngạc nhiên khi cô ấy sống rất giản dị và tiết kiệm. Khác với các ngôi sao trẻ khác thích chứng tỏ sự nổi tiếng và nhiều tiền bằng xe hơi sang trọng, Emma vẫn đi học bằng tàu điện ngầm và cũng chỉ dùng 75 USD mỗi tuần để tiêu vặt thôi. Ngôi sao người Anh hiện theo học tại trường Đại học Brown tại Mỹ, chỉ ở trong một nhà trọ dành cho sinh viên và cô hầu như không dùng đến khối tài sản khổng lồ kiếm được khi tham gia loạt phim Harry Potter. Chia sẻ trên tạp chí Vogue của Anh, Emma Watson cho biết: “Sau khi hoàn thành phần 3 và 4 của bộ phim Harry Potter thì tiền bạc thực sự trở thành một vấn đề nghiêm túc với tôi. Tôi không hề có ý tưởng gì về việc quản lý số tiền lớn như vậy. Tôi thấy mình cần thiết phải học cách quản lý tiền”. Để đối mặt với vấn đề này, Emma quyết định tham gia vào một lớp học về giáo dục tài chính, quản lý chi tiêu và tiết kiệm tại ngân hàng Coutts vào năm 2005. Lúc ấy, Emma mới 15 tuổi. Bạn thấy đấy, mặc dù ăn mặc khá giản dị nhưng Emma vẫn rất xinh đẹp. Cô ấy không tốn thời gian la cà tiệc tùng như các sao teen trên thế giới khác, cũng không đi shopping mua sắm hàng hiệu nên có nhiều thời gian hơn cho việc học tập và công việc. Và điều quan trọng là cô ấy luôn chủ động vạch ra kế hoạch làm việc và học tập hiệu quả cho mình. Đáng ngưỡng mộ quá phải không! 5 6 Tiết kiệm tiền là: Chúng ta tiết kiệm vì 03 lý do chính sau đây: Đặt mục tiêu tiết kiệm : - Là hình thức dành tiền để sử dụng trong tương lai. - Là những đầu tư vào tài sản: nhà cửa, đất đai, vàng, đô la, hay đầu tư chứng khoán, trái phiếu.tức là những gì ta có thể được bán để chuyển thành tiền mặt khi cần. Ở tuổi học sinh như chúng ta, các bạn có thể tiết kiệm tiền để làm những việc nhỏ như mua quà cho bạn bè, đi xem phim, mua 1 cuốn sách hay; hoặc để thực hiện những mục tiêu lớn hơn như tiết kiệm tiền để học Đại học, mua laptop, hay đi du lịch. Mỗi bạn hoặc mỗi gia đình đều có những lý do khác nhau để tiết kiệm. Tiết kiệm giúp chúng ta ứng phó được với những sự kiện không mong đợi như ốm đau, tai nạn,hay thực hiện được những kế hoạch tương lai như đám cưới, xây nhà... Khoản tiết kiệm cũng cho phép chúng ta tận hưởng được sự thoải mái của cuộc sống như đi du lịch, giải tríVà cũng rất ý nghĩa khi sử dụng khoản tiết kiệm để chia sẻ với những người gặp khó khăn như làm từ thiện, công tác xã hội Để có quyết tâm thực hiện tiết kiệm, các bạn hãy xây dựng mục tiêu tiết kiệm rõ ràng. Mỗi bạn có những mục tiêu tiết kiệm khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia mục tiêu tiết kiệm thành 2 nhóm: 1. Chi phí cho các trường hợp khẩn cấp: hư xe, mất điện thoại, tai nạn ... 1. Mục tiêu ngắn hạn: là mục tiêu dưới 1 năm. 2. Đầu tư cho tương lai: học tiếng Anh để đi du học, học vi tính... 2. Mục tiêu dài hạn: là mục tiêu mất thời gian trên 1 năm mới thực hiện được, hoặc mới đến mốc thời gian cần sử dụng tiền. 3. Mua sắm tài sản: mua xe, máy tính, điện thoại... 7 Mục tiêu tiết kiệm thường gắn với một bản kế hoạch tiết kiệm cụ thể. Hãy cùng tham khảo mục tiêu tiết kiệm của Nga bên dưới nhé: Các bạn hãy nhớ : Tiết kiệm là chủ động để dành chứ không phải là khoản tiền thừa ra sau khi chi tiêu. Tiết kiệm khác với hà tiện, keo kiệt. Tiền tiết kiệm có thể có từ việc để dành thu nhập hay cắt giảm chi tiêu. Tiết kiệm chỉ thành công khi các bạn có mục tiêu rõ ràng và hợp lý. Mục tiêu tiết kiệm Ngắn hạn: Dài hạn: Đi du lịch Đà Lạt với cả lớp vào dịp Noel Mua quà sinh nhật cho bạn Tiết kiệm trong 5 tuần Tiết kiệm trong 12 tháng 100.000 đồng 20.000 đồng x 5 tuần 125.000 đ/ tháng x 12 tháng 1.5 triệu đồng Ngày 15/3/2012 Tháng 12/ 2012 Số tiền cần tiết kiệm mỗi tuần hoặc tháng Ghi chúKhi nào cần? Số tiền cần 1. 2. 3. 4. 8 9 Sau khi hiểu được tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền và cách đặt ra mục tiêu tiết kiệm hợp lý. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm nhưng hình thức tiết kiệm tiền phổ biến hiện nay mà mọi người đang sử dụng nhé. CÁC CÁCH TIẾT KIỆM TIỀN ĐIỂM HẠN CHẾĐIỂM MẠNH Tiết kiệm tại nhà (bỏ ống heo, cất trong tủ, ngăn kéo) Tiện lợi, khi cần có ngay, không cần thủ tục giấy tờ. Không an toàn vì có thể mất trộm, không có lãi suất, dễ hao hụt do 1 sự kiện đột xuất. Lúc nào gửi cũng được, không cần thủ tục giấy tờ. Không lãi suất, việc lấy tiền ra không phải lúc nào cũng thuận lợi. An toàn, có sinh lãi, khi cần tiền có thể rút ra ngay, có nhiều sản phẩm để lựa chọn Lãi thấp, phải có CMND để làm thủ tục, phải có người giám hộ, chỉ tiết kiệm được khi có 1 món tiền nhất định, có thể tốn phí. Gửi tiết kiệm ngân hàng (mở sổ tiết kiệm hay gửi tiết kiệm tích lũy theo thời gian) Gửi cha mẹ, thầy cô, bạn bè, người thân. Vậy là với mỗi hình thức tiết kiệm đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng. Việc lựa chọn hình thức tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tiết kiệm của bạn, số tiền bạn có, nhu cầu và điều kiện gia đình của bạn. 10 11 KHÓ KHĂN CẢN TRỞ VIỆC TIẾT KIỆM CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA BẠN Không có nhiều tiền để tiết kiệm. Không kiềm chế được ham muốn tiêu tiền Bạn bè rủ đi chơi Không biết lựa chọn hình thức tiết kiệm nào phù hợp với mình. Sau khi thử điền vào bản trên, bạn đã có những cách giải quyết nhất định của mình rồi đúng không? Còn với Minh, bằng cách vượt qua những khó khăn ấy, Minh đã thực hiện tiết kiệm được gần 2 năm rồi. Bạn ấy cho biết sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu tiết kiệm 1 năm nữa để có thể hoàn thành kế hoạch 3 năm mua laptop khi học Đại học. Nếu bạn có thêm những bí quyết gì để vượt qua những rào cản trong quá trình tiết kiệm, hãy chia sẻ với mọi người nhé! Có rất nhiều khó khăn phát sinh khi chúng ta thực hành tiết kiệm. Nhiều bạn có thể nêu lý do như mình không có tiền để tiết kiệm, không đủ kiên nhẫn, hay không có nơi để tiết kiệm...Tuy nhiên, những khó khăn này đều có thể khắc phục được nếu bạn hiểu rõ lợi ích của việc tiết kiệm, có mục tiêu cụ thể, và có sự hỗ trợ của mọi người xung quanh. Bạn có gặp những khó khăn giống Minh khi thực hiện tiết kiệm tiền như thế này không? Bạn ấy đã đặt ra mục tiêu tiết kiệm trong 3 năm để tự mình mua 1 máy lap- top khi vào Đại Học. Với những khó khăn mà Minh gặp phải dưới đây, bạn hãy thử tìm cách giải quyết cho trường hợp đó bằng cách viết ra những ý tưởng của mình. Sau đó, tham khảo thêm cách mà Minh đã làm (ở Mục 10 của Cẩm Nang) để thực hiện tiết kiệm thành công nhé. 12 Quảng cáo cho chúng ta biết về một sản phẩm mới nào đó hay cung cấp thông tin về chức năng hay công dụng của sản phẩm đó. Xét về khía cạnh này thì quảng cáo đôi khi cũng thổi phổng về chức năng của sản phẩm hoặc đưa ra những thông tin sai lệch cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn về sự sành điệu của giới trẻ hầu hết đều do quảng cáo tiếp thị tự đặt ra. Chung quy cũng chỉ để kích thích nhu cầu sở hữu và sử dụng sản phẩm dịch vụ của những người tiêu dùng trẻ tuổi muốn chứng tỏ bản thân mình. Vì vậy, chúng ta cần cân nhắc và chọn lọc khi tiếp nhận những thông tin quảng cáo từ TV, báo đài, hay trên mạng. Bạn dành bao nhiêu giờ một ngày để xem TV? Có bao nhiêu chương trình quảng cáo bạn đã xem trong khoảng thời gian ấy? Bạn cũng có thể xem quảng cáo trên các phương tiện truyền thông khác, như trên báo, tạp chí, internet, bảng hiệu, trên xe buýt nữa. Chúng ta như đang bị bỏ bom với quá nhiều quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ xung quanh. Có thể nói người tiêu dùng Việt Nam rất tin tưởng vào các thông tin tiếp nhận được từ phương tiện truyền thông kể cả quảng cáo. Theo kết quả nghiên cứu về độ tin cậy vào quảng cáo của Công ty Nielsen năm 2007, tại Việt Nam 60% số người được phỏng vấn cho biết họ rất tin vào các hình thức quảng cáo. Việt Nam đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia tin vào quảng cáo nhất. 13 Tại Châu Âu, các chiến dịch yêu cầu hạn chế các mẫu quảng cáo về thực thẩm dễ dẫn đến nguy cơ béo phì trên TV đang diễn ra rất tích cực. Các bạn trẻ tại đây xem TV khỏang 4h/ngày và trong suốt thời gian đó họ có thể xem khỏang 350 mẫu quảng cáo. Phần lớn các mẫu quảng cáo này là về thực phẩm như là kem, snack, soda, pizza, hamburger, nước có gas... Xét về lâu dài, những lọai thức ăn này có thể gây hại cho sức khỏe của thanh thiếu niên. Nhận thấy sự việc này, các giáo viên và phụ huynh tại Châu Âu đã khởi đầu một chiến dịch nhắm đến việc hạn chế tầm ảnh hưởng từ quảng cáo của các công ty thực phẩm đó đến thị hiếu và thói quen ăn uống của con cái họ. Đặc biệt, họ chống đối mạnh mẽ đối với quảng cáo về thức ăn nhanh như hamburger hay pizza. Kết quả thu được, một số quốc gia khác cũng đồng lọat cấm việc phát các mẫu quảng cáo về thức ăn nhanh giàu chất béo vào khung giờ mà trẻ em và thanh thiếu niên thường xem TV nhiều. Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều quảng cáo không đúng hoặc chưa đúng sự thật, dễ gây hiểu nhầm được đăng tải và phát sóng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Theo các chuyên gia, những ảnh hưởng của quảng cáo về thời trang, ẩm thực, dịch vụ và giải trí đối với thị hiếu và xu hướng của thanh thiếu niên hiện nay là khá lớn. Nhưng đồng thời, chất lượng và tính xác thực của sản phẩm dịch vụ thì chưa tương xứng với những gì quảng cáo đã thể hiện. Vì vậy, khi nào bạn có nhu cầu mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ, hãy tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng về chất lượng và giá cả sản phẩm, và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chi tiêu nhé. Chuyện đó đây 14 15 Chúng ta đ ều đồng ý rằn g, học cách chi tiêu th ông minh cũng là một trong nhữn g cách để cắt giảm chi phí và gia t ăng khoản tiết kiệm nhiều hơn. Như ng khi sở thích mua sắm lấn át mục tiêu tiết kiệm kh i bạn đứng trước một đôi giày tuyệt đ ẹp thì phải làm sao? T ình huống này c ó vẻ hay gặp với chú ng ta đây. Hãy cùng nghe bí quyết c ủa Khánh về nh ững cân nhắc trước khi bạn ấy đư a ra quyết định mua hàng nhé. HÃY TỰ HỎI GIẢI PHÁP LÀ Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Mình có thật sự cần cái đó không ? Mình có thứ gì ở nhà có thể thay thế cái đó không? Giá cả của cái đó có hợp lý với túi tiền không? Mình có đủ và sẵn tiền để mua không? Khi nào thì mình nên mua cái đó? Nếu không thì không cần phải mua Nếu có thì có thể tận dụng được mà không cần phải mua cái mới nữa. Nếu không thì không nên mua. Hoặc có thể trả giá để giảm chi phí. Nếu không thì hãy đợi đến khi có đủ tiền. Nếu không phải mua ngay, bạn có thể đợi đến đợt khuyến mãi hay giảm giá hoặc 1 thời điểm thuận lợi nào khác để tiết kiệm được nhiều tiền hơn. Hãy trở thành người tiêu dùng thông minh, cân nhắc trước chi đưa ra quyết định chi tiêu để mua hàng chất lượng tốt, đúng nhu cầu và có giá cả hợp lý. Qua đó, bạn sẽ tiết kiệm được thêm nhiều tiền cho mình. 16 Kỹ năng đàm phán thương lượng là một trong những kỹ năng cơ bản trong nghệ thuật giao tiếp nói chung. Đó là một phần trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, từ việc trả giá khi mua hàng, đến việc thỏa thuận phân công làm việc nhóm, hay lớn hơn như việc thương lượng mức lương khi bạn đi làm sau này. Học cách truyền đạt thông tin một cách hiệu quả để kiểm soát khả năng đàm phán thành công về mọi thứ có thể giúp những bạn trẻ trau dồi khả năng quản lý tiền và làm tăng sự tự tin trong các vấn đề về tiền bạc. Các bạn trẻ cũng nên tập cho mình kỹ năng thương lượng và đàm phán tốt để luôn sẵn sàng khi cơ hội đến với mình. Trong việc tiết kiệm tiền, cũng như giảm chi phí và gia tăng thu nhập, bạn cũng hoàn toàn có thể áp dụng kỹ năng này để thực hiện tiết kiệm thành công và đạt được mục tiêu. 17 CÁC BƯỚC ĐÀM PHÁN KINH NGHIỆM CỦA HIẾU Biết chính xác bạn muốn điều gì từ việc đàm phán đó. Chuẩn bị cho cuộc đàm phán thương lượng sắp tới . Truyền đạt thông tin về nhu cầu và mong muốn của bạn một cách rõ ràng với sự tự tin. Kiểm soát cảm xúc và kiên trì với mục tiêu. Luôn sẵn lòng cho sự thỏa hiệp. - Mục tiêu của Hiếu là được ba mẹ cho phép đi làm thêm để được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, bên cạnh đó kiếm thêm tiền tiêu vặt. - Tìm hiểu thông tin về các công việc làm thêm phù hợp với thời gian học tập của Hiếu. - Lựa chọn thời điểm thích hợp để trình bày với ba mẹ, tránh những lúc ba mẹ đang bận việc, căng thẳng, hay không vui. - Suy nghĩ kỹ về những khó khăn và thuận lợi khi Hiếu đi làm thêm. Có ảnh hưởng đến thời gian học tập không? sẽ sắp xếp thời gian như thế nào => Lên kế hoạch cho việc phân bổ thời gian học tập và làm thêm, và cách sử dụng số tiền kiếm được. - Với kế hoạch đã chuẩn bị, Hiếu trình bày cho ba mẹ một cách cụ thể, rõ ràng và tự tin. - Ban đầu, ba mẹ đã phản đối vì sợ Hiếu vất vả. Hiếu cảm thấy rất buồn nhưng kiểm soát cảm xúc để vẫn kiên trì mục tiêu của mình. Bạn ấy giữ thái độ kiên nhẫn, tôn trọng ba mẹ. Tiếp tục trình bày quan điểm một cách nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc. - Lịch làm thêm dự kiến của Hiếu là 5 buổi / tuần. Ba mẹ lo lắng thời gian biểu như vậy sẽ quá sức và Hiếu không thể hoàn thành việc học của mình được. Hiếu đã suy nghĩ và đồng ý với yêu cầu của ba mẹ giảm bớt còn 3 buổi /tuần để có thể cân bằng thời gian làm việc và học tập khả thi hơn. 18 1 2 3 4 5 Hãy cùng theo dõi câu chuyện của Hiếu. Bạn ấy đã chuẩn bị những gì cho cuộc nói chuyện với ba mẹ, mà mục tiêu chính là thuyết phục ba mẹ cho Hiếu được đi làm thêm ngoài giờ học để có kinh nghiệm và thêm tiền tiêu vặt. Biết bạn sẽ phải làm gì nếu cuộc đàm phán thất bại. Kết thúc thương lượng - Hiếu tự xác định nếu không thể thuyết phục ba mẹ, bạn ấy sẽ không nản lòng, mà tiếp tục giữ vững phong độ học tập. Tìm một cơ hội khác thuận lợi hơn để đề cập với ba mẹ lần nữa, hoặc tìm một hoạt động khác để rèn luyện kỹ năng giao tiếp. VD : tham gia vào 1 CLB trong trườnghoặc tham gia viết báo để có thêm tiều tiêu vặt. - Nhắc lại những thỏa thuận và cam kết đạt được. - Bày tỏ sự tôn trọng, cảm ơn. Các bạn cũng hãy thử chuẩn bị cho mình 1 cuộc thương lượng về giá cả với người bán hàng ở shop quần áo xem sao. Đừng ngần ngại hỏi thêm kinh nghiệm “trả giá, mặc cả” của mọi người xung quanh, ví dụ như mẹ của bạn chẳng hạn. Nếu chưa quen, bạn có thể sẽ chưa tự tin, nhưng thực hành nhiều lần và có chuẩn bị tốt, chắc chắn bạn sẽ có kinh nghiệm hơn. Chúc bạn may mắn nhé. 19 6 7 Chúng ta đã cùng tìm hiểu các hình thức tiết kiệm tiền phổ biến hiện nay, và biết được những ưu điểm và khó khăn của mỗi loại ở những phần trước. Trong đó, hình thức tiết kiệm tại ngân hàng có thể giúp các bạn gửi tiền tiết kiệm an toàn, có lãi suất và nhiều lợi ích kèm theo. Với lứa tuổi học sinh THPT, các dịch vụ ngân hàng thích hợp mà chúng ta có thể sử dụng để tiết kiệm bao gồm tài khoản thẻ ATM và tài khoản tiết kiệm. Tại Việt Nam hiện nay, tuy chưa phải là tất cả, nhưng cũng đã có một số ngân hàng bắt đầu chấp nhận mở tài khoản tiết kiệm và tài khoản thẻ ATM cho các em từ 15-17 tuổi đã có Chứng minh nhân dân (CMND). Với quy định kèm theo là phải có giấy tờ chứng minh tiền gửi đó là hợp lệ, và có người đứng tên giám hộ trên giấy tờ. Vậy nếu bạn từ 15-17 tuổi và đã có CMND, bạn có thể đi cùng ba mẹ (hoặc người giám hộ) ra ngân hàng để lập tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản thẻ ATM với tên chủ tài khoản là tên bạn. Những lần sau bạn có thể tự mình thực hiện các giao dịch rút và gửi tiền. Còn với những bạn đủ 18 tuổi, việc mở tài khoản tiết kiệm và thẻ ATM sẽ còn đơn giản hơn rất nhiều. Vì lúc ấy bạn hoàn toàn có thể tự chủ động mở tài khoản ngân hàng và thực hiện các giao dịch. Bạn Vân đã có 1 tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng từ khi bạn ấy 16 tuổi. Vân sẽ chia sẻ cho các bạn biết cách lập 1 tài khoản trong ngân hàng thuận tiện như thế nào nhé : TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM 20 CÁC BƯỚC MỞ TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM KINH NGHIỆM CỦA VÂN Người gửi tiền phải có chứng minh nhân dân , có tiền để gửi tiết kiệm (số tiền tối thiểu tùy theo quy định của từng ngân hàng ) Đến ngân hàng đã chọn, lựa chọn hình thức gửi và xem lãi suất ứng với mỗi hình thức gửi tiền tiết kiệm sao cho phù hợp với kế hoạch tài chính của bản thân. Điền thông tin vào biểu mẫu mở tài khoản tiết kiệm. Bổ sung các giấy tờ hợp lệ để chứng minh khoản tiền gửi của mình là hợp pháp và giấy tờ của người giám hộ. Nhận sổ tiết kiệm và kiểm tra chi tiết trong sổ: số tiền đã gửi, loại sản phẩm, ngày gửi & ngày đáo hạn, tỷ lệ lãi suất, các điều kiện kèm theo. Khi Vân đựơc 16 tuổi và đã có Chứng minh nhân dân, ông bà nội đã để lại di chúc cho Vân một số tiền để bạn ấy học Đại học sau này. Vì muốn tiết kiệm số tiền đó một cách an toàn, hiệu quả và sinh lời trong tương lai, bạn ấy đã được ba mẹ hướng dẫn và tìm hiểu thông tin từ các ngân hàng. Vân quyết định mở 1 tà