Đặt vấn đề: Đa số các dữ liệu về tác nhân gây bệnh tại các quốc gia khu vực châu Á đều dựa chủ yếu trên
số liệu của các bệnh viện lớn tuyến trung ương hơn là số liệu của các bệnh viện tuyến tỉnh (nơi đa số bệnh nhân
nhiễm trùng hệ TKTW thường nhập viện ban đầu để điều trị).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả tiền cứu về nhiễm
trùng hệ TKTW ở người lớn và trẻ em tại 13 bệnh viện ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam từ
08/2007 đến 04/2010. Tác nhân gây bệnh được xác định trong dịch não tủy và máu bằng phương pháp nuôi cấy
vi sinh, chẩn đoán sinh học phân tử và huyết thanh học.
Kết quả: Chúng tôi thâu nhận 1241 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là nhiễm trùng hệ TKTW. Tác
nhân gây bệnh được xác định ở 640/1241 (52%) bệnh nhân. Tác nhân thường gặp nhất là Streptococcus suis
serotype 2 ở người lớn (147/617, 24%) và siêu vi gây viêm não Nhật Bản ở trẻ em (142/624, 23%).
Mycobacterium tuberculosis được xác định ở 34/616 (6%) bệnh nhân người lớn và 11/624 (2%) ở bệnh nhân trẻ
em.
Kết luận: Tác nhân vi trùng và siêu vi trùng có nguồn gốc từ động vật là căn nguyên phổ biến nhất của
bệnh lý nhiễm trùng hệ TKTW ở người lớn và trẻ em Việt Nam.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Căn nguyên của bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 62
CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH LÝ NHIỄM TRÙNG
HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG TẠI VIỆT NAM
Hồ Đặng Trung Nghĩa* và Mạng lưới giám sát nhiễm trùng hệ TKTW VIZIONS**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đa số các dữ liệu về tác nhân gây bệnh tại các quốc gia khu vực châu Á đều dựa chủ yếu trên
số liệu của các bệnh viện lớn tuyến trung ương hơn là số liệu của các bệnh viện tuyến tỉnh (nơi đa số bệnh nhân
nhiễm trùng hệ TKTW thường nhập viện ban đầu để điều trị).
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả tiền cứu về nhiễm
trùng hệ TKTW ở người lớn và trẻ em tại 13 bệnh viện ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam Việt Nam từ
08/2007 đến 04/2010. Tác nhân gây bệnh được xác định trong dịch não tủy và máu bằng phương pháp nuôi cấy
* Bộ môn Nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
** Mạng lưới giám sát nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương VIZIONS:
- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Hồ Đặng Trung Nghĩa và Hoàng Thị Thanh Hằng)
- Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (Lê Thị Phương Tú, Nguyễn Văn Minh Hoàng,
Nguyễn Thành Vinh, Phạm Văn Minh, Trần Vũ Thiếu Nga, Lê Văn Tấn,, James Campbell,
Maxine Caws,
- Jeremy Day, Menno D. de Jong, H. Rogier Van Doorn, Marcel Wolbers, Trần Tịnh Hiền, Jeremy
Farrar và Constance Schultsz)
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TpHCM (Tô Song Diệp, Nguyễn Hoan Phú và Nguyễn Văn Vĩnh
Châu)
- Bệnh viện ĐK tỉnh Đồng Tháp (Trần Quốc Lợi, Nguyễn Trường Sơn, Phan Văn Bé Bảy, Nguyễn
Thị Hồng Thắm và Lê Thị Phượng)
- Bệnh viện ĐK khu vực Sa Đéc (Lê Trung Trí và Nguyễn Thị Nguyệt Bình)
- Bệnh viện ĐK tỉnh An Giang (Đoàn Công Du, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trương Thị Mỹ Tiến
và Trần Thị Phi La)
- Bệnh viện ĐK tỉnh Kiên Giang (Bùi Văn Công, Phạm Ngọc Điệp, Dương Phước Đông, Trần Thị
Mộng Lành và Phạm Văn Đởm)
- Bệnh viện ĐK tỉnh Cà Mau (Trần Quang Dũng, Phan Nhứt Trí, Tăng Thị Hò và Nguyễn Anh
Tài)
- Bệnh viện ĐK tỉnh Bạc Liêu (Quách Văn Lực và Đinh Xuân Phước)
- Bệnh viện ĐK tỉnh Sóc Trăng (Tăng Vũ, Huỳnh Thị Thu Thủy, Trần Thị Nguyệt Hồng, Âu Hữu
Đức, Mạnh Ánh Mai và Nguyễn Hữu Thứ)
- Bệnh viện ĐK tỉnh Trà Vinh (Lâm Thị Kim Ngọc)
- Bệnh viện Trung Ương Cần Thơ (Nguyễn Thị Thanh Tâm, Trần Ngô Phúc Mỹ, Ngô Văn Út,
Lâm Tấn Phương, Lê Khánh Toàn và Đặng Quang Tâm)
- Bệnh viện ĐK tỉnh Bình Phước (Hồ Đình Tùng)
- Bệnh viện ĐK tỉnh ĐakLak (Nguyễn Hai, Hoàng Ngọc Anh Tuấn, Hoàng Thị Thủy Tiên và Trần
Thị Ngọc Oanh)
- Trần Thị Diễm Lan, Nguyễn Thái Thuận, Bùi Mạnh Hùng và Bùi Đức Phú)
- Bệnh viện ĐK tỉnh Khánh Hòa (Nguyễn Đông, Phan Thế Long, Nguyễn Thanh Ngân, Mang Thị
Phương Mai, Phạm EnGa, Lưu Thị Minh Hương, Nguyễn Thị Thúy Ái, Nguyễn Ngọc Anh,
Nguyễn Văn Xáng và Nguyễn Mạnh Tiến)
- Bệnh viện Trung Ương Huế (Phan Trung Tiến, Nguyễn Thị Nam Liên, Trần Kiêm Hảo, Nguyễn
Thị Như Lý, Trần Duy Hòa, Bùi Văn Đoàn, Dương Thị Bích Hoa, Trần Thị Thu Anh, Nguyễn
Xuân Hiền, Võ Kim Thanh, Dương Văn Thông, Đinh Quang Tuấn, Phạm Thị Minh Khoa,
Hoàng Trọng Hanh.
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Hồ Đặng Trung Nghĩa ĐT: 0918500638 Email: honghia2001@yahoo.com.uk
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 63
vi sinh, chẩn đoán sinh học phân tử và huyết thanh học.
Kết quả: Chúng tôi thâu nhận 1241 bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng là nhiễm trùng hệ TKTW. Tác
nhân gây bệnh được xác định ở 640/1241 (52%) bệnh nhân. Tác nhân thường gặp nhất là Streptococcus suis
serotype 2 ở người lớn (147/617, 24%) và siêu vi gây viêm não Nhật Bản ở trẻ em (142/624, 23%).
Mycobacterium tuberculosis được xác định ở 34/616 (6%) bệnh nhân người lớn và 11/624 (2%) ở bệnh nhân trẻ
em.
Kết luận: Tác nhân vi trùng và siêu vi trùng có nguồn gốc từ động vật là căn nguyên phổ biến nhất của
bệnh lý nhiễm trùng hệ TKTW ở người lớn và trẻ em Việt Nam.
Từ khóa: căn nguyên, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, Streptococcus suis, viêm não Nhật Bản, lao
màng não.
ABSTRACT
AETIOLOGIES OF CENTRAL NERVOUS SYSTEM INFECTION IN VIET NAM
Ho Dang Trung Nghia and the VIZIONS CNS Infection Network
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 62 - 68
Background: To date most data has come from patients admitted to tertiary referral hospitals in Asia and
there is limited aetiological data at the provincial hospital level where most patients are seen.
Methods: We conducted a prospective Provincial Hospital-based descriptive surveillance study in adults
and children at thirteen hospitals in central and southern Viet Nam between August 2007 – April 2010. The
pathogens of CNS infection were confirmed in CSF and blood samples by using classical microbiology, molecular
diagnostics and serology.
Results: We recruited 1241 patients with clinically suspected infection of the CNS. An aetiological agent
was identified in 640/1241 (52%) of the patients. The most common pathogens were Streptococcus suis serotype 2
in patients older than 14 years of age (147/617, 24%) and Japanese encephalitis virus in patients less than 14
years old (142/624, 23%). Mycobacterium tuberculosis was confirmed in 34/617 (6%) adult patients and 11/624
(2%) paediatric patients.
Conclusions: Zoonotic bacterial and viral pathogens are the most common causes of CNS infection in adults
and children in Viet Nam.
Key word: aetilology, CNS infection, Streptococcus suis, Japanese encephalitis, tuberculous meningitis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực hồi
sức và điều trị kháng sinh, bệnh lý nhiễm trùng
ở hệ TKTW vẫn là một loại bệnh lý hiểm nghèo,
đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong
năm 2004 có khoảng 700000 đợt viêm màng não
và 70% các bệnh nhân này sống tại các quốc gia
ở châu Phi và vùng Đông Nam Á(19). Hằng năm,
vùng châu Á có khoảng 50000 trường hợp mắc
bệnh viêm não Nhật Bản để lại hậu quả là 15000
trường hợp tử vong và nhiều trường hợp sống
sót với di chứng tâm thần kinh(13). Lao màng não
cũng là một bệnh lý nhiễm trùng hệ TKTW
thường gặp tại các quốc gia đang phát triển và
thường có tỷ lệ tử vong cao do việc chậm trễ
trong chẩn đoán, điều trị và tình trạng gia tăng
kháng thuốc của vi trùng lao. Tại Việt Nam, tỷ lệ
tử vong của bệnh lý này là 65% ở bệnh nhân
nhiễm HIV và 25% ở bệnh nhân không nhiễm
HIV(17). Để giảm tỷ lệ tử vong và di chứng của
bệnh lý nhiễm trùng hệ TKTW, chúng ta cần
tiến hành các nghiên cứu xác định căn nguyên
nhằm góp phần xây dựng các chiến lược điều trị
và dự phòng bệnh hợp lý. Căn nguyên của bệnh
lý này có thể thay đổi tùy thuộc nhiều yếu tố
như thời gian, vùng địa lý, tuổi, bệnh nền đi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 64
kèm, chương trình tiêm chủng và ngõ vào của
tác nhân gây bệnh(7-14). Tuy nhiên, các dữ liệu
dịch tễ liên quan đến căn nguyên của nhiễm
trùng hệ TKTW tại Việt Nam còn tương đối hạn
chế và thường có nguồn gốc từ các bệnh viện
tuyến trung ương ở các thành phố lớn. Do đó,
chúng tôi tiến hành một nghiên cứu mô tả tiền
cứu tác nhân gây nhiễm trùng hệ TKTW tại các
bệnh viện tuyến tỉnh ở miền Trung, Tây Nguyên
và các tỉnh thành ở đồng bằng sông Cửu Long.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả giám sát tiền cứu dựa vào
bệnh viện (prospective hospital-based
descriptive surveillance study).
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng
thời gian từ tháng 08/2007 đến 04/2010 tại 13
bệnh viện, bao gồm bệnh viện đa khoa (BVĐK)
khu vực Sa Đéc, 10 BVĐK cấp tỉnh (Đồng Tháp,
An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau, Bình Phước, Đak Lak và Khánh
Hòa) và 2 bệnh viện tuyến trung ương (Cần Thơ
và Huế).
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn lâm sàng
nghi ngờ nhiễm trùng hệ TKTW như sau: ít nhất
1 tháng tuổi; sốt 380C; có ít nhất 1 trong các
triệu chứng sau: nhức đầu, cổ gượng, thay đổi
tri giác và có dấu thần kinh định vị; và có chọc
dịch não tủy (DNT). Bệnh nhân được loại khỏi
nghiên cứu nếu họ hoặc người thân từ chối ký
thỏa thuận đồng ý tham gia nghiên cứu.
Cách thức tiến hành
Sau khi ký thỏa thuận đồng ý tham gia
nghiên cứu, bác sĩ điều trị sẽ ghi nhận các thông
tin dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng vào phiếu
thu thập số liệu. Ngoài lượng DNT được gửi
làm xét nghiệm tế bào, sinh hóa và vi sinh
(nhuộm Gram và nuôi cấy phân lập vi khuẩn) ở
phòng xét nghiệm bệnh viện tỉnh, mỗi bệnh
nhân sẽ được lưu giữ 0.5-1.0 ml DNT ở nhiệt độ
-200C và sau đó được chuyển về khoa xét
nghiệm kỹ thuật cao Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
(BVBNĐ) để khảo sát thêm về nguyên nhân gây
bệnh, bao gồm kỹ thuật real-time PCR (chẩn
đoán Streptococcus suis serotype 2, Streptococcus
pneumoniae, Haemophilus influenzae type b,
Neisseria meningitidis, Mycobacterium tuberculosis,
Herpes simplex 1/2, Enteroviruses) và kỹ thuật
JEV/DENV IgM ELISA (Venture Technologies
Sdn Bhd Malaysia) chẩn đoán Dengue và viêm
não Nhật Bản. Ngoài ra, các chủng vi khuẩn
phân lập từ máu và DNT cũng được chuyển về
BVBNĐ để định danh và làm kháng sinh đồ.
Một số định nghĩa sử dụng trong nghiên
cứu
Người lớn và trẻ em
Theo quy định của Việt Nam, bệnh nhân
được gọi là trẻ em khi nhỏ hơn 15 tuổi và bệnh
nhân có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên được gọi là
người lớn.
Các định nghĩa ca bệnh trong nghiên cứu
Định nghĩa ca bệnh viêm màng não mủ,
viêm não siêu vi và lao màng não trong
nghiên cứu này dựa trên định nghĩa ca bệnh
viêm màng não mủ và viêm não siêu vi của
WHO(20) và định nghĩa đồng thuận chẩn đoán
lao màng não(15). Một bệnh nhân được xếp vào
nhóm “không phải nhiễm trùng hệ TKTW”
nếu có các thông số DNT trong giới hạn bình
thường, không xác định được tác nhân và có
chẩn đoán ra viện không liên quan đến nhiễm
trùng hệ TKTW như tai biến mạch máu não,
động kinh, rối loạn tâm thần, ngộ độc (thuốc,
rượu), hôn mê gan, nhiễm trùng huyết hay sốt
cao co giật lành tính ở trẻ em.
KẾT QUẢ
Từ tháng 8/2007 đến 04/2010, 1740 bệnh
nhân thỏa tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu. Dữ
liệu lâm sàng không thu thập được từ 95 bệnh
nhân. Sau khi phân tích dữ liệu lâm sàng và xét
nghiệm, chúng tôi loại ra 247 trẻ em và 157
người lớn vì các bệnh nhân này được xếp vào
nhóm “không phải nhiễm trùng hệ TKTW”. Do
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 65
đó, còn lại 1241 bệnh nhân (617 người lớn và 624
trẻ em) được đưa vào phân tích căn nguyên
nhiễm trùng hệ TKTW (xem hình 1).
Căn nguyên của nhiễm trùng hệ TKTW
Tác nhân gây bệnh được xác định ở 640/1241
(52%) bệnh nhân (xem bảng 1). Tác nhân gây
bệnh thường gặp nhất là S. suis serotype 2 ở
người lớn (147/617, 24%) và siêu vi viêm não
Nhật Bản (VNNB) ở trẻ em (142/624, 23%).
Mycobacterium tuberculosis được xác định
bằng kỹ thuật PCR ở 34/617 (6%) người lớn và
11/624 (2%) trẻ em. Tình trạng đồng nhiễm được
ghi nhận ở 22 bệnh nhân (12 người lớn và 10 trẻ
em). Tình trạng này chủ yếu gặp ở bệnh nhân
nhiễm siêu vi Dengue và một tác nhân vi khuẩn
(9/22) hoặc nhiễm siêu vi viêm não Nhật Bản và
một tác nhân vi khuẩn (7/22).
Hình 1. Quá trình tuyển chọn bệnh nhân nghiên cứu
(*) Chẩn đoán khác bao gồm viêm xoang (5), u não (9), sốt rét ác tính (8), tâm thần (7), nhức đầu (7), thương hàn
(5), sốt không rõ nguyên nhân (6), bệnh tự miễn (12), tiêu chảy (6), thoát vị đĩa đệm CS thắt lưng (2), bệnh tim
bẩm sinh (2), não úng thủy (1), uốn ván (1), thiếu máu nặng (1) và viêm đại tràng mạn (1).
Bảng 1. Căn nguyên của nhiễm trùng hệ TKTW Tác nhân gây bệnh, n (%)
Người lớn
(n=617)
Trẻ em
(n=624)
Vi trùng
Không phải nhiễm trùng TKTW
(247 trẻ em):
Sốt cao co giật (85 trẻ) Nhiễm siêu vi (38
trẻ) Nhiễm trùng huyết (23 trẻ)
Động kinh (18 trẻ)
Viêm phổi (14 trẻ)
Viêm họng (14 trẻ)
Hôn mê chuyển hóa (9 trẻ)
Lỵ trực trùng (7 trẻ)
Đột quỵ (5 trẻ)
Chẩn đoán khác
*
(34 trẻ)
Thỏa tiêu chuẩn chọn bệnh
826 người lớn
914 trẻ em
Thiếu thông tin lâm sàng
52 người lớn
43 trẻ em
Đủ thông tin lâm sàng
774 người lớn
871 trẻ em
Không phải nhiễm trùng TKTW
(157 người lớn):
Nhiễm trùng huyết (32 bệnh nhân)
Đột quỵ (24 bệnh nhân)
Viêm phổi (22 bệnh nhân)
Hôn mê chuyển hóa (20 bệnh nhân)
Nhiễm siêu vi (15 bệnh nhân)
Động kinh (8 bệnh nhân)
Chẩn đoán khác
*
(36 bệnh nhân)
Phân tích căn nguyên
617 người lớn
624 trẻ em
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 66
Tác nhân gây bệnh, n (%)
Người lớn
(n=617)
Trẻ em
(n=624)
Streptococcus suis serotype 2 147 (23,82) -
Streptococcus pneumoniae 35 (5,67) 37 (5,93)
Haemophilus influenzae type b - 39 (6,25)
Neisseria meningitidis 4 (0,65) 6 (0,96)
Streptococcus spp 2 (0,32) -
Staphylococcus spp 1 (0,16) 3 (0,48)
Escherichia coli 2 (0,32) 2 (0,32)
Acinetobacter spp 1 (0,16) 1 (0,16)
Klebsiella pneumoniae 5 (0,81) 1 (0,16)
Enterococcus spp 1 (0,16) -
Salmonella spp - 2 (0,32)
Siêu vi trùng
Siêu vi viêm não Nhật Bản (VNNB) 11 (1,78)
142
(22,76)
Siêu vi Dengue (DENV) 23 (3,73) 14 (2,24)
Enteroviruses 20 (3,24) 36 (5,77)
Herpes simplex 22 (3,57) 14 (2,24)
Lao
Mycobacterium tuberculosis 34 (5,51) 11 (1,76)
Nấm
Cryptococcus neoformans 2 (0,32) -
Đồng nhiễm
DENV + S, suis serotype 2 2 (0,32) -
DENV + S, pneumoniae 1 (0,16) -
DENV + N, meningitidis 1 (0,16) -
DENV + H, influenzae type b - 3 (0,48)
DENV + M, tuberculosis 2 (0,32) -
DENV + VMN tăng BC ái toan*
2 (0,32)
VNNB + S, pneumoniae 1 (0,16) -
VNNB + N,meningitidis - 1 (0,16)
VNNB + H, influenzae type b - 3 (0,48)
VNNB + Salmonella spp - 1 (0,16)
VNNB + Staphylococcus spp - 1 (0,16)
Enteroviruses + H, influenzae type b - 1 (0,16)
Enteroviruses + M, tuberculosis 1 (0,16) -
K, pneumoniae + M, tuberculosis 1 (0,16) -
K, pneumoniae + Herpes simplex 1 (0,16) -
Không xác định được tác nhân 295 (47,81)
306
(49,04)
* Số lượng BC ái toan trong DNT là 352/880 (40%)
ở 1 bệnh nhân và 330/1320 (25%) ở bệnh nhân còn
lại.
Tác nhân gây bệnh viêm màng não mủ
(VMNM)
Tác nhân vi khuẩn được xác định ở 198/302
(66%) bệnh nhân viêm màng não mủ người lớn
bằng phương pháp nuôi cấy hoặc real-time
PCR. Trong đó, S. suis serotype 2 gây bệnh ở
147/302 (49%) bệnh nhân. Tỷ lệ này gấp 4 lần tỷ
lệ của tác nhân S. pneumoniae (35/302, 12%). Ở trẻ
em, H. influenzae type B (39/150,26%) và S.
pneumoniae (37/150, 25%) là tác nhân chính gây
VMNM (xem bảng 2).
Bảng 2. Tác nhân gây bệnh viêm màng não mủ
(không kể trường hợp đồng nhiễm)
Tác nhân gây bệnh, n (%)
Người lớn
(n=302)
Trẻ em
(n=150)
Streptococcus suis serotype 2* 147 (48,68) -
Streptococcus pneumoniae* 35 (11,59) 37 (24,67)
Haemophilus influenzae type b* - 39 (26,00)
Neisseria meningitidis* 4 (1,32) 6 (4,00)
Streptococcus spp 2 (0,66) -
Staphylococcus spp 1 (0,33) 3 (2,00)
Escherichia coli 2 (0,66) 2 (1,33)
Acinetobacter spp 1 (0,33) 1 (0,67)
Klebsiella pneumoniae 5 (1,66) 1 (0,67)
Enterococcus spp 1 (0,33) -
Salmonella spp - 2 (1,33)
Không xác định được tác nhân 104 (34,44) 59 (39,33)
* Được xác định bởi phương pháp real-time PCR
và/hoặc nuôi cấy. Tất cả các tác nhân khác chỉ được
xác định bằng nuôi cấy.
Tác nhân gây viêm não/viêm màng não
siêu vi (VN/VMNSV)
Siêu vi viêm não Nhật Bản là tác nhân gây
bệnh xác định được thường gặp nhất ở trẻ viêm
não (142/432, 33%). Siêu vi Dengue, nhóm
enterovirus và Herpes simplex là tác nhân siêu vi
xác định được thường gặp ở người lớn với tỷ lệ
khoảng 10% cho mỗi tác nhân (xem bảng 3). Tác
nhân gây bệnh không xác định được ở 359/641
(56%) bệnh nhân viêm não.
Bảng 3. Tác nhân gây viêm não/viêm màng não siêu
vi (loại trừ trường hợp đồng nhiễm)
Tác nhân gây bệnh,
n (%)
Người lớn
(n=209)
Trẻ em
(n=432)
Giá trị
p
1
Siêu vi VNNB 11 (5,26) 142 (32,87) <0,001
Siêu vi Dengue 23 (11,00) 14 (3,24) <0,001
Enteroviruses 20 (9,57) 36 (8,33) 0,603
Herpes simplex 22 (10,53) 14 (3,24) <0,001
Không xác định
được tác nhân
133 (63,64) 226 (52,31) 0,007
1 Chi-squared test hoặc Fisher’s exact test (khi một hay
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012 67
nhiều tần số lý thuyết nhỏ hơn 5)
Lao màng não
Khoảng 10% (122/1241) bệnh nhân bị nhiễm
trùng hệ TKTW được chẩn đoán lâm sàng là lao
màng não, trong đó 87/617 (14%) là bệnh nhân
người lớn và 31/624 (5%) là bệnh nhi. ADN của
vi khuẩn lao được xác định trong DNT của 49
bệnh nhân (49/122, 40%) bằng phương pháp
real-time PCR.
BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát tác
nhân gây bệnh của bệnh lý nhiễm trùng hệ
TKTW tại các bệnh viện đa khoa cấp tỉnh ở Việt
Nam. Các bệnh viện tham gia nghiên cứu hoạt
động như là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu của
bệnh nhân bị nhiễm trùng hệ TKTW trong khu
vực quản lý của bệnh viện. Do đó, số liệu ghi
nhận trong nghiên cứu này phản ánh mức độ
bệnh tật cũng như các tác nhân gây bệnh liên
quan trong dân số. Tác nhân S. suis serotype 2 là
tác nhân gây viêm màng não mủ thường gặp
nhất ở người lớn. Tác nhân này chiếm tỷ lệ cao
gấp 4 lần tỷ lệ của tác nhân S. pneumoniae, một
tác nhân gây viêm màng não mủ thường gặp
nhất tại châu Âu và Hoa Kỳ(8,4). Kết quả của
nghiên cứu này giúp khẳng định lại kết quả của
các nghiên cứu trước ở các bệnh viện tuyến
trung ương ghi nhận S. suis là tác nhân gây
VMNM thường gặp nhất ở người trưởng thành
Việt Nam(10,18). Siêu vi VNNB là tác nhân gây
bệnh nhiễm trùng hệ TKTW thường gặp nhất ở
trẻ em (142/624, 23%). Các kết quả này cho thấy
rõ ràng tầm quan trọng của bệnh lý nhiễm trùng
có nguồn gốc từ động vật ở Việt Nam, trong đó
heo là ký chủ tàng trữ chính của cả 2 tác nhân
gây bệnh này.
Thuốc chủng ngừa H. influenzae type B được
đưa vào tiêm chủng mở rộng của Việt Nam từ
tháng 06/2010. Do đó, tác nhân này vẫn là tác
nhân gây VMNM phổ biến nhất ở trẻ em Việt
Nam trong nghiên cứu này, tương tự như ở các
quốc gia khác trước khi thuốc chủng ngừa được
đưa vào chương trình tiêm chủng(1-9).
KẾT LUẬN
Chúng tôi xác định được tác nhân gây bệnh
ở 640/1241 (52%) trường hợp nghi ngờ nhiễm
trùng hệ TKTW bằng phương pháp chẩn đoán
sinh học phân tử, huyết thanh học và nuôi cấy.
Ba tác nhân gây bệnh thường gặp nhất ở trẻ em
là siêu vi VNNB, H. influenzae type b và S.
pneumoniae. Trong khi đó, S. suis serotype 2 là
nguyên nhân gây bệnh ở khoảng ¼ số bệnh
nhân người lớn bị nhiễm trùng hệ TKTW hoặc ở
gần ½ các trường hợp viêm màng não mủ ở
người trưởng thành Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Tawfiq, J.A., Abukhamsin A. (2009), Burden and etiology of
community-acquired bacterial meningitis in a hospital in Eastern
Saudi Arabia: 1993-2005. Med Sci Monit. 15(2): p. PI10-14.
2. Casas, I, Tenorio A., de Ory F, Lozano A., and Echevarria JM
(1996), Detection of both herpes simplex and varicella-zoster
viruses in cerebrospinal fluid from patients with encephalitis. J
Med Virol. 50(1): p. 82-92.
3. Cho HK, Lee H, Kang JH, et al. (2010), The causative organisms
of bacterial meningitis in Korean children in 1996-2005. J Korean
Med Sci. 25(6): p. 895-9.
4. Gjini AB, Stuart JM, Lawlor DA, et al. (2006), Changing
epidemiology of bacterial meningitis among adults in England
and Wales 1991-2002. Epidemiol Infect. 134(3): p. 567-9.
5. Le Van Tan, Phan Tu Qui, Do Quang Ha, et al. (2010), Viral
etiology of encephalitis in children in southern Vietnam: res