Bước đầu đánh giá hiệu quả phác đồ Methotrexate liều cao trong điều trị Lymphôm não nguyên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008-2010

Đặt vấn đề: Lymphôm não nguyên phát là một biến thể hiếm gặp của Lymphôm không – Hodgkin ngoài hạch, chủ yếu là dòng tế bào lympho B. Methotrexate liều cao làm tăng tỷ lệ đáp ứng bệnh, tăng thời gian sống, chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: bệnh nhân được chẩn đoán Lymphôm não nguyên phát, đồng ý hóa trị phác đồ Methotrexate liều cao. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 3 năm 2008 – 2010, chúng tôi điều trị 09 bệnh nhân Lymphôm não nguyên phát bằng phác đồ Methotrexate liều cao ghi nhận kết quả như sau: tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 55.6%, không đáp ứng là 44.4%. Tác dụng phụ của thuốc: tổn thương niêm mạc mức độ: 3 bệnh nhân, viêm gan: 01 bệnh nhân và viêm phổi 2 bệnh nhân. Kết luận: Methotrexate liều cao làm tăng tỷ lệ đáp ứng điều trị khi sử dụng đơn độc hay khi phối hợp với các phương pháp điều trị khác.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bước đầu đánh giá hiệu quả phác đồ Methotrexate liều cao trong điều trị Lymphôm não nguyên phát tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 14 BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁC ĐỒ METHOTREXATE LIỀU CAO TRONG ĐIỀU TRỊ LYMPHÔM NÃO NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2008-2010 Nguyễn Trường Sơn* Đặt vấn đề: Lymphôm não nguyên phát là một biến thể hiếm gặp của Lymphôm không – Hodgkin ngoài hạch, chủ yếu là dòng tế bào lympho B. Methotrexate liều cao làm tăng tỷ lệ đáp ứng bệnh, tăng thời gian sống, chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: bệnh nhân được chẩn đoán Lymphôm não nguyên phát, đồng ý hóa trị phác đồ Methotrexate liều cao. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 3 năm 2008 – 2010, chúng tôi điều trị 09 bệnh nhân Lymphôm não nguyên phát bằng phác đồ Methotrexate liều cao ghi nhận kết quả như sau: tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 55.6%, không đáp ứng là 44.4%. Tác dụng phụ của thuốc: tổn thương niêm mạc mức độ: 3 bệnh nhân, viêm gan: 01 bệnh nhân và viêm phổi 2 bệnh nhân. Kết luận: Methotrexate liều cao làm tăng tỷ lệ đáp ứng điều trị khi sử dụng đơn độc hay khi phối hợp với các phương pháp điều trị khác. Từ khóa: Lymphôm não nguyên phát, Methotrexate liều cao, Đáp ứng hoàn toàn, Đáp ứng hoàn toàn không xác định, Đáp ứng một phần. ABSTRACT PREMILINARY EVALUATION OF THE EFFICACY OF HIGH DOSE METHOTREXATE IN TREATING PRIMARY CEREBRAL LYMPHOMA NON – HODGKIN AT HEMATOLOGY DEPARTMENT IN CHO RAY HOSPITAL 2008 – 2010 Nguyen Truong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 14 - 18 Background: Primary cerebral l ymphoma is an uncommon variant of extranodal non – Hodgkin lymphoma, mainly B – lineage lympho. High – dose Methotrexate improves the response ratio, overall survival and quality of life. Subjects and Research method: Subject: Patients who have been diagnosed to be affected by primary cerebral lymphoma, agreed to use chemotherapy by high – dose Methotrexate regimen. Research method: short cut description. Results: From 2008 to 2010, we have researched 09 patients of primary cerebral lymphoma, treated by high- dose Methotrexate regimen (six times of treatment), with following result: The response ratio: Response completely: 55.6%; No response 44.4%. Complication: 03 patients with mucitis; 01 patient suffering from drug- induced hepatitis, 02 patients with pneumonia. Conclusion: High – dose Methotrexate increases the propotion of treatment response in using the medicine alone or combined to other methods. Key words: Primary Cerebral Lymphoma, High – dose Methotrexate, Complete Response, complete Response unconfirmed, Partial Response. * Bệnh Viện Chợ Rẫy; Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Trường Sơn ĐT: 08. 38554137 Email truongson@choray.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 15 ĐẶT VẤN ĐỀ Lymphôm không – Hodgkin là bệnh lý ác tính của tế bào lympho dòng B hay T, vị trí có thể tại hạch hay cơ quan ngoài hạch. Lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương là một biến thể không phổ biến của Lymphôm không – Hodgkin ngoài hạch, chúng có thể ở não, màng não mềm, mắt hay tủy sống mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của Lymphôm hệ thống. Theo thống kê hàng năm có khoảng 2.5 – 30 trường hợp / 10 triệu người(1, 5, 7, 8). Lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương nếu không điều trị sẽ tử vong nhanh chóng, trung bình 1.5 tháng kể từ sau khi chẩn đoán. Xạ trị toàn bộ não giúp kéo dài thời gian sống khoảng 10 – 18 tháng, kèm theo đó là những biến chứng trễ đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi, do đó gây giảm chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên thời gian sống trung bình sẽ tăng lên 42 tháng nếu được hóa trị kết hợp hoặc hóa trị đơn thuần. Mặc dù có nhiều phác đồ hóa trị giúp kéo dài thời gian sống nhưng bệnh vẫn không chữa khỏi vì vậy bệnh có khuynh hướng tái phát và thậm chí gây tử vong. Phác đồ CHOP (Cyclophosphamide, Doxorubicin, Vincristin, Prednisone) – một phác đồ chuẩn trong điều trị Lymphôm hệ thống thì không hiệu quả trong điều trị Lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương (do không qua được hàng rào máu não), vì vậy không được sử dụng. Theo tác giả Blay JY, Peterson K, Caincross JG và CS cho rằng thời gian sống được cải thiện cho bệnh nhân Lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương nếu được hóa trị khởi đầu so với xạ trị khởi đầu(2, 3, 4, 5). Theo tác giả Ferreri AJ, Shibamoto Y, Joerger M và CS chứng minh rằng nhiều phác đồ phối hợp với Methotrexate liều cao (≥ 500mg/m2) hoặc Methotrexate liều cao đơn thuần có hiệu quả hơn trong việc kéo dài thời gian sống và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Lymphôm nguyên phát hệ thần kinh trung ương so với những phác đồ không có Methotrexate(6, 7, 8). Mục tiêu Mục tiêu chủ yếu Đánh giá chẩn đoán và điều trị Lymphôm não nguyên phát với phác đồ Methotrexate liều cao. Mục tiêu cụ thể: Đánh giá đáp ứng bệnh với Methotrexate liều cao sau 04 đợt, 06 đợt điều trị. Đánh giá chỉ số tiên lượng IELSG (International Extranodal Lymphoma Study Group). Đánh giá tác dụng phụ của thuốc. Đánh giá thời gian sống không bệnh, thời gian sống toàn bộ, tái phát bệnh. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng Bệnh nhân đến điều trị tại khoa Huyết học BV Chợ Rẫy với chẩn đoán Lymphôm não nguyên phát, đồng ý hóa trị phác đồ Methotrexate liều cao. Phương pháp nghiên cứu Tiền cứu mô tả cắt ngang. Phương pháp thực hiện Chần đoán Sinh thiết (mổ lấy trọn khối u, bán phần, khung định vị 3 chiều) khảo sát giải phẫu bệnh lý, hóa mô miễn dịch tế bào. Khảo sát loại trừ vị trí tổn thương nguyên phát: CT - Scan, MRI, tủy đồ, chọc dịch não tủy (khảo sát tế bào, đạm). Đánh giá độ lọc cầu thận: theo chỉ số Cockcroft - Gault Đánh giá chỉ số tiên lượng bệnh: theo IELSG. Đánh giá đáp ứng điều trị : CT (hoặc MRI), chọc dịch não tủy (khảo sát tế bào, đạm). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 16 Tiêu chuẩn loại trừ Độ lọc cầu thân (hoặc Clearance Creatinin): < 60ml/phút. Tràn dịch màng phổi, màng bụng, màng tim hoặc phù chi. AST, Alkaline Phosphatase hoặc bilirubin > 2 lần giới hạn trên bình thường. Anti – HIV (+). Tiêu chuẩn đáp ứng điều trị: theo International Consensus Group Đáp ứng hoàn toàn: Biến mất hoàn toàn các khối u trước đó và bệnh nhân không dùng bất kỳ liều corticosteroid tối thiểu 2 tuần trước đó. Không tổn thương ở mắt Dịch não tủy bình thường Đáp ứng hoàn toàn không xác định: đáp ứng hoàn toàn nhưng vẫn còn lệ thuộc cortiocosteroid. Đáp ứng một phần: Giảm kích thước khối u ≥ 50%. Giảm sự tổn thương ở mắt Dịch não tủy còn tồn tại tế bào ác tính Bệnh nhân còn lệ thuộc corticosteroid Bệnh tiến triển: Tăng kích thước khối u > 25% Tăng tổn thương ở mắt Hoặc xuất hiện khối u mới Tiêu chí ngưng điều trị sau 04 đợt: bệnh không đáp ứng hoặc tiến triển. Phác đồ: theo BCCA (BC Cancer Agency: Chemotherapy Protocols) Độ lọc cầu thận > 60ml/phút và bệnh nhân không chống chỉ định đa dịch truyền và kiềm hóa nước tiểu để duy trì pH > 7.0. Cách kiềm hóa nước tiểu Đa dịch truyền (3 lit/m2 da): 2/3 Glucose 5% + 1/3 Natriclorua 9‰. Natribicarbonate: 100mEq cho mỗi lít dịch truyền. Kalichlorua: 20mEq cho mỗi lit dịch truyền. ► Truyền tĩnh mạch tốc độ 125ml/giờ x 4 giờ trước khi hóa trị và duy trì 48 giờ sau khi hóa trị Kiểm tra pH nước tiểu. Nếu pH < 7.0 tiếp tục kiềm hóa đến khi pH > 7.0: hóa trị Methotrexate liều cao. Liều dùng Methotrexate: 8000mg/m2 truyền tĩnh mạch. Leucovorine 25mg (TMC) / 6 giờ (sau hóa trị Methotrexate 24 giờ và duy trì 48 giờ sau hóa trị) Cách giảm liều Methotrexate theo độ lọc cầu thận: CrCL ≥ 100ml/phút: 8000mg/m2. CrCL ≥ 85ml/phút: 6800mg/m2. CrCL ≥ 60ml/phút: 4800mg/m2 Phác đồ điều trị: KẾT QUẢ Qua 3 năm 2008 – 2010, chúng tôi có 9 bệnh nhân Lymphôm não nguyên phát được hóa trị phác đồ Methotrexate với kết quả như sau: Tuổi: > 80% bệnh nhân dưới 60 tuổi. Chỉ số ECOG: > 50% bệnh nhân có chỉ số 0 – 1. Phương pháp chẩn đoán: # 90% bệnh nhân được mổ sinh thiết lấy trọn khối u. Mô học: # 90% bệnh nhân có dấu ấn dòng tế bào B (Bảng 1). Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 15 Kiềm hóa nước tiểu Methotrexate Kiềm hóa nước tiểu Leucovorine Kiềm hóa nước tiểu Leucovorine Hóa tiếp đợt 2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 17 Bảng 1: Đặc điểm về tuổi, giới, chỉ số ECOG, phương pháp chẩn đoán, mô học Đặc điểm Số bệnh nhân (Tỷ lệ %) ≥ 60 02 (22,2%) Tuổi: trung bình 45 (24 – 61) < 60 07 (88,8%) Nam 05 (55,5%) Giới Nữ 04 (44,5%) 0 -1 05 (55,5%) 2 01 (11,1%) 3 01 (11,1%) Chỉ số ECOG 4 01 (22,2%) Sinh thiết với khung định vị 01 (11,1%) Mổ sinh thiết trọn khối u 08 (88,9%) Phương pháp chẩn đoán Mô học (dòng tế bào B) 08 (88,9%) Bảng 2: Biểu hiện lâm sàng trước khi chẩn đoán Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ Đau đầu 08 88,8% Liệt dây thần kinh sọ 04 44,4% Động kinh 03 33,3% Liệt ½ người 02 22,2% Hội chứng tăng áp lực nội sọ 01 11,1% Liệt 2 chi dưới 01 11,1% Nhận xét: # 90% bệnh nhân vào viện trong bệnh cảnh đau đầu kéo dài. Bảng 3: Vị trí tổn thương Vị trí Số bệnh nhân Tỷ lệ Não thất (não thất bên, não thất 4) 03 33,3% Thùy giun tiểu não 03 33,3% Thùy trán 03 33,3% Thùy đỉnh 01 11,1% Thùy thái dương 01 11,1% Thùy chẩm 01 11,1% Não thất 4 + thùy giun 01 11,1% Não thất 4 + tủy ngực 1 - 10 01 11,1% Não thất bên + thùy giun + thùy trán 01 11,1% Nhận xét: Vị trí tổn thương sâu (não thất bên, não thất 4, tiểu não): chiếm khoảng 66,6% Bảng 4: Chỉ số tiên lượng Chỉ số IELSG Số bệnh nhân Tỷ lệ 0 – 1 02 22,2% 2 – 3 07 66,7 4 - 5 01 11,1 Nhận xét: 66,7% bệnh nhân có chỉ số tiên lượng IELSG trung bình Bảng 5: Đáp ứng điều trị Sau 04 đợt Sau 06 đợt Đáp ứng điều trị Số bệnh nhân Tỷ lệ Số bệnh nhân Tỷ lệ Hoàn toàn 03 33,3% 05 55,6% Một phần 02 22,2% 00 00 Tiến triển 04 44,5% 04 44,5% Nhận xét: Tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn chiếm khoảng 55.6% Bảng 6: Tình trạng bệnh nhân sau khi kết thúc hóa trị Bệnh nhân Thời gian kết thúc hóa trị (tháng) Chất lượng cuộc sống (so với trước hóa trị) Số 1 36 Tốt Số 2 24 Tốt Số 3 20 Tốt Số 4 11 Tốt Số 5 9 Tốt Số 6 - 9 Tử vong Nhận xét: Trong số 05 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn hiện tại chưa ghi nhận tái phát, chất lượng cuộc sống tốt hơn trước hóa trị. Bảng 6: Tác dụng phụ của thuốc Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ Nôn 09 100% Tổn thương niêm mạc (loét miệng, tiêu chảy, viêm bàng quang xuất huyết) 03 33,3% Viêm gan 01 11,1% Viêm phổi 02 22,2% Giảm bạch cầu 01 11,1% BÀN LUẬN Đáp ứng điều trị Đáp ứng hoàn hoàn: chiếm khoảng 55,6%, thấp hơn tác giả Batchelor et al 2003 (74%), nhưng cao hơn tác giả Herrlinger et al 2002, 2005 (35%). Bệnh không đáp ứng, tiến triển: trong 4 bệnh nhân không đáp ứng với phác đồ điều trị Methotrexate liều cao trong đó có 3 bệnh nhân có vị trị tổn thương sâu trong cấu trúc não như: não thất bên, não thất 4, tiểu não (có lẽ do thuốc khó thâm nhập qua hàng rào máu não tại các vị Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 18 trí này); 1 bệnh nhân viêm gan do thuốc sau 02 đợt hóa trị. Thời gian sống sau hóa trị Trong số 09 bệnh nhân được hóa trị phác đồ Methotrexate liều cao, chúng tôi ghi nhận có 05 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn với thời gian sống sau hóa trị là 9 – 36 tháng (hiện tại chưa ghi nhận tái phát) tương đưuơng với tác giả Batchelor et al 2003 (trung bình 22.8 tháng), Herrlinger et al 2002, 2005 (trung bình 25 tháng). Tất cả những bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn có cuộc sống sinh hoạt bình thường (không hạn chế hoạt động sinh hoạt), đạt chất lượng cuộc sống tốt hơn trước hóa trị. Tác dụng phụ của thuốc Bước đầu chúng tôi ghi nhận tác dụng phụ tương tự như tác già Ryuya Yamanaka và CS gồm 09 bệnh nhân nôn ói; 01 bệnh nhân viêm gan mức độ 2; 03 bệnh nhân có tổn thương niêm mạc (niêm mạc miệng, niêm mạc tiêu hóa, niêm mạc bàng quang) chủ yếu mức độ 1 – 2; 02 bệnh nhân viêm phổi (trong đó có một bệnh nhân có giảm bạch cầu), cả 02 bệnh nhân đều liệt ½ người, có chỉ số ECOG 4 điểm, tạo thuận lợi cho viêm phổi bội nhiễm. Chỉ số tiên lượng IELSG Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận những bệnh nhân có vị trí tổn thương sâu trong cấu trúc não và chỉ số ECOG cao thường không đáp ứng tốt với điều trị. Tuy nhiên do số lượng mẫu còn ít và thời gian nghiên cứu ngắn chúng tôi chưa có kết luận chính xác về mối tương quan giữa chỉ số IELSG với thời gian sống toàn bộ, thời gian sống không bệnh, thời gian tái phát. KẾT LUẬN Lymphôm não nguyên phát là một biến thể không phổ biến của Lymphôm không – Hodgkin ngoài hạch, đáp ứng với phác đồ điều trị có Methotrexate liều cao đơn độc hoặc phối hợp với các phác đồ khác. Qua nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn 55,5%. Tác dụng phụ gây tổn thương niêm mạc (miệng, tiêu hóa, bàng quang) chủ yếu mức độ 1 – 2, trong đó viêm phổi thường gặp ở những bệnh nhân có chỉ số ECOG 4 điểm (do đó cần sớm tập vật lý trị liệu nhằm tránh biến chứng bội nhiễm phổi). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ann S. LaCasce (1997): Theurapeutic use of high – dose methotrexate (www.uptodate.com) 2. Blay JY: Primary cerebral non – Hodgkin lymphoma in non – immunocompromised subject, Bull cancer 1997; 84:976. 3. Ferreri AJ, Reni M, Pasini F et al (2002): A multicenter study of treatment of primary CNS lymphoma, Neurology 2002; 58:1513. 4. Ferreri AJ, Reni M, Villa E (2000): Therapeutic management of primary central nervous system lymphoma lesion from prospective trial, Ann Oncol 2000; 11:927 5. Fred H. Hoechberg, Tracy Bachelor: Treatment and prognosis of primary central nervous system lymphoma (www.uptodate.com) 6. Herrlinger U, Schabet M (2005): German cancer society neuro oncology working group NOA – 03 multicenter trial of single – agent high – dose methotrexate for primary central nervous system lymphoma: final report, Ann Neurol 2005; 57:843 7. Ryuya Yamanaka và CS: Results of treatment of 112 case of primary CNS lymphoma. 8. Shibamoto Y, Ogino H, Suzuki G et al (2008): Primary central nervous system lymphoma in Japan: changes in chinical features, treatment, and prognosis during 1985 – 2004. Neurology Oncol 2008; 10:560. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 19 BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG HÌNH ẢNH PET-CT VỚI THUỐC 18F-FDG TRONG ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ LYMPHÔM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Nguyễn Trường Sơn* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá các giai đoạn bệnh và đáp ứng điều trị của Lymphôm khi có và không có PET-CT Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả và phân tích, được thực hiện trên 29 bệnh nhân Lymphôm nhập viện Chợ Rẫy từ tháng 03/2010 đến tháng 12/2010. Kết quả: -Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (p=0,000) khi phân tích mối tương quan khi đánh giá giai đoạn khi có PET-CT và không có PET-CT. -Phân tích mối tương quan khi theo dõi sau 2-3 chu kỳ và sau 6-8 chu kỳ hóa trị (kết thúc hóa trị) khi có PET-CT và không có PET-CT, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với lần lượt p=0,82 và p=0,394. Kết luận: -Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi phân tích mối tương quan khi đánh giá giai đoạn khi có PET-CT và không có PET-CT. Điều này giúp khẳng định vai trò của PET-CT khi khảo sát vị trí cơ quan tổn thương trước điều trị, từ đó giúp đánh giá chính xác giai đoạn bệnh. -Phân tích mối tương quan khi theo dõi sau 2-3 chu kỳ và sau 6-8 chu kỳ hóa trị khi có PET-CT và không có PET-CT, chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên do cỡ mẫu nghiên cứu còn hạn chế, nên cần được khảo sát thêm. Phân tích trên từng trường hợp cho thấy PET-CT cung cấp thông tin đánh giá bệnh toàn diện hơn và đánh giá hoạt động chuyển hóa cho những tổn thương kích thước đã giảm hoặc bình thường, từ đó quyết định mức độ hoạt động chuyển hóa cho những tế bào tồn lưu trong và sau điều trị. Từ khóa: Lymphôm, PET-CT, 18F-FDG. ABSTRACT APLICATION PET-CT WITH 18F-FDG TO ASSESS STAGE AND FOLLOW UP RESULT OF TREATEMENT IN PATIENTS WITH LYMPHOMA AT CHO RAY HOSPITAL IN THE INITIAL STAGE Nguyen Truong Son * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 – 2011: 19 - 25 Objective: to assess stage and follow up result of treatement in patients with Lymphoma with PET-CT or not PET-CT. Method: cross-sectional and analytical study, was carried out on 29 patients with Lymphoma at Cho Ray hospital from March 2010 to December 2010. Results: There was statistically significant difference between patients has PET-CT and not PET-CT when we assess the stage of Lymphoma with p < 0.05 (p = 0,000). After follow up 2-3 cycles and 6-8 cycles (in the end of treatement), we has found there was no statistically significant difference between patients has PET-CT and not PET-CT in our study with p= 0.82 and p= 0.394. Conclusion: PET-CT has important role when we assess the site of organ with lesion of Lymphoma, so that PET-CT help assess the stage of Lymphoma exactly base on the degree of metabolism of 18F-FDG. * Giám Đốc BV. Chợ Rẫy; Tác giả liên lạc: Nguyễn Trường Sơn ĐT: 38554137 Email: truongson@choray.vn
Tài liệu liên quan