Cảnh báo nguy cơ gia tăng sốt rét ở vùng có nguy cơ quay trở lại

Điều tra tình hình sốt rét gia tăng được tiến hành tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận vào tháng 4,5,6 năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả số mắc bệnh sốt rét của cộng đồng dân tại xã Bình Thạnh từ 2006-2011; phân tích nguyên nhân gia tăng bệnh nhân sốt rét tại xã Bình Thạnh tháng 4 và 5 năm 2011 và đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp tình hình gia tăng mắc bệnh sốt rét. Phương pháp nghiên cứu: dựa trên 2 thiết kế: mô tả cắt ngang và can thiệp.Phân tích các số liệu thu thập được cho thấy có sự gia tăng trở lại bệnh nhân sốt rét (đến 66 trường hợp mắc sốt rét tại xã Bình Thạnh, một xã thuộc vùng sốt rét đã giảm thấp trong 5 năm qua (2006-2010) không có ca bệnh sốt rét nào. Kết luận: nghiên cứu đưa ra kết luận gia tăng tỷ lệ mắc sốt rét tại xã Bình Thạnh trong những tháng này xuất phát từ ca bệnh ngoại lai từ Dak Nông, lan truyền bệnh do muỗi An.minimus tại chỗ. Có sự gia tăng số lượng bệnh nhân mắc mới sốt rét nhưng vẫn trong tầm khống chế bệnh của tỉnh. Khuyến cáo: Đề tài cũng khuyến nghị cần giám sát chặt chẽ các vùng sốt rét đã giảm thấp, xử lý kịp thời nếu có sự xuất hiện của bệnh nhân ngoại lai tại các vùng này

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảnh báo nguy cơ gia tăng sốt rét ở vùng có nguy cơ quay trở lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 52 CẢNH BÁO NGUY CƠ GIA TĂNG SỐT RÉT Ở VÙNG CÓ NGUY CƠ QUAY TRỞ LẠI Hồ Văn Hoàng*, Triệu Nguyên Trung* TÓM TẮT Điều tra tình hình sốt rét gia tăng được tiến hành tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận vào tháng 4,5,6 năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả số mắc bệnh sốt rét của cộng đồng dân tại xã Bình Thạnh từ 2006-2011; phân tích nguyên nhân gia tăng bệnh nhân sốt rét tại xã Bình Thạnh tháng 4 và 5 năm 2011 và đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp tình hình gia tăng mắc bệnh sốt rét. Phương pháp nghiên cứu: dựa trên 2 thiết kế: mô tả cắt ngang và can thiệp.Phân tích các số liệu thu thập được cho thấy có sự gia tăng trở lại bệnh nhân sốt rét (đến 66 trường hợp mắc sốt rét tại xã Bình Thạnh, một xã thuộc vùng sốt rét đã giảm thấp trong 5 năm qua (2006-2010) không có ca bệnh sốt rét nào. Kết luận: nghiên cứu đưa ra kết luận gia tăng tỷ lệ mắc sốt rét tại xã Bình Thạnh trong những tháng này xuất phát từ ca bệnh ngoại lai từ Dak Nông, lan truyền bệnh do muỗi An.minimus tại chỗ. Có sự gia tăng số lượng bệnh nhân mắc mới sốt rét nhưng vẫn trong tầm khống chế bệnh của tỉnh. Khuyến cáo: Đề tài cũng khuyến nghị cần giám sát chặt chẽ các vùng sốt rét đã giảm thấp, xử lý kịp thời nếu có sự xuất hiện của bệnh nhân ngoại lai tại các vùng này. Từ khóa: Gia tăng sốt rét, Vùng không có sốt rét. ABSTRACT ALERT THE HIGH RISK OF MALARIA OUTBREAK AT MALARIA FREE ZONE Ho Van Hoang, Trieu Nguyen Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 52 - 57 The study objectives were to describe the malaria proportion at Binh Thanh commune in the periord of 2006-2011; to analyze the causes of malaria outbreak at Binh Thanh in April, May, 2011 and to evaluate the effectiveness of the appropriate interventions. The study methods: The evaluation was based on 2 study designs including cross-sectional and interventional study. The analysis of the data showed that there was the malaria outbreak (66 malaria cases at Binh Thanh commune which belongs to malaria free zone according to malaria epidemiological stratification 2009) and no malaria cases in period of 2006-20010. The conclusion: The study concluded that the malaria outbreak at Binh Thanh commune was due to one imported malaria case of Dak Nong province, transmitted the malaria by local An.minimus. There were the malaria outbreak, but not epidemic because the interventional measures controlled the malaria incidence rate (According to Instruction of Ministry of Health). Recommendation: The study has also recommended that the malaria surveillences should be carried out frequently at malaria free zones and apply the interventional solutions when there is imported malaria cases at theses zone. * Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn Tác giả liên lạc: TS. Hồ Văn Hoàng ĐT: 0914004629 Email: ho_hoang64@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 53 Key word: malaria outbreak, Malaria free zone. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, cùng với sự hỗ trợ của Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét (PCSR), các mục tiêu đẩy lùi bệnh sốt rét ở các vùng trọng điểm, vùng khó khăn đã có nhiều kết quả đáng khích lệ(4). Tuy nhiên với quốc gia có nhiều rừng, núi, nhiều yếu tố thuận lợi cho bệnh sốt rét quay trở lại nên công tác phòng chống sốt rét vẫn đối mặt với nhiều thách tức và khó khăn. Đáng chú ý là các vùng sốt rét nguy cơ quay trở lại. Tại các vùng này, các biện pháp tập trung vào quản lý bệnh nhân sốt rét ngoại lai, truyền thông giáo dục, không có các biện pháp phòng chống muỗi như tẩm màn nên nếu có sự hiện diện của mầm bệnh và muỗi sốt rét thì quá trình sinh bệnh sốt rét sẽ diễn ra(4). Bình Thuận là một tỉnh ven biển miền Trung có sốt rét lưu hành. Tỉnh có địa hình đặc thù với đồi núi ra đến biển. Bệnh sốt rét đã được khống chế tại nhiều xã ven biển của tỉnh, nên trong phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp năm 2009 đều thuộc vào vùng sốt rét có nguy cơ quay trở lại. Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận là một xã ven biển, nhiều năm nay không có sốt rét nội địa cũng như ngoại lai. Tuy nhiên những tháng vừa qua, tại xã này có sự gia tăng bất thường số lượng bệnh nhân. Để xác định nguyên nhân gia tăng và xử lý kịp thời, điều tra nhằm các mục tiêu: Mô tả tỷ lệ mắc bệnh sốt rét của cộng đồng dân tại xã Bình Thạnh từ 2006-2011.. Phân tích nguyên nhân gia tăng bệnh nhân sốt rét tại xã Bình Thạnh tháng 4 và 5 năm 2011. Đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp tình hình gia tăng mắc bệnh sốt rét. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, Bình Thuận là một xã ven biển, nhiều năm nay không có sốt rét nội địa cũng như ngoại lai nhưng đây là vùng rất đặc thù, muỗi sốt rét chính An.minimus thường xuyên có mặt với mật độ cao. Nếu có mầm bệnh từ các vùng sốt rét lưu hành đến thì nguy cơ gia tăng sốt rét trở lại là rất cao. Hiện nay, xã có nhiều người giao lưu từ vào các vùng sốt rét lưu hành tại các tỉnh Tây Nguyên và cả Camphuchia nên nguy cơ gia tăng sốt rét là rất đáng lo ngại. Đây là một xã ven biển, dân số 3093 người, có 3 thôn, trong đó thôn 1 có nhiều vườn, ao thường xuyên có mặt của An.minimus, thôn 2 và thôn 3 người dân chủ yếu làm nghề đánh cá. Người dân có các nhà ở vườn sơ sài tại vườn cây ăn trái, tối thường ngủ lại trong vườn không ngủ màn. Ngoài số dân cố định còn có một lượng lớn khách du lịch từ các tỉnh về đây tham quan nhưng hoàn toàn không có các biện pháp tự bảo vệ nào. Đối tượng Người dân sống tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR). Muỗi Anopheles. Sinh cảnh tại xã Bình Thạnh. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả dịch tể học Thiết kế nghiên cứu cắt ngang xác định tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét; thành phần, mật độ muỗi Anopheles; mô tả sinh cảnh, điều kiện nhà ở, màn và ngủ màn của người dân. Phương pháp can thiệp Phun (liều 30mg/m2) và tẩm màn (25mg/m2) với Fendona 10SC. Truyền thông giáo dục người dân ngủ màn phòng muỗi đốt. Kỹ thuật nghiên cứu Khám lâm sàng phát hiện sốt, nhuộm lam máu với giêm sa phát hiện ký sinh trùng sốt rét dưới kính hiển vi quang học. Kỹ thuật tẩm màn và phun hóa chất tồn lưu. Thu thập và định loại muỗi theo quy trình của Viện Sốt rét-KST-CT TW và WHO. Thời gian Tháng 4-6/2011 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 54 Số bệnh nhân sốt rét của cộng đồng dân tại xã Bình Thạnh từ 2006-2011. Theo số liệu báo cáo và điều tra những năm qua (2006-2010) cho thấy không bệnh nhân sốt rét (BNSR) nội địa cũng như ngoại lai. Bảng 1: Diễn biến sốt rét theo tháng của xã Bình Thạnh từ 2006 đến tháng 3/2011 Năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng 2006 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2007 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2008 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2009 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2010 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2011 0 0 0 Số liệu trên cho thấy trong những năm từ 2006-2010, tại xã Bình Thạnh không có bệnh nhân sốt rét nào. Các tháng 1,2,3 năm 2011 chưa xuất hiện BNSR nhưng đến tháng 4 có 1 bệnh nhân ngoại lại từ Đak Nông về. Nguyên nhân gia tăng bệnh nhân sốt rét tại xã Bình Thạnh tháng 4 và 5 năm 2011 Mô tả 5 ca bệnh đầu tiên tại xã Bình Thạnh Bệnh nhân 1 : Hà Công Mười, 27 tuổi, nam, quê quán ở Hòa Bình, công nhân làm thuê bờ kè ở Thôn 1 Bình Thạnh. Có thời gian đi rừng ở Dak Nông và Campuchia và tiền sử đã có mắc bệnh sốt rét. Ngày 20 tháng 3 năm 2011 bệnh nhân có biểu hiện sốt, nhập viện tại Bệnh viện Tuy Phong, xét nghiệm có Ft++++. Bệnh nhân được điều trị bằng artesunate lọ. Sau 3 ngày bệnh nhân trốn viện. Ngày 1/4/2011 bệnh nhân lên cơn sốt, nhập viện tại Bệnh viện Tuy Phong (xét nghiệm Ft++). Ngày 13/4/2011, Trạm Y tế xã đến nhà xét nghiệm cho kết quả (-), cán bộ trạm y tế cho 8 viên Arterakin (4-2-2) và 4 viên Primaquin. Hiện nay địa chỉ chính xác không rõ ở đâu. Bệnh nhân 2: Lê Văn C., 54 tuổi, làm vườn tại thôn 1 Bình Thạnh, mắc bệnh ngày 14/4/2011 (14 ngày sau khi bệnh nhân thứ 1 lên cơn sốt trở lại). Xét nghiệm Ft++. Bệnh nhân được cán bộ y tế trạm cho 8 viên Arterakin và 4 viên Primaquin. Bệnh nhân thứ 3: Nguyễn Thị G., 30 tuổi, nhà ở Phước Thể giáp Bình Thạnh, nhưng buôn bán ở Thôn 1 Bình Thạnh. Bệnh nhân mắc bệnh ngày 26 tháng 4 năm 2011 (13 ngày sau bệnh nhân thứ 2). Nhập viện tại Bệnh viện Tuy Phong, xét nghiệm Ft++, điều tri bằng Arterakin 8 viên. Bệnh nhân thứ 4: Lê Chí C., 35 tuổi, buôn bán dọc bờ biển gần các vườn Thôn 1 Bình Thạnh, mắc bệnh ngày 28/4/2011 (14 ngày sau bệnh nhân thứ 2). Bệnh nhân nhập viện tại BV Tuy Phong, xét nghiệm Ft++, điều trị 8 viên Arterakin và 4 viên Primaquin. Ngày 5/5/2011 đến xét nghiệm tại Trạm y tế xã cho kết quả (-). Bệnh nhân thứ 5: Trần Văn Phong, 37 tuổi, chồng của bệnh nhân Nguyễn Thị Gái, nhà ở Phước Thể, làm nghề sữa chữa ghe dọc bờ biển gần các vườn, tạm trú tại Thôn 1 xã Bình Thạnh để sữa chữa ghe gần các khu vườn. Ngày 30/4/2011 mắc bệnh, nhập viện BV Tuy Phong xét nghiệm Ft++++, chẩn đoán SRAT chuyển Bệnh viện Tuy Phong. Bệnh viện Tuy Phong cấp cứu với artesunate lọ và chuyển Bệnh viện Phan Rang. Hiện nay bệnh nhân đã khỏi. Như vậy từ khi có ca bệnh đầu tiên, ca thứ 2 khởi bệnh 14 ngày sau ca thứ 1, ca thứ 3 và thứ 4 khởi bệnh 13-14 ngày sau ca thứ 2, vì vậy có thể giải thích các ca bệnh sau xuất phát lây lan từ ca thứ 1. Thống kế bệnh nhân sốt rét theo tuần tại xã Bình Thạnh Bảng 2: Diễn biến bệnh nhân sốt rét theo tuần trong các tháng 3,4, 5 năm 2011 TT Thời gian Trạm YT xã BV Tuy Phong TTPCSR- BC BT Tổng số 1 Tuần 1/tháng 4 2 Tuần 2/tháng 4 0 0 0 0 3 Tuần 3/tháng 4 1 0 0 1 4 Tuần 4/tháng 4 1 3 0 4 5 Tuần 1/tháng 5 0 1 0 1 6 Tuần 2/tháng 5 0 0 0 0 7 Tuần 3/tháng 5 0 0 0 0 8 Tuần 4/tháng 5 13 11 0 24 9 Tuần 1/tháng 6 3 9 20 32 10 Tuần 2/tháng 6 2 1 0 3 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 55 TT Thời gian Trạm YT xã BV Tuy Phong TTPCSR- BC BT Tổng số Tổng số 10 tuần 21 25 20 66 Số BNSR tăng cao từ tuần thứ 4 tháng 5 và tuần thứ 1 tháng 6. Từ 31/6 đến 3/6/2011 do hiệu quả phòng chống muỗi tại thôn 1 nên sau khi phun tẩm tại xã chỉ xuất hiện thêm 3 trường hợp mắc sốt rét. Biểu đồ 1: Diễn biến BNSR theo các tuần trong tháng 4 và tháng 5 năm 2011. Phân bố bệnh nhân sốt rét theo tuổi Bảng 3: Tuổi mắc bệnh sốt rét trong những tháng 3,4,5, 6 năm 2011 Tuổi Trạm YT xã BV Tuy Phong TTPCSR-BC BT Tổng số <1 0 0 0 0 1-2 0 0 0 0 3-4 0 0 0 0 5-8 0 0 1 1 9-16 6 2 1 9 >16 15 23 18 56 Tổng 21 25 20 66 Trong 66 ca mắc sốt rét chỉ có 2 ca nhóm tuổi từ 5-8, còn lại 64 ca có nhóm tuổi trên 9 tuổi chiếm 96,97%. Đây là nhóm tuổi thường xuyên làm vườn và ngủ lại trong vườn. Điều tra côn trùng Các điều tra côn trùng của Viện và tỉnh cũng cho thấy có sự hiện diện với số lượng lớn và mật độ cao của An.minimus. Từ ngày 1/6 đến 3/6/2011 Khoa côn trùng, Trung tâm PCSR-BC tỉnh đã bắt được 407 cá thể muỗi trưởng thành, trong đó có 368 muỗi An.minimus chiếm tỷ lệ 90,42%s. Kết quả mổ 36 muỗi An.minimus cho thấy không có thoa trùng nhưng có 1 muỗi nhiễm Oocyst ở dạ dày muỗi. Kết quả thử cho thấy muỗi An.minimus vẫn còn nhạy với Fendona 10SC, nhưng có thể kháng ICON 2,5CS và Permethrin. Kết quả điều tra của Viện SR-KST-CT Quy Nhơn từ ngày 8/6 đến 15/6/2011 cho thấy: Mật độ các vectơ sốt rét chính như An.minimus rất cao: 9,74 c/đ/đ (phương pháp bẫy đèn trong nhà); 3 c/đ/đ (bẫy đèn ngoài nhà); 1,13 c/g/n (mồi người trong nhà); 0,15 c/g/n (mồi người ngoài nhà). Điều tra cấu trúc nhà dân cho thấy các nhà trong vườn có vách rất sơ sài hoặc không có vách. Số người ngủ màn đạt tỷ lệ 80,91% (khi có sự gia tăng mắc sốt rét), trước đây theo phỏng vấn người dân ngủ màn rất thấp. Chỉ số màn có trong dân đạt 2,01 người/màn. Tỷ lệ màn rách 18,46%. Hiệu quả các biện pháp can thiệp Các biện pháp can thiệp Với tình hình sốt rét gia tăng như vậy, Viện đã cùng tỉnh triển khai các biện pháp can thiệp kịp thời như sau: - Quản lý bệnh tại xã: Cán bộ y tế xã tăng cường triển khai các hoạt động giám sát, phát hiện bệnh và điều trị bệnh nhân. Với sự hỗ trợ của y tế thôn bản, y tế xã đã quản lý bệnh nhân BNSR 1 0 1 4 1 0 0 24 32 3 0 5 10 15 20 25 30 35 TuÇn 1/ t h¸ n g 4 TuÇn 2 / t h¸ n g 4 TuÇn 3 / t h¸ n g 4 TuÇn 4 / t h¸ n g 4 TuÇn 1/ t h¸ n g 5 TuÇn 2 / t h¸ n g 5 TuÇn 3 / t h¸ n g 5 TuÇn 4 / t h¸ n g 5 TuÇn 1/ t h¸ n g 6 TuÇn 2 / t h¸ n g 6 Phun và tẩm màn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 56 uống thuốc đúng và đủ liều hàng ngày. Về hoạt động phát hiện bệnh của điểm kính hiển vi: Đơn vị xét nghiệm được đầu tư xây dựng rất tốt. Trạm y tế có điểm kính hiển vi hoạt động thường xuyên. Dụng cụ và hóa chất đầy đủ đảm bảo cho việc nhuộm và soi lam tại điểm kính và cộng đồng. - Phòng chống vectơ: Từ 1/6/2011 đến 3/6/2011 Trung tâm PCSR-BC tỉnh đã tiến hành phun Fendona cho 49 hộ/80 nóc nhà bảo vệ cho 233 người. Tẩm 332 màn Fendona cho cho 123 hộ bảo vệ 527 người. - Truyền thông giáo dục sức khỏe: tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống bệnh sốt rét. Hiệu quả các biện pháp can thiệp Với các biện pháp chỉ đạo và chuyên môn tích cực đến nay số lượng bệnh nhân đã giảm thấp, kết quả điều tra so sánh tỷ lệ KSTSR trước và sau áp dụng biện pháp cho thấy tỷ lệ KSTSR sau khi áp dụng các biện pháp quản lý bệnh nhân, phòng chống muỗi truyền bệnh tỷ lệ KSTSR giảm xuống còn 1,79% so với 14,28% trước đó. Bảng 4: So sánh tỷ lệ KSTSR trước và sau áp dụng các biện pháp can thiệp TT Thời gian Lam XN KSTSR (+) % P.f P.v Giao bào % 1 Trước phun tẩm 174 20 14,28 19 1 1 0,57 2 Sau phun tẩm 279 5 1,79 2 3 1 0,35 Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ nhiễm KSTSR trước và sau can thiệp BÀN LUẬN Như vậy, tại vùng sốt rét nguy cơ quay trở lại như Bình Thạnh, nguy cơ gia tăng sốt rét vẫn còn nếu hệ thống thông tin, dự báo không kịp thờì. Đối với những vùng này, các biện pháp phòng chống muỗi sốt rét như phun tẩm không được chỉ định theo phân vùng vì vậy nếu có sự hiện diện của mầm bệnh và muỗi sốt rét thì quá trình sinh bệnh sốt rét diễn ra, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh sốt rét(23, 4). Riêng Bình Thạnh, một xã vùng sốt rét nguy cơ quay trở lại, 5 năm qua không có ca mắc sốt rét nào, thường xuyên có mặt của An.minimus, các biện pháp phòng chống muỗi sốt rét hầu như không có (không có chỉ định phun tẩm, người dân không ngủ màn). Trong tháng 3/2011 vừa qua trong tình huống có 1 ca mắc bệnh sốt rét từ Dak Nông về cùng sinh sống tại cộng đồng dân cư của xã đã làm lây lan bệnh sốt rét cho những người khác. Các đối tượng khác mắc sốt rét ở đây chủ yếu là người từ >16 tuổi trở lên có liên quan đến làm vườn và ngủ lại trong nhà vườn không có các biện pháp bảo vệ cá nhân. Với số ca mắc mới gia tăng như vậy, nhưng nhờ áp dụng các biện pháp phun tẩm và quản lý bệnh nhân sốt rét một cách tích cực nên đã khống chế sự lây lan của bệnh sốt rét tại xã này, không để xảy ra trường hợp tử vong nào. Tuy nhiên với số lượng ca nhiễm KSTSR lên đến 66 ca thì cho thấy các tuyến y tế chưa phối hợp hiệu quả trong việc thông tin và kiểm soát dịch bệnh. Trong đó phải kể 14.28 1.59 0 2 4 6 8 10 12 14 16 Trước can thiệp Sau can thiệp %KSTSR Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 57 đến việc không sử dụng primaquin điều trị diệt giao bào cho ca bệnh đầu tiên đã làm lây lan mầm bệnh khi có sẵn An.minimus trong cộng đồng dân cư Bình Thạnh. KẾT LUẬN Biến động sốt rét tại xã Bình Thạnh trong những tháng qua xuất phát từ ca bệnh ngoại lai từ Dak Nông, lan truyền bệnh do muỗi An.minimus tại chỗ. Có sự gia tăng số lượng bệnh nhân mắc mới sốt rét nhưng vẫn trong tầm khống chế bệnh của tỉnh. KIẾN NGHỊ Trong thời gian đến một số giải pháp cần tiếp tục triển khai như sau: Sở y tế và Trung tâm phòng chống sốt rét- BC Bình Thuận tiếp tục chỉ đạo Trung tâm y tế, Bệnh viện huyện, trạm y tế xã thực hiện tốt quy trình giám sát bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ y tế năm 2009. Phát huy vai trò hệ thống dự báo dịch sốt rét. Về công tác chuyên môn: Truyền thông giáo dục sức khỏe: Khôi phục hệ thống loa truyền thanh của xã, tuyên truyền người dân về tác hại của bệnh sốt rét và các biện pháp phòng chống. Phát tờ rơi phòng chống sốt rét cho người dân, vận động người dân ngủ màn trong nhà cố định, không ngủ ở nhà vườn. Phòng chống muỗi sốt rét: Do cấu trúc nhà và vách sơ sài nên ưu tiên cấp bổ sung màn cho người dân tại thôn 1 xã Bình Thạnh. Triển khai tẩm màn bổ sung với Fendona 10SC. Điều trị: Quản lý và điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn của Bộ y tế năm 2011. Không sử dụng artesunat đơn thuần, sử dụng primaquin diệt giao bào chống lây lan theo đúng chỉ định. Xem xét lại phân vùng của xã Bình Thạnh và một số xã khác nhằm có kế hoạch triển khai các biện pháp phòng chống sốt rét phù hợp với thực tế tình hình sốt rét. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2009). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt rét. QĐ 4605/QĐ-BYT, 24/11/2009, Hà Nội, tr 1-10 2. Hồ Văn Hoàng (2006). Di cư tự do, ngủ rẫy và nguy cơ gia tăng sốt rét ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, Tạp chí y học thực hành, số 3 (537)/2006 3. Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Quang Thiều, Lê Xuân Hùng (2011). Phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp tại Việt Nam năm 2009. Nhà xuất bản y học (2011), tập I, tr. 15-29 4. Viện sốt rét KST-CT TW (2011). Tổng kết công tác PCSR và giun sán 2006-2010 và triển khai kế hoạch 2011.
Tài liệu liên quan