Mục tiêu. Xác định giá trị ngưỡng tốt nhất của điện tâm đồ để chẩn đoán phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng
huyết áp so với tiêu chuẩn siêu âm tim.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. mô tả cắt ngang trên 151 bệnh nhân tăng huyết áp đến khám tại
phòng khám nội Bệnh viện quận 8. Chẩn đoán phì đại thất trái trên điện tâm đồ dựa vào tiêu chuẩn điện thế
Sokolow-Lyon và thang điểm Romhilt-Estes.
Kết quả. tỉ lệ phì đại thất trái bệnh nhân tăng huyết áp theo tiêu chuẩn siêu âm tim là 62,9%. Độ nhạy
(Sn), độ đặc hiệu (Sp), giá trị tiên đoán dương (PV+), giá trị tiên đoán âm (PV−) và độ chính xác (Acc) của tiêu
chuẩn điện thế Sokolow-Lyon ở ngưỡng ≥ 32mm lần lượt là 28,4%; 100%, 100%, 45,2% và 55%. Và theo thang
điểm Romhilt-Estes ở ngưỡng ≥ 4 điểm lần lượt là 44,2%, 98,2%, 97,7%, 50,9% và 64,2%. Giá trị chẩn đoán
tăng lên khi phối hợp điện thế Sokolow-Lyon ở ngưỡng ≥ 32mm và thang điểm Romhilt-Estes ở ngưỡng ≥ 4 điểm
(lần lượt là 47,4%, 98,2%, 97,8%, 52,4% và 66,2%).
Kết luận. Tiêu chuẩn điện thế S-L ở ngưỡng ≥ 32mm và thang điểm R-E ở ngưỡng ≥ 4 điểm là tiêu chuẩn
ECG phù hợp cho chẩn đoán PĐTT. Chẩn đoán PĐTT bằng ECG có thể được cải thiện khi phối hợp tiêu chuẩn
điện thế Sokolow-Lyon và thang điểm Romhilt-Estes.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chẩn đoán phì đại thất trái bằng điện tâm đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 135
CHẨN ĐOÁN PHÌ ĐẠI THẤT TRÁI BẰNG ĐIỆN TÂM ĐỒ
Văn Ngọc Tuyết*, Bàng Ái Viên**, Nguyễn Văn Trí***
TÓM TẮT
Mục tiêu. Xác định giá trị ngưỡng tốt nhất của điện tâm đồ để chẩn đoán phì đại thất trái ở bệnh nhân tăng
huyết áp so với tiêu chuẩn siêu âm tim.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. mô tả cắt ngang trên 151 bệnh nhân tăng huyết áp đến khám tại
phòng khám nội Bệnh viện quận 8. Chẩn đoán phì đại thất trái trên điện tâm đồ dựa vào tiêu chuẩn điện thế
Sokolow-Lyon và thang điểm Romhilt-Estes.
Kết quả. tỉ lệ phì đại thất trái bệnh nhân tăng huyết áp theo tiêu chuẩn siêu âm tim là 62,9%. Độ nhạy
(Sn), độ đặc hiệu (Sp), giá trị tiên đoán dương (PV+), giá trị tiên đoán âm (PV−) và độ chính xác (Acc) của tiêu
chuẩn điện thế Sokolow-Lyon ở ngưỡng ≥ 32mm lần lượt là 28,4%; 100%, 100%, 45,2% và 55%. Và theo thang
điểm Romhilt-Estes ở ngưỡng ≥ 4 điểm lần lượt là 44,2%, 98,2%, 97,7%, 50,9% và 64,2%. Giá trị chẩn đoán
tăng lên khi phối hợp điện thế Sokolow-Lyon ở ngưỡng ≥ 32mm và thang điểm Romhilt-Estes ở ngưỡng ≥ 4 điểm
(lần lượt là 47,4%, 98,2%, 97,8%, 52,4% và 66,2%).
Kết luận. Tiêu chuẩn điện thế S-L ở ngưỡng ≥ 32mm và thang điểm R-E ở ngưỡng ≥ 4 điểm là tiêu chuẩn
ECG phù hợp cho chẩn đoán PĐTT. Chẩn đoán PĐTT bằng ECG có thể được cải thiện khi phối hợp tiêu chuẩn
điện thế Sokolow-Lyon và thang điểm Romhilt-Estes.
Từ khóa. tăng huyết áp, phì đại thất trái, điện tâm đồ, tiêu chuẩn điện thế Sokolow-Lyon, thang điểm
Romhilt-Estes
ABSTRACT
ELECTROCARDIOGRAM CRITERIA FOR DIAGNOSIS OF LEFT VENTRICULAR HYPERTROPHY
Van Ngoc Tuyet, Bang Ai Vien, Nguyen Van Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 – 2011: 135 - 140
Background – Objective. to determine the best cut-off values of electrocardiographic criteria for the
detection of left ventricular hypertrophy by comparing with echocardiography.
Methods. a descriptive study of 151 hypertensive patients visiting at the District 8 Hospital. Left
ventricular hypertrophy is diagnosised on electrocardiogram findings by the Sokolow-Lyon voltage criteria and
Romhilt-Estes point score system.
Results. Rate of echocardiographic left ventricular hypertrophy was 62.9%. Sensitivity (Sn), specificity
(Sp), positive predictive value (PV+), negative predictive value (PV−) and accuracy (Acc) of the Sokolow-Lyon
criteria at 32mm or more were 28.4%; 100%; 100%; 45.2% and 55%, respectively. Romhilt-Estes point score
system at 4 points or more were 44.2%; 98.2%; 97.7%; 50.9% and 64.2%, respectively. The diagnostic values
were increased by combining the Sokolow-Lyon voltage criteria at 32mm or more and Romhilt-Estes point score
system at 4 points or more (47.4%, 98.2%, 97.8%, 52.4% and 66.2% respectively).
Conclusion. The Sokolow-Lyon voltage criteria at 32mm or more and Romhilt-Estes point score system at 4
points or more are seen appropriately ECG criteria for left ventricular hypertrophy. Electrocardiographic
detection of left ventricular hypertrophy can be improved by combining the Sokolow-Lyon voltage criteria and
* Bệnh viện Quận 8, TP.Hồ Chí Minh; ** Bộ Môn Lão, ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc:BS. Văn Ngọc Tuyết ĐT: 0907017117 Email:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 136
Romhilt-Estes point score system.
Key words. left ventricular hypertrophy, electrocardiogram, Sokolow-Lyon voltage criteria, Romhilt-Estes
point score system.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là bệnh rất phổ biến
với tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng. Ở Mỹ, tỷ lệ
này là 30,5% (2006) và Việt Nam hiện nay là
16,3% (2009)(15). THA gây tổn thương rất nhiều
cơ quan đích, phổ biến và quan trọng nhất là
phì đại thất trái (PĐTT). Đồng thời, PĐTT là
yếu tố tiên đoán mạnh mẽ và độc lập cơn đau
thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim
sung huyết, rối loạn nhịp thất và đột tử(11,20).
Điều trị và kiểm soát tốt THA bằng thuốc ức
chế men chuyển và/hoặc thuốc ức chế can-xi
góp phần ngăn ngừa hay làm thoái triển
PĐTT, qua đó làm giảm rõ rệt tỷ lệ các biến cố
và tử vong tim mạch(5,12). Vì vậy, việc phát hiện
sớm, điều trị kịp thời tình trạng PĐTT ở những
người THA là quan trọng trong thực tiễn lâm
sàng. Mặc dù, siêu âm tim (SAT) qua thành
ngực là phương pháp đáng tin cậy để giúp
phát hiện PĐTT nhưng thường không sẵn có,
khá đắt tiền và phụ thuộc nhiều vào chủ quan
của bác sĩ siêu âm. Trong khi đó, điện tâm đồ
(ECG) sẵn có, rẻ tiền và dễ thực hiện mà cũng
cung cấp những thông tin đáng kể giúp ích
cho bác sĩ đánh giá tình trạng thất trái. Nhiều
tiêu chuẩn ECG chẩn đoán PĐTT phụ thuộc
nhiều vào một giá trị ngưỡng cố định. Do vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm xác định
giá trị ngưỡng của tiêu chuẩn ECG có thể chẩn
đoán PĐTT dựa trên tiêu chuẩn SAT. Xác định
giá trị ngưỡng chẩn đoán PĐTT của tiêu chuẩn
Sokolow – Lyon (S-L), Romhilt – Estes (R-E) và
tiêu chuẩn phối hợp S-L & R-E trên ECG dựa
trên kết quả SAT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Tiêu chuẩn chọn bệnh
BN THA (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg
và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg sau 2
lần đo cách nhau 10 phút nghỉ ngơi) đến khám
tại Bệnh viện Quận 8 từ 7/2009 đến 12/2009.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Tiền căn nhồi máu cơ tim; phình vách liên
thất; rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim.
- Bệnh van tim
- Bệnh cơ tim không đối xứng
- Viêm - tràn dịch màng ngoài tim
- Tràn dịch - tràn khí màng phổi trái; bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Rối loạn nhịp tim trên lâm sàng và/hoặc
trên ECG như: blốc nhánh phải, blốc nhánh trái,
hội chứng tiền kích thích, rung nhĩ
- Suy giáp lâm sàng
- Bệnh nhân nữ cắt tuyến vú trái
Tiêu chuẩn chẩn đoán PĐTT trên SAT
Siêu âm tim M-mode dưới sự hướng dẫn
của siêu âm 2 chiều để đo các thông số theo quy
ước của Hiệp hội siêu âm Hoa kỳ (ASE), các
thông số cần xác định trên SAT bao gồm:
● Đường kính lòng thất trái cuối tâm
trương
● Bề dày vách liên thất cuối tâm trương
● Bề dày thành sau thất trái cuối tâm
trương
Khối lượng thất trái (KLTT): được tính theo
công thức của ASE hiệu chỉnh bởi Devereux(7).
KLTT (g) = 0,8 x {1,04 x [(LVID + PWT +
IVST)3 – LIVD3]} + 0,6
Khối lượng thất trái được chuẩn hóa theo
chiều cao mũ 2,7 (KLTT/H2,7) (g/m2,7) để làm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 137
giảm ảnh hưởng của kích thước cơ thể và giới
tính lên KLTT làm sai lệch kết quả nghiên cứu.
Ngưỡng chẩn đoán PĐTT trên SAT theo
khuyến cáo của ASE và EAE(13) là
KLTT/H2,7>48 g/m2,7 (nam) và KLTT/H2,7>44
g/m2,7 (nữ)
Tiêu chuẩn chẩn đoán trên ECG
- Tiêu chuẩn điện thế Sokolow – Lyon (S-
L)(18): SV1 + RV5,V6 ≥ 35 mm
- Tiêu chuẩn thang điểm Romhilt – Estes (R-
E)(16)
R hay S ở bất kỳ chuyển đạo chi ≥ 20 mm hay SV1,V2
≥ 30 mm hay RV5,V6 ≥ 30 mm
3
Dấu hiệu tăng gánh thất trái (ST chênh xuống và sóng
T thay đổi ngược hướng với QRS):
- không sử dụng digitalis
- có sử dụng digitalis
3
1
Dấu hiệu lớn nhĩ trái (phần âm cuối của sóng P ở V1
sâu ≥ 1mm và kéo dài ≥ 40 ms
3
Trục điện tim lệch trái ≤ − 30 độ 2
Thời gian QRS ≥ 90 ms 1
Thời gian hoạt hóa thất (VAT) ở V5 hay V6 ≥ 50 ms 1
Tổng điểm là 13; ≥ 5 điểm: PĐTT, ≥ 4 điểm: có khả năng
PĐTT
Tiêu chuẩn phối hợp S-L & R-E: chẩn đoán
xác định khi có ít nhất 1 trong 2 tiêu chuẩn
trên dương tính hay cả 2
Phương tiện
Máy siêu âm tim hiệu ACUSON model
128XP của hãng Acuson Hoa Kỳ, do 01 bác sĩ
chuyên làm siêu âm tim thực hiện.
Xử lý thống kê
Số liệu được sử lý bằng phần mềm SPSS
11.5.
KẾT QUẢ
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Dân số chung N=151
Không
PĐTT N=56
PĐTT
N=95
Giá trị
p
Tuổi (năm) 65,7 ± 10,2 61,5 ± 10,7 68,2 ± 9 <0,0001
Nam (nữ) 41,7(58,3) 46,4(53,6) 38,9(61,1) > 0,05
BMI 23,7 ± 3,2 22,7 ± 3,1 24,3 ± 3,1 0,004
Dân số chung N=151
Không
PĐTT N=56
PĐTT
N=95
Giá trị
p
(kg/m2)
BSA (m2) 1,5 ± 0,2 1,5 ± 0,2 1,5 ± 0,1 > 0,05
HATT
(mmHg) 156,4 ± 14,5 150 ± 9,9
160,1 ±
15,5 <0,0001
HATTr
(mmHg) 88,2 ± 9,8 88,6 ± 8,4 89,1 ± 10,4 > 0,05
Thời gian
THA (năm) 6,9 ± 6,1 4,2 ± 3,6 8,5 ± 6,7 <0,0001
THA độ 1
(%) 42,4 48,4 51,6 0,013
THA độ II
(%) 57,6 28,7 71,3 0,013
THA độ I: HATT = 140 – 159 mmHg và/hoặc HATTr =
90 – 99 mmHg; THA độ II: HATT ≥ 160 mmHg
và/hoặc HATTr ≥ 100 mmHg
Trong nghiên cứu có 151 bệnh nhân THA
với tuổi trung bình tương đối cao 65,7 ± 10,2, và
tăng dần theo nhóm tuổi, với nhóm người ≥ 60
tuổi chiếm tỷ lệ 74,2%. Tỷ lệ nữ giới cao hơn
nam giới. Kết quả tương tự như báo cáo của JNC
7(4) và Trung Tâm Quốc Gia Thống Kê về Sức
Khỏe của Mỹ(9) là tỷ lệ THA trong cộng đồng ở
phụ nữ từ sau tuổi mãn kinh bắt đầu tăng cao và
trong dân số nói chung ở nhóm người có tuổi tỷ
lệ nữ vẫn nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ THA độ I
giảm dần trong khi tỷ lệ THA độ II tăng dần
theo sự gia tăng của tuổi (p<0,05).
Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán PĐTT của
siêu âm tim thì tỷ lệ trong nhóm nghiên cứu là
62,9%. Kết quả này cũng phù hợp với y văn và
một số nghiên cứu của các tác giả khác (20 – 80%
ở những nhóm BN khác nhau có THA)(8).
Có nhiều tiêu chuẩn ECG cho chẩn đoán
PĐTT, nhưng trong nghiên cứu này chỉ chọn 2
tiêu chuẩn tiêu biểu cho các biến đổi chính trên
ECG, một tiêu chuẩn hoàn toàn dựa trên sự
biến đổi điện thế đơn thuần, đó là tiêu chuẩn
điện thế Sokolow – Lyon (S-L) và một tiêu
chuẩn dựa trên 5 biến đổi chính của ECG khi
có PĐTT, đó là tiêu chuẩn thang điểm Romhilt
– Estes (R-E). Trong nghiên cứu cũng phối hợp
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 138
2 tiêu chuẩn S-L & R-E để khảo sát các giá trị
chẩn đoán của nó, vì có những BN có thể
không thỏa mãn với tiêu chuẩn này nhưng lại
thỏa mãn với tiêu chuẩn khác. Chính vì vậy,
việc phối hợp các tiêu chuẩn có thể sẽ nâng độ
nhạy và độ đặc hiệu của ECG lên như một số
nghiên cứu gần đây đã đề cập.
Giá trị chẩn đoán PĐTT theo tiêu chuẩn
Sokolow-Lyon
SAT Tiêu chuẩn Sokolow-
Lyon PĐTT Không PĐTT
P
PĐTT 30 4 ≥ 29 mm
Không PĐTT 65 52
0,001
≥ 30 mm PĐTT 28 2 <0,0001
SAT Tiêu chuẩn Sokolow-
Lyon PĐTT Không PĐTT
P
Không PĐTT 67 54
PĐTT 28 1 ≥ 31 mm
Không PĐTT 67 55
<0,0001
PĐTT 27 0 ≥ 32 mm
Không PĐTT 68 56
<0,0001
PĐTT 24 0 ≥ 33 mm
Không PĐTT 71 56
<0,0001
PĐTT 24 0 ≥ 34 mm
Không PĐTT 71 56
<0,0001
PĐTT 24 0 ≥ 35 mm
Không PĐTT 71 56
<0,0001
Biểu đồ 3: Tương quan đơn biến giữa S-L với KLTT
(r=0,3 p=0,001)
Biểu đồ 4: Đường cong ROC của tiêu chuẩn điện thế
Sokolow – Lyon. Diện tích dưới đường cong (AUC) =
0,604, KTC 95% (0,52-0,69), p<0,05.
Bảng 2: Giá trị chẩn đoán của tiêu chuẩn điện thế S-
L theo các ngưỡng
Tiêu chuẩn Sn(%) Sp(%) PV+(%) PV−(%) Acc(%)
≥ 25 mm 38,9 83,9 80,4 44,8 55,6
≥ 26 mm 33,7 87,5 82,1 43,7 53,6
≥ 29 mm 31,6 92,9 88,2 44,4 54,3
≥ 30 mm 29,5 96,4 93,3 44,6 54,3
≥ 31 mm 29,5 98,2 96,6 45,1 55
≥ 32 mm 28,4 100 100 45,2 55
≥ 33 mm 25,3 100 100 44,1 53
≥ 34 mm 25,3 100 100 44,1 53
≥ 35 mm 25,3 100 100 44,1 53
Phân tích trên đường cong ROC, tiêu
chuẩn điện thế S-L theo các ngưỡng ta thấy ở
ngưỡng ≥ 32mm cho giá trị chẩn đoán cao nhất
với Sn (28,4%), Sp (100%), PV+ (100%), PV−
(45,2%), Acc (55%) và AUC = 0,604 với khoảng
tin cậy 95% từ 0,52 – 0,69 p<0,05. So với tiêu
chuẩn kinh điển ở ngưỡng ≥ 35mm, độ nhạy
và độ đặc hiệu của nghiên cứu này (25,3% và
100%) tương tự của Casale (22% và 100%),
Devereux (22% và 93%), Otterstad(14) (29% và
90%), Reichek (21% và 95%), Schillaci(17) (21%
và 89%), Sundstrom(19) (27% và 88%).
Tiêu chuẩn điện thế S-L (y) và KLTT (x)
tương quan thuận yếu với phương trình hồi quy
đơn tuyến tính có dạng: y (mm) = 0,046x + 14,312
(với r=0,3 p=0,001) và thang điểm R-E (z) với
KLTT (x) có tương quan thuận vừa với phương
trình hồi quy đơn tuyến tính có dạng: z (điểm) =
0,026x − 1,83 (với r=0,51 p<0,0001). Kết quả này
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 139
tương tự nghiên cứu của Casale(3) (r=0,41 và 0,54
p=0,001), Devereux (6) (r=0,4 và 0,55 p=0,001) và
Reichek (15) (r=0,3 và 0,64 p=0,001).
Giá trị chẩn đoán PĐTT theo tiêu chuẩn
Romilt-Estes
SAT Tiêu chuẩn Sokolow-
Lyon PĐTT Không PĐTT giá trị P
PĐTT 43 4 ≥ 3 điểm Không PĐTT 52 52 <0,0001
PĐTT 42 1 ≥ 4 điểm Không PĐTT 53 55 <0,0001
PĐTT 39 0 ≥ 5 điểm Không PĐTT 56 56 <0,0001
Biểu đồ 5: Tương quan đơn biến giữa R-E với KLTT
(r=0,51 p<0,0001)
Biểu đồ 6: Đường cong ROC của thang điểm
Romhilt – Estes AUC = 0,7, KTC 95% (0,6 – 0,76),
p<0,0001
Bảng 3: Giá trị chẩn đoán của thang điểm Romhilt –
Estes theo các ngưỡng
Tiêu chuẩn Sn (%) Sp (%) PV+(%) PV−(%) Acc (%)
≥ 3 điểm 45,3 92,9 91,5 50 62,9
≥ 4 điểm 44,2 98,2 97,7 50,9 64,2
≥ 5 điểm 41,1 100 100 50 62,9
Thang điểm R-E, phân tích trên đường cong
ROC, ở ngưỡng ≥ 4 điểm cho giá trị chẩn đoán
cao nhất với Sn (44,2%), Sp (98,2%), PV+ (97,7%),
PV− (50,9%), Acc (64,2%) và AUC = 0,7 với
khoảng tin cậy 95% từ 0,6 – 0,76 p<0,0001. So với
tiêu chuẩn kinh điển ở ngưỡng ≥ 5 điểm, độ
nhạy và độ đặc hiệu của nghiên cứu này (41,1%
và 100%) tương tự của Abro (1) (46% và 100%),
Devereux (34% và 98%), Hameed (10) (35% và
90%), Reichek (15) (50% và 97%).
Giá trị chẩn đoán PĐTT theo tiêu chuẩn
phối hợp
Chúng tôi phối hợp tiêu chuẩn điện thế
Sokolow – Lyon và tiêu chuẩn thang điểm
Romhilt – Estes dựa trên nguyên tắc độ đặc hiệu
tối thiểu của một tiêu chuẩn chẩn đoán để áp
dụng được vào dân số chung phải ≥ 90%, kết
quả được trình bày trong bảng 4
Bảng 4: Giá trị chẩn đoán của tiêu chuẩn phối hợp S-
L & R-E
Tiêu chuẩn Sn (%) Sp (%) PV+ (%) PV− (%) Acc (%)
S-L ≥ 29 mm
& R-E ≥ 3đ
51,6 85,7 86 51,1 64,2
S-L ≥ 29 mm
& R-E ≥ 4đ
50,5 91,1 90,6 52 65,6
S-L ≥ 29 mm
& R-E ≥ 5đ
47,4 92,9 91,8 51 64,2
S-L ≥ 32 mm
& R-E ≥ 3đ
48,4 92,9 92 51,5 64,9
S-L ≥ 32 mm
& R-E ≥ 4đ
47,4 98,2 97,8 52,4 66,2
S-L ≥ 32 mm
& R-E ≥ 5đ
44,2 100 100 51,4 64,9
S-L ≥ 35 mm
& R-E ≥ 3đ
46,3 92,9 91,7 50,5 63,6
S-L ≥ 35 mm
& R-E ≥ 4đ
45,3 98,2 97,7 51,4 64,9
S-L ≥ 35 mm
& R-E ≥ 5đ
42,1 100 100 50,5 63,6
Phối hợp tiêu chuẩn Sokolow – Lyon &
Romhilt – Estes ở ngưỡng cho giá trị chẩn đoán
cao nhất trên đường cong ROC (S-L ≥ 32 mm &
R-E ≥ 4 điểm) cho thấy Sn tăng lên 47,4%, độ
chính xác tăng lên 66,2%, nhưng Sp vẫn không
thay đổi (98,2%). Kết quả này đã chứng minh
rằng việc phối hợp các tiêu chuẩn ECG để phát
hiện PĐTT đã cải thiện được độ nhạy, độ chính
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 140
xác của ECG như nhiều tác giả đã nhận định
trong những nghiên cứu gần đây(2,10).
KẾT LUẬN
Tiêu chuẩn điện thế S-L ở ngưỡng ≥ 32mm
và thang điểm R-E ở ngưỡng ≥ 4 điểm là tiêu
chuẩn ECG phù hợp cho chẩn đoán PĐTT. Chẩn
đoán PĐTT bằng ECG có thể được cải thiện khi
phối hợp tiêu chuẩn S-L & R-E.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abro HA, Qadri H, Siddiqui AI, et al (2009). “Sensitivity and
specificity of different ECG criteria for left ventricular
hypertrophy with reference to echocardiography”. Med
Channel, (15), pp 171-175.
2. Calderón A; Barrios V; Escobar C et al. (2010). “Detection of
left ventricular hypertrophy by different electrocardiographic
criteria in clinical practice. Findings from the SARA Study”.
Clinical and Experimental Hypertens, (32), pp 145-153.
3. Casale PN, Devereux RB, Alonso DR (1987). “Improved sex-
specific criteria of left ventricular hypertrophy for clinical and
computer interpretation of electrocardiograms: validation
with autopsy findings”. Circulation, (75), pp 565-572.
4. Chobanian AV, Bakris GL, Back HR, et al (2003). “National
High Blood Pressure Education Program Coordinating
Committee on Prevention, Detection, Evaluation and
Treatment of High Blood Pressure: the JNC 7 report”. JAMA,
(289), pp 2560-2672.
5. Dahlof B, Devereux RB, Kijeldsen SE, et al (2002).
“Cardiovascular morbidity and mortality in the Losartan
Intervention For Endpoint reduction in hypertension Study
(LIFE): a randomised trial against Atenolol”. Lancet, (359), pp
995-1003.
6. Devereux RB, Casale PN, Eisenberg RR, et al (1984).
“Electrocardiographic detection of left ventricular
hypertrophy using echocardiographic determination of left
ventricular mass as the reference standard. Comparison of
standard criteria, computer diagnosis and physician
interpretation”. J Am Coll Cardiol, (3), pp 82-87.
7. Devereux RB, Alonso DR, Lutas EM, et al (1986).
“Echocardiographic assessment of left ventricurlar
hypertrophy: comparison to necropsy findings”. Am J Cardiol,
(57), pp. 450-458.
8. Devereux RB, Casale PN, Hammond IW, et al (1987).
“Echocardiographic detection of pressure-overload left
ventricular hypertrophy: effect of criteria and patient
population”. J Clin Hypertens, (3), pp 66-78.
9. Fryar CD, Hirsch R, Eberhardt MS, et al (2010).
“Hypertension, high serum total cholesterol, and diabetes:
racial and ethnic prevalence differences in US adults, 1999-
2006”. NCHS Data Brief, (36), pp1-7.
10. Hameed W, Razi MS, Khan MA, et al (2005).
“Electrocardiographic diagnosis of left ventricular
hypertrophy: comparison with echocardiography”. Pak J
Physiol, (1), pp 1-2.
11. Kannel WB (1991). “Left ventricular hypertrophy as a risk
factor: the Framingham experience”. J Hypertens, (9), pp. S3-S8
12. Klingbeil AU, Schneider M, Martus P, et al (2003). “A meta-
analysis of the effects of treatment on left ventricular mass in
essential hypertension”. Am J Med, (115), pp 41-46.
13. Lang RM, Bierig M, Devereux RB, et al (2005).
“Recommendations for chamber quantification: a report from
the American of echocardiography’s guidelines and
standards committee and the chamber quantification writing
group, developed in conjunction with the European
Association of Echocardiography, a branch of the European
Society of Cardiology”. J Am Echocardiogr, (18), pp 1440-1463.
14. Otterstad JE, Froeland G, Wasenius AK, et al (1992). “Validity
of the ECG diagnosis of left ventricular hypertrophy in
normotensive and moderately hypertensive men when using
the echocardiographic assessment of left ventricular mass as
reference”. J Hum Hypertens, (6), pp 85-90.
15. Reichek N, Devereux RB (1981). “Left ventricular
hypertrophy: relationship of anatomic, echocardiographic
and electrocardiographic findings”. Circulation, (63), pp. 1391-
1398.
16. Romhilt DW, Estes EH (1968). “A point score system for the
ECG diagnosis of left ventricular hypertrophy”. Am Heart J,
(75), pp 752-758.
17. Schillaci G, Verdecchia P, Borgioni C, et al (1994). “Improved
electrocardiographic diagnosis of left ventricular
hypertrophy”. Am J Cardiol, (74), pp 714-719.
18. Sokolow M, Lyon TP (1949). “The ventricular complex in left
ventricular hypertrophy as obstained by unipolar precordial
and limb leads”. Am Heart J, (37), pp 161-186.
19. Sundstrom J, Lind L, Arnlov J, et al (2001).
“Echocardiographic and electrocardiographic diagnoses of
left ventricular hypertrophy predict mortality independently
of each other in a population of elderly men”. Circulation,
(103), pp 2346-2351.
20. Vakili BA, Okin PM, Devereux RB (2001). “Prognostic
implications of left ventricular hypertrophy”. Am Heart J,
(141), pp. 334-341.