Mở đầu: Vẩy nến là một bệnh lý hệ thống của da và khớp với diễn tiến mạn tính, ít gây tử vong nhưng
bệnh lại gây tổn thương nặng nề về mặt thể xác và tinh thần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân. Do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh vẩy nến đối với chất
lượng cuộc sống cũng như khảo sát những yếu tố góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy
giảm nặng nề hơn giúp cải thiện phần nào tình trạng sức khoẻ, xoá bỏ những mặc cảm và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người bệnh trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vẩy nến đến khám và điều trị tại bệnh
viện Da Liễu TPHCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tương quan. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân ≥ 15 tuổi bị
bệnh vẩy nến chỉ có sang thương da và không có tổn thương khớp đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu
TPHCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011.
Kết quả: Có 181 bệnh nhân được nhận vào mẫu. Mức độ ảnh hưởng lên đời sống sinh hoạt và đời sống tinh
thần lần lượt là 28% và 39%. Một số yếu tố có mối liên quan làm chất lượng cuộc sống bệnh nhân vẩy nến suy
giảm nặng nề hơn là: nữ, khởi phát sớm trước 30 tuổi, thể vẩy nến đỏ da toàn thân, bệnh nhân có sang thương ở
vùng da không thể che dấu như mặt, bàn tay, bàn chân, móng, và bệnh càng nặng (điểm PASI càng cao) thì chất
lượng cuộc sống càng bị ảnh hưởng nặng.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vẩy nến đến điều trị tại BV Da liễu TP HCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 284
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN VẨY NẾN
ĐẾN ĐIỀU TRỊ TẠI BV DA LIỄU TP HCM TỪ 01/09/2010 ĐẾN 30/04/2011
Trương Thị Mộng Thường*, Lê Ngọc Diệp*
TÓM TẮT
Mở đầu: Vẩy nến là một bệnh lý hệ thống của da và khớp với diễn tiến mạn tính, ít gây tử vong nhưng
bệnh lại gây tổn thương nặng nề về mặt thể xác và tinh thần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân. Do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của bệnh vẩy nến đối với chất
lượng cuộc sống cũng như khảo sát những yếu tố góp phần làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy
giảm nặng nề hơn giúp cải thiện phần nào tình trạng sức khoẻ, xoá bỏ những mặc cảm và nâng cao chất lượng
cuộc sống của người bệnh trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vẩy nến đến khám và điều trị tại bệnh
viện Da Liễu TPHCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tương quan. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân ≥ 15 tuổi bị
bệnh vẩy nến chỉ có sang thương da và không có tổn thương khớp đến khám và điều trị tại bệnh viện Da Liễu
TPHCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011.
Kết quả: Có 181 bệnh nhân được nhận vào mẫu. Mức độ ảnh hưởng lên đời sống sinh hoạt và đời sống tinh
thần lần lượt là 28% và 39%. Một số yếu tố có mối liên quan làm chất lượng cuộc sống bệnh nhân vẩy nến suy
giảm nặng nề hơn là: nữ, khởi phát sớm trước 30 tuổi, thể vẩy nến đỏ da toàn thân, bệnh nhân có sang thương ở
vùng da không thể che dấu như mặt, bàn tay, bàn chân, móng, và bệnh càng nặng (điểm PASI càng cao) thì chất
lượng cuộc sống càng bị ảnh hưởng nặng.
Kiến nghị: Cần mở các buổi tư vấn nhóm cũng như các phòng tư vấn cá nhân tại bệnh viện giúp cho các
bệnh nhân vẩy nến có nhu cầu chia sẽ những lo lắng, buồn phiền cũng như các khó khăn trong việc đối phó với
bệnh. Bên cạnh đó, những bệnh nhân có các yếu tố góp phần làm chất lượng cuộc sống suy giảm nặng nề sẽ là
đối tượng mà các bác sĩ lâm sàng nên quan tâm và khuyến khích họ tham gia vào các buổi tư vấn tâm lý nhóm
hoặc cá nhân để quá trình điều trị bệnh đạt được hiệu quả mong muốn và hạn chế tái phát bệnh.
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, vẩy nến
ABSTRACT
THE QUALITY OF LIFE OF PATIENTS WHO HAD BEEN DIAGNOSED AND TREATED
OF PSORIASIS AT HOSPITAL OF DERMATO – VENEREOLOGY, HCMC
FROM 01/09/2010 TO 30/04/2011
Truong Thi Mong Thuong, Le Ngoc Diep
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 284 – 292
Backgrounds: Psoriasis is a common chronic and recurrent systematic disease of the skin and joints.
Although psoriasis generally does not affect survival, it can have a significant negative impact on the physical,
emotional, and psychosocial wellbeing of affected patients. Therefore this study was conducted to assess the impact
of psoriasis on quality of life as well as examine the factors contributing to make the patient’s life harder, thus
* Học viên Cao học Da Liễu khóa 2009-2011, ** Bộ môn Da Liễu – ĐHYD TP. HCM
Tác giả liên lạc: TS. Lê Ngọc Diệp ĐT: 0938106969 Email: drngocdiep@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 285
helping improve their health, eliminating the inferiority and enhancing their quality of life in the future.
Objectives: To determine the quality of life of patients who had been diagnosed and treated of psoriasis at
Hospital of Dermato–Venereology, HCMC from 01/09/2010 to 30/04/2011
Methods: Cross sectional correlational study. Subjects were psoriasis patients ≥ 15 years with only skin
lesions and no joint damage who had been diagnosed and treated of psoriasis at Hospital of Dermatology –
Venereology, HCMC from 01/09/2010 to 30/04/2011.
Results: 181 patients were admitted to the sample. The level of impact on daily life and mental life in turn is
28% and 39%. A number of factors relate to the psoriasis patients’ quality of life decline were: female, early onset
before 30 years of age, erythroderma psoriasis, patients with exposed skin lesions in face, hands, feet and nails. The
higher PASI scores are, the more severely affected the quality of patients’ life.
Conclusion: It’s necessary to open a counseling group and individual counseling departments in hospitals
to help psoriasis patients who need to share worries, sorrows and difficulties in coping with illness. In addition,
patients who have been affected by the quality of life declining factors should be carefully considered by the
physicians, thus encouraging them to participate in group or individual psychology counseling sessions to
enhance the treatment effectiveness and minimize relapse.
Key words: quality of life, psoriasis
ĐẶT VẤN ĐỀ
Vẩy nến là một bệnh viêm da và khớp với
diễn tiến mạn tính, hay tái phát và rất thường
gặp, chiếm tỉ lệ từ 1-2% dân số thế giới(2). Tại
Mỹ, vẩy nến ảnh hưởng khoảng 2,2% dân số,
với gần 150000 trường hợp mới mắc mỗi năm(2).
Tại Trung Quốc, tỉ lệ mắc khoảng 1% dân số(Error!
Reference source not found.) Tại Việt Nam, vẩy nến cũng là
một bệnh da khá thường gặp. Theo thống kê ở
bệnh viện Da Liễu Tp.HCM năm 2001, số bệnh
nhân vẩy nến đến khám chiếm tỉ lệ 2,32%, đứng
hàng thứ tư sau chàm, mụn trứng cá, mề đay(1).
Mặc dù bệnh vẩy nến ít gây tử vong, trừ
những trường hợp nặng như đỏ da toàn thân,
mụn mủ toàn thân nhưng bệnh lại gây tổn
thương nặng nề về mặt thể xác và tinh thần làm
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân(2,10). Do đó trên thế giới đã tiến hành rất
nhiều công trình nghiên cứu về những tác động
của bệnh vẩy nến lên chất lượng cuộc sống để
có một cái nhìn toàn diện và đúng đắn về những
ảnh hưởng của bệnh vẩy nến đối với người
bệnh. Kết quả cho thấy bệnh vẩy nến có ảnh
hưởng tiêu cực trên tất cả các khía cạnh của cuộc
sống như trong công việc học tập, nghề nghiệp,
các mối quan hệ xã hội, đời sống tình dục và
cuộc sống gia đình của bệnh nhân(4,10)
Ở Việt Nam cũng có các nghiên cứu được
thực hiện liên quan đến bệnh vẩy nến tuy nhiên
phần lớn các nghiên cứu nói trên chỉ khảo sát về
các yếu tố dịch tễ, các yếu tố thuận lợi, lâm sàng
và đánh giá kết quả các phương pháp điều trị
của bệnh vẩy nến, chưa có nghiên cứu nào đánh
giá về ảnh hưởng của vẩy nến lên chất lượng
cuộc sống bệnh nhân. Vì vậy nghiên cứu này
được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh
hưởng của bệnh vẩy nến đối với chất lượng
cuộc sống cũng như khảo sát những yếu tố góp
phần làm cho chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân suy giảm nặng nề hơn để giúp cải thiện
phần nào tình trạng sức khoẻ, xoá bỏ những
mặc cảm và nâng cao chất lượng cuộc sống của
người bệnh trong tương lai.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân vẩy nến đến khám và điều trị tại bệnh viện
Da Liễu TPHCM từ 01/09/2010 đến 30/04/2011.
Mục tiêu chuyên biệt
1. Xác định ảnh hưởng của bệnh vẩy nến lên
các hoạt động hàng ngày, nghề nghiệp, giải trí,
các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần của
bệnh nhân vẩy nến.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 286
2. Xác định mối liên quan của các yếu tố như
tuổi, giới, trình độ học vấn, mức độ nặng, vị trí
sang thương, thời gian bệnh, thể vẩy nến ảnh
hưởng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
vẩy nến.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả – tương quan
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân vẩy nến đến khám và
điều trị tại bệnh viện Da liễu Tp.HCM từ
01/09/2010 đến 30/04//2011 hội đủ tiêu chuẩn
sau:
- Bệnh nhân ≥ 15 tuổi.
- Chỉ có sang thương da và không có tổn
thương khớp. Trường hợp bệnh khó xác định
chẩn đoán sẽ được hội chẩn với các Bác sĩ bộ
môn Da Liễu Đại học Y Dược.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại ra
- Bệnh nhân tâm thần.
- Bệnh nhân vẩy nến khớp
Phương pháp nghiên cứu
Công thức tính cỡ mẫu
2
22
)2/1(
d
Z
n
n: cỡ mẫu
α: xác suất sai lầm loại I
Z: trị số từ phân phối chuẩn, với = 0,05 Z2 (1- α /2) = 1,962
s: độ lệch chuẩn (Theo nghiên cứu của A.Y. Finlay cùng
các cộng sự thì mức độ ảnh hưởng của bệnh vẩy nến lên
chất lượng cuộc sống là (38,8 % + 23,3%) [4] nên chọn ε =
23,3)
d: độ chính xác mong muốn (d = 3,5)
n = 170
Xử lý và phân tích dữ kiện
Đối với bộ câu hỏi PDI: Phần câu hỏi về các
hoạt động hàng ngày, công việc, các quan hệ cá
nhân, giải trí, điều trị: Mỗi câu hỏi có 4 đáp án
cho bệnh nhân chọn lựa là rất nhiều, nhiều, ít,
không ảnh hưởng sẽ lần lượt tương tứng với các
điểm là 3, 2, 1, 0. Kết quả sẽ là tổng điểm của 17
câu hỏi với số điểm cao nhất là 51 điểm và thấp
nhất là 0 điểm tương ứng với mức ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống cao nhất là 100% (51
điểm) và hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống là 0% (0 điểm). Như vậy tỉ lệ %
càng cao thì bệnh nhân càng bị ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng cuộc sống.
Đối với bộ câu hỏi PLSI: Mỗi câu hỏi có 4
đáp án cho bệnh nhân chọn lựa là nhiều, vừa,
nhẹ và không ảnh hưởng sẽ lần lượt tương tứng
với các điểm là 3, 2, 1, 0. Kết quả sẽ là tổng điểm
của 18 câu hỏi với số điểm cao nhất là 54 điểm
và thấp nhất là 0 điểm tương ứng với mức độ
stress, căng thẳng gây ra bởi bệnh vảy nến cao
nhất là 100% (54 điểm) và hoàn toàn không bị
ảnh hưởng là 0% (0 điểm). Như vậy tỉ lệ % càng
cao thì bệnh nhân càng bị stress và căng thẳng
do bệnh vảy nến càng nhiều.
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lý
bằng phần mềm SPSS 19. Các trị số được thể
hiện bằng (trung bình + độ lệch chuẩn) hay tần
số, tỷ lệ % để mô tả các biến số định tính. Kiểm
định: dùng test t để so sánh 2 trị số trung bình,
test Chi2 để so sánh 2 tỷ lệ, phép kiểm Fisher
dùng trong so sánh 2 phương sai và phép kiểm
chính xác Fisher (khi tần số lý thuyết < 5), p <
0,05 được xem như có ý nghĩa thống kê.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ ngày 01/ 09/ 2010 đến 30/ 04/ 2011, tại
bệnh viện Da Liễu Tp HCM, có 181 trường hợp
được chẩn đoán vẩy nến không có tổn thương
khớp được nhận vào mẫu.
Một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng
- Giới: Nam 66,3%, nữ 33,7%.
- Tuổi từ 15 đến 83 tuổi, trung bình 45,3 +
15,4, đa số thuộc nhóm tuổi 45 đến 55 (22,1%).
- Trình độ học vấn: đa số có trình độ cấp 3
(36%) và đại học/ cao đẳng (21%).
- Hoạt động thể lực: đa số bệnh nhân hoạt
động thể lực không đều (63,5%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 287
- Tiền sử gia đình: gặp nhiều nhất là bà con
khác (5,5%) và cha (4,4%).
- Tuổi khởi phát bệnh: trung bình là 34,87
tuổi (1 tháng đến 79 tuổi), đa số khởi phát bệnh
muộn sau 30 tuổi chiếm 60,2% so với khởi phát
bệnh sớm trước 30 tuổi là 39,8%.
- Thời gian bệnh: trung bình là 116,5 tháng (1
đến 564 tháng), đa số bệnh nhân có thời gian
mắc bệnh kéo dài trên 10 năm (37,6%).
- Thể vẩy nến: vẩy nến mảng chiếm tỉ lệ cao
nhất là 74,6% và vảy nến mủ chiếm tỉ lệ thấp
nhất là 4,4%. Không có bệnh nhân mắc vẩy nến
giọt và vẩy nến đảo nghịch.
- Vị trí thương tổn: vị trí thường gặp là da
đầu, thân mình và chi. Đa số bệnh nhân có sang
thương vẩy nến nằm ở cả vùng da có thể che
dấu được và vùng da dễ bị nhìn thấy (74,6%).
- Độ nặng của bệnh: đa số là bệnh vẩy nến
nặng (PASI > 20 điểm) chiếm 40,3%.
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vẩy
nến
Có 12 trường hợp (chiếm 6,6%) không bị
bệnh vẩy nến làm ảnh hưởng đời sống sinh hoạt
và 2 trường hợp (chiếm 1,1%) không bị bệnh vẩy
nến làm ảnh hưởng đời sống tinh thần. Trong
các yếu tố về đời sống sinh hoạt, quan hệ cá
nhân và hoạt động giải trí là 2 yếu tố có tỉ lệ
bệnh nhân hoàn toàn không bị ảnh hưởng cao
nhất với 82 trường hợp (chiếm 45,3%) và 66
trường hợp (chiếm 36,5%), trong khi nghề
nghiệp là yếu tố có mức ảnh hưởng cao nhất với
24 trường hợp (chiếm 13,3%) là bị bệnh ảnh
hưởng hoàn toàn đến công việc/ học tập.
Đối với đời sống hằng ngày của bệnh nhân
Yếu tố Điểm tối
đa (%)
Điểm tối
thiểu (%)
Trung bình + ĐLC (%)
Hoạt động
hằng ngày
15
(100%)
0
(0%)
5,85 + 4,03
(39,00 + 26,89)%
Nghề
nghiệp
9
(100%)
0
(0%)
3,30 + 3,10
(36,77 + 34,45)%
Quan hệ
cá nhân
9
(100%)
0
(0%)
1,51 + 1,89
(16,88 + 21)%
Hoạt động
giải trí
9
(75%)
0
(0%)
2,10 + 2,23
(17,54 + 18,6)%
Điều trị 6 0 1,75 + 1,47
(100%) (0%) (29,18 + 24,65)%
PDI 40
(78,43%)
0
(0%)
14,46 + 10,28
(28,36 + 20,16)%
Nhận xét: Đời sống sinh hoạt của 181 bệnh
nhân vẩy nến bị ảnh hưởng trung bình là
28,36%.
Sinh hoạt hàng ngày và nghề nghiệp là bị
ảnh hưởng nhiều nhất với tỉ lệ trung bình lần
lượt là 39% và 36,77%.
Mối quan hệ cá nhân và hoạt động giải trí lại
là 2 yếu tố ít bị ảnh hưởng nhất với tỉ lệ trung
bình lần lượt là 16,88% và 17,54%
Đối với đời sống tinh thần của bệnh nhân
Đời sống tinh thần của bệnh nhân bị ảnh
hưởng với tỉ lệ trung bình là 39 + 23,7%. Trong
đó bị ảnh hưởng nhiều nhất là 94,4% và thấp
nhất là 0% nghĩa là vẫn có bệnh nhân không bị
bệnh làm ảnh hưởng về đời sống tinh thần.
Mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ, lâm
sàng với CLCS của bệnh nhân vẩy nến
Về dịch tễ
Giới tính
Yếu tố Trung bình + ĐLC Giá trị p
PDI
(%)
Nam 25,42 + 19,48
p = 0,005
Nữ 34,16 + 20,37
PLSI (%)
Nam 36,21 + 23,81
p = 0,025
Nữ 44,50 + 22,54
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa về mức
độ ảnh hưởng của bệnh lên đời sống sinh hoạt
và đời sống tinh thần giữa 2 giới nam và nữ.
Tuổi: Không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về mức độ ảnh hưởng của bệnh lên
chất lượng cuộc sống giữa các nhóm tuổi
trong mẫu (p> 0,05).
Về lâm sàng
Tuổi khởi phát bệnh
Tuổi khởi phát Trung bình + ĐLC Giá trị p
PDI (%)
Sớm 33,25 + 19,73
p = 0,008
Muộn 25,14 + 19,88
PLSI (%)
Sớm 45,93 + 24,84
p = 0,001
Muộn 34,43 + 21,77
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về mức độ ảnh hưởng của bệnh lên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Nội Khoa II 288
chất lượng cuộc sống giữa 2 nhóm tuổi khởi
phát bệnh.
Thể vẩy nến
Thể vẩy nến PDI (%) PLSI (%)
Trung bình + ĐLC Trung bình + ĐLC
Vẩy nến mảng 24,71 + 19,84 35,66 + 23,15
Vẩy nến mủ 40,92 + 21,87 48,84 + 24,06
Đỏ da toàn thân 38,69 + 16,38 48,81 + 22,61
Giá trị p p = 0,000 p = 0,004
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về mức độ ảnh hưởng của bệnh lên chất
lượng cuộc sống giữa các nhóm mắc các thể
bệnh vẩy nến khác nhau.
Thể vẩy nến PDI PLSI
VNMảng VNMủ p = 0,066 p = 0,355
VNMảng Đỏ da toàn thân p = 0,000 p = 0,007
VNMủ Đỏ da toàn thân p = 1,000 p = 1,000
Nhận xét: Kết quả chỉ cho thấy có sự khác
biệt có ý nghĩa về mức độ ảnh hưởng lên chất
lượng cuộc sống giữa 2 thể bệnh vẩy nến mảng
và đỏ da toàn thân.
Vị trí thương tổn
Vị trí sang thương Trung bình +
ĐLC
Giá trị p
PDI (%)
Chỉ ở vùng da dễ che
dấu
15,81 + 13,43
p = 0,000
Có ở cả 2 vùng 32,65 + 20,31
PLSI
(%)
Chỉ ở vùng da dễ che
dấu
27,81 + 18,55
p = 0,000
Có ở cả 2 vùng 42,81 + 24,06
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về vị trí sang thương.
Độ nặng của bệnh
Độ nặng của
bệnh
PDI (%) PLSI (%)
Trung bình + ĐLC Trung bình + ĐLC
Nhẹ 17,50 + 17,13 29,26 + 21,14
Trung bình 27,76 + 18,30 38,23 + 22,42
Nặng 39,24 + 18,08 48,87 + 22,82
Giá trị p p = 0,000 p = 0,000
Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê về độ nặng của bệnh theo PASI
Độ nặng của bệnh PDI PLSI
Nhẹ Trung bình p = 0,015 p = 0,14
Trung bình Nặng p = 0,005 p = 0,054
Nặng Nhẹ p = 0,000 p = 0,000
Nhận xét:
Đối với mức độ ảnh hưởng lên đời sống
sinh hoạt, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa từng
cặp nhóm có độ nặng khác nhau.
Đối với mức độ ảnh hưởng lên đời sống tinh
thần, chỉ có nhóm bệnh nhẹ và nhóm bệnh nặng
là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
BÀN LUẬN
Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vẩy
nến
Trong 181 trường hợp thu vào mẫu nghiên
cứu, có 12 ca (chiếm 6,6%) không bị bệnh vẩy
nến làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và 2
ca (chiếm 1,1%) không bị bệnh làm ảnh hưởng
đến đời sống tinh thần của bệnh nhân, nghĩa là
bệnh nhân vẫn giữ được việc sinh hoạt, học tập,
nghề nghiệp, vui chơi giải trí và các mối quan hệ
xã hội như trước khi mắc bệnh. Như vậy có đến
169 bệnh nhân (chiếm 93,4%) bị ảnh hưởng đến
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và 179 bệnh
nhân (chiếm 98,9%) bị ảnh hưởng đến đời sống
tinh thần khi mắc bệnh vẩy nến, tỉ lệ này khá
cao so với nghiên cứu của Hiệp hội vẩy nến
quốc tế năm 1998 là chỉ có 79% bệnh nhân cho
rằng bệnh có ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống
sinh hoạt và tinh thần của họ(10).
Điều này có thể do Việt Nam chúng ta là
nước đang phát triển, trình độ hiểu biết về bệnh
của người dân chưa cao, chế độ chăm sóc y tế
cũng như mối quan tâm của bác sĩ dành cho
bệnh nhân không cao bằng các nước tiên tiến
trên thế giới khiến cho tỉ lệ bệnh nhân bị bệnh
vẩy nến làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống cao hơn so với các nghiên cứu khác
Đối với đời sống hằng ngày của bệnh nhân
(bảng 6 và 7)
Hoạt động hàng ngày: Trong nghiên cứu
này nhận thấy có 20 bệnh nhân (chiếm 11%)
không bị bệnh vẩy nến gây ảnh hưởng đến sinh
hoạt hàng ngày và 5 bệnh nhân (chiếm 2,8%) bị
bệnh gây ảnh hưởng hoàn toàn đến sinh hoạt
hàng ngày. Như vậy có 89% bệnh nhân mắc
bệnh vẩy nến trong nghiên cứu này có sinh hoạt
hàng ngày bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình là
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa II 289
39%, trong khi nghiên cứu của Finlay và Coles
thì mức độ ảnh hưởng lên sinh hoạt hàng ngày
trung bình là 49%(3) và nghiên cứu của Rakhesh
và CS là 51,5%(11). Kết quả về mức độ ảnh hưởng
đến sinh hoạt hằng ngày của nghiên cứu này
hơi thấp hơn các nghiên cứu khác có thể do khí
hậu ở nước ta là nóng ẩm, người bệnh dù trước
hay sau khi mắc bệnh vẫn có thói quen tắm giặt
thường xuyên, bên cạnh đó vì bệnh da không
gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bệnh nhân nên
các công việc hằng ngày trong gia đình sẽ
không bị bệnh làm ảnh hưởng nhiều.
Nghề nghiệp: Nghiên cứu này có 71,8%
bệnh nhân bị bệnh ảnh hưởng đến công việc
học tập và nghề nghiệp ở mức độ trung bình
là 37%. Kết quả này khá tương đồng với
nghiên cứu của Finlay và Coles là 34%(3) và
của Rakhesh và CS là 47%(11).
Quan hệ cá nhân: Có đến 82 bệnh nhân
(chiếm 45,3%) hoàn toàn không bị bệnh gây ảnh
hưởng đến các mối quan hệ cá nhân của bản
thân và chỉ có 1 bệnh nhân (chiếm 0,6%) là bị
bệnh gây ảnh hưởng hoàn toàn đến các mối
quan hệ của bản thân. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mức độ ảnh hưởng trung bình đến quan hệ
cá nhân là 16,9%, kết quả này khá tương đồng
với nghiên cứu của Rakhesh và CS là 17,9%(11)
nhưng thấp hơn nghiên cứu của Finlay và Coles
là 30%(3), điều này có thể do lối sống và thói
quen sống của văn hoá xã hội Việt Nam mang
tính tương thân tương ái, trọng tình nghĩa, trong
khi đời sống ở Anh là lối sống tự do cá nhân
không ràng buộc cho nên mức độ bị ảnh hưởng
do bệnh nhiều hơn.
Hoạt động giải trí: Trong nghiên cứu của tôi
có 63,5% bệnh nhân bị bệnh vẩy nến làm ảnh
hưởng đến việc tham gia các hoạt động giải trí
bên ngoài và phải thay thế bằng các hình thức
như hút thuốc lá, uống rượu bia với mức độ bị
ảnh hưởng trung bình là 17,5%, thấp hơn so với
34% nghiên cứu của Finlay và Coles(3) và 25%
nghiên cứu của Rakhesh(11). Có thể do chỉ trong
những năm gần đây nước ta mới bắt đầu có
những trung tâm thể thao và giải trí so với các
nước phát triển đã hình thành nếp sống tập thể
dục và giải trí tại các trung tâm, du lịch thường
xuyên vì vậy việc mắc bệnh vẩy nến làm họ mặc
cảm không thể tham gia các hoạt động vui chơi
giải trí mang tính cộng đồng nên mức độ ảnh
hưởng sẽ nhiều hơn so với các bệnh nhân trong
nghiên cứu củ