Kể từ khi nhà nước ta quyết định chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã đưa lại vận hội mới cho các doanh nghiệp đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp này vào bối cảnh cạnh tranh gay gắt .Có không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ kéo dài và phải quyết định giải thể, phá sán hoặc sát nhập, Bất kỳ một nhà kinh doanh nào trong thời đại ngày nay muốn chiến thắng trên thường trường, đều vạch cho mình một kế hoạch chiến lược cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi quyết định làm một việc gì đó, cũng như chuẩn bị sẵn sàng các tình huống, điều kiện đối phó với sự biến động của môi trường kinh doanh, xu thế biến đổi chung của thế giới
Ngày nay xu thế toàn cầu hoá ngày càng mở rộng, nền kinh tế ngày càng phát triển với những máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại được chuyển giao giữa các nước, từ nước phát triển đến các nước đang phát triển và kém phát triển, thì người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn cầu kỳ hơn trước, nhiều mặt hàng phong phú hơn. Họ có thể bị hấp dẫn bởi thứ hàng hoá nào đáp ứng nhu cầu và mong muốn của mình. Và họ sẽ mua hàng hoá căn cứ vào nhận thức của họ. Vì thế những công ty chiến thắng là những công ty thoả mãn đầy đủ nhất và thực sự làm vui lòng những khách hàng mục tiêu của mình, coi khách hàng là những thượng đế để phục vụ. Các công ty ấy ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của Marketing và xem Marketing là một triết lý của toàn công ty chứ không phải là một chức năng riêng biệt. Những công ty này đều lấy thị trường làm trung tâm và hướng theo khách hàng chứ không phải lấy Sản phẩm làm trung tâm hay hướng theo chi phí
Công ty TNHH dược phẩm ICA Phacmarceuticals trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã vượt lên được những khó khăn thử thách và đến nay công ty đã làm ăn có lãi, sản phẳm của công ty đã được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng . Từ năm 2000 cho đến nay tuy không phải là dài nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn ổn định và phát triển không ngừng. Không hài lòng vơí những gì đã đạt được, ngược lại công ty luôn tìm tòi , nghiên cứu để đưa ra nhiều biện pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình .
Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại chi nhánh của công ty và các kiến thức đã được học trong trường em đã chọn đề tài cho chuyên đề của mình: “Một số giải pháp Marketing-Mix nhằm mở rộng thị trường của công ty TNHH dược phẩm ICA Phacmarceuticals - Chi nhánh Hà Nội“
Do thời gian thực tập và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế vì vậy chuyên đề thực tập không tránh khói những thiếu sót. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Minh Đạo và các anh chị trong phòng kinh doanh của công ty cùng các phòng ban chức năng khác chuyên đề của em đã được hoàn thành. Em mong được sự góp ý , giúp đỡ để chuyên đề của em hoàn thiện hơn .
60 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp Marketing-Mix nhằm mở rộng thị trường của công ty TNHH dược phẩm ICA Phacmarceuticals - Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ khi nhà nước ta quyết định chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã đưa lại vận hội mới cho các doanh nghiệp đồng thời cũng đặt các doanh nghiệp này vào bối cảnh cạnh tranh gay gắt .Có không ít các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ kéo dài và phải quyết định giải thể, phá sán hoặc sát nhập, Bất kỳ một nhà kinh doanh nào trong thời đại ngày nay muốn chiến thắng trên thường trường, đều vạch cho mình một kế hoạch chiến lược cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi quyết định làm một việc gì đó, cũng như chuẩn bị sẵn sàng các tình huống, điều kiện đối phó với sự biến động của môi trường kinh doanh, xu thế biến đổi chung của thế giới
Ngày nay xu thế toàn cầu hoá ngày càng mở rộng, nền kinh tế ngày càng phát triển với những máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại được chuyển giao giữa các nước, từ nước phát triển đến các nước đang phát triển và kém phát triển, thì người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn cầu kỳ hơn trước, nhiều mặt hàng phong phú hơn. Họ có thể bị hấp dẫn bởi thứ hàng hoá nào đáp ứng nhu cầu và mong muốn của mình. Và họ sẽ mua hàng hoá căn cứ vào nhận thức của họ. Vì thế những công ty chiến thắng là những công ty thoả mãn đầy đủ nhất và thực sự làm vui lòng những khách hàng mục tiêu của mình, coi khách hàng là những thượng đế để phục vụ. Các công ty ấy ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của Marketing và xem Marketing là một triết lý của toàn công ty chứ không phải là một chức năng riêng biệt. Những công ty này đều lấy thị trường làm trung tâm và hướng theo khách hàng chứ không phải lấy Sản phẩm làm trung tâm hay hướng theo chi phí
Công ty TNHH dược phẩm ICA Phacmarceuticals trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã vượt lên được những khó khăn thử thách và đến nay công ty đã làm ăn có lãi, sản phẳm của công ty đã được nhiều người biết đến, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng . Từ năm 2000 cho đến nay tuy không phải là dài nhưng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn ổn định và phát triển không ngừng. Không hài lòng vơí những gì đã đạt được, ngược lại công ty luôn tìm tòi , nghiên cứu để đưa ra nhiều biện pháp để mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình .
Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại chi nhánh của công ty và các kiến thức đã được học trong trường em đã chọn đề tài cho chuyên đề của mình: “Một số giải pháp Marketing-Mix nhằm mở rộng thị trường của công ty TNHH dược phẩm ICA Phacmarceuticals - Chi nhánh Hà Nội“
Do thời gian thực tập và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế vì vậy chuyên đề thực tập không tránh khói những thiếu sót. Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Minh Đạo và các anh chị trong phòng kinh doanh của công ty cùng các phòng ban chức năng khác chuyên đề của em đã được hoàn thành. Em mong được sự góp ý , giúp đỡ để chuyên đề của em hoàn thiện hơn .
Em xin chân thành cẩm ơn
CHƯƠNG I:
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM VIỆT NAM
Trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì lĩnh vực sản xuất kinh doanh dược phẩm là phức tạp nhất. Bởi nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người. Nó là loại hàng hoá thuộc dạng đặc biệt. Chính vì vậy sự điều tiết của nhà nước là rất quan trọng. Song nước ta còn là một nước thuộc dạng nghèo nàn của thế giới nên công tác sản xuất và kinh doanh thuốc còn gặp nhiều khó khăn. Ngành dược chỉ cung ứng được 30% nhu cầu còn đâu là do thuốc nhập khẩu. Chính vì vậy nhà nước rất khó khăn trong việc kiểm soát giá cả. Do vậy giá cả thuốc tân dược tăng liên tục, tăng ngang chỉ số giá tiêu dùng gây khó khăn cho người dân.
Trong khi đó tâm lý “sính ngoại” của người dân cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đối với thị trường thuốc nội. Tâm lý này đã ăn sâu vào tiềm thức của đại đa số dân chúng, nhiều người nghĩ rằng thuốc ngoại thì hơn hẳn thuốc nội về mặt chất lượng. Do đó giá thuốc ngoại cao hơn nhiều lần so với thuốc sản xuất trong nước nhưng họ vẫn có thể chấp nhận. Và nhiều người quan niệm rằng “đắt sắt ra miếng” có dùng thuốc ngoại thì mới tốt, mới khỏi bệnh nên đắt mấy họ cũng cố gắng mua. Chính ví vậy họ đã góp phần trong việc các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất thuốc tăng giá.
Trên thị trường hiện nay người dân có thể dễ dàng mua thuốc ở mọi nơi thế nhưng sử dụng thuốc gì, như thế nào… lại không thuộc quyền của người sử dụng mà do người kê đơn là thầy thuốc quyết định. Trước đây do lượng thuốc hạn chế không có khả năng lựa chọn nhiều nên họ có gì dùng nấy. Mặt khác sự hiểu biết của người thầy thuốc cũng có hạn. Tâm lý của người bệnh “ có bệnh thì vái tứ phương “, họ hoàn toàn tin tưởng vào chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ vì theo họ thầy thuốc là người có chuyên môn, nghiệp vụ… do đó điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ là hợp lý và tốt nhất. Thế nhưng việc khám bệnh và kê đơn của không ít thầy thuốc gắn lợi ích của mình với các hiệu thuốc trong và ngoài bệnh viện mà quên đi việc sử dụng an toàn và hợp lý. Những bệnh thông thường như cảm, sốt, ho hen… có đơn kê tới 300-500 nghìn đồng còn nhiều bệnh thực sự thì toàn kê các biệt dược đắt tiền. Đó là chưa kể tới tâm lý dùng thuốc ngoại của không ít bác sĩ, dược sĩ. Chính cũng vì lí do đó mà giá thuốc luôn tăng giá
Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và phân phối thuốc vẫn ưu tiên mục tiêu kinh tế chưa quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng, thích kinh doanh thuốc ngoại cùng loại với thuốc nội nhưng đắt hơn nhiều do lãi cao và hoa hồng cao. Vì vậy nhiều khi thực tế ngoài thị trường đã có những dấu hiệu đầu cơ, tích trữ, một số mặt hàng thuốc gây ra hiện tượng khan hiếm giả tạo nhằm lũng đoạn và góp phần đẩy giá thuốc lên cao nhằm trục lợi bất chính của một số công ty nhập khẩu và phân phối.Và cuối cùng phần thua thiệt do người dân và đặc biệt là người bị bệnh hứng chịu trong khi thu nhập của đại đa số dân chúng còn thấp.
Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm ổn định giá nhưng hiện nay thị trường dược Việt Nam vẫn còn nắm vấn đề cần phải bàn và đem ra thảo luận.
I - ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý, nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát giữ ở mức thấp, thu nhập dân cư tăng lên. Thu nhập tăng lên tạo điều kiện cho người dân chăm lo hơn đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của mình. Do đó nhu cầu tiêu dùng thuốc của nhân dân tăng lên rõ rệt .So với các nước trên thế giới thì đây chỉ là con số rất nhỏ, nhưng với sự tăng lên đều đặn hàng năm của thu nhập đã hứa hẹn một sức tiêu dùng thuốc rất lớn mà các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng cần định hướng để khai thác thị trường tiềm năng này.
Sau đây là số liệu phản ánh tiền thuốc bình quân đầu người và thu nhập quốc dân bình quân đầu người qua các năm:
Bảng 1: Tiền thuốc và thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam
Năm
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Tiền thuốc bình quânđầu người/năm (USD)
5,6
5,9
7,6
Tỷ lệ gia tăng (%)
17,86
15,38
GDP bình quân đầu người/năm (1000 đ VN)
5,825
6,433
7,25
Tỷ lệ gia tăng (%)
10,44
11,92
Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam
Rõ ràng, nhu cầu tiêu dùng thuốc ở Việt Nam đang ngày một tăng lên là điều không thể phủ nhận. Nhưng so với các khu vực trên thế giới thì tiền thuốc bình quân đầu người/năm ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Cụ thể như: tiền thuốc bình quân đầu người của Việt nam chỉ bằng 1,24% so với các nước Bắc Mỹ và 2,26% so với các nước Tây Âu . Do đó ngành dược phấn đấu đến năm 2005, tiền thuốc bình quân đầu người tương đương 8-10 USD/năm và tăng lên 12-15USD/năm vào năm 2010.
Việc gia tăng tiền thuốc do nhiều nguyên nhân:
Khả năng cung ứng thuốc ngày càng dồi dào
Thay đổi cơ cấu thuốc và dạng bào chế (Cùng tác dụng song cơ cấu hàng giá cao nhiều hơn)
Do sự biến động về giá thuốc trong cơ chế thị trường
Do thu nhập của dân cư tăng lên
Do sự phụ thuộc vào tỷ giá giữa VND và USD...
Việt Nam là một nước kinh tế đang phát triển. Xét về GDP, Việt Nam đứng hàng thứ 133/174 nước trên thế giới và nằm trong diện 1,5 tỷ người nghèo của thế giới (thu nhập dưới 1,5 USD/người/ngày). Do đó ngành y tế Việt Nam gặp không ít khó khăn nhất là về kinh phí hoạt động. Trong 4 năm trở lại đây (2001-2004), ngân sách Nhà nước đầu tư cho ngành y tế đều dưới 1,5% GDP (so với Malaysia là 5,5% GDP, Cuba 8% GDP), tính bình quân đầu người chỉ đạt 4,5 USD/năm về chi cho y tế trong khi đó thuốc bình quân/người/năm đã đạt tới 7,6 USD (năm 2004) chứng tỏ người dân phải bỏ tiền túi khá nhiều để mua thuốc phòng và chữa bệnh. TheoThông tin thương mại chuyên ngành DƯỢC PHẨM & TRANG THIẾT BỊ Y TẾ tháng 01/2005 thì tiền thuốc Nhà nước chỉ chi xấp xỉ 0,67 USD/người/năm, chiếm tỷ lệ 22% so với số chi trên7,6 USD).
Do phần lớn tiền thuốc người dân phải tự chi nên dẫn đến sự chênh lệch khá lớn trong chi tiêu về thuốc giữa các vùng do phụ thuộc vào mức thu nhập của từng địa phương. Theo ước tính của một số chuyên gia thì tiền thuốc bình quân/ người/năm:
Khu vực đồng bằng: 2-4 USD
Khu vực đô thị: 5-12 USD
Hà Nội: 8-10 USD
Thành phố Hồ Chí Minh: 17-18 USD
Khu vực miền núi phía Bắc: 0,5-1,5 USD
Qua số liệu điều tra của tổng công ty dược thì tiền thuốc/người/năm ở Cao Bằng chỉ đạt 6.100 đồng, trong khi đó ở Hà Nội là 120.000 đồng, ở thành phố Hồ Chí Minh là 197.000 đồng gấp 1,64 lần và 32,3 lần so với Cao Bằng. Điều này dẫn đến một thực trạng là ở những vùng đông dân trên cùng một địa bàn có rất nhiều người bán thuốc, trái lại ở những khu vực dân cư thưa thớt (vùng sâu, vùng xa...) thì lại ít có những điểm bán thuốc. Ta có thể thấy rõ điều này qua những con số thống kê trên Tạp chí dược học số 4/2003 như sau: Chỉ tính riêng hệ thống phân phối thuốc tư nhân thì thành phố Hà Nội có hơn 60 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm, 1342 nhà thuốc; thành phố Hồ Chí Minh có hơn 100 doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, 2048 nhà thuốc; trong khi đó Lai Châu chỉ có 4 nhà thuốc.
Tóm lại, nhu cầu tiêu dùng thuốc ở Việt Nam đang có sự gia tăng nhưng chưa có “bình đẳng” về dùng thuốc của người dân giữa các vùng
Bên cạnh đó, sự gia tăng dân số cũng là một yếu tố làm cho nhu cầu tiêu dùng thuốc tăng lên. Tốc độ gia tăng dân số bình quân khoảng 2%/năm đã đưa dân số nước ta từ xấp xỉ 70 triệu người (đầu thập niên 90) lên đến 77,78 triệu người (năm 2001) và dự báo đến năm 2010 Việt Nam sẽ có công dân thứ 100 triệu.
Đây quả là một thị trường rộng lớn để các doanh nghiệp dược phẩm nói chung và công ty ICA nói riêng mở rộng thị trường và phát triển thị trường tiêu thụ của mình. Bởi vì dân số càng lớn thì số người sử dụng thuốc càng nhiều, dung lượng thị trường mà công ty có thể đạt đến càng lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty càng dễ dàng hơn. Nói cách khác là có nhiều cơ hội hấp dẫn hơn cho công ty trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường
Cùng với qui mô dân số thì đặc điểm của dân cư (như: tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình, các lớp người già trẻ, mật độ dân số...) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Cụ thể là càng về già thì sức khỏe của con người càng yếu và có một số loại bệnh thường sinh ra lúc tuổi già như bệnh mắt kém, đau lưng, chân tay run,... Do đó mà số lượng và chủng loại thuốc người ta sử dụng càng nhiều lên. Các lứa tuổi khác nhau thì loại thuốc, liều lượng sử dụng cũng khác nhau. Có những loại thuốc không được dùng cho trẻ em dưới độ tuổi nhất định. Người già thường có xu hướng dùng nhiều thuốc bổ hơn các lứa tuổi khác.
Ngoài ra thói quen lạm dụng thuốc của người dân đặc biệt là thuốc bổ và sự thiếu hiểu biết trong việc sử dụng thuốc cũng là một nhân tố làm cho nhu cầu sử dụng thuốc tăng lên nhanh chóng. Đây cũng là một cơ hội mà các công ty dược phẩm có thể tận dụng khai thác.
Tóm lại, tất cả những đặc điểm trên, từ thu nhập cho đến dân số và xu hướng vận động của dân số... đều ảnh hưởng tích cực đến hoạt động tiêu thụ và mở rộng thị trường của công ty
Tình hình cung
Bước sang cơ chế thị trường, giống như nhiều ngành kinh tế khác, ngành Dược cũng phát triển hết sức sôi động, tốc độ tăng qui mô rất nhanh. Cùng với những công ty dược trung ương truyền thống, nhiều công ty dược địa phương ra đời, các công ty kinh doanh cũng tham gia sản xuất, các viện nghiên cứu cũng vào cuộc đã tạo nên một thị trườngthuốc phong phú, đa dạng, cơ bản, đáp ứng được nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh của người dân. Do đó chấp nhận và thắng trong cạnh tranh là điều bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp.
1-Sản xuất trong nước
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia sản xuất và kinh doanh thuốc, số lượng này vẫn tăng đều đặn hàng năm làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mở rộng thị trường sản phẩm của công ty ICA
Bảng 2: Số lượng các doanh nghiệp dược từ năm 2001-2004
Loại hình doanh nghiệp
Số lượng qua các năm
Tỷ lệ gia tăng(%)2004/2001
2001
2002
2003
2004
Doanh nghiệp trung ương
17
18
18
19
111,7
Công ty, xí nghiệpdược địa phương
118
126
132
126
106.7
Dự án đầu tư đã được cấp giấy phép
18
20
22
24
133,3
Doanh nghiệp tư nhân, cty TNHH, cty CP
170
170
168
245
144,1
Tổng
323
334
340
414
128,2
Nguồn: Niên giám thống kê y tế hàng năm
Vậy mà hiện nay nguồn thuốc sản xuất trong nước cũng mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu tiêu dùng thuốc của nhân dân. Hơn nữa, cơ số thuốc tự sản xuất thuốc còn thấp, chủ yếu là những loại thuốc thông thường, rẻ tiền, thị trường các loại thuốc đặc trị còn bỏ ngỏ gây thất thu lớn, đồng thời đẩy cường độ cạnh tranh các loại thuốc thông thường lên cao, dẫn đến tình trạng dẫm đạp lên nhau của các đơn vị trong nước để cho hàng ngoại “tự tung tự tác”.
Khảo sát phân loại các nguồn thuốc nội cung ứng trên thị trường ta có thể chia thành những loại sau:
1.1-Nhóm các doanh nghiệp dược phẩm trung ương:
Đây là những đơn vị truyền thống, có thời gian phát triển khá lâu, đã từng trải qua giai đoạn nền kinh tế bao cấp trì trệ. Các công ty này trước đây chỉ sản xuất, lĩnh vực kinh doanh rất yếu. Tuy nhiên sau này, hai lĩnh vực đã được cân bằng nhằm tạo nguồn lực cho kết quả sản xuất. Phần lớn sản lượng thuốc trên thị trường thuốc nội hiện nay đều do nhóm này cung cấp. Sau đây là doanh thu tiêu thụ của một số doanh nghiệp dược phẩm trung ương tiêu biểu:
Bảng 3: Doanh thu của một số doanh nghiệp dược phẩm trung ương từ năm 2002-2004
STT
Doanh nghiệp
Doanh thu (triệu đồng)
2002
2003
2004
1
XN dược phẩm TƯ 1
105.000
102.000
102.000
2
XN dược phẩm TƯ 2
85.000
77.000
70.000
5
XN dược phẩm TƯ 5
41.800
47.700
61.000
6
XN dược phẩm TƯ 24
115.000
145.000
172.000
7
XN dược phẩm TƯ 25
60.000
58.000
85.000
Nguồn: Báo cáo của Tổng công ty dược Việt Nam
Từ số liệu trên cho thấy: Chỉ riêng những đơn vị sản xuất thuộc khối doanh nghiệp trung ương thôi cũng là những “rào cản” lớn đối với công ty dược phẩm ICA trong việc mở rộng và phát triển thị trường.
1.2- Nhóm các doanh nghiệp địa phương:
Đây là những doanh nghiệp được ra đời với mục đích cân đối nhu cầu của địa phương, nhưng với cơ chế tự do buôn bán của Nhà nước ngày nay họ đã và đang vươn ra chiếm lĩnh thị trường rộng khắp cả nước, đẩy cường độ cạnh tranh lên rất cao.
Nhóm các công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh với nước ngoài:
Đây là những đơn vị mới trong ngành nhưng tỏ ra rất mạnh, các sản phẩm của họ thật sự có nhiều ưu việt so với hàng nội nhưng giá cả sản phẩm thì rất cao, mặc dù vậy họ vẫn có rất ít đối thủ cạnh tranh.
Một số hãng tiêu biểu như: Phône-Poulenc Rores, Sanofi Pharma Việt Nam, công ty TNHH dược phẩm Hisamilsu Việt Nam, công ty TNHH Novartis Việt Nam. Các đơn vị này chủ yếu là kinh doanh phân phối thuốc, với thế mạnh về hoạt động quảng cáo tiếp thị, hỗ trợ thương mại rất mạnh, sản phẩm của họ giá cao nhưng vẫn được tiêu thụ mạnh.
1.4- Sức ép của sản phẩm thay thế
Việc lạm dụng thuốc tân dược là một vấn đáng lo ngại, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, tiền bạc của người bệnh mà còn gây nhiều hậu quả đáng tiếc về sau. Chính vì vậy trong nhiều năm qua Bộ y tế đã đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông về “Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý” nhằm đưa kiến thức y dược đến đại bộ phận dân cư. Xuất phát từ cơ sở đó cộng với trình độ dân trí ngày một nâng cao mà quan niệm dùng thuốc của nhân dân đã có nhiều thay đổi. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc tân dược ngày càng được khuyến khích như: Xoa bóp, châm cứu, tập dưỡng sinh, dùng thuốc y học dân tộc. Đây chính là những sản phẩm thay thế của thuốc tân dược. Bởi vì thuốc tân dược hiện được khuyến cáo là con dao hai lưỡi, nó luôn có tác dụng phụ không tốt cho sức khoẻ. Xu thế dùng phương pháp tập luyện và sử dụng những bài thuốc y học cổ truyền đang dần thay thế thuốc tân dược trong việc điều trị bệnh thông thường, thậm chí cả những bệnh nan y. Như vậy, các đơn vị sản xuất thuốc tân dược hiện nay và công ty dược phẩm ICA nói riêng cũng phải tính đến tình huống này.
2- Thuốc trôi nổi trên thi trường.
Hiện nay nước ta chưa có Bộ Luật dược, hệ thống văn bản pháp qui về dược vẫn đang từng bước được hoàn thiện. Do đó sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót, bất hợp lý trong những văn bản pháp qui đó. Nhiều khi sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành cũng là những cản trở lớn cho sự phát triển của các đơn vị. Trong đó phải kể đến việc quản lý chất lượng thuốc trên thị trường vẫn còn nhiều bất cập khiến cho nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng, vẫn ngang nhiên được bán trên thị trường. Đây là vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với các nhà quản lý dược Việt Nam. Bởi vì thuốc giả mạo đã, đang và sẽ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng, gây ra những tổn thất về tiền bạc cho người tiêu dùng cũng như những thiệt hại to lớn về tài chính và uy tín của những nhà sản xuất thuốc chân chính. Bên cạnh đó, do công tác quản lý Nhà nước còn nhiều “lỗ hổng” nên thuốc nhập lậu vẫn tràn vào nước ta bằng các con đường khác nhau đã gây không ít khó khăn cho các đơn vị sản xuất dược phẩm.
3- Thuốc nhập khẩu
Nguồn thuốc nhập khẩu chiếm 65% tổng giá trị tiền sử dụng thuốc ở Việt Nam. Doanh số cung ứng thuốc vào Việt nam tập trung vào 10 nước phân phối nhiều nhất cho Việt Nam là: Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thuỵ Sĩ, Thái Lan, Anh, Đức, Mỹ, Hồng Kông…và được phân phối qua một số doanh nghiệp phân phối lớn như Zuelling pharma Singapore, Dietlem- Thuỵ Sỹ, Mega product- Thái Lan với doanh số 120 triệu USD (2003), chiếm 30% giá trị thuốc thành phẩm
Bảng 4: Tình hình nhập khẩu thuốc từ năm 2002- 2004
Chỉ tiêu
Năm
2002
2003
2004
Tỷ trọng thuốc NKTP(%)
69
68
65
Tỷ trọng sản xuất trong nước(%)
31
33
35
(Nguồn thông tin thương mại: 21/02/05)
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦACÔNG TY DƯỢC PHẨM ICA PHACMARCEUTICALS
I. Tình hình chung của công ty
Khái quát về công ty
Công ty dược phẩm ICA Phacmarceuticals (có tên giao dịch quốc tế là ICA Phacmarceuticals ) nằm tại lô số10, Đường số 5 Khu Công nghiệp Việt Nam- Singapore, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Đây là một doanh nghiệp tư nhân với 100% vốn Việt Nam, được sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh bình Dương cấp giấy phép kinh doanh ngày 06/04/2000 chuyên sản xuất các loại dược phẩm phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho con người.
Là một doanh nghiệp tư nhân hoạch toán độc lập nên có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Nhưng không phải vì vậy mà công ty chỉ chạy theo lợi nhuận, trái lại công ty luôn đảm bảo đúng qui trình công nghệ và chất lượng thuốc vì thuốc là một mặt hàng đặc biệt để phòng và chữa bệnh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của con người.
Gần 5 năm xây dựng và phát triển, công ty dược phẩm ICA đã trải qua nhiều bước thăng trầm cùng với những thăng trầm của đất nước. Từ những ngày đầu thành lập với máy móc thiết bị hiện đại nhưng nhân lực chưa được đào tạo bài bản nhưng toàn bộ CBCNV của công ty đẫ cố gắng hết sức mình hoàn thành kế hoạch do Ban lãnh đạo công ty giao và hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước
Với mục tiêu tạo đủ việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, vượt qua khó khăn trong nền kinh tế thị trường.Từ tháng 08/2001 c