Cơ cấu bệnh tật ở người cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các bệnh thường gặp ở người cao tuổi điều trị nội trú bệnh viện. Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang. Kết quả: Người cao tuổi mắc trung bình khoảng 2,7 bệnh, càng cao tuổi càng mắc nhiều bệnh (p <0,001). Bệnh nội khoa chiếm 86,4%, bệnh ngoại khoa chiếm 13,6%. Mười bệnh thường gặp là tăng huyết áp (57,4%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (23,7%), đái tháo đường (19,9%), bệnh lý xương khớp (11,1%), tai biến mạch máu não (10,4%), ung thư (10%), viêm phổi (8,6%), viêm loét dạ dày‐tá tràng (7,3%), bệnh thận mạn (6,2%) và bướu lành tiền liệt tuyến (5,1%). Mười bệnh chính là lý do khiến người bệnh nhập viện là tăng huyết áp (10,8%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (9,4%), viêm phế quản cấp (6,0%), suy tim (4,8%), tai biến mạch máu não (4,4%), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (4,2%), rối loạn tiền đình (3,5%), đục thủy tinh thể (3,4%), tiêu chảy nhiễm trùng (2,9%) và viêm dạ dày (2,8%). Các bệnh thường đi kèm: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ, di chứng tai biến mạch máu não, bệnh lý xương‐khớp, bệnh thận mạn, bướu lành tiền liệt tuyến, viêm dạ dày, rối loạn nhịp tim và rối loạn chuyển hóa lipid. Các bệnh có phẫu thuật thường gặp là ung thư (41%), đục thủy tinh thể (18%), chấn thương (11%), bướu lành tiền liệt tuyến (7%) và viêm ruột thừa (3%). Kết luận: Người cao tuổi mắc trung bình khoảng 2,7 bệnh, càng cao tuổi càng mắc nhiều bệnh. Những bệnh thường gặp ở bệnh nhân nội trú là tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch máu não, bệnh lý xương khớp, ung thư, viêm phổi. Bệnh có phẫu thuật thường gặp là ung thư, đục thủy tinh thể, chấn thương, bướu lành tiền liệt tuyến và viêm ruột thừa.

pdf5 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cơ cấu bệnh tật ở người cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 136 CƠ CẤU BỆNH TẬT Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ   TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP. HCM  Phùng Hoàng Đạo*, Nguyễn Văn Trí**  TÓM TẮT  Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các bệnh thường gặp ở người cao tuổi điều trị nội trú bệnh viện.  Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang.  Kết quả: Người cao tuổi mắc trung bình khoảng 2,7 bệnh, càng cao tuổi càng mắc nhiều bệnh (p <0,001).  Bệnh nội khoa chiếm 86,4%, bệnh ngoại khoa chiếm 13,6%. Mười bệnh thường gặp là tăng huyết áp (57,4%),  bệnh tim thiếu máu cục bộ (23,7%), đái tháo đường (19,9%), bệnh lý xương khớp (11,1%), tai biến mạch máu  não (10,4%), ung thư (10%), viêm phổi (8,6%), viêm  loét dạ dày‐tá tràng (7,3%), bệnh thận mạn (6,2%) và  bướu  lành  tiền  liệt  tuyến  (5,1%). Mười  bệnh  chính  là  lý  do  khiến người  bệnh nhập  viện  là  tăng  huyết  áp  (10,8%), bệnh tim thiếu máu cục bộ (9,4%), viêm phế quản cấp (6,0%), suy tim (4,8%), tai biến mạch máu não  (4,4%), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) (4,2%), rối loạn tiền đình (3,5%), đục thủy tinh thể (3,4%), tiêu  chảy nhiễm trùng (2,9%) và viêm dạ dày (2,8%). Các bệnh thường đi kèm: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh  tim thiếu máu cục bộ, di chứng tai biến mạch máu não, bệnh lý xương‐khớp, bệnh thận mạn, bướu lành tiền liệt  tuyến, viêm dạ dày, rối loạn nhịp tim và rối loạn chuyển hóa lipid. Các bệnh có phẫu thuật thường gặp là ung  thư (41%), đục thủy tinh thể (18%), chấn thương (11%), bướu  lành tiền  liệt tuyến (7%) và viêm ruột thừa  (3%).  Kết  luận: Người cao tuổi mắc trung bình khoảng 2,7 bệnh, càng cao tuổi càng mắc nhiều bệnh. Những  bệnh thường gặp ở bệnh nhân nội trú là tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ, tai biến mạch  máu não, bệnh lý xương khớp, ung thư, viêm phổi. Bệnh có phẫu thuật thường gặp là ung thư, đục thủy tinh  thể, chấn thương, bướu lành tiền liệt tuyến và viêm ruột thừa.  Từ khóa: người cao tuổi (NCT), mô hình bệnh tật.  ABSTRACT  THE MORBIDITY PATTERNS OF HOSPITALIZED ELDERLY INPATIENTS AT THONG NHAT  HOSPITAL‐ HCM CITY  Phung Hoang Dao, Nguyen Van Tri  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013: 136 ‐ 140  Objective: To determine the prevalence of common diseases in the elderly inpatient, the essential diseases,  comorbidities, surgical diseases and the ratio internal‐surgical patients.  Subjects  and methods: A  descriptive,  cross‐sectional  study  on  1000  hospitalized  elderly  inpatients  at  Thong Nhat hospital‐HCM city.   Result: Elderly patients with an average of 2.7 diseases,  it  is as old as  suffering  from many diseases  (p  <0.001). Medical  conditions  accounted  for  86.4%  vs.  13.6%  surgical  patients. Ten  common  diseases  in  the  elderly were  hypertension  (57.4%), myocardial  ischemia  (23.7%),  diabetes mellitus  (19.9%),  bone  and  joint  diseases  (11.1%),  stroke  (10.4%),  cancer  (10%),  pneumonia  (8.6%),  gastro‐duodenal  disease  (7.3%),  chronic  kidney  disease  (6.2%)  and  begnin  prostatic  hyperplasia  (5.1%). Ten  leading  reasons  of  hospitalization were  hypertension (10.8%), myocardial ischemia (9.4%), acute bronchitis (6.0%), heart failure (4.8%), strokes (4.4%),  * Khoa Cấp cứu Bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh, ** Bộ môn Lão khoa‐ ĐHYDược TpHCM.  Tác giả liên lạc: BSCK2. Phùng Hoàng Đạo, ĐT: 0903.979739, Email: bshoangdao@yahoo.com   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  137 chronic obstructive pulmonary disease (COPD) (4.2%), vestibular disorders (3.5%), cataract (3.4%), infectious  diarrhea  (2.9%)  and  gastro‐duodenal  disease  (2.8%).  Common  comorbid  diseases:  hypertension,  diabetes,  myocardial  ischemia,  strokes  sequelae, bone‐joint disease,  chronic kidney disease, begnin prostatic hyperplasia,  gastritis,  arrhythmias  and  disorders  of  lipid metabolism. Common  surgical  disease  is  cancer  (41%),  cataract  (18%), trauma (11%), begnin prostatic hyperplasia (7%) and appendicitis (3%).  Conclusion: By the ageing process, they suffered from many chronic diseases, mainly myocardial ischemia,  diabetes, strokes, bone and joint diseases, cancer, pneumonia. Common surgical diseases were cancer, cataracts,  trauma, prostate benign tumor and appendicitis.  Keyword: older patient, patterns of morbidity.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Sự phát  triển kinh  tế  ‐  xã hội và khoa học  công nghệ đã  tạo nên những  tác động  tích cực  cho đời sống con người. Y học cũng đã có những  tiến bộ vượt bậc giúp cho việc chẩn đoán, điều  trị và dự phòng bệnh  tật có hiệu quả hơn, kéo  dài tuổi thọ của con người. Tuổi thọ tăng lên là  một thành tựa to lớn của lĩnh vực chăm sóc sức  khỏe cộng đồng và kết quả của sự phát triển của  xã  hội.  Tuy  nhiên,  tuổi  thọ  tăng  cao  cũng  là  thách thức cho xã hội khi phải chăm sóc cho đối  tượng dễ  bị  tổn  thương  này  trong  khi  đó  khả  năng  lao  động  đã  giảm  sút.  Thật  không may  mắn cho các quốc gia đang phát triển khi tốc độ  già hóa lại vượt tốc độ phát triển kinh tế ‐ xã hội  của họ. Điều này làm cho những quốc gia đang  phát  triển  trở nên già  trước khi giàu  trong khi  những nước công nghiệp  thì họ kịp giàu  trong  khi đang già hóa.  Mô hình bệnh  tật giúp chúng  ta có  thể xác  định  được  các  bệnh  phổ  biến  nhất,  các  bệnh  thường gặp nhất, giúp cho định hướng  lâu dài  về kế hoạch phòng  chống bệnh  tật  trong  từng  khu vực cụ thể. Thực chất đó  là khả năng đảm  bảo phục vụ chăm  sóc người bệnh, vì có phân  loại chẩn đoán đúng mới có  thể điều  trị  đúng,  tiên lượng đúng và có hiệu quả kinh tế cao, nhờ  đó  làm giảm đi  tỷ  lệ  tử vong,  tiết kiệm chi phí  thuốc và các phương tiện khác.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tương nghiên cứu  Tiêu chuẩn lựa chọn  Chọn những bệnh nhân cao tuổi (≥ 60), điều  trị nội trú bệnh viện Thống Nhất‐thành phố Hồ  Chí  Minh  trong  khoảng  thời  gian  từ  ngày  01.6.2010 đến 31.5.2011 tại tất cả các khoa.  Tiêu chuẩn loại trừ  Loại trừ những trường hợp có thời gian nằm  viện ≤ 24 giờ, bệnh được điều trị ở khoa y học cổ  truyền.  Phương pháp nghiên cứu  Mô tả, cắt ngang, phân tích.  Phương pháp tiến hành  Nghiên cứu điều tra trực tiếp qua hồ sơ bệnh  án,  các  báo  cáo  thống  kê  tại Bệnh  viện Thống  Nhất‐thành phố Hồ Chí Minh.  Các  biến  số  cần  thu  thập:  tuổi,  giới,  ngày  nhập  viện,  ngày  xuất  viện,  bệnh  chính,  bệnh  kèm  theo,  số  thuốc  được  chỉ  định  trung  bình  mỗi ngày,  thuốc được chỉ định  trong quá  trình  nằm viện.  Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.  KẾT QUẢ  Trong  thời gian một năm,  từ 01.6.2010  đến  31.5.2011, tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị  nội trú tại bệnh viện Thống Nhất‐thành phố Hồ  Chí Minh  là 32.207 BN,  trong  đó  có 13.688 BN  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 138 cao tuổi, chiếm  tỉ  lệ 42,5%. Kết quả nghiên cứu  phân tích với 1000 bệnh nhân cao tuổi được lựa  chọn ngẫu nhiên.  Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu  Bảng 1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu  Đặc điểm Kết quả TB +/- ĐLC, n (%) Tuổi trung bình 74,9 ± 7,6 Giới Nam 633 (63,3) Nữ 367 (36,7) Ngày nằm viện 15,3 ± 13,7 Nhóm tuổi 60-69 260 (26,0) 70-79 448 (44,8) ≥ 80 292 (29,2) Bệnh nội khoa 864 (86,4) Bệnh ngoại khoa 136 (13,6) Mười bệnh chính thường gặp là lý do nhập  viện của người bệnh  Bảng 2. Mười bệnh chính thường gặp là lý do nhập  viện  Bệnh chính Kết quả n (%) 1 Tăng huyết áp 108 (10,8) 2 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 94 (9,4) 3 Viêm phế quản cấp 60 (6,0) 4 Suy tim 48 (4,8) 5 Tai biến mạch máu não 44 (4,4) 6 COPD 42 (4,2) 7 Rối loạn tiền đình 35 (3,5) 8 Đục thủy tinh thể 34 (3,4) 9 Tiêu chảy nhiễm trùng 29 (2,9) 10 Viêm dạ dày 28 (2,8) Mười bệnh kèm theo thường gặp  Bảng 3. Mười bệnh kèm theo thường gặp  Bệnh Kết quả n (%) 1 Tăng huyết áp 424 (42,4) 2 Đái tháo đường 244 (24,4) 3 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 194 (19,4) 4 Di chứng TBMMN 67 (6,7) 5 Bệnh lý xương khớp 60 (6,0) 6 Bệnh thận mạn 52 (5,2) 7 Bướu lành tiền liệt tuyến 51 (5,1) 8 Viêm dạ dày 47 (4,7) 9 Rối loạn nhịp tim 37 (3,7) 10 Rối loạn chuyển hóa lipid 34 (3,4) Mười bệnh thường gặp ở người có tuổi  Bảng 4. Mười bệnh thường gặp  Bệnh Kết quả n (%) 1 Tăng huyết áp 574 (57,4) 2 Đái tháo đường 237 (23,7) 3 Bệnh tim thiếu máu cục bộ 199 (19,9) 4 Bệnh lý xương khớp 111 (11,1) 5 Tai biến mạch máu não 104 (10,4) 6 Ung thư 100 (10,0) 7 Viêm phổi 86 (8,6) 8 Viêm loét dạ dày-tá tràng 73 (7,3) 9 Bệnh thận mạn 62 (6,2) 10 10Bướu lành tiền liệt tuyến 51 (5,1) Số bệnh phối hợp theo nhóm tuổi  Bảng 5. Số bệnh phối hợp theo nhóm tuổi  Nhóm tuổi Số bệnh trung bình p 60-69 2,4 ± 1,0 < 0,001 70-79 2,6 ± 1,1 ≥ 80 2,9 ± 1,0 Bệnh ngoại khoa có phẫu thuật thường gặp  Bảng 6. Bệnh ngoại khoa có phẫu thuật thường gặp  Bệnh có phẫu thuật thường gặp Kết quả n=136 (%) Ung thư 56 (41) Đục thủy tinh thể 25 (18) Chấn thương 15 (15) Bướu lành tiền liệt tuyến 10 (7) Viêm ruột thừa 4 (3) Số bệnh nội khoa kèm  trên bệnh nhân có  phẫu thuật  Bảng 7. Số bệnh nội khoa kèm theo trên bệnh nhân có  phẫu thuật  Số bệnh nội khoa kèm theo Kết quả n=136 (%) 0 55 (40,4) 1 37 (27,2) 2 36 (26,5) 3 6 (4,4) > = 4 21 (15) Các bệnh nội khoa kèm trên bệnh nhân có  phẫu thuật  Bảng 8. Các bệnh nội khoa kèm theo trên bệnh nhân  có phẫu thuật  Số bệnh nội khoa kèm theo Kết quả n=136 (%) Tăng huyết áp 43 (31,6) Đái tháo đường 19 (14) Bênh tim thiếu máu cục bộ 12 (8,8) Viêm dạ dày 7 (5,1) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  139 Số bệnh nội khoa kèm theo Kết quả n=136 (%) Di chứng TBMMN 6 (4,4) BÀN LUẬN  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  người  có  tuổi chiếm tỉ lệ 42,5% cao hơn so với các tác giả  Trịnh Thị Bích Hà(7), Trần Văn Thanh Phong(6) và  Nguyễn Thành Danh(3)  lần  lượt  là 37,7%, 35,4%  và 34,4%. Tỷ lệ nam giới chiếm đa số (63,3%), nữ  chiếm 36,7% (bảng 1), tương đương với Nguyễn  Thành Danh  (65% và  35%), và  cao hơn  so  với  Trần Văn Thanh Phong (52,3%; 47,7%). Điều này  được giải thích là do đặc điểm bệnh viện Thống  Nhất, bệnh viện điều trị cho cán bộ trung và cao  cấp nghỉ hưu, nên tỷ lệ người cao tuổi nhiều hơn  và nam giới chiếm ưu  thế hơn so với nữ. Theo  tác giả Trần Anh Tuấn(5), cán bộ công chức là nữ  luôn  thấp hơn nam giới,  tổng  số  cán  bộ,  công  chức từ cấp huyện trở lên, công chức nữ chiếm  31,9%, trong đó các cơ quan Nhà nước ở Trung  ương,  công  chức nữ  chiếm  34,5%;  các  cơ quan  Nhà nước  ở  địa phương,  công  chức nữ  chiếm  28,7%; ở cấp xã, công chức nữ chiếm 16,2%.   Tuổi trung bình  là 74,9 ± 7,6, nhóm tuổi 70‐ 79  chiếm  tỉ  lệ  nhiều  nhất  (44,8%),  kế  đến  là  nhóm  tuổi  từ  80  trở  lên  chiếm  29,2%,  và  thấp  nhất là nhóm tuổi 60‐69 (26%) (bảng 1) tương tự  nghiên cứu của Phạm Thắng(4), nhóm 70‐79 tuổi  chiếm  đến  44,4%,  cũng  phù  hợp  với  báo  cáo  năm 2010 của Bộ Y  tế,  tuổi  thọ  trung bình của  người Việt Nam là 72,8 tuổi (nam 70,2 tuổi và nữ  75,6 tuổi).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi,  số  bệnh  trung bình ở nhóm tuổi 60‐69 là 2,4 bệnh, nhóm  70‐79 tuổi là 2,6 bệnh, và nhóm từ 80 tuổi trở lên  mắc trung bình  là 2,9 bệnh (Bảng 3.5). Theo tác  giả Trần Văn Thanh Phong(6), số bệnh trung bình  ở nhóm  tuổi 60‐69  là 1,8 bệnh, 70‐79  tuổi  là 2,1  bệnh và  từ 80  tuổi  trở  lên  là  2,4 bệnh. Tác giả  Harugeri tại Ấn Độ(1) nhận xét số bệnh mà người  cao  tuổi mắc  từ  2‐3 bệnh  chiếm  58,6%,  4 bệnh  chiếm 22,4% và 1 bệnh là 19%. Theo tác giả Hsi‐ Yen Lin(2), người cao tuổi mắc 1 bệnh chiếm tỉ lệ  27,8%, 2 bệnh chiếm 46% và 3 bệnh chiếm 21,2%.  Từ  những  kết  quả  nghiên  cứu  trong  và  ngoài  nước  cho  thấy  đa  số  người  cao  tuổi  có  từ  2‐3  bệnh, và tuổi càng cao càng mắc nhiều bệnh.  Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 10 bệnh  thường gặp là: tăng huyết áp (THA) 57,4%, bệnh  tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) 23,7%, đái tháo  đường (ĐTĐ) 19,9%, bệnh lý xương khớp 11,1%,  tai  biến mạch máu  não  (TBMMN)  10,4%,  ung  thư  10%,  viêm  phổi  8,6%,  viêm  loét dạ dày‐tá  tràng 7,3%, bệnh  thận mạn 6,2% và bướu  lành  tiền liệt tuyến (BLTTL) 5,2% (Bảng 4).  Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Danh ở  bệnh viện Củ Chi năm 2012, những bệnh người  cao  tuổi  thường mắc  là:  THA  41,3%,  viêm  dạ  dày 22%, BTTMCB 15,8%, ĐTĐ 14,2%, TBMMN  9,2%, bệnh lý xương khớp 8,5%, BPTNMT 6,9%,  suy  tim 5,9% và bệnh  thận mạn 5,7%. Theo  tác  giả Trần Văn Thanh Phong nghiên cứu mô hình  bệnh tật tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2011, người  cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người dưới 60  tuổi  ở  các bệnh như: THA  là bệnh  có  tỉ  lệ  cao  nhất 29,8%, ĐTĐ 13%, TMCBCT 9,4%, TBMMN  8,5%, ung thư gan 7,3%, ung thư đại tràng 4,9%  và ung thư phổi 4,0% lần lượt là các bệnh trong  10  bệnh  hàng  đầu  ở  người  cao  tuổi(6).  Theo  nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Hà năm 2011 về  mô hình và đặc điểm bệnh tật ở người cao tuổi  nội  trú Bệnh viện Nhân Dân Gia  Định  (7)  cho  kết quả 10 bệnh thường gặp ở là: THA (40,3%),  BTTMCB (26,7%), bệnh mạch máu não  (17,3%),  ĐTĐ  (14,7%),  viêm  phổi  (12,7%),  BPTNMT  (10,7%), bệnh thực quản‐dạ dày‐tá tràng (6,3%),  suy  tim  (6%), bệnh  thận mạn  (4,7%) và xơ gan  (3,7%).  Như  vậy,  người  cao  tuổi  đều  có  các  bệnh  thường  gặp  như:  THA,  ĐTĐ,  BTTMCB,  TBMMN và ung thư.  Trong nghiên cứu của Michael B(5), bệnh kết  hợp  thường  gặp  là:  THA  (63%),  ĐTĐ  (31%),  bệnh phổi mạn  (27%),  rối  loạn  điện giải  (26%),  thiếu  máu  (19%),  suy  tim  sung  huyết  (14%),  nhược  giáp  (14%),  bệnh mạch máu ngoại  biên  (10%), trầm cảm (8%), bệnh thận mạn (8%). Theo  nghiên cứu của tác giả Lin Hsi‐Yen (2) năm 2008,  bệnh  thường  gặp  ở  người  cao  tuổi  là:  THA  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 140 (24,2%),  BTTMCB  (14,1%),  ĐTĐ  (11,5%),  TBMMN (5,9%), bệnh lý dạ dày ruột (3,9%).  Tác  giả Harugeri  (Ấn  Độ)  (3),  nghiên  cứu  trên  814  bệnh  nhân  cao  tuổi  (≥  60  tuổi)  nhập  viện, thì bệnh THA vẫn đứng hàng đầu (41,5%),  kế  đến  là  bệnh  ĐTĐ  (34%). Kết  quả này  cũng  phù với nghiên cứu của chúng tôi.  Qua kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước  cho  thấy, những bệnh  thường gặp hàng  đầu  ở  người cao tuổi là: THA, BTTMCB, ĐTĐ, bệnh lý  xương  khớp, TBMMN, ung  thư,  viêm phổi  và  bệnh thận mạn.  Có  40,4%  bệnh  nhân  có  phẫu  thuật  không  kèm theo bệnh lý nội khoa, còn lại 59,6% có kèm  ít nhất 1 bệnh và kèm theo tối đa  là 4 bệnh nội  khoa. Những bệnh lý nội khoa thường kèm theo  trên BN có phẫu thuật là: THA 31,6%, ĐTĐ 14%,  BTTMCB  8,8%,  viêm  dạ  dày  5,1%,  di  chứng  TBMMN 4,4% (Bảng 8).  Những bệnh  lý nội khoa  thường kèm  theo  trên BN có phẫu thuật là: THA 18,3%, BTTMCB  4,1%, viêm dạ dày 4,1%, bệnh thận mạn 4,1% và  ĐTĐ  2%. Qua  2  kết  quả  nghiên  cứu  trên  cho  thấy,  những  bệnh  nội  khoa  thường  gặp  trên  bệnh  nhân  có  phẫu  thuật  là:  THA,  BTTMCB,  ĐTĐ, viêm dạ dày và bệnh thận mạn.  KẾT LUẬN  Người  cao  tuổi mắc  trung bình khoảng 2,7  bệnh,  càng  cao  tuổi  càng  mắc  nhiều  bệnh.  Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi điều  trị nội trú bệnh viện là: tăng huyết áp, bệnh tim  thiếu máu cục bộ, đái tháo đường, tai biến mạch  máu não, bệnh  lý  xương khớp, ung  thư,  viêm  phổi.  Bệnh  có  phẫu  thuật  thường  gặp  là:  ung  thư, đục thủy tinh thể, chấn thương, bướu lành  tuyến  tiền  liệt và viêm  ruột  thừa. Những bệnh  nội  khoa  thường  kèm  theo  trên  bệnh  nhân  có  phẫu  thuật  là:  tăng  huyết  áp,  bệnh  tim  thiếu  máu  cục  bộ,  đái  tháo  đường,  viêm  dạ  dày  và  bệnh thận mạn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Harugeri A,  Joseph  J et al  (2010), “Potentially  inappropriate  medication use in elderly patients: A study of prevalence and  predictors in two teaching hospitals”, J Postgrad Med, vol. 56,  pp. 186‐91.  2. Lin HY, et al. (2008), “Association of Potentially Inappropriate  Medication  Use  with  Adverse  Outcomes  in  Ambulatory  Elderly  Patients with  Chronic Diseases”, Drugs Aging,  vol.  25(1), pp. 49‐59.  3. Nguyễn  Thành Danh  (2012),  “Chỉ  định  thuốc  không  thích  hợp  ở NCT nội  trú Bệnh viện Củ Chi năm  2010”, Luận án  chuyên khoa cấp 2, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh.  4. Phạm Thắng (2009), “Mô hình bệnh tật của NCT điều trị tại  viện Lão khoa Quốc gia”, Tạp chí Y học thực hành, tập 666(6),  tr. 41‐44.  5. Trần Anh Tuấn, Vấn đề bình đẳng giới trong quá trình tiếp tục cải  cách  chế  độ  công  vụ,  công  chức,  tại  website  6. Trần Văn Thanh Phong (2011), “Mô hình và đặc điểm Bệnh  tật ở NCT điều trị nội trú Bệnh viện Chợ Rẫy”, Luận văn Thạc  sĩ Y học, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh.   7. Trịnh Thị Bích Hà (2011), “Mô hình và đặc điểm bệnh tật của  người cao tuổi điều trị nội trú Bệnh viện Nhân Dân Gia Định  từ 01/01/2009 đến 31/12/2009”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú  năm 2011, Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh.  8. Rothberg M.B., Penelope S, Liu P.F et al  (2008), “Potentially  Inappropriate  Medication  Use  in  Hospitalized  Elders”,  Journal of Hospital Medicine, vol. 3(2), pp. 95   9. US  National  Centers  for  Disease  Control  and  Prevention  (2000), ʺEpidemiologic studies. Data and statisticsʺ. Available  from:   Ngày nhận bài báo              01‐7‐2013  Ngày phản biện nhận xét bài báo:  10‐7‐2013  Ngày bài báo được đăng:  01‐8‐2013 
Tài liệu liên quan