Đặt vấn đề: Thông khí một phổi (ONE-LUNG ventilation: OLV) hiện nay được chỉ định tương đối
rộng rãi, đặc biệt là trong gây mê phẫu thuật lồng ngực. Người bác sĩ gây mê hồi sức khi thực hiện kĩ thuật
này cần phải nắm chắc các phương cách cải thiện oxy máu. Quá trình OLV, mặc dù chỉ có một phổi thông
khí nhưng cả hai phổi vẫn được tưới máu, như vậy phổi không được thông khí chỉ còn tưới máu, do đó quá
trình hình thành shunt chắc chắn xảy ra và dễ dàng dẫn tới giảm oxy máu (hypoxemia). Đánh giá tình trạng
giảm oxy máu thực sự không khó khăn, chủ yếu dựa vào bão hòa oxy máu qua mạch đập (SpO2) và xét
nghiệm khí máu động mạch. Có nhiều phương cách cải thiện oxy máu: tăng FiO2, sử dụng PEEP cho phổi
thông khí (phổi phụ thuộc - dependent lung), CPAP hoặc Jet ventilation cho phổi không được thông khí (phổi
không phụ thuộc - non dependent lung).
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của CPAP trong thông khí một phổi có giảm oxy máu.
Phương pháp: Tiền cứu – quan sát mô tả.
Kết quả: Có 103 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với 73 nam (70,9%) và 30 nữ (29,1%), tuổi nhỏ
nhất là 16, tuổi lớn nhất là 79, thời gian thông khí một phổi trung bình là 41,25 ± 13,45 phút. Kết quả thông
khí một phổi thành công là 65,1% với SpO2 > 90% và kết quả khí máu động mạch trong giới hạn bình
thường, tỷ lệ thông khí một phổi thất bại là 35% do tình trạng giảm oxy máu. Mức PEEP được điều chỉnh
từ 5 – 10 cmH2O, kết quả thành công là 94,59%, chỉ có hai trường hợp phải sử dụng CPAP-Boussignac.
Kết luận: Giảm oxy máu trong quá trình gây mê thông khí một phổi là một biến chứng thường gặp.
Người làm công tác gây mê phải nắm vững sinh lý bệnh và các phương cách cải thiện oxy máu, PEEP thấp
cho phổi thông khí, phối hợp với CPAP hoặc CPAP-Boussignac cho phổi không thông khí, có thể là những
lựa chọn thích hợp. Kỹ thuật này tương đối an toàn và cải thiện tốt oxy máu.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu CPAP cải thiện oxy máu trong thông khí một phổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 76
CPAP CẢI THIỆN OXY MÁU TRONG THÔNG KHÍ MỘT PHỔI
Phạm Văn Đông*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Thông khí một phổi (ONE-LUNG ventilation: OLV) hiện nay được chỉ định tương đối
rộng rãi, đặc biệt là trong gây mê phẫu thuật lồng ngực. Người bác sĩ gây mê hồi sức khi thực hiện kĩ thuật
này cần phải nắm chắc các phương cách cải thiện oxy máu. Quá trình OLV, mặc dù chỉ có một phổi thông
khí nhưng cả hai phổi vẫn được tưới máu, như vậy phổi không được thông khí chỉ còn tưới máu, do đó quá
trình hình thành shunt chắc chắn xảy ra và dễ dàng dẫn tới giảm oxy máu (hypoxemia). Đánh giá tình trạng
giảm oxy máu thực sự không khó khăn, chủ yếu dựa vào bão hòa oxy máu qua mạch đập (SpO2) và xét
nghiệm khí máu động mạch. Có nhiều phương cách cải thiện oxy máu: tăng FiO2, sử dụng PEEP cho phổi
thông khí (phổi phụ thuộc - dependent lung), CPAP hoặc Jet ventilation cho phổi không được thông khí (phổi
không phụ thuộc - non dependent lung).
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của CPAP trong thông khí một phổi có giảm oxy máu.
Phương pháp: Tiền cứu – quan sát mô tả.
Kết quả: Có 103 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với 73 nam (70,9%) và 30 nữ (29,1%), tuổi nhỏ
nhất là 16, tuổi lớn nhất là 79, thời gian thông khí một phổi trung bình là 41,25 ± 13,45 phút. Kết quả thông
khí một phổi thành công là 65,1% với SpO2 > 90% và kết quả khí máu động mạch trong giới hạn bình
thường, tỷ lệ thông khí một phổi thất bại là 35% do tình trạng giảm oxy máu. Mức PEEP được điều chỉnh
từ 5 – 10 cmH2O, kết quả thành công là 94,59%, chỉ có hai trường hợp phải sử dụng CPAP-Boussignac.
Kết luận: Giảm oxy máu trong quá trình gây mê thông khí một phổi là một biến chứng thường gặp.
Người làm công tác gây mê phải nắm vững sinh lý bệnh và các phương cách cải thiện oxy máu, PEEP thấp
cho phổi thông khí, phối hợp với CPAP hoặc CPAP-Boussignac cho phổi không thông khí, có thể là những
lựa chọn thích hợp. Kỹ thuật này tương đối an toàn và cải thiện tốt oxy máu.
Từ khóa: Thông khí một phổi, Áp lực dương liên tục đường thở trong thông khí một phổi.
ABSTRACT
IMPROVING BLOOD OXYGEN IN ONE-LUNG VENTILATION BY CPAP
Pham Van Dong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 76 - 80
Background: Nowadays, one-lung ventilation is indicated popularly, especially in anesthesia for chest
operation. Anesthetist has to know clearly methods of improving blood oxygen while performing this
technique. During OLV processing, although there is only one-lung ventilation but both of lungs have even
had perfusion, hence lung is not ventilated has only had perfusion, so shunt will be formed and causes
hypoxemia easily. It is not difficult for us to evaluate hypoxemia; essentially we depend on SpO2 and arterial
blood gas. There are many methods improving blood oxygen such as increasing FiO2, using PEEP to
ventilated lung (dependent lung), CPAP or Jet ventilation to non-ventilated lung (independent lung).
Objective: Evaluate effect of CPAP in one-lung ventilation with hypoxemia.
Methods: Prospective, observing, descriptive study.
* Khoa Gây Mê Hồi Sức, BVCR
Tác giả liên lạc: BSCKII Phạm Văn Đông ĐT: 0903919391 Email: donghieugmcr@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 77
Results: There are 103 patients enrolled in the study with 73 males (70.9%) and 30 females (29.1%),
aged from 16 – 79, average OLV time are 41.25 ± 13.45 minutes. The successful OLV results are 65.1% with
SpO2 > 90% and results of arterial blood gas are in normal range, the failure is 35% due to hypoxemia. Level
of PEEP is adjusted from 5 cmH2O to 10 cmH2O and the successful results are 94.59%, there is only two
cases using CPAP-Boussignac.
Conclusions: Hypoxemia during processing of anesthesia with OLV is also popular. Anesthetist has to
know clearly pathosiology and methods of improving blood oxygen. Using low PEEP to ventilated lung
combines to CPAP or CPAP-Boussignac to non-ventilated lung can be appropriate choices. These techniques
are also safe and have improving good blood oxygen.
Key words: One-lung ventilation, CPAP in one-lung ventilation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông khí một phổi (ONE-LUNG
ventilation: OLV) hiện nay được chỉ định
tương đối rộng rãi, đặc biệt là trong gây mê
phẫu thuật lồng ngực. Người bác sĩ gây mê hồi
sức khi thực hiện kĩ thuật này cần phải nắm
chắc các phương cách cải thiện oxy máu. Quá
trình OLV, mặc dù chỉ có một phổi thông khí
nhưng cả hai phổi vẫn được tưới máu, như
vậy phổi không được thông khí chỉ còn tưới
máu, do đó quá trình hình thành shunt chắc
chắn xảy ra và dễ dàng dẫn tới giảm oxy máu
(hypoxemia)(10).
Đánh giá tình trạng giảm oxy máu thực sự
không khó khăn, chủ yếu dựa vào bão hòa oxy
máu qua mạch đập (SpO2) và xét nghiệm khí
máu động mạch. Có nhiều phương cách cải
thiện oxy máu: tăng FiO2, sử dụng PEEP cho
phổi thông khí (phổi phụ thuộc - dependent
lung), CPAP hoặc Jet ventilation cho phổi
không được thông khí (phổi không phụ thuộc
- non dependent lung)(6).
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của CPAP trong
thông khí một phổi có giảm oxy máu.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu - quan sát mô tả.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Tất cả những bệnh nhân được đưa vào
nghiên cứu khi có chỉ định thông khí một phổi,
phẫu thuật lồng ngực. Thực hiện tại Khoa PT -
GMHS, bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/01/2009 đến
31/10/2010. Thu thập số liệu được xử lý bằng
phần mềm SPSS 13.0.
Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân có thông khí một phổi
trong trường hợp mổ cấp cứu.
Trang thiết bị dụng cụ
Máy gây mê ADS II.
Ống nội phế quản 2 nòng (Double lumen
tubes - DLT).
Bộ dụng cụ CPAP.
Bộ dụng cụ CPAP – Boussignac.
Kỹ thuật cài các thông số máy gây mê cho
phổi phụ thuộc, CPAP hoặc CPAP -
Boussignac cho phổi không phụ thuộc.
Cài đặt và điều chỉnh các thông số để đạt
mục tiêu: SpO2 > 90%, áp lực đỉnh đường thở
(p peak) ≤ 35 cmH2O. PaO2 và PaCO2 trong
giới hạn cho phép.
Máy gây mê ADS II: kiểu thở -> trợ
giúp/kiểm soát (A/C), thể tích khí lưu thông
(Vt: Tidal volume): 6 - 8 ml/kg cân nặng lý
tưởng, có thể giảm Vt để đạt mục tiêu áp lực
đỉnh đường thở, tối thiểu là 5 ml/kg. Tần số
thở 14 - 30 lần/phút để đạt mục tiêu PaCO2. Tỉ
lệ I/E = 1/2, PEEP khởi đầu 5 cmH2O và duy trì
ở mức 5 - 7 cmH2O, FiO2 = 100%. Các thông số
này đươc giữ nguyên kể cả khi tiến hành
thông khí một phổi.
Trong giai đoạn thông khí một phổi (OLV),
nếu có giảm oxy máu với biểu hiện sớm là
SpO2 < 90%, chúng tôi sử dụng CPAP cho phổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 78
không phụ thuộc, khởi đầu là 5 cmH2O, tăng
dần mức CPAP mỗi lần 2 cmH2O, tối đa 10
cmH2O để đạt mục tiêu oxy máu. Nếu CPAP
vẫn không cải thiện được oxy máu, chúng tôi
sử dụng CPAP-Boussignac cho phổi không
phụ thuộc, điều chỉnh mức áp lực như CPAP
đơn thuần, nhưng tốc độ dòng của oxy có thể
tăng từ 5 l/phút tới 30 l/phút, điểm này chính
là lợi thế của CPAP-Boussignac.
KẾT QUẢ
Có 103 bệnh nhân nằm trong nhóm nghiên
cứu, nam 73 trường hợp chiếm tỉ lệ 70,9% và
nữ 30 trường hợp chiếm 29,1%. Tuổi trung
bình của bệnh nhân 51,21 ± 14,42. Cao tuổi
nhất là 79 tuổi, nhỏ nhất là 16 tuổi.
21 22
34
12
14
0
5
10
15
20
25
30
35
70
Biểu đồ 1: phân bố theo tuổi
Bảng 1: đặc điểm bệnh
Nguyên nhân n Tỉ lệ%
U phổi 67 65,05
U trung thất 13 12,62
Kén khí 5 4,85
Bệnh lí khác 18 17,48
Bảng 2: thời gian thông khí 1 phổi (OLV)
Thời gian n Tỉ lệ%
≤ 15 phút 12 11,65
≤ 30 phút 36 34,95
≤ 60 phút 47 45,63
> 60 phút 8 7,76
Thời gian trung bình thông khí một phổi là
41,25 ± 13,45 phút.
Bảng 3: kết quả số bệnh nhân phải sử dụng CPAP,
CPAP-Boussignac
Số bệnh nhân Tỉ lệ%
Không CPAP 66 64,07
Số bệnh nhân Tỉ lệ%
Có CPAP 35 33,98
CPAP-Boussignac 2 1,94
Bảng 4: vị trí ống nội phế quản liên quan tới sử
dụng CPAP và CPAP-Boussignac
Bên phải Bên trái
Vị trí ống nội PQ 31 (29,4%) 72 (70,6%)
CPAP 6 (19,56%) 29 (40,7%)
CPAP-Boussignac 0,0 (0%) 2 (2,8%)
Bảng 5: kết quả khí máu động mạch khi thông khí
một phổi
1 phổi CPAP CPAP-
Bouss
103 bn 35 bn 2 bn
n Tỉ lệ n Tỉ lệ N Tỉ lệ
7,35 - 7,45 36 34,93%
22 62,86
%
< 7,35 58 56,9% 13 37% 02 100%pH
> 7,45 09 8,8% 02 5,71%
SpO2 ≤ 90% 37 35,92%
02 5,71%
PaO2 < 80 mmHg 12
11,65
% 02 5,71%
35 - 45 46 45,10%
25 71,43
%
01 50%
> 45 36 34,90%
10 28,57
%
01 50%PaCO2
(mmHg)
< 35 21 20,60%
02 5,71%
Bảng 6: một số yếu tố nguy cơ liên quan tới CPAP
và CPAP-Boussignac
1 phổi CPAP CPAP-
Bouss
Chức năng
HH
n Tỉ lệ n Tỉ lệ n Tỉ lệ
Bình thường 81 78,64% 28 34,57% 2 2,47%
COPD nhẹ 10 9,71% 3 30,00% 0 0,00%
COPD trung
bình
2 1,94% 0 0,00% 0 0,00%
Hạn chế nhẹ 5 4,85% 2 40,00% 0 0,00%
Hạn chế trung
bình
5 4,85% 2 40,00% 0 0,00%
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số
103 bệnh nhân phẫu thuật lồng ngực có thông
khí một phổi, người nhiều tuổi nhất là 79 tuổi,
nhỏ nhất là 16 tuổi. Bệnh lý gặp chủ yếu là u
phổi, chiếm tỉ lệ trên 65%, u trung thất 12,60%
và kén khí 4, 83%. Các nguyên nhân bệnh lý
khác, được phẫu thuật tại Khoa chúng tôi với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 79
tỉ lệ thấp có thể chỉ gặp từ một tới hai bệnh
nhân. Thời gian trung bình thông khí một phổi
(OLV) là: 41,25 ± 13,45 phút.
Kết quả thông khí một phổi đơn thuần
thành công, với SpO2 > 90% và khí máu đông
mạch trong giới hạn cho phép, chiếm tỉ lệ
65,1%. Còn khoảng 35% thông khí đơn thuần
một phổi thất bại, do tình trạng giảm oxy máu.
Biến chứng giảm oxy máu trong quá trình
thông khí một phổi là biến chứng thường gặp,
đặc biệt đáng ngại là phải thông khí một phổi
kéo dài kết hợp với giảm oxy máu trầm trọng.
Chỉ định sử dụng PEEP thấp, khoảng 5
cmH2O tới 7 cmH2O trong tất cả các trường
hợp thông khí cơ học, ngày nay đã được các
nhà khoa học khuyến cáo. Với mục đích chống
xẹp phế nang, cải thiện oxy máu, giảm shunt,
mà không có những biến chứng của PEEP gây
ra(7,1,4). Thông khí bảo vệ phổi với thể tích khí
thường lưu thấp (Vt = 6 – 8ml/kg), thể tích này
không cần phải thay đổi khi chuyển từ thông
khí hai phổi sang thông khí một phổi, và mức
PEEP đó tiếp tục được duy trì(1,4). Chúng tôi
cũng cài đặt các thông số như vậy ngay từ đầu
với tất cả các bệnh nhân. Tuy nhiên khi thông
khí một phổi đơn thuần chúng tôi còn 37
(35,92%) bệnh nhân tình trạng giảm oxy máu
vẫn xảy ra.
Có nhiều phương cách cải thiện oxy máu:
áp lực dương cuối thì thở ra (PEEP) cho phổi
thông khí (phổi phụ thuộc), áp lực dương liên
tục (CPAP) cho phổi không thông khí (phổi
không phụ thuộc)(3,4,2). Ngoài ra, còn có thể sử
dụng Jet ventilation cho phổi không thông khí.
Như vậy 37 bệnh nhân không cải thiện được
oxy máu sau khi thông khí một phổi đơn
thuần, chúng tôi phải sử dụng phối hợp thêm
CPAP cho phổi không thông khí (phổi không
phụ thuộc) từ 5 - 10 cmH2O, kết quả 94,59%
thành công, chỉ còn 2 trường hợp phải sử dụng
tới CPAP-Boussignac, mới cải thiện được oxy
máu. CPAP-Boussignac với lợi điểm điều
chỉnh áp lực đường thở dựa vào tốc độ dòng
của oxy, đặc biệt tốc độ dòng có thể tăng từ 5
l/phút tới 30 l/phút, ngoài ra còn điều chỉnh
được nồng độ oxy trong khí thở vào, từ 30% -
100%. CPAP cho phổi không được thông khí,
nhằm mục đích giảm shunt, cải thiện oxy máu.
Mức CPAP có thể được điều chỉnh tăng từ 5
cmH2O – 10 cmH2O(8,1,12,11).
Theo Jo Eastwood và Ravi Mahajan, việc
thông khí một phổi có nhiều nguyên nhân dẫn
đến hình thành shunt ở phổi không được
thông khí và nó có thể tăng tới 50%. Chính vì
vậy rất dễ xảy ra tình trạng giảm oxy máu
trầm trọng, ngoài ra còn một số yếu tố gây tình
trạng giảm oxy máu khác, như: bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phế quản
mạn. Bệnh nhân càng có nhiều yếu tố nguy cơ
thì tình trạng suy hô hấp giảm oxy máu càng
nặng nề hơn khi thông khí một phổi(10,13,7).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, có đánh giá
chức năng hô hấp trước mổ và mối liên quan
với thông khí một phổi: 81 bệnh nhân chức
năng phổi bình thường, có 28 trường hợp
(34,57%) không cải thiện được oxy máu. Bệnh
phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): 10 bệnh
nhân, có tới 3 trường hợp. Bệnh phổi hạn chế
mức độ nhẹ và vừa: 10 bệnh nhân, thì có 4
trường hợp không cải thiện được oxy máu.
Những bệnh nhân này đều phải phối hợp
thêm với CPAP hoặc CPAP-Boussignac cho
phổi không thông khí (phổi không phụ thuộc)
để cải thiện oxy máu.
KẾT LUẬN
Giảm oxy máu trong quá trình gây mê,
thông khí một phổi là một biến chứng thường
gặp. Người làm công tác gây mê phải nắm
vững sinh lý bệnh và các phương cách cải
thiện oxy máu, PEEP thấp cho phổi thông khí,
phối hợp với CPAP hoặc CPAP-Boussignac
cho phổi không thông khí, có thể là những lựa
chọn thích hợp. Kỹ thuật này tương đối an
toàn và cải thiện tốt oxy máu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2011 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brodsky JB (2001): Approaches to hypoxemia during single-
lung ventilation. Curr Opin Anaesth 2001: 14: 71-76.
2. Cohen E, et al (1988): Oxygenation and hemodynamic
changes during one-lung ventilation: effects of CPAP,
PEEP, and CPAP/PEEP. J Cardothorac Anesth 1988; 2: 34-
40.
3. Conacher ID (2000): 2000-time to apply Occam’s razor to
failure of hypoxic pulmonary vasoconstriction during one-
lung ventilation. Br J Anaesth 2000;84: 434-436.
4. Ducros L, et al (1999): Pulmonary air trapping during two-
lung and one-lung ventilation. J Cardiothorac Vasc Anaesth
1999;13: 35-39.
5. Jo Eastwood FRCA and Ravi Mahajan DM FRCA (2002):
One-lung Anaesthesia. British Journal of Anaesthesia
/CEPD Reviews/ Volume 2 Number 3 (p83-87) 2002.
6. Karzai W, Schwarzkopf K (2009). Hypoxemia during one
lung ventilation: Prediction, Prevention, and Treatment.
Anesthesiology 2009; 110: 1402-1411
7. Luketich JD, Alvelo-Rivera M, Buenaventura PO (2003).
Minimally Invasive Esophagectomy Outcomes in 222
patients. Ann Surg 2003; 238: 486-495.
8. Luketich JD, Alvelo-Rivera M, Buenaventura PO (2003).
Minimally Invasive Esophagectomy Outcomes in 222
patients. Ann Surg 2003; 238:486-495.
9. Mike Wild FRCA and Ken Alagesan FRCA (2001): PEEP
and CPAP. Bristish Journal of Anaesthesia / CEPD Reviews/
Volume/ number 3 (p89-92) 2001.
10. Schwarzkopf K, Klein U, Schreiber T, Preussler NP, Bloos F,
Helfritsch H, Sauer F, Karzai W (2001): Oxygenation during
one-lung ventilation: The effects of inhaled nitric oxide and
increasing levels of inspired fraction of oxygen. Anesth
Analg 2001; 92:842-7
11. Slinger PD, et al (1998): The interaction between applied
PEEP and auto-PEEP during one-lung ventilation. J
Cardiothorac Vasc Anesth 1998; 12: 133-136.
12. Wang JY, et al (2000): A comparision of the effects of
desflurane and isoflurane on arterial oxygenation during
one-lung ventilation. Anaesthesia 2000;55: 167-173.
13. Watanabe S, et al (2000): Sequential changes of arterial
oxygen tension in the supine position during one-lung
ventilation. Anesth Analg 2000; 90:28-34.