Bàn tay là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Tuy chỉ chiếm 2,25% [1] diện tích cơ thể, nhưng bàn tay có chức năng lao động, với những cử động tinh vi nhất, với các động tác hài hòa, có ý thức và thói quen. Khi bị bỏng bàn tay cần phải được coi là bỏng nặng. Tỉ lệ bỏng bàn tay so với bệnh nhân bỏng chung ở bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng là 23% [2],[4]; Bệnh viện Chợ Rẫy là 21,1% [2]; ở Pháp theo Colson là 42% [3].
Điều trị và phòng di chứng bỏng bàn tay cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn.Tuy số công trình nghiên cứu về bỏng đã được công bố rất nhiều nhưng những nghiên cứu về bỏng bàn tay còn ít. Tại Huế, chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm bệnh lý bỏng bàn tay tại khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng Bệnh viện Trung ương Huế” nhằm mục tiêu nêu lên một số đặc điểm về bệnh lý bỏng bàn tay được điều trị tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Trung ương Huế.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm bỏng bàn tay tại khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng Bệnh viện Trung ương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003
ĐẶC ĐIỂM BỎNG BÀN TAY TẠI KHOA CHẤN THƯƠNG
CHỈNH HÌNH - BỎNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Lê Đình Khánh, Bùi Huy Thái, Thái Văn Bình
Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn tay là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Tuy chỉ chiếm 2,25% [1] diện tích cơ thể, nhưng bàn tay có chức năng lao động, với những cử động tinh vi nhất, với các động tác hài hòa, có ý thức và thói quen. Khi bị bỏng bàn tay cần phải được coi là bỏng nặng. Tỉ lệ bỏng bàn tay so với bệnh nhân bỏng chung ở bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng là 23% [2],[4]; Bệnh viện Chợ Rẫy là 21,1% [2]; ở Pháp theo Colson là 42% [3].
Điều trị và phòng di chứng bỏng bàn tay cho đến nay vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn.Tuy số công trình nghiên cứu về bỏng đã được công bố rất nhiều nhưng những nghiên cứu về bỏng bàn tay còn ít. Tại Huế, chưa có công trình nào nghiên cứu về lĩnh vực này. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm bệnh lý bỏng bàn tay tại khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng Bệnh viện Trung ương Huế” nhằm mục tiêu nêu lên một số đặc điểm về bệnh lý bỏng bàn tay được điều trị tại Khoa Chấn thương Chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Trung ương Huế.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
- 76 bệnh nhân bỏng bàn tay trong tổng số 485 bệnh nhân bỏng được điều trị tại khoa CTCH - Bỏng, Bệnh viện Trung ương Huế từ 01.01.1999 đến 30.12.2000.
2. Phương pháp nghiên cứu: Tiến hành thăm khám và ghi nhận các đặc điểm sau:
a. Đặc điểm chung:
- Tuổi - giới - nghề nghiệp - địa chỉ
b. Đặc điểm lâm sàng
- Nguyên nhân gây bỏng bàn tay
- Thời gian từ lúc bỏng đến lúc vào viện
- Vị trí của bỏng bàn tay
- Độ sâu của bỏng bàn tay: theo phân độ của Viện Bỏng quốc gia
- Đặc điểm phối hợp của bỏng bàn tay
- Diện tích bỏng cơ thể phối hợp với bỏng bàn tay
- Đặc điểm xử trí ban đầu ngay sau bỏng.
III. KẾT QUẢ
A. Đặc điểm chung:
76 bệnh nhân bỏng bàn tay/485 bệnh nhân bỏng chung chiếm tỷ lệ 15,7%.
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân bỏng theo giới
Giới
Tình trạng
Bệnh nhân
Nam
Nữ
Số lượng (n)
%
n
%
Bỏng chung
303
62,47
182
37,53
Bỏng bàn tay
45
59,21
31
40,79
Bảng 1 cho thấy tỷ lệ bỏng (cả bỏng chung và bỏng bàn tay) có khuynh hướng ở nam cao hơn nữ
Biểu đồ 1: Phân phối bệnh nhân bỏng bàn tay theo nhóm tuổi
Tuổi nhỏ nhất là 6 tháng tuổi. Tuổi cao nhất là 76 tuổi. Tuổi trung bình là 18,2. Nếu gộp lại 2 nhóm tuổi 21 - 30 và 31 - 40 tuổi thì tỉ lệ bỏng bàn tay trong độ tuổi lao động chiếm tới 29,0 %.
Bảng 2 : Nghề nghiệp của bệnh nhân bỏng bàn tay
Nghề nghiệp
Số bệnh nhân (n)
Tỷ lệ ( % )
Trẻ nhỏ (< 5 tuổi)
34
44,73
Học sinh, sinh viên
12
15,79
Cán bộ
4
5,26
Nông dân
3
3,95
Buôn bán
6
7,89
Công nhân
12
15,79
Người già
3
6,66
Bảng 2 cho thấy trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (44,73%)
Bảng 3: Nơi ở của bệnh nhân bỏng bàn tay
Nơi ở
Số lượng bệnh nhân (n)
Tỷ lệ ( % )
Thành phố
39
51,32
Nông thôn
37
48,68
Bảng 3 cho kết quả số bệnh nhân bị bỏng bàn tay ở thành phố và nông thôn xấp xỉ bằng nhau.
Bảng 4: Nguyên nhân gây bỏng bàn tay
Nguyên nhân
Số bệnh nhân (n)
%
Sức nóng khô
16
21
Sức nóng ướt
43
56,6
Bỏng do điện
15
19,7
bỏng do hóa chất
1
1,3
Do sét đánh
1
1,3
Qua bảng 4 chúng ta thấy sức nóng ướt là nguyên nhân thường gặp của bỏng bàn tay (56,6%)
Bảng 5: Thời gian từ lúc bỏng đến lúc vào viện
Thời gian
Bệnh nhân (n)
%
dưới 6 giờ
33
43,4
6 - 24 giờ
14
18,4
Trên 24 giờ
29
38,6
Bảng 5 cho thấy số bệnh nhân nhập viện để điều trị sớm, chiếm tỷ lệ tương đối cao (43,4% < 6h)
Bảng 6: Đặc điểm số bàn tay bỏng
Đặc điểm
Bệnh nhân (n)
%
Một bên bàn tay
a. Bên phải
b. Bên trái
56
32
24
73,7
57,1
42,9
Hai bên bàn tay
20
26,3
Bảng 6 cho thấy bệnh nhân bỏng một bên bàn tay chiếm tỷ lệ cao hơn và gặp ở bàn tay phải nhiều hơn (57,1%)
Bảng 7: Vị trí bỏng bàn tay
Vị trí
Số bàn tay
%
Chỉ bỏng ngón tay
15
15,62
Bỏng phía mu tay
34
35,42
Bỏng phía gan tay
14
14,58
Bỏng cả 2 phía mu tay
23
23,96
Bỏng cổ, cẳng tay
10
10,42
Tổng số
96
100
Bảng 7 cho thấy bệnh nhân bị bỏng phía mu tay chiếm tỷ lệ cao nhất.
Bảng 8: Độ sâu của bỏng bàn tay
Độ sâu
Bệnh nhân (n)
%
II
44
45,5
III
26
27,1
IV, I
18
18,7
Kết hợp II, III, IV
8
8,4
Bảng 8 cho thấy bệnh nhân bỏng bàn tay trong độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 45,8%.
Bảng 9: Bỏng bàn tay đơn thuần hoặc phối hợp
Vị trí bàn tay
Bệnh nhân (n)
%
Bỏng bàn tay đơn thuần
31
40,78
Bỏng bàn tay + bỏng mặt, ngực, bụng
12
15,78
Bỏng bàn tay + bỏng cánh, cẳng tay
13
17,10
Bỏng bàn tay + bỏng mông, chân
3
3,94
Bỏng bàn tay + bỏng phối hợp nhiều nơi trên cơ thể
17
22,36
Bảng 9 cho kết quả bỏng bàn tay đơn thuần chiếm một tỉ lệ tương đối lớn 40,78%.
Bảng 10: Diện tích bỏng bàn tay + phối hợp
Diện tích ( % )
Bệnh nhân (n)
%
1 10 %
64
84,21
11 - 20 %
5
6,57
21 - 30 %
2
2,63
31 - 40 %
4
5,26
41 - 50 %
1
1,31
Bỏng 1 - 10 % chiếm tỉ lệ cao nhất 84,21%
Bảng 11: Xử trí ban đầu ngay sau khi bị bỏng
Phương phâp xử trí
Bệnh nhân (n)
%
Chưa dùng thuốc đem đến y tế ngay
30
39,5
Ngâm tay vào nước lạnh
3
3,9
Xịt thuốc, bôi kem mỡ chữa bỏng
20
26,3
Dùng thuốc dân gian (mỡ động vật, lá cây... )
8
10,5
Bôi kem đánh răng
13
17,1
Rửa xắng
2
2,6
- Tỉ lệ bệnh nhân được sơ cứu bằng ngâm tay vào nước lạnh để hạ thấp nhiệt độ giảm độ sâu của bỏng chiếm tỉ lệ rất nhỏ (3,9%), bệnh nhân bỏng bàn tay được đưa đến y tế ngay sau bỏng chiếm tỷ lệ cao nhất 39,5%.
IV. BÀN LUẬN
Bỏng bàn tay ở Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bỏng Bệnh viện Trung ương Huế chiếm tỷ lệ 15,7% trong số bệnh nhân bỏng. Tỷ lệ này thấp hơn một số tác giả khác trong nước và ngoài nước như: Colson (Pháp) là 42% [3] Colim (Mỹ) 42,5%, Đỗ Quang và Đồng Quang Duyên nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy 21,1% [2], tại Bệnh viện Việt Tiệp Hải Phòng 23% (Đỗ Quang, Quách Vĩnh Thích) [2].
Trong nghiên cứu của chúng tôi thường gặp bỏng bàn tay ở trẻ em dưới 5 tuổi Nguyên nhân thường do sự bất cẩn ở người lớn và sự hiếu động không tự chủ của trẻ nhỏ. Nhận xét này cũng phù hợp với các tác giả Brow RL, Greenhalgh. DR Warden GD [6].
Ở lứa tuổi lao động cũng thường gặp bỏng bàn tay do đây là thời kỳ hoạt động năng nổ nhất của con người nên dễ xảy ra sự cố trong lao động, sinh hoạt. So với một số các tác giả khác trong nước thì tỷ lệ này cao hơn, như Đỗ Quang, Đồng Quang Duyên gặp tỷ lệ bỏng bàn tay ở độ tuổi lao động là 44,71%, Nguyễn Thế Hiệp, Trịnh Quốc Khanh là 65,13% [5].
Về nguyên nhân gây bỏng có rất nhiều nguyên nhân như tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động [5], tác nhân gây bỏng có thể do nhiệt khô, nhiệt ướt, điện, hóa chất... trong nghiên cứu của chúng tôi bỏng nước sôi và chất lỏng nóng chiếm tỷ lệ cao (56,6 %). Bỏng do nước sôi là loại bỏng đặc trưng ở trẻ em và thường là bỏng nông độ II độ III (79%). Phần lớn số bàn tay, bỏng nông sau điều trị khỏi không để lại di chứng. Đây cũng là một may mắn đối với chúng tôi trong điều trị.
Số bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm chiếm tỷ lệ tương đối cao (39,5 %). Chứng tỏ bệnh nhân có nhận thức về mức độ nguy hiểm và hậu quả do bỏng bàn tay để lại. Bên cạnh đó số lượng bệnh nhân bỏng bàn tay đến y tế muộn cũng còn chiếm tỷ lệ không nhỏ (38,6 % ). Điều này có thể là do điều kiện địa lý hoặc sự chủ quan của bệnh nhân. Do vậy cần được tuyên truyền về mức độ nguy hiểm do bỏng bàn tay trong nhân dân. Bệnh nhân bỏng một bàn tay, bỏng bên phải nhiều hơn và bỏng phía mu tay chiếm tỷ lệ lớn hơn được giải thích do bệnh nhân dùng tay che lửa hoặc dùng sức nóng để tự vệ. Hầu hết bệnh nhân bỏng bàn tay đều bị phù nề trong khoảng 48 - 72 giờ (phù nề 87 bàn tay trong 96 bàn tay bị bỏng chiếm 90,62 %) theo Nguyễn Thế Hiệp là 91,11 %. Một đặc điểm của bỏng bàn tay trong lô bệnh nhân nghiên cứu là không có dấu hiệu chèn ép khoang. Số bàn tay bị bỏng độ II, III chiếm tỷ lệ khá lớn (79 %). Phần lớn số bàn tay này khỏi không để lại di chứng hoặc di chứng nhẹ. Bỏng bàn tay đơn thuần chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong đó bỏng điện chiếm 15 % (15 trường hợp) bỏng điện thường là bỏng sâu để lại di chứng. Bỏng bản tay phối hợp cánh, cẳng tay tỷ lệ cao vì trong lô bệnh nhân nghiên cứu bỏng do sức nóng ướt nhiều và tỷ lệ gặp ở trẻ em nhiều chủ yếu do bất cẩn để trẻ em ngã chống tay vào nước sôi.
Tỷ lệ bệnh nhân được sơ cứu ngâm tay vào nước lạnh ngay sau bỏng để hạ thấp nhiệt độ và giảm độ sâu của bỏng [4] chiếm tỷ lệ rất nhỏ (3,9 %). Thêm vào đó có quan niệm dùng kem đánh răng bôi vào vết bỏng, đã gây khó khăn cho công tác điều trị thực thụ, cơ sơ chuyên khoa bỏng.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 76 bệnh nhân bỏng bàn tay vào điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
1. Trong số bệnh nhân bị bỏng, bỏng bàn tay chiếm một tỷ lệ khá cao 15,7%. Bỏng bàn tay thường gặp ở trẻ em (39,5%) và độ tuổi lao động 29%. Bỏng bàn tay gặp ở nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân thường gặp là do sức nhiệt ướt 43%, bỏng nông độ II, III chiếm tỷ lệ cao 39,21%.
2. Tỷ lệ bệnh nhân được đem ngay đến bệnh viện điều trị chiếm tỷ lệ cao 43,4%. Tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân áp dụng phương pháp sơ cứu ban đầu đúng chỉ chiếm 3,9%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đỗ Quang, Quách Vĩnh Thích, Nguyễn Đức Thiết. Bỏng bàn tay (185 ca). Tạp chí Y học thực hành số 6 (248) (1 và 12/1993) 36-37
Đỗ Quang, Đồng Quang Duyên. Điều trị bỏng bàn tay. Thông tin bỏng (2.1993) 5-7.
Đỗ Quang, Đồng Quang Duyên. Điều trị và phòng bệnh di chứng bỏng bàn tay. Thông tin bỏng (2.1992) 5 - 6.
Lê Thế Trung. Bỏng - Những kiến thức chuyên ngành. Nhà xuất bản y học, Hà Nội (1997) 676 - 685.
Nguyễn Thế Hiệp, Phạm Trinh Quốc Khanh. Đặc điểm lâm sàng và điều trị bỏng bàn tay. Tạp chí Thông tin Y dược. Hội nghị Khoa học lần thứ 6 - Ngành Bỏng, Hà Nội (10/2000)48 - 52.
Brow RL, Greenhalgh DG, Warden GD. Iron burns to the hand in the young Pediatric patient : a problem in prevention. J Burn Care Rehabil 18 (3) (1997 May - Jun) 279 -282
TÓM TẮT
Mục tiêu: nhận xét đặc điểm bỏng bàn tay được điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 485 bệnh nhân bị bỏng được vào điều trị tại bệnh viện TW Huế từ 11.1999 đến 12.02.2000. Thăm khám và ghi nhận các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân
Kết quả và kết luận: Kết quả cho thấy có 76 bệnh nhân bỏng bàn tay, chiếm tỷ lệ 15,7%, trong đó thường gặp ở nam, trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trong độ tuổi lao động từ 21-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao (39,5 và 29%). Nguyên nhân thường gặp là bỏng do sức nhiệt ướt (43%), bỏng độ II, III chiếm tỷ lệ cao (39,21%) và đáng chú ý là sơ cứu ban đầu đúng chỉ chiếm tỷ lệ 3,9%.
CHARACTERISTICS OF HAND BURNS TREATED
AT THE DEPARTMENT OF TRAUMATO-ORTHOPEDICS
AND BURN OF HUE CENTRAL HOSPITAL
Le Dinh Khanh, Bui Huy Thai, Thai Van Binh
College of Medicine, Hue University
SUMMARY
Objective: To observe the characteristics of hand burns at the Department of Traumato-Orthopedics and Burn of Hue Central Hospital.
Materials and Methods: From Jan.1,1999 to Dec. 31,2000, there were 485 patients treated for burn at Hue Central Hospital. The patients were examined and the symptoms documented.
Results and Conclusion: Of the patients, 76 suffered from burns in the hands (15.7%), which were more frequent in males than in females. The rate was high in children aged 1-5 years and the adolescents aged 21-41 years (39.5% and 29% respectively). The most popular cause was boiling water (43%). The rate of burns of degrees II and III was high (39.21%). What’s worth of noticing is that proper first-aid accounted for only 3.9%.