Mục tiêu. Khảo sát đặc điểm hình thái tổn thương và kết quả can thiệp động mạch vành qua da ở nhóm
bệnh nhân trên 75 tuổi so với nhóm bệnh nhân dưới 75 tuổi tại bệnh viện Thống Nhất TP. HCM.
Phương pháp nghiên cứu. tiến cứu, cắt ngang mô tả. Đối tượng. Tất cả bệnh nhân được chụp và can
thiệp động mạch vành qua da tại phòng thông tim bệnh viện Thống Nhất từ 01/2005 - 12/2006.
Kết quả. Trong 2 năm có 426 bệnh nhân (337 bệnh nhân ≥ 75 tuổi và 89 bệnh nhân < 75 tuổi) được chụp
và can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Thống Nhất. Nam giới chiếm tỷ lệ cao 75,8%. Các yếu tố
nguy cơ bệnh mạch vành như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, tiền căn gia đình
có bệnh mạch vành, tiền căn can thiệp trước đó không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Số lượng tổn
thương và típ tổn thương nhóm bệnh nhân ≥ 75 tuổi nặng và trầm trọng hơn nhóm < 75 tuổi (típ C 78,3% so
với 68,9% với p< 0,03). Kết quả can thiệp mạch vành ở nhóm ≥ 75 tuổi có tỷ lệ thành công cao (thành công giải
phẫu: 94% so với 96,3%, thành công thủ thuật: 92% so với 94% và thành công lâm sàng: 90% so với 91,8%).
Khi phân tích chung không có khác biệt giữa 2 nhóm, tuy nhiên khi phân tích trong bối cảnh cấp cứu kết quả
nhóm ≥ 75 tuổi có kém hơn. Biến chứng ở nhóm bệnh nhân ≥ 75 tuổi có xu hướng cao hơn (bệnh thận do thuốc
cản quang và tử vong).
Kết luận. Can thiệp động mạch vành qua da có thể thực hiện ở người cao tuổi với kết quả ngắn hạn rất khả
quan và tỷ lệ biến chứng chấp nhận được. Bản thân “cao tuổi” không phải là một yếu tố để quyết định không can
thiệp.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm chụp mạch vành và kết quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân trên 75 tuổi tại Bệnh viện Thống Nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 141
ĐẶC ĐIỂM CHỤP MẠCH VÀNH VÀ KẾT QUẢ CAN THIỆP
ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA Ở BỆNH NHÂN TRÊN 75 TUỔI
TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
Hồ Thượng Dũng*
TÓM TẮT
Mục tiêu. Khảo sát đặc điểm hình thái tổn thương và kết quả can thiệp động mạch vành qua da ở nhóm
bệnh nhân trên 75 tuổi so với nhóm bệnh nhân dưới 75 tuổi tại bệnh viện Thống Nhất TP. HCM.
Phương pháp nghiên cứu. tiến cứu, cắt ngang mô tả. Đối tượng. Tất cả bệnh nhân được chụp và can
thiệp động mạch vành qua da tại phòng thông tim bệnh viện Thống Nhất từ 01/2005 - 12/2006.
Kết quả. Trong 2 năm có 426 bệnh nhân (337 bệnh nhân ≥ 75 tuổi và 89 bệnh nhân < 75 tuổi) được chụp
và can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Thống Nhất. Nam giới chiếm tỷ lệ cao 75,8%. Các yếu tố
nguy cơ bệnh mạch vành như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, tiền căn gia đình
có bệnh mạch vành, tiền căn can thiệp trước đó không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Số lượng tổn
thương và típ tổn thương nhóm bệnh nhân ≥ 75 tuổi nặng và trầm trọng hơn nhóm < 75 tuổi (típ C 78,3% so
với 68,9% với p< 0,03). Kết quả can thiệp mạch vành ở nhóm ≥ 75 tuổi có tỷ lệ thành công cao (thành công giải
phẫu: 94% so với 96,3%, thành công thủ thuật: 92% so với 94% và thành công lâm sàng: 90% so với 91,8%).
Khi phân tích chung không có khác biệt giữa 2 nhóm, tuy nhiên khi phân tích trong bối cảnh cấp cứu kết quả
nhóm ≥ 75 tuổi có kém hơn. Biến chứng ở nhóm bệnh nhân ≥ 75 tuổi có xu hướng cao hơn (bệnh thận do thuốc
cản quang và tử vong).
Kết luận. Can thiệp động mạch vành qua da có thể thực hiện ở người cao tuổi với kết quả ngắn hạn rất khả
quan và tỷ lệ biến chứng chấp nhận được. Bản thân “cao tuổi” không phải là một yếu tố để quyết định không can
thiệp.
Từ khóa. chụp mạch vành, can thiệp động mạch vành qua da, bệnh nhân trên 75 tuổi.
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF CORONARY ANGIOGRAPHY AND RESULTS OF CORONARY
INTERVENTION IN PATIENTS OVER 75 YEARS OLD AT THONG NHAT HOSPITAL
Ho Thuong Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 141 - 147
Objective. Studying morphology and result of percutaneous coronary intervention in patients over 75 years
old compare with those below 75 years old at Thong Nhat hospital Ho Chi Minh city.
Methods. Prospective, cross-sectional study. Patients. All of the patients who undergone percutaneous
coronary intervention at cath lab of Thong Nhat hosptital Ho Chi Minh City from 1/2005 to 12/2006.
Results: In two years, there were 426 patients (337 patients ≥ 75 years old and 89 patients ≤ 75 years old)
who have coronary interventions at Thong Nhat hospital. Men had a high proportion with 86.5%. There was no
statistically significance in risk factors for instance hypertension, diabetes, dyslipidemia, tobacco use, family
history of premature coronary artery disease and premature coronary angiography between two groups. The
numbers and type of lesions in patients about and over 75 years old were more severe than patients below 75
years old (type C 78.3% compare with 68.9%, p < 0.03). Interventions in patients over 75 years old were more
successful (successful morphology: 94% compare with 96.3%, successful operation: 92% compare with 94% and
* Bệnh Viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: TS. Hồ Thượng Dũng, ĐT: 0908136361 Email: dunghothuong@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 142
successful clinic: 90% compare with 91.8%). When general analyzing, there was no difference between two
groups. However, when analyzing in case of emergency, the number of successful cases in group about and over
75 years old was lower. Complications in patients about and over 75 years old were higher (renal diseases due to
photoresist drugs and death).
Conclusions. Coronary interventions can be done in old patients with satisfactory short term results and
the proportion of complications can be accepted. “Elderly” is not a determinant for no intervention.
Key words. coronary angiography, percutaneous coronary intervention, patients over 75 years.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành rất thường gặp và là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước
phát triển, hiện nay bệnh đang có xu hướng gia
tăng ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam,
trong những năm gần đây cùng với sự phát
triển của kinh tế xã hội, bệnh mạch vành đang
ngày càng phổ biến và đã trở thành một vấn đề
thời sự.
Người cao tuổi là nhóm bệnh nhân rất
thường gặp khi can thiệp động mạch vành qua
da. Tại Hoa Kỳ, hơn 50% số bệnh nhân can thiệp
> 65 tuổi. Tỷ lệ người cao tuổi cũng đang gia
tăng nhanh tại các nước khác. Mặc dù chiếm
một tỷ lệ lớn nhưng các thử nghiệm lâm sàng
lớn lại có khuynh hướng thu nhận ít hay không
thu nhận bệnh nhân cao tuổi. Do đó những chỉ
định can thiệp hiện nay còn thiếu các cơ sở dữ
liệu từ các thử nghiệm lớn. Mặc dù vậy, gần đây
có rất nhiều thử nghiệm nhỏ hoặc nghiên cứu sổ
bộ cho thấy lợi ích của can thiệp động mạch
vành qua da ở người cao tuổi. Bệnh viện Thống
Nhất có số lượng bệnh nhân cao tuổi chiếm tỷ lệ
khá cao. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
này nhằm đánh giá kết quả của can thiệp động
mạch vành qua da ở đối tượng ≥ 75 tuổi tại Bệnh
Viện Thống Nhất trong hai năm 2005-2006, từ
đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn trong can thiệp
động mạch vành qua da ở nhóm bệnh nhân này.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân được chụp và can thiệp
động mạch vành qua da tại phòng thông tim
bệnh viện Thống Nhất từ 01/01/2005 –
31/12/2006, được chia thành 2 nhóm:
Nhóm I: các bệnh nhân < 75 tuổi
Nhóm II: các bệnh nhân ≥ 75 tuổi
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, cắt ngang mô tả.
Các bước tiến hành
- Thăm khám lâm sàng và làm đầy đủ các
xét nghiệm cơ bản (ECG, siêu âm tim, lipid máu,
chức năng thận, chức năng đông máu và các trắc
nghiệm gắng sức khi cần thiết).
- Chụp và can thiệp động mạch vành tại
phòng thông tim bệnh viện Thống Nhất TP.
HCM bằng máy chụp mạch máu số xóa nền
AXIOM của hãng Siemen (Đức) với kỹ thuật
chọc mạch qua da SELDINGER ở động mạch
đùi hoặc quay.
Tổng kết các số liệu về đặc điểm lâm sàng,
hình ảnh tổn thương, kỹ thuật can thiệp, kết quả
và biến chứng theo mẫu được thiết kế sẵn sau
mỗi trường hợp chụp và can thiệp mạch vành
qua da.
Qui trình theo dõi sau thủ thuật
- Bệnh nhân được lưu tại phòng săn sóc đặc
biệt của khoa Tim mạch trong vòng 24 giờ sau
thủ thuật.
- Các xét nghiệm men tim và ECG được làm
ngay sau tiến hành thủ thuật vào giờ thứ 6 và
giớ thứ 24.
- Các xét nghiệm công thức máu và chức
năng thận được làm ngày hôm sau.
- Bệnh nhân được tái khám định kỳ sau can
thiệp 2 tuần, sau đó mỗi tháng và được cho làm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 143
ECG, siêu âm tim sau 6 tháng. Nếu bệnh nhân
có dấu hiệu thiếu máu cơ tim sẽ được làm các
trắc nghiệm gắng sức và chụp mạch vành kiểm
tra khi có chỉ định.
Đánh giá các tính chất tổn thương mạch
vành
Phân loại tổn thương mạch vành theo tiêu
chuẩn của AHA/ACC có cải biên với các típ A,
B1, B2, C(11). Độ nặng của bệnh động mạch vành
sẽ được đánh giá qua tổn thương một nhánh,
hai nhánh và cả ba nhánh. Mức độ tổn thương
động mạch vành được biểu thị bằng tỷ lệ phần
trăm độ hẹp so với đoạn mạch vành bình
thường ngay sát chỗ hẹp và được tính ngay trên
hệ thống máy chụp mạch vành nhờ phần mềm
chuyên dụng cài đặt trong máy. Gọi là hẹp có ý
nghĩa hay hẹp đáng kể khi mức độ hẹp ≥ 70% ở
động mạch vành phải (RCA), hai nhánh động
mạch vành trái (LAD, LCx) và hẹp ≥ 50% nếu ở
thân chung động mạch vành trái (LM).
Kỹ thuật can thiệp: có 3 phương pháp
Chỉ nong động mạch vành bằng bong đơn
thuần.
Đặt stent cổ điển: nong bong tổn thương
trước đặt stent.
Đặt stent trực tiếp
Định nghĩa các biến số
Tuổi là biến định lượng và liên tục, giới là
biến định tính gồm hai giá trị là nam và nữ.
Tăng huyết áp gồm hai giá trị là có tăng huyết
áp và không tăng huyết áp, đồng thời cũng là
biến định lượng với trị số huyết áp trung bình,
các giai đoạn của tăng huyết áp được phân loại
theo tiêu chuẩn của JNC VII 2003(10). Đái tháo
đường gồm hai giá trị là có đái tháo đường và
không có đái tháo đường, tiêu chuẩn chẩn đoán
đái tháo đường dựa theo phân loại của WHO
1998(7); rối loạn lipid máu được phân chia theo
De Gennes, của Hội Tim Mạch Châu Âu (EAS-
European Atheroslerosis Society). Bệnh nhân
được xem là có hút thuốc lá khi có hút ít nhất 1
gói/ngày trong 1 năm và có hút bất kỳ điếu
thuốc nào trong tháng qua, tính đến thời điểm
nhập viện (theo thang đo Framingham)(2). Tiền
sử gia đình có người bệnh mạch vành sớm khi
nam < 55 tuổi, nữ < 65 tuổi.
Định nghĩa thành công can thiệp:(0,11)
- Thành công giải phẫu: hẹp tồn lưu < 50% sau
nong bóng, < 20% sau đặt stent và đạt dòng chảy
TIMI 3.
- Thành công thủ thuật: thành công giải phẫu
+ không có các biến chứng chính do can thiệp (tử
vong, CABG cấp cứu).
- Thành công lâm sàng:
.- Ngắn hạn: thành công giải phẫu + thành
công thủ thuật + giảm các triệu chứng và dấu
hiệu thiếu máu cơ tim cục bộ sau can thiệp.
. Lâu dài: thành công ngắn hạn + kéo dài > 6
tháng.
Đánh giá biến chứng: (11)
- Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, suy tim nặng,
phù phổi cấp và biến chứng thận do thuốc cản
quang.
- Biến chứng mạch ngoại vi: chảy máu, tụ
máu, giả phình mạch, dò động tĩnh mạch.
- Biến chứng do tổn thương mạch vành: bóc
tách, huyết khối gây nhồi máu cơ tim cấp, hoặc
phải chuyển sang CABG cấp cứu, thủng ĐMV
gây tràn máu màng tim, thủng thành tim.
Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 for windows.
Các dữ liệu trong nghiên cứu được trình bày
dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn. So sánh
trung bình (biến số định lượng) giữa các nhóm
bằng phép kiểm T- test và so sánh 2 tỷ lệ (biến số
định tính) bằng chi bình phương, khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p< 0,05.
KẾT QUẢ
Từ tháng 01/2005 – tháng 12/2006 chúng tôi
khảo sát được 426 trường hợp chụp ĐMV qua da,
trong đó ghi nhhận được 294 trường hợp có tổn
thương ĐMV, chiếm tỷ lệ 69%. Tuổi trung bình của
các đối tượng nghiên cứu 67,22 ±11,84 (tuổi), tỷ lệ
nam cao hơn nữ (75,8% so với 24,2%).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 144
Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu.
ĐẶC ĐIỂM Nhóm < 75 tuổi (n=337)
Nhóm ≥ 75
tuổi (n=89) Giá trị p
Tuổi trung bình 61,5 ± 8,9 77,6 ± 2,6 < 0,0001
Giới nam (%) 246 (73%) 77 (86,5%) 0,008
Tăng huyết áp 64,3% 62,3% > 0,05
Tiểu đường 22,5% 24,4% > 0,05
Rối loạn lipid máu 49,9% 52,8% > 0,05
Hút thuốc lá 37,1% 38,7% > 0,05
Yếu tố gia đình 2,1% 1,7% > 0,05
Tiền căn NMCT 20,4% 20,9% > 0,05
Tiền căn
CTĐMVQD
8,1% 7,5% > 0,05
NMCT: nhồi máu cơ tim; CTĐMVQD: can thiệp động
mạch vành qua da
Tỷ lệ BN nam ở nhóm ≥ 75 tuổi cao hơn
nhóm < 75 tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p< 0,0001). Về các yếu tố nguy cơ tim mạch,
không có sự khác biệt giữa 2 nhóm nghiên cứu.
Bảng 2: Tỷ lệ bệnh cảnh lâm sàng.
Bệnh cảnh lâm sàng Nhóm < 75t (%) Nhóm ≥ 75t (%)
CĐTNÔĐ 28,4 27
HCVC không ST chênh
lên 31,5 34,8
HCVC ST chênh lên 14,8 11,2
BCTTMCB 7,1 6,7
Chẩn đoán khác 15,2 20,3
CĐTNÔĐ: cơn đau thắt ngực ổn định; HCVC: hội chứng
vành cấp; BCTTMCB: bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ
Kết quả chụp động mạch vành
Số nhánh ĐMV tổn thương ý nghĩa
Bảng 3: Tỷ lệ số nhánh ĐMV tổn thương ý nghĩa.
Số nhánh ĐMV tổn
thương ý nghĩa
Nhóm < 75t
(%)
Nhóm ≥
75t (%) Giá trị p
0 nhánh 26,9 6,1 > 0,05
1 nhánh 19,4 18,2 > 0,05
2 nhánh 32,4 39,3 > 0,05
3 nhánh 21,3 36,4 < 0,05
≥ 2 nhánh 57,3 75,8 < 0,05
Tổn thương các nhánh chính:
Bảng 4: Tổn thương các nhánh chính.
Nhóm < 75t Nhóm ≥ 75t Giá trị p
Tỷ lệ BN có tổn
thương ĐMV 216/337(64,1%) 78/89(87,6%) < 0,0001
Số nhánh tổn
thương ý nghĩa 1,56 ± 1,07 2,19 ± 1,05 < 0,0001
Nhóm < 75t Nhóm ≥ 75t Giá trị p
Số lượng tổn
thương 3,03 ± 1,7 4,09 ± 1,9 < 0,0001
Số lượng tổn
thương ý nghĩa 1,96 ± 1,56 3,0 ± 1,86 < 0,0001
Sau khi phân tích kết quả chụp mạch vành,
chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tổn thương động mạch
vành và số nhánh tổn thương ý nghĩa ở nhóm ≥
75t cao hơn nhiều so với nhóm <75 tuổi, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,0001). Còn về
số lượng tổn thương và số lượng tổn thương ý
nghĩa ở nhóm ≥ 75t cũng cao hơn nhóm <75 tuổi
có ý nghĩa thống kê (p< 0,0001).
Vị trí tổn thương
Bảng 5: Vị trí tổn thương ý nghĩa các nhánh chính.
Nhánh Nhóm < 75t Nhóm ≥ 75t Giá trị p
Thân chung 7 (3,2%) 4 (5,3%) 0,15
ĐM liên thất trước 67 (31,1%) 23 (29,4%) 0,18
ĐM mũ 61 (28,2%) 24 (30,7%) 0,13
ĐMV phải 81 (37,5%) 27 (34,6%) 0,11
Tổng số 216 78
Khi đánh giá các tổn thương các nhánh
ĐMV, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt không
có ý nghĩa giữa 2 nhóm nghiên cứu.
Hình thái tổn thương
Bảng 6: Típ tổn thương.
Nhóm < 75t Nhóm ≥ 75t Típ
Số nhánh % Số nhánh %
Giá trị
p
A 0 0 0 0 1
B1 11 3,3 3 1,8 0,16
B
B2 90 26,9 34 19,9 0,05
C 234 69,8 134 78,3 0,03
Tổng số 335 100 171 100
Dựa theo bảng phân loại hình thái tổn
thương AHA/ACC, các tổn thương phức tạp (típ
C) nặng hơn ở nhóm ≥ 75 tuổi so với nhóm < 75
tuổi, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p= 0,03).
Kết quả can thiệp động mạch vành qua da
Bảng 7: Kết quả CTĐMVQD.
Thành công
Nhóm < 75t
(%)
Nhóm ≥ 75t
(%)
Trị số p
Giải phẫu 96,3 94 > 0,05
Thủ thuật 94 92 > 0,05
Lâm sàng 91,8 90 > 0,05
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 145
Bảng 8: Kết quả CTĐMVQD theo tính chất can
thiệp.
Cấp cứu Chương trình
Thành
công Nhóm
< 75t
Nhóm
≥ 75t P
Nhóm
< 75t
Nhóm
≥ 75t
P
Giải phẫu 48
(96%)
8
(80%)
0,12
82 (97,6%) 38
(95%)
0,59
Thủ thuật 47
(94%)
7
(70%)
0,05
80 (95,2%) 37
(92,5%) 0,68
Lâm sàng 47
(94%)
7
70%)
0,05
79 (94,1%) 36
(90%)
0,47
Bảng 9: Tỷ lệ các biến chứng CTĐMVQD.
BIẾN CHỨNG Nhóm < 75t Nhóm ≥ 75t
Dị ứng 0 0
Bệnh thận do thuốc cản quang 6 (12%) 12 (8,9%)
Nhồi máu cơ tim 0 0
CABG cấp cứu 0 0
Xuất huyết nặng 0 0
Phù phổi cấp 0 0
Choáng tim 0 0
Tử vong 3 3
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của hai nhóm nghiên cứu
Từ tháng 01/2005 – tháng 12/2006 chúng tôi
khảo sát được 426 trường hợp chụp ĐMV qua
da, với các đặc điểm sau:
Tuổi
Tuổi trung bình các đối tượng nghiên cứu
67,22 ± 11,84 (tuổi). So với các tác giả trong nước
thực hiện tại Viện Tim quốc gia (59,95 ± 8,35)(8),
BV TW Huế (58,3 ± 4,7)(5), Viện tim TP. HCM
(61,5 ± 12,5)(4), BV Nhân dân 115 (62,11 ±
10,74)(12); tuổi trung bình trong nghiên cứu
chúng tôi cao hơn, có lẽ do mẫu nghiên cứu của
chúng tôi chọn tại BV Thống Nhất là nơi chủ
yếu điều trị cho cán bộ ở tuổi nghĩ hưu. Số bệnh
nhân phân bố ở nhóm I, II lần lượt là 337 và 89
với tuổi trung bình từng nhóm tương ứng là 61,5
± 8,9; 77,6 ± 2,6 (p< 0,0001).
Giới
Nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ (75,8% so với
24,2%). Kết quả này cũng tương tự một số công
trình nghiên cứu khác thực hiện tại Viện tim
Quốc gia (nam chiếm 79,4%)(8), Viện tim TP.
HCM (nam chiếm 83,7%)(4), BV Nhân dân 115
(nam chiếm 71,3%)(12). Tỷ lệ nam ở nhóm II cao
hơn nhóm I, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=
0,008). Đây là đặc thù của BV Thống Nhất, khác
với các nghiên cứu khác trong y văn, khi tuổi
càng cao thì nữ giới càng chiếm đa số.
Yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
Do điều kiện hạn chế tại bệnh viện, trong
nghiên cứu này chúng tôi chỉ khảo sát được các
yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo
đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, tiền sử
gia đình. Khi so sánh giữa 2 nhóm tuổi, chúng
tôi nhận thấy sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Điều này có thể do mẫu nghiên cứu
giữa 2 nhóm chưa cân xứng.
Bệnh cảnh lâm sàng trước can thiệp ĐMV qua
da
Tuy số liệu có khác nhau ở các trung tâm
như Viện tim Quốc gia (HCVC ST chênh lên là
7,6%, HCVC không ST chênh lên là 10,7%)(8), BV
Nhân dân 115 (HCVC ST chênh lên là 28,9%,
HCVC không ST chênh lên là 22,7%)(12), nhưng
nhìn chung tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng mạch
vành cấp khá cao. Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu tại Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 1,7
triệu người mắc HCVC(9).
Kết quả chụp động mạch vành
Trong 426 trường hợp chụp mạch vành qua
da, chúng tôi ghi nhận có 294 trường hợp tổn
thương ĐMV, chiếm tỷ lệ 69%.
Số lượng động mạch vành bị tổn thương
Là một trong những tiêu chí quan trọng
hàng đầu để lựa chọn phương pháp điều trị tối
ưu cũng như để tiên lượng bệnh. Hệ động mạch
vành gồm 3 nhánh chính và mỗi tổn thương hẹp
có ý nghĩa của một trong 3 nhánh này được tính
là 1 tổn thương. Những BN ở nhóm II có tỷ lệ
tổn thương ĐMV cao hơn nhóm I. Trong trường
hợp tổn thương mạch vành 1 nhánh, tỷ lệ lần
lượt ở nhóm I 19,4% và nhóm II 18,2%; tổn
thương 2 nhánh 32,4% và 39,3%; tổn thương 3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011
Chuyên Đề Nội Khoa 146
nhánh 21,3% và 36,4%. Nếu xét tổn thương ≥ 2
nhánh tỷ lệ lần lượt là 53,7% và 75,8%, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Tỷ lệ tổn thương mạch vành ở nhóm II cao
hơn nhóm I có ý nghĩa thống kê (p< 0,0001). Số
lượng tổn thương cũng như số lượng tổn
thương ý nghĩa cũng khác biệt có ý nghĩa (p<
0,0001) (nhóm II bị tổn thương nhiều hơn
nhóm I). Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy
rằng nhóm II có tỷ lệ tổn thương mạch vành
nhiều nhánh (≥ 2 nhánh) và mức độ hẹp lòng
ĐMV có ý nghĩa cao hơn nhóm I. Đây là biểu
hiện tác động lâu dài của xơ vữa động mạch
trên người cao tuổi. Với tình trạng này càng
làm cho khả năng can thiệp mạch vành trở nên
khó khăn hơn.
Vị trí tổn thương
Chúng tôi nhận thấy vị trí tổn thương
thường gặp là động mạch vành phải, kế đến là
động mạch liên thất trước và động mạch mũ.
Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống
kê giữa 2 nhóm nghiên cứu. Điều này có thể do
mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ và chưa
cân xứng.
Hình thái tổn thương
Trước thời đại đặt stent mạch vành, hình
thái tổn thương và mức độ trầm trọng của tổn
thương đã được xác định là yếu tố tiên lượng
sớm quan trọng khi nong mạch vành bằng bóng
đơn thuần. Năm 2001, Hội Tim mạch và trường
môn Tim mạch Hoa Kỳ (AHA/ACC) đưa ra
bảng phân loại tổn thương mạch vành theo các
típ A, B, C; trong đó típ C là nặng nhất. Kết quả
phân tích cho thấy, trong cùng nhóm tuổi hình
thái tổn thương đã có sự khác biệt và khi so sánh
giữa 2 nhóm tuổi, nhóm II có hình thái tổn
thương nặng nhất (típ C) chiếm tỷ lệ cao có ý
nghĩa thống kê (p= 0,03). Tổn thương típ C
chung cho 2 nhóm là 268 trường hợp, chiếm tỷ lệ
53%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thượng Nghĩa (36%)(6). Điều
này có thể do đối tượng chọn mẫu khác nhau,
nghiên cứu chúng tôi thực hiện tại BV Thống
Nhất với đối tượng chủ yếu là cán bộ cao tuổi,
do đó tổn thương động mạch vành nặng hơn.
Khi so sánh với một số kết quả nghiên cứu ở
nước ngoài, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tổn
thương típ C thấp hơn so với kết quả của chúng
tôi, như trong nghiên cứu SMART tỷ lệ típ C là
19%(13); tác giả Wolfe và cộng sự là 26%(14). Điều
đó nói lên rằng đặc điểm tổn thương động mạch
vành ở người Việt Nam nặng hơn so với người
nước ngoài, có lẽ do họ đến khám bệnh muộn
hơn, kiểm soát yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành
kém hơn.
Kết quả can thiệp động mạch vành qua da
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ thành
công giải phẫu, thành công thủ thuật và thành