Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về đau và kết quả điều trị giảm đau cho bệnh nhân (BN) ung thư, đặc biệt
là với nhóm thuốc opioid về mặt đáp ứng điều trị, các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu các BN ung thư được điều trị nội trú tại
Khoa Điều trị nội trú Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009.
Kết quả: Tổng số 2500 BN, trong đó 1631 BN (65,24%) có đau, tuổi trung bình: 54,58 15,23, nam 916
BN (56,2%), nữ 715 BN (43,8%), đau nhẹ 37 BN (2,3%), đau vừa 776 BN (47,6%), đau nặng 818 BN (50,2%),
298 BN (18,27%) có kiểu đau phối hợp giữa đau do cảm thụ và đau do bệnh lý thần kinh, 170 BN (10,4%) giảm
đau với điều trị đau bậc 1, 984 BN (60,3%) giảm đau với điều trị đau bậc 2, liều tiêm Tramadol thường là
300mg/ngày (80,9%), 477 BN (29,3%) giảm đau với điều trị đau bậc 3, Morphin uống đã kiểm soát đau tốt cho
245 BN (51,4% số BN đau nặng) với liều trung bình: 95,76 39,64 mg/24 giờ, liều Morphin tiêm dưới da
(TDD) trung bình: 38 14,98 mg/24 giờ, liều Morphin truyền dưới da liên tục (DDLT) trung bình: 58,70
23,60 mg/24 giờ, liều Fentanyl dán thường là 25 mcg/giờ. Tác dụng phụ: Táo bón ở Tramadol tiêm (33,7%),
Morphin uống (75,9%), Morphin TDD (82,6%), Morphin truyền DDLT (91,3%), Fentanyl dán (14,5%). Tác
dụng phụ: buồn nôn, nôn ở Tramadol tiêm (7%), Morphin uống (40%), Morphin TDD (37,3%), Morphin
truyền DDLT (39,1%), Fentanyl dán (13,4%). Tác dụng phụ ức chế hô hấp: 0%.
Kết luận: Các thuốc Opioid đã giải quyết được đa số các trường hợp đau trong ung thư. Morphin uống đã
kiểm soát đau hiệu quả cho khoảng ½ số BN đau nặng. Tác dụng phụ thường gặp nhất là táo bón, buồn nôn và
nôn, không có trường hợp nào ức chế hô hấp. Nhóm điều trị với Morphin gây tác dụng phụ nhiều hơn nhóm điều
trị với Fentanyl dán.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm đau và đáp ứng với thuốc giảm đau ở bệnh nhân ung thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 138
ĐẶC ĐIỂM ĐAU VÀ ĐÁP ỨNG VỚI THUỐC GIẢM ĐAU
Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ
Mã Minh Hương*, Nguyễn Phi Hùng*, Ngô Minh Thuận*, Nguyễn Văn Thuận*, Nguyễn Văn Khôi*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm về đau và kết quả điều trị giảm đau cho bệnh nhân (BN) ung thư, đặc biệt
là với nhóm thuốc opioid về mặt đáp ứng điều trị, các tác dụng phụ thường gặp trong quá trình sử dụng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu các BN ung thư được điều trị nội trú tại
Khoa Điều trị nội trú Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2009.
Kết quả: Tổng số 2500 BN, trong đó 1631 BN (65,24%) có đau, tuổi trung bình: 54,58 15,23, nam 916
BN (56,2%), nữ 715 BN (43,8%), đau nhẹ 37 BN (2,3%), đau vừa 776 BN (47,6%), đau nặng 818 BN (50,2%),
298 BN (18,27%) có kiểu đau phối hợp giữa đau do cảm thụ và đau do bệnh lý thần kinh, 170 BN (10,4%) giảm
đau với điều trị đau bậc 1, 984 BN (60,3%) giảm đau với điều trị đau bậc 2, liều tiêm Tramadol thường là
300mg/ngày (80,9%), 477 BN (29,3%) giảm đau với điều trị đau bậc 3, Morphin uống đã kiểm soát đau tốt cho
245 BN (51,4% số BN đau nặng) với liều trung bình: 95,76 39,64 mg/24 giờ, liều Morphin tiêm dưới da
(TDD) trung bình: 38 14,98 mg/24 giờ, liều Morphin truyền dưới da liên tục (DDLT) trung bình: 58,70
23,60 mg/24 giờ, liều Fentanyl dán thường là 25 mcg/giờ. Tác dụng phụ: Táo bón ở Tramadol tiêm (33,7%),
Morphin uống (75,9%), Morphin TDD (82,6%), Morphin truyền DDLT (91,3%), Fentanyl dán (14,5%). Tác
dụng phụ: buồn nôn, nôn ở Tramadol tiêm (7%), Morphin uống (40%), Morphin TDD (37,3%), Morphin
truyền DDLT (39,1%), Fentanyl dán (13,4%). Tác dụng phụ ức chế hô hấp: 0%.
Kết luận: Các thuốc Opioid đã giải quyết được đa số các trường hợp đau trong ung thư. Morphin uống đã
kiểm soát đau hiệu quả cho khoảng ½ số BN đau nặng. Tác dụng phụ thường gặp nhất là táo bón, buồn nôn và
nôn, không có trường hợp nào ức chế hô hấp. Nhóm điều trị với Morphin gây tác dụng phụ nhiều hơn nhóm điều
trị với Fentanyl dán.
Từ khóa: điều trị giảm đau, ung thư giai đoạn tiến xa
ABSTRACT
CHARACTERISTICS OF PAIN AND RESPONSE WITH ANALGESICS IN CANCER PATIENTS
Ma Minh Huong, Nguyen Phi Hung, Ngo Minh Thuan, Nguyen Van Thuan, Nguyen Van Khoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 138 - 144
Objectives: Survey characteristics of pain and results of analgesic treatment for cancer patients, especially
with opioid drugs about therapeutic response, side effects.
Materials and methods: A retrospective study of analgesic treatment for cancer patients at the Department
of Inpatient treatment - Oncology Centre - Cho Ray hospital from January, 2007 to June, 2008.
Results: Total 2500 patients, 1631 patients (65.24%) had pain, average age: 54.58 15.23, 916 male
patients (56.2%), 715 female patients (43.8%), mild pain: 37 patients (2.3%), moderate pain: 776 patients
(47.6%), severe pain: 818 patients (50.2%), 298 patients (18.27%) had both receptive pain and neuropathic pain,
170 patients (10.4%) had good pain control with treatment level 1, 984 patients (60.3%) had good pain control
* BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: BSCKI. Mã Minh Hương, ĐT: 0908413843 Email:
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 139
with treatment level 2, the common dose of Tramadol injection: 300mg/day (80.9%), 477 patients (29.3%) had
good pain control with treatment level 3, 216 patients (about 52% patients with severe pain) had good pain
control with Morphin oral (average dose: 95.76 39.64 mg/24 hours), average dose of Morphin subcutaneous
injection: 38 14.98 mg/24 hours, average dose of Morphin continuous subcutaneous infusion: 58.70 23.60
mg/24 hours, the common dose of fentanyl patch: 25 mcg/h. Side effect: Constipation - Tramadol injection
(33.7%), Morphin oral (75.9%), Morphin subcutaneous injection (82.6%), Morphin continuous subcutaneous
infusion (91.3%), Fentanyl patch (14.5%). Side effect: nausea, vomiting – Tramadol injection (7%), Morphin
oral (40%), Morphin subcutaneous injection (37.3%), Morphin continuous subcutaneous infusion (39.1%),
Fentanyl patch (13.4%). Respiratory depressing: 0%.
Conclusions: Opioid drugs solved almost of cancer pain. Morphin oral controled effectively the pain for half
of patients with severe pain. The most common side effects are constipation, nausea and vomiting. Morphin
causes more side effects than fentanyl patch.
Key words: analgesic treatment, advanced cancer patients
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), năm
2002 ước tính trên toàn thế giới mỗi năm có
khoảng 11 triệu ca ung thư mới. Ước tính đến
năm 2020 có 16 triệu ca ung thư mới/năm(11).
Phần lớn những bệnh nhân (BN) này khi được
chẩn đoán đã ở giai đoạn muộn. Có khoảng 1/3
số BN ung thư có xuất hiện đau. Những BN ở
giai đoạn muộn, khoảng 2/3 trong số này có
đau(2,9).
Ở Việt Nam, mỗi năm ước tính có khoảng
100.000 - 150.000 trường hợp ung thư mới(16),
trong đó ¾ số ung thư khi được phát hiện đã ở
giai đoạn muộn, cần được chống đau và điều trị
triệu chứng chưa tính đến số BN ung thư còn lại
của các năm trước(10). Như vậy, số lượng BN bị
ung thư có những cơn đau đáng kể cần được
điều trị đau có thể là hàng trăm nghìn người.
Do đó, nghiên cứu này nhằm khảo sát các
đặc điểm về đau và kết quả điều trị giảm đau
cho BN ung thư, đặc biệt là với nhóm thuốc
opioid về mặt đáp ứng điều trị, các tác dụng
phụ thường gặp trong quá trình sử dụng. Để có
cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng opioid trong
điều trị đau do ung thư, giúp cải thiện chất
lượng cuộc sống tốt hơn cho BN.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân ung thư được điều trị nội trú tại
Khoa Điều trị nội trú Trung tâm Ung bướu Bệnh
viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2007 đến tháng
12/2009.
Tiêu chuẩn lựa chọn
BN tuổi từ 15 trở lên, được chẩn đoán xác
định là Ung thư (trên lâm sàng hoặc có chẩn
đoán vi thể).
Tiêu chuẩn loại trừ
BN có rối loạn tri giác, có tiền sử bệnh hoang
tưởng, rối loạn tâm thần, hoặc có triệu chứng
tâm thần hoặc đã sử dụng chất ma túy, phụ nữ
có thai.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu hồ sơ bệnh án các BN hội đủ những
tiêu chuẩn nghiên cứu nêu trên.
- BN được khai thác bệnh sử và khám lâm
sàng để xác định các đặc điểm về tình trạng đau
và đánh giá mức độ đau bằng sử dụng:
Thang điểm cường độ đau
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 140
hoặc Thang đánh giá đau theo nét mặt Wong-Baker
Mức độ đau gồm 3 mức: Đau nhẹ (1 – 3),
Đau vừa (4 – 6), Đau nặng (7 – 10)
- Tất cả BN có đau được điều trị giảm đau
theo thang giảm đau 3 bậc của TCYTTG.
- BN được thăm khám, theo dõi và đánh giá
lại điểm đau sau dùng thuốc, ghi nhận diễn tiến
điểm đau và các tác dụng phụ xuất hiện trong
quá trình điều trị.
- Các opioid được dùng trong nghiên cứu
+ Codein
Viên Tatanol Codein (acetaminophen 500mg
+ codein phosphat 30mg)
+ Tramadol
Ống Tramadol hydrochloride 100mg/1ml
+ Morphin
Ống Morphin hydroclorid 10mg/1ml, viên
Morphin sulfat 30mg
+ Fentanyl
Miếng dán Durogesic 25µg và 50 µg
- Khi BN đạt mức kiểm soát đau tốt (điểm
đau 0 - 1), ghi nhận các thông số để tiến hành
phân tích.
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần
mềm SPSS 20.0 for windows.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hồi cứu bệnh án 2500 BN chúng tôi thu
được kết quả sau:
Tình trạng đau
Phần lớn BN có đau (>60%)
Bảng 1: Tỷ lệ bệnh nhân có đau
Tình trạng đau Không đau Có đau
Số BN (%) 869 (34,76%) 1631 (65,24%)
Tuổi
Trung bình: 54,58 15,23
Bảng 2: Tỷ lệ đau theo nhóm tuổi
Tuổi < 20 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 70
Số BN 33 74 152 311 466 299 296
% 2,02 4,53 9,32 19,08 28,57 18,33 18,15
Giới tính
Tỷ lệ Nam: Nữ = 1,28: 1
Bảng 3: Tỷ lệ đau theo giới tính
Giới Nam Nữ
Số BN (%) 916 (56,2%) 715 (43,8%)
Mức độ đau
Bảng 4: Tỷ lệ mức độ đau
Đau nhẹ Đau vừa Đau nặng
37 (2,3%) 776 (47,6%) 818 (50,2%
Loại đau
Bảng 5: Tỷ lệ loại đau
Đau cảm thụ đơn
thuần
Đau phối hợp (cảm thụ + thần
kinh)
1333 (81,73%) 298 (18,27%)
Hiệu quả điều trị giảm đau
Bảng 6: Tỷ lệ hiệu quả theo bậc điều trị
Điều trị bậc 1 Điều trị bậc 2 Điều trị bậc 3
170 (10,4%) 984 (60,3%) 477 (29,3%)
Điều trị giảm đau bậc 2 với tramadol
tiêm
Bảng 7: Tỷ lệ đáp ứng theo liều tramadol
Tổng liều tramadol tiêm/ngày
100mg 150mg 200mg 300mg 400mg
2 (1%) 23 (11,6% 11 (5,5%) 161 (80,9%) 2 (1%)
Điều trị giảm đau bậc 3
Bảng 8: Tỷ lệ đáp ứng với opioid theo phương thức
điều trị
Morphin
uống
Morphin
TDD
Morphin truyền
DDLT
Fentanyl
dán
245 (51,4%) 75 (15,7%) 23 (4,8%) 134 (28,1%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 141
Điều trị giảm đau với morphin uống
Liều trung bình 95,76 39,64 mg / 24 giờ
Bảng 9: Tỷ lệ đáp ứng theo liều morphin uống
Tổng liều morphin uống / 24h
30mg 60mg 90mg 120mg 150mg 180mg 240mg
9
(3,7%)
71
(29%)
91
(37,1%)
40
(16,3%)
10
(4,1%)
22
(9%)
2
(0,8%)
Điều trị giảm đau với morphin tiêm dưới
da
Liều trung bình 38 14,98 mg / 24 giờ
Bảng 10: Tỷ lệ đáp ứng theo liều morphin TDD
Tổng liều morphin TDD / 24h
20mg 30mg 40mg 50mg 60mg 70mg 90mg
5 43 10 3 11 1 2
(6,7%) (57,3%) (13,3%) (4%) (14,7%) (1,3%) (2,7%)
Điều trị giảm đau với morphin truyền
DDLT
Liều trung bình 58,70 23,60 mg / 24 giờ
Bảng 11: Tỷ lệ đáp ứng theo liều morphin truyền
DDLT
Tổng liều morphin truyền DDLT / 24h
30mg 40mg 50mg 60mg 70mg 80mg 110mg 130mg
1
(4,3%)
7
(30,4%)
3
(13%)
7
(30,4%)
1
(4,3%)
2
(8,7%)
1
(4,3%)
1
(4,3%)
Điều trị giảm đau với fentanyl dán
Bảng 12: Tỷ lệ đáp ứng theo liều fentanyl dán
Liều fentanyl dán 25mcg/h 50mcg/h
Số BN (%) 112 (83,58%) 22 (16,42%)
Tác dụng phụ theo loại opioid sử dụng
Bảng 13: Tỷ lệ tác dụng phụ
Tác dụng phụ Codein uống n = 735
Tramadol tiêm
n = 199
Morphin uống
n = 245
Morphin TDD
n = 75
Morphin Truyền DDLT
n = 23
Fentanyl dán
n = 134
Táo bón 63 (8,6%) 67 (33,7%) 186 (75,9%) 62 (82,6%) 21 (91,3%) 19 (14,1%)
Nôn, Buồn nôn 20 (2,7%) 14 ( 7,0%) 98 (40,0%) 28 (37,3%) 9 (39,1%) 18 (13,4%)
Khô miệng 0 0 27 (12,5%) 10 (13,3%) 3 (13,0%) 13 (9,7%)
Chóng mặt 0 0 0 0 1 ( 4,3%) 7 ( 5,2%)
Ức chế hô hấp 0 0 0 0 0 0
BÀN LUẬN
Tình trạng đau
Tỉ lệ BN có đau của NC này là 65,24% sấp xỉ
với các NC trong và ngoài nước là khoảng 2/3 số
BN ung thư giai đoạn tiến xa có đau. Tỉ lệ này
khá cao là do các NC được khảo sát tại những
trung tâm điều trị chống đau.
Tuổi
Đa số BN trong độ tuổi trên 40. Trung bình:
54,58 15,23 không có sự khác biệt so với các
NC của các tác giả khác (14,18,19).
Giới tính
Theo NC của Donovan KA và cộng sự
(2008)(5) cho thấy không có sự khác biệt về giới
tính ở BN đau trong ung thư. Trong NC này, tỉ
lệ nam: nữ là 1,28: 1 (nam chiếm 56,2%), đều này
có thể do Bệnh viện Chợ Rẫy chưa có chuyên
khoa phụ khoa, nên số BN nữ bị ung thư phụ
khoa (vú, cổ tử cung, buồng trứng) là những
ung thư thường gặp ở nữ đến điều trị không
nhiều. Do đó, tỷ lệ BN nữ ít hơn so với BN nam.
Mức độ đau
Theo NC này, đa số BN (97,8%) có đau vừa
đến đau nặng (đau nặng chiếm 50,2%). So với
các NC khác về tỉ lệ đau mức độ nặng (điểm đau
7-10).
NC Tỉ lệ (%)
Caraceni A, Portenoy RK (1999) (3) 66,7%
Vũ Văn Vũ và cộng sự (2001) (17) 41%
Vũ Văn Vũ, Nguyễn Hải Nam (2004) (18) 66,6%
NC này 50,2%
Nhìn chung, đau do ung thư phần lớn ở
mức độ nặng vì đa số các trường hợp khi ung
thư được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn
muộn.
Loại đau
Theo NC của Davis MP, Walsh D (2004), đau
do thần kinh xảy ra trong 1/3 BN ung thư, đơn
độc hoặc phối hợp với đau cảm thụ(4). Trong NC
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 142
này, có 18,27% số BN có đau phối hợp giữa đau
cảm thụ và đau do thần kinh. Điều này lưu ý
chúng ta khi điều trị đau cho BN ung thư, cần
phối hợp thêm với các thuốc hỗ trợ có tác dụng
điều trị đau do thần kinh (Gabapentin,
Pregabalin ) nếu BN có loại đau phối hợp này.
Hiệu quả điều trị giảm đau
Hơn 1/2 số BN (60,3%) đáp ứng với điều trị
đau bậc 2. Gần 1/3 số BN (29,3%) chỉ đáp ứng
với điều trị đau bậc 3. Điều này cho thấy nhu
cầu sử dụng thuốc nhóm opioid mạnh để điều
trị giảm đau cho BN ung thư khá cao.
Điều trị giảm đau bậc 2 với tramadol
tiêm
Chúng tôi thường dùng tramadol tiêm cho
những BN cần dùng liều codein cao hơn nhưng
không thể tăng số lượng viên thuốc codein dạng
phối hợp lên được vì tránh quá liều
acetaminophen (mỗi viên codein dạng phối hợp
có 500mg acetaminophen), mặt khác tramadol
có độ mạnh gấp 2 lần codein(2). Trong NC này,
liều tramadol tiêm có đáp ứng kiểm soát đau tốt
thường gặp là 300mg/ngày (chiếm 80,9%). Theo
NC của Frank Petzke và cộng sự (2001), liều
tramadol đạt kiểm soát đau tốt là 400mg/ngày ở
70% BN(6).
Điều trị giảm đau bậc 3
Theo NC này, trong điều trị đau bậc 3,
morphin uống được sử dụng nhiều nhất và cho
đáp ứng kiểm soát đau tốt cho khoãng ½ số BN
đau nặng (51,4%). Còn lại là các dạng sử dụng
opioid qua đường tiêm dưới da, truyền dưới da
liên tục hoặc miếng dán ngấm qua da cũng có
hiệu quả kiểm soát đau tốt cho BN.
Liều morphin uống
Liều kiểm soát đau tốt của morphin uống
trung bình: 95,76 39,64 mg / 24 giờ. Theo NC
của Hồ Thị Đoan Trinh (2001)(7) cho thấy: liều có
kết quả giảm đau tốt nhất ở hầu hết các dạng
ung thư là 120mg/ngày. Mặc dù không có liều
giới hạn tối đa của morphin trong điều trị đau
nặng do ung thư, nhưng có được kết quả liều
morphin sử dụng trung bình cho BN cũng là
một chỉ số có thể giúp các cơ sở y tế ước lượng
nhu cầu sử dụng morphin. Từ đó, có kế hoạch
dự trù cơ số thuốc morphin đủ dùng hàng năm,
tránh tình trạng thiếu hụt morphin để điều trị
giảm đau cho BN.
Liều morphin tiêm dưới da
Trong NC này, liều kiểm soát đau tốt của
morphin TDD trung bình: 38 14,98 mg / 24 giờ.
Liều morphin truyền DDLT
Theo NC của Phùng Phướng (2006) cho thấy
liều morphin truyền dưới da liên tục từ 30-
40mg/24 giờ có thể làm giảm hoàn toàn cơn đau
trong 93% trường hợp(12). Trong NC này, liều
kiểm soát đau tốt của morphin truyền DDLT
trung bình: 58,70 23,60 mg / 24 giờ. Liều trung
bình này cao hơn so với liều trung bình của
morphin TDD và khi chuyển đổi sang liều
tương đương morphin uống thì cũng có trị số
cao hơn, là do chúng tôi thường sử dụng
morphin truyền DDLT cho những BN có liều sử
dụng morphin tiêm cao ≥ 40mg/24 giờ hoặc liều
morphin uống ≥ 120mg/24 giờ để tránh cho BN
phải tiêm chích nhiều lần hoặc uống quá nhiều
thuốc.
Liều fentanyl dán
Đa số BN (83,58%) có kiểm soát đau tốt với
liều fentanyl 25 mcg/giờ. (tương đương liều
morphin uống là 54 - 105 mg/24 giờ). Phù hợp
với liều trung bình của morphin uống hoặc
TDD được thấy ở trên.
Tác dụng phụ theo loại opioid sử dụng
Đối với opioid nhẹ
- Với codein, tỉ lệ các tác dụng phụ ít, có thể
do chúng tôi sử dụng ở liều lượng không cao
lắm (codein 120 mg/ngày) do ngại quá liều
paracetamol trong viên uống phối hợp
paracetamol+codein.
- Với tramadol: thường gặp là táo bón
(33,7%) và buồn nôn, nôn (7%) ít hơn nhiều so
với dùng opiod mạnh. Ngoài ra, do tác dụng
giảm đau của tramadol mạnh gấp 2 lần codein(2),
do đó có thể dùng tramadol thay thế trong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 143
trường hợp BN cần sử dụng liều codein cao để
kiểm soát đau.
Đối với opioid mạnh
- Táo bón > 75% các BN sử dụng morphin.
Điều này cũng phù hợp với kết quả NC của
Phùng Phướng(12) cho thấy tỉ lệ táo bón khi sử
dụng morphin gặp trong hầu hết BN. Do đó,
việc điều trị dự phòng táo bón cho BN khi sử
dụng opioid là cần thiết.
- Tỷ lệ táo bón, buồn nôn và nôn của nhóm
BN dùng morphin nhiều hơn nhóm BN dùng
fentanyl dán. Điều này cũng phù hợp với các
nghiên cứu của các tác giả khác (1,8,15).
- Về tác dụng phụ ức chế hô hấp: đây là một
tác dụng phụ nghiêm trọng của opioid và nó
chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới
sự e ngại của thầy thuốc khi quyết định sử dụng
opioid cho BN ung thư. Trong NC này, chúng
tôi không gặp trường hợp nào có biểu hiện ức
chế hô hấp. Theo tác giả Roger Woodruff(13), khi
chúng ta sử dụng morphin tiêm với liều khởi
đầu từ 5-10 mg mỗi 4giờ, dùng 6 lần trong ngày
và nếu BN còn đau thì mỗi lần tiêm tăng thêm
không quá 5-10 mg thì sẽ không có hiện tượng
ức chế hô hấp xảy ra. Ức chế hô hấp xảy ra là do
chúng ta dùng liều thuốc quá cao so với yêu cầu
để điều trị đau cho BN hoặc bệnh chưa cần phải
dùng đến opioid mạnh mà chúng ta lại sử dụng.
KẾT LUẬN
Qua hồi cứu 2500 BN ung thư được điều trị
tại Khoa Điều trị nội trú Trung tâm Ung bướu
Bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi rút ra những
nhận xét sau:
* 65,24% BN ung thư có đau, trong đó 97,8%
đau từ mức độ vừa đến nặng, với ½ là đau mức
độ nặng. Loại đau phối hợp giữa đau cảm thụ
và đau do thần kinh chiếm 18,27% số BN đau.
* Điều trị giảm đau bằng nhóm Opioid đã
giải quyết được đa số các trường hợp đau nặng
trong ung thư. Trong đó, morphin uống đã kiểm
soát đau tốt cho khoảng ½ số BN đau nặng.
+ Liều trung bình morphin uống có kiểm
soát đau tốt là: 95,76 39,64 mg / 24 giờ.
+ Liều fentanyl dán cho đáp ứng kiểm soát
đau tốt ở phần lớn BN là 25 mcg/giờ.
* Thuốc an toàn đối với BN nếu chúng ta
tuân thủ những nguyên tắc điều trị. Chúng tôi
không gặp trường hợp nào có biểu hiện xấu đi
do dùng thuốc giảm đau, không có trường hợp
nào ức chế hô hấp. Tác dụng phụ thường gặp
nhất là táo bón, buồn nôn và nôn. Nhóm điều trị
với morphin gây tác dụng phụ nhiều hơn nhóm
điều trị với fentanyl dán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ahmedzai S, Allan E, Fallon M, et al (1994), “Transdermal
fentanyl in cancer pain”, Journal of Drug Development, 6, pp.93-
97
2. Bộ Y tế – Bệnh viện K. (1997) Điều trị đau do ung thư. Bản dịch
của Tổ chức Y Tế Thế Giới, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 3-48
3. Caraceni A, Portenoy RK (1999), “An international survey of
cancer pain characteristics and syndromes”, Pain, 82(3), pp. 263-
274
4. Davis MP, Walsh D (2004), “Epidermiology of cancer pain and
factors influencing poor pain control”, American Journal of
Hospice and Palliative Medicine, Vol. 21, No. 2, pp.137-142
5. Donovan KA et al. (2008)“Sex Differences in the Adequacy of
Pain Management among Patients Referred to a
Multidisciplinary Cancer Pain Clinic”, Journal of Pain and
symptom management, Apr 3
6. Hồ Thị Đoan Trinh (2001), “Hiệu quả giảm đau của morphin
đường uống trong điều trị đau do ung thư giai đoạn cuối”, Hội
nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Trưng Vương 2001, tr. 23-29
7. Hunt R.; Fazekas B.; Thorne D.; Brooksbank M (1999), Journal of
Pain and Symptom Management, 18(2), pp. 111-119
8. Liên Hiệp Quốc Tế Chống Ung Thư UICC (1995), “Đau và điều
trị triệu chứng”, Cẩm nang Ung bước học lâm sàng (2), bản dịch
từ Manual Clinical Oncology, 6th edition, Nhà xuất bản Y học,
TP.HCM, tr. 803-822.
9. Melzack R, Sloan P. (1999), “Long-term patterns of morphine
dosage and pain intensity among cancer patients”, Hospital-
Journal, Vol 14 (2), pp. 35-47.
10. Nguyễn Bá Đức (2000), Tình hình phòng chống ung thư ở Việt
nam, vị trí của điều trị triệu chứng và giảm đau ung thư, Tài liệu
báo cáo tại hội nghị khoa học Điều trị triệu chứng và giảm đau
ung th